Đề tài Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1

PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Trong chương trình phổ thông, bậc Tiểu học được coi là bậc học nền móng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.

 Ở Tiểu học, lớp 1 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi học sinh. Từ hoạt động vui chơi là chính ở mầm non, các em chuyển sang hoạt động học tập là chính theo nội dung chương trình chung. Các em như tờ giấy trắng mà thầy cô là người viết những nét chữ đầu tiên trên trang giấy đó. ở giai đoạn này, học với các em quả là khó khăn vất vả.

 Học sinh Kinh khi vào lớp 1 đã có vốn từ khá phong phú, vì tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của các em. Nhưng với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai . Khi vào lớp 1, các em chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt nhưng lại phải học một chương trình với học sinh cả nước. Các em phải đạt chuẩn kiến thức kỹ năng theo chuẩn chung mới được lên lớp, mà điều kiện học tập còn rất khó khăn, thiếu thốn.

 Vì vậy, chất lượng học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số luôn là bài toán khó giải với tất cả những ai quan tâm đến giáo dục. Là cán bộ quản lý đã nhiều năm gắn bó với các em học sinh dân tộc thiểu số, tôi luôn băn khoăn tìm hướng đi mới để giải bài toán đó.

 Bằng kinh nghiệm thực tiễn, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, chất lượng học sinh lớp 1 ở trường tôi ngày càng khởi sắc. Nhằm chia sẻ những kinh nghiệm đó, tôi chọn đề tài Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1.

 

doc13 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3547 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương để tìm ra các
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lớp 1.
	Trao đổi kinh nghiệm với cán bộ quản lý, với các giáo viên chủ nhiệm để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất trong việc nâng cao chất lượng học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số.
2. Phương pháp nghiên cứu :
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm :
 * Nghiên cứu hồ sơ quản lý.
	* Nghiên cứu hồ sơ sổ sách của giáo viên.
	* Nghiên cứu bài viết sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học tự làm 
 của giáo viên.
	* Nghiên cứu sản phẩm của học sinh : Các loại vở, bài kiểm tra; 
	- Phương pháp trao đổi phỏng vấn.
	- Phương pháp quan sát hoạt động thực tiễn.
PHẦN III : NỘI DUNG
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Tình trạng của vấn đề đặt ra và sự cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài :
Nhiều năm qua, chất lượng dạy và học tiếng Việt của học sinh các dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, yếu kém.
Thực tế dạy học tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số hiện gặp rất nhiều khó khăn: một chương trình, một bộ sách giáo khoa, một yêu cầu về kiến thức, cho mọi đối tượng đã tạo nên sự bất hợp lý trầm trọng. Khi nhiều học sinh lớp 1 người dân tộc thiểu số chưa đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng môn Tiếng Việt, dẫn đến hệ quả là các em khó tiếp thu kiến thức các môn học khi lên lớp trên. Tiếng Việt thực sự là rào cản lớn nhất đối với việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh người dân tộc thiểu số.    
Hiện nay cả nước có khoảng 1 500 300 trẻ em người dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 18% số trẻ em ở độ tuổi tiểu học. Những rào cản đối với cuộc sống, sinh hoạt, học tập của các em là: thiếu điều kiện học tập, quá trình học không liên tục, kiến thức nắm không vững chắc, thiếu động cơ học tập.
 	Biết đọc, biết viết là mục tiêu số một ở học sinh tiểu học. Vốn tiếng Việt là rất cần thiết trước khi học chữ. Không biết hoặc biết ít tiếng Việt là trở ngại lớn nhất cho học sinh dân tộc. Tập nói tiếng Việt là nhiệm vụ đầu tiên với nhóm đối tượng này. Học sinh dân tộc cần có vốn tiếng Việt trước để học chữ. 
Bộ giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo như công văn số 8114/ BGDDT- GDTH ngày 15 tháng 9 năm 2009. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị  "Triển khai các phương án tăng cường tiếng Việt (lớp 1) cho học sinh dân tộc có hoàn cảnh khó khăn". Tại hội nghị, xuất phát từ những quan điểm, lý luận giáo dục và cách tiếp cận gắn với đặc điểm học sinh dân tộc các vùng miền, năm phương án về chủ đề này đã được trình bày, và trao đổi ý kiến rộng rãi. Đó là: 1) Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo trước tuổi đến trường (Vụ GD Mầm non). 2) Dạy tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong chương trình song ngữ Jrai- Việt (Vụ GD Dân tộc). 3) Nghiên cứu thử nghiệm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ (Trung tâm Nghiên cứu GD dân tộc). 4) Dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1(Nhóm tăng cường năng lực dạy và học- Dự án PEDC). 5) Dạy học lớp 1 cho học sinh dân tộc chưa biết nói tiếng Việt (Trung tâm Công nghệ GD).
 Hy vọng những văn bản trên của Bộ giáo dục sẽ sớm được các Sở giáo dục triển khai cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.
a. Tình hình địa phương :
 Cư Pơng là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Buk. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Ê- đê sinh sống, trình độ dân trí thấp, đời sống của nhiều gia đình còn nghèo đói. Họ ít quan tâm đến việc học hành của con em khiến nhà trường gặp không ít khó khăn trong vấn đề giáo dục.
b. Tình hình nhà trường.
	Trường Phạm Hồng Thái nằm ở trung tâm xã Cư Pơng, có một điểm trường chính và 3 điểm lẻ. năm học 2010- 2011 trường có 50 cán bộ ,giáo viên, nhân viên; 33 lớp, 831 học sinh . Khối 1 có 9 lớp - 219 em . Học sinh dân tộc thiểu số chiếm 77,98 %.
 Đa số học sinh vào lớp 1 chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt nên rất khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức theo chuẩn chung của cả nước. Trình độ dân trí thấp, nghèo đói cùng với việc ít quan tâm của không ít phụ huynh đã khiến cho nhiều học sinh không có động cơ học tập đúng đắn. Việc học sinh nghỉ học, bỏ học ngang chừng vẫn thường xuyên diễn ra.
 	Khó khăn lớn nhất của nhà trường là việc học sinh đi học không đều. Nghèo đói khiến đa số trẻ lớp 1 bị suy dinh dưỡng, các em hay đau ốm nên phải nghỉ học; cũng vì nghèo đói mà nhiều phụ huynh đi làm rẫy xa phải đem con đi cùng và các em phải nghỉ học. Khi đi học lại, các em đã chậm chương trình cả tuần nên rất khó khăn cho giáo viên. Nhà trường đã mở lớp dạy phụ đạo miễn phí học sinh yếu nhưng những học sinh yếu lại không thích đi học.
KẾT QUẢ HAI MẶT CHẤT LƯỢNG KỲ I NĂM HỌC 2010 – 2011
( 4 / 9 lớp )
Lớp
TS HS
Dân tộc
Học lực
Hạnh kiểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Đủ
CĐ
1A1
25
6
16
4
3
2
24
1
1A5
23
12
7
8
4
4
22
1
1A6
25
25
2
2
6
15
17
8
1A9
20
20
2
3
10
5
17
3
Chú thích : Do trường có nhiều lớp 1, lại có 3 điểm trường lẻ nên việc phân công giáo viên chủ nhiệm lớp 1 rất khó khăn, phải luân phiên giáo viên dạy ở điểm trường lẻ.
Lớp 1A1 do cô giáo Phan Thị Huê – GV người Kinh có nhiều kinh nghiệm dạy lớp 1 chủ nhiệm.
Lớp 1A5 do cô giáo Lê Thị Tường – GV người Kinh có nhiều kinh nghiệm dạy lớp 1 chủ nhiệm.
Lớp 1A6 do cô H- Eo Niê – GV người Ê-đê ra trường năm thứ 3 chủ nhiệm.
Lớp 1A9 do thầy Ksơ Niêm – GV người Ê-đê dạy lớp 1 năm thứ 6 chủ nhiệm.
 Kiểm tra cuối kỳ I, nhà trường đã đổi chéo giáo viên ở tất cả các khối lớp đánh giá khách quan. Đề kiểm tra đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định, có một phần kiến thức để phân loại học sinh khá giỏi.
Nhìn vào kết quả trên ta thấy lớp 1A1 có số học sinh Kinh khá đông và chất lượng rất tốt. Lớp 1A5 dù học sinh dân tộc là một phần hai nhưng GV có nhiều kinh nghiệm và rất nhiệt tình giảng dạy nên chất lượng khá tốt.
Hai lớp còn lại cùng là GV dân tộc tại chỗ nhưng kết quả quá chênh lệch mặc dù từ đầu năm cô H- Eo đã được dự giờ góp ý phương pháp dạy nhiều lần nhưng chất lượng thấp do kinh nghiệm của cô còn non và học sinh lớp 1A6 nghỉ học rất nhiều. Rõ ràng cùng một đối tượng học sinh nhưng mỗi giáo viên cho một kết quả khác nhau. Điều đó chứng tỏ vai trò của giáo viên quyết định rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh.
 Trước tình hình đó, đòi hỏi người giáo viên càng phải tận tâm với nghề. Số lớp nhiều, giáo viên đông, lại đứng trước khó khăn như trên càng thôi thúc tôi suy nghĩ cần có biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt với học sinh lớp 1.
Tính thuyết phục của đề tài :
Ngay từ đầu năm học 2008 -2009, khi thực hiện những giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số, tôi đã nhận được sự hưởng ứng của cả tập thể. Mỗi người đều thấy rõ mình phải làm gì ngay từ đầu năm học, cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Những giáo viên gương mẫu rất phấn khích vì được đánh giá đúng khả năng và công sức của mình trong cả một năm học. Còn những giáo viên thực hiện chưa tốt đã được chỉ rõ những vấn đề cần sửa đổi trong năm học mới.
 Số liệu của 4 năm gần đây
Năm học 2006-2007
Năm học 2007-2008
Năm học 2008-2009
Năm học 
2009- 2010
Sĩ số bình quân học sinh trên lớp
27
26
25
26
 Tỉ lệ phần trăm (%) học sinh được lên lớp .
( Khối 1 )
63.5%
63.8%
64.45%
65.5%
Hạnh kiểm : Đủ
85.21%
85.97%
87.5%
89.6%
Kết quả trên so với những trường vùng thuận lợi là không cao. Nhưng với một trường đầy những khó khăn thách thức như đã nêu ở trên thì đây là sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của cả tập thể các thầy cô giáo trong nhà trường. 
CÁC NHÓM BIỆN PHÁP:
Với cán bộ quản lý :
Hiệu trưởng với tư cách là người hành pháp phải nắm vững Pháp luật, hệ thống văn bản Pháp quy như: Luật giáo dục; Điều lệ trường Tiểu học, mục tiêu kế hoạch, chương trình giáo dục Tiểu học, Thông tư chỉ thị, quy chế chuyên môn để làm cơ sở pháp lý trong quản lý nhà trường.
Cán bộ quản lý mỗi trường cần làm tốt bốn chức năng của quản lý : chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá.
Về đổi mới công tác quản lý, vấn đề được coi là trọng tâm, đó là quản lý dạy học theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; trên cơ sở chuẩn kiến thức, mạnh dạn điều chỉnh nội dung trong sách giáo khoa để phù hợp với trình độ học sinh, với thực tế nhà trường; giáo viên được quyền lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức dạy học; Trong khi dạy tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, giáo viên phải lựa chọn các đơn vị kiến thức để dạy cho học sinh, phải dạy những kỹ năng cốt lõi như đọc, viết, giao tiếp,       
Để nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1, cần có những giải pháp cụ thể sau :
 * Lựa chọn giáo viên dạy lớp 1 giàu kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình, biết tiếng Ê-đê. Giai đoạn đầu, khi học sinh chưa biết tiếng Việt sẽ không hiểu các câu lệnh của giáo viên. Vì vậy, cần sử dụng song ngữ giúp các em hiểu rõ những yêu cầu của thầy cô.
 * Biên chế mỗi lớp khoảng 20 học sinh để giáo viên có đủ thời gian giúp đỡ những em chưa biết cầm bút viết.
 * Mở chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cần chỉ ra quy trình chung một bài dạy và những vấn đề trọng tâm cần chú trọng với học sinh dân tộc. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề tăng cường tiếng Việt cho học sinh ở tất cả các môn học. Ngoài ra, cần mở thêm chuyên đề về sử dụng đồ dùng dạy học và cách tổ chức trò chơi học tập làm cho giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả.
 * Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị , đồ dùng dạy học đặc biệt là hệ thống tranh ảnh, thẻ từ vì trực quan sinh động giúp học sinh hiểu các khái niệm, các kiến thức mới dễ dàng hơn. Tạo mọi điều kiện để 100% học sinh đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập mỗi khi đến lớp.
 * Mở lớp dạy 2 buổi/ ngày hoặc tăng thêm ít nhất 3 buổi / tuần. Chương trình Bộ Giáo dục biên soạn là chương trình học 2 buổi / ngày. Vì thế, nếu học sinh dân tộc chỉ được học 1 buổi / ngày sẽ không đảm bảo chất lượng.
 * Tăng thời lượng cho 2 môn Toán và Tiếng Việt . Mỗi tiết Toán, Tiếng Việt giáo viên có thể dạy 40 – 50 phút; giảm bớt thời gian của các môn học khác, vì đây là 2 môn học công cụ, học sinh phải biết đọc thông viết thạo, biết tính toán mới được lên lớp 2.
 * Lấy việc duy trì sĩ số học sinh hàng ngày làm một trong những tiêu chí để nâng cao chất lượng. Mỗi ngày học sinh học một lượng kiến thức mới nhất định. Nếu vắng học ngày nào, phần kiến thức đó các em không tiếp thu được và nếu vắng nhiều các em sẽ không thể theo kịp chương trình.
 * Khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo, tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức các trò chơi học tập giúp các em hứng thú học tập.
 * Tăng cường công tác Sao nhi đồng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá khiến học sinh vui thích khi được đến trường.
 * Tăng cường dự giờ thăm lớp, nắm tình hình cụ thể từng lớp. Sau khi dự giờ, cán bộ quản lý nên dành thời gian trò chuyện cùng các em; ghi chép cụ thể những học sinh yếu kém cần giúp đỡ về mặt nào và mức độ tiến bộ của các em khi được dự giờ và kiểm tra ở lần sau. yêu cầu giáo viên chú ý đến tất cả học sinh trong lớp ngay từ buổi học đầu tiên. em nào cần giúp đỡ gì giáo viên kịp thời giúp đỡ ngay. Nếu những học sinh yếu không được quan tâm kịp thời thì những kiến thức mới của ngày hôm sau cũng vô nghĩa với các em.
 * Thực hiện công văn 896 của Bộ giáo dục, cho giáo viên quyền tự chủ chương trình tùy vào đối tượng học sinh từng lớp, không cần áp đặt một khung chương trình chung nhất là giai đoạn đầu năm. Vì giai đoạn này các em còn bỡ ngỡ, cần có thời gian hướng dẫn tỉ mỉ từ cách cầm bút, tư thế ngồi, làm quen với các thuật ngữ như đánh vần, đọc trơn, âm, vần, tiếng, từ ứng dụng, câu ứng dụng Khi học sinh đã thành thạo, giai đoạn sau giáo viên sẽ điều chỉnh chương trình.
 * Nghiệm thu kết quả giáo dục vào cuối năm học để đánh giá đúng thực trạng chất lượng học sinh từng lớp.( Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải A cấp huyện và giải C cấp tỉnh năm học 2009 – 2010 ).
 * Động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên giảng dạy đạt chất lượng cao và làm tốt công tác chủ nhiệm vì so với những khối lớp khác thì giáo viên dạy lớp 1 học sinh dân tộc vất vả nhất, đặc biệt là giai đoạn đầu năm học khi cô phải cầm tay giúp các em viết từng nét chữ.
 * Phối hợp với Chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh làm tốt công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học ngang chừng. Khuyến khích phụ huynh dùng tiếng Việt giao tiếp hàng ngày giúp tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh ngay từ môi trường gia đình.
 * Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình học sinh từng lớp. Tư vấn trực tiếp những phụ huynh có con thường xuyên nghỉ học để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
 * Mở chuyên đề, mời giáo viên dân tộc Ê-đê dạy cho giáo viên Kinh những từ ngữ thông dụng trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày của người Ê-đê giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận và hiểu học sinh của mình hơn.
3.2.Những yêu cầu đối với giáo viên
 * Nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy từng môn học, vận dụng phù hợp với học sinh dân tộc.
 * Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 1, gần gũi ,thân thiện với các em. Tích cực học tiếng dân tộc của địa phương qua đồng nghiệp và một số người dân hoặc cán bộ xã để có thể hiểu và giao tiếp cùng học sinh.
 * Quan tâm đến từng học sinh ngay từ buổi học đầu tiên. Từng yêu cầu của giáo viên phải đảm bảo tất cả học sinh hiểu và làm theo được. ( Kết hợp song ngữ ở giai đoạn đầu ). Nếu học sinh chưa biết đọc âm vần này mà giáo viên đã chuyển sang dạy âm vần khác hoặc nội dung khác thì dù có học thêm bao nhiêu kiến thức mới, trong đầu các em cũng chỉ trống rỗng mà thôi.
 * Hướng dẫn chi tiết cho học sinh tư thế ngồi học đúng, cách cầm bút viết, cách trình bày bài vở, cách học tập ở lớp, ở nhà. Tất cả cần làm mẫu và yêu cầu học sinh làm theo. Những vấn đề tưởng như quá đơn giản với ta nhưng lại là hoàn toàn mới mẻ với các em.
 * Quy trình giảng dạy từng môn chỉ là điểm tựa để giáo viên biết hướng đi và cái đích cần đạt trong mỗi tiết dạy. Thực tế khi dạy học sinh yếu chỗ nào thì tăng cường luyện tập chỗ đó.
Ví dụ : chưa thể chuyển sang phần luyện nói nếu học sinh chưa đọc đúng vần, từ, câu.
 * Kiểm tra hàng ngày việc học tập của học sinh. Hệ thống kiến thức cơ bản cho học sinh theo từng chương, từng chủ đề. Học sinh quên chỗ nào, không rõ chỗ nào giáo viên cần bổ sung kịp thời chỗ đó. Cho học sinh thực hành nhiều lần, nhiều bài để khắc sâu kiến thức.
Nên dùng bảng phụ hệ thống kiến thức cơ bản trong tuần. 
Ví dụ : hệ thống các âm, vần, từ ứng dụng vào bảng phụ treo cạnh bảng. Yêu cầu học sinh tự nhẩm đọc và đọc đồng thanh cả lớp trước khi vào bài mới.
 * Trân trọng, nâng niu từng thành tích nhỏ của các em. Khen ngợi, biểu dương kịp thời. sử dụng các biện pháp thi đua như tặng bông hoa điểm 10; ghi danh những học sinh lập nhiều thành tích vào “ bảng vàng” của lớp.
 * Dành nhiều sự quan tâm cho những học sinh khó khăn, có nguy cơ bỏ học bằng cách gặp gỡ phụ huynh học sinh giúp họ hiểu tác hại của việc đi học không đều. có thể phối hợp với nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh động viên những học sinh đó cả về vật chất, tinh thần.
 * Mỗi thầy cô giáo hãy yêu thương học sinh như chính con em của mình. Chỉ có tình yêu thương và lòng yêu nghề mới giúp giáo viên vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành Sứ mệnh cao cả mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng, giao phó.
PHẦN IV: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Đề xuất:
Với Bộ Giáo dục – Sở Giáo dục Đào tạo :
Cần biên soạn giáo trình, tài liệu riêng để tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số mầm non trước khi vào lớp 1. 
Cần có chế độ ưu tiên, cấp phát sách vở cho học sinh mầm non dân tộc thiểu số. Vì cùng một địa bàn khó khăn, học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở được cấp phát sách vở nhưng học sinh mầm non phải mua . Vì vậy, có phụ huynh không cho con đi học mẫu giáo hoặc tìm mọi cách làm lại khai sinh cho con đủ tuổi vào lớp 1 để được cấp phát sách vở.
Cần chỉ đạo cụ thể cho các phòng Giáo dục và đào tạo thực hiện công văn số 8114/ BGDDT- GDTH ngày 15 tháng 9 năm 2009 : 
Ví dụ : mục 1.1. của Công văn đã nêu : “ Phòng Giáo dục Tiểu học chỉ đạo các trường Tiểu học triển khai Chương trình làm quen với tiếng Việt trong hè cho trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho các em học lớp 1”
 thì cần triển khai rõ : thời gian cụ thể, tài liệu bổ trợ, kinh phí chi trả cho giáo viên 
- Để thực hiện việc dạy học thí điểm môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc theo định hướng chỉ đạo tăng thời lượng dạy học từ 350 tiết thành 500 tiết, cần triển khai cụ thể dạy theo tài liệu nào, phân phối chương trình như thế nào ? 
1.2. Với phòng Giáo dục – Uỷ ban Nhân dân huyện :
- Chỉ đạo cụ thể các trường mầm non trong việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước tuổi vào lớp 1, đặc biệt là giúp cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Việt thông qua các hoạt động học tập, giao tiếp, vui chơi,; xây dựng môi trường học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh ở nhà trường, cộng đồng và gia đình; thực hiện tăng thời lượng ở các bài làm quen với chữ cái, chữ số; Làm sao để mỗi học sinh dân tộc khi vào lớp 1 đều biết viết 29 chữ cái và 10 chữ số. khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động;
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, biên chế giáo viên hoặc phân cấp ngân sách cho những trường vùng đặc biệt khó khăn, vùng đông học sinh dân tộc thiểu số tỉ lệ 1.5 GV/ lớp để học sinh được học 2 buổi/ ngày.
- Tách đôi trường Phạm Hồng Thái vì hiện nay số học sinh quá đông khiến nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý, giáo dục.
KẾT LUẬN
	 Mỗi học sinh là một cá nhân cụ thể, có những đặc điểm riêng biệt về tâm sinh lý, trình độ nhận thức, lối sống và kinh nghiệm khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần kiên trì, nhẫn nại, không nôn nóng vội vàng, không bi quan chán nản thất vọng, không lạc quan quá sớm trước những biểu hiện nhân cách của học sinh.
 Cần thường xuyên đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh. Yêu cầu học sinh phải có sự cố gắng, có sự nỗ lực mới đạt được. Luôn nghiêm khắc nhưng chân thành, tin tưởng, thiện chí với học sinh. “ Yêu thương mà không mềm yếu, nghiêm khắc mà không nghiệt ngã, xét nét”. 
 Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức , lối sống, phải có nghệ thuật sư phạm ; tuyệt đối tránh sự thô bạo, thiếu tôn trọng, định kiến, thiếu tin tưởng đối với học sinh hoặc quá nuông chiều, dễ dãi, bỏ qua sai lầm khuyết điểm của học sinh. Chỉ trách phạt công khai học sinh khi mọi biện pháp giáo dục và các hình thức giáo dục khác không còn hiệu quả. 
 Phải coi trọng tác động tình cảm, biết khích lệ và nêu gương đúng mức, kịp thời, tạo cho học sinh thường xuyên có niềm vui và hứng thú trong học tập, rèn luyện ; biết tự giác thực hiện nghiêm túc yêu cầu giáo dục. Loại trừ cách dạy thuyết giáo, áp đặt, đánh đập, sỉ nhục học sinh. 
 Mỗi giáo viên cần hiểu không phải giáo dục đạo đức cho học sinh là chỉ ở môn học đạo đức mà sau mỗi bài học cụ thể của từng môn học cần làm toát ra ý nghĩa giáo dục học sinh, giúp các em dần dần biến các chuẩn mực xã hội thành nhân cách của mình. Hiểu và làm được những điều nêu trên là điều hết sức cần thiết với mỗi Nhà giáo.
Những đứa trẻ đi chân trần đến lớp
 Tóc vàng hoe vì nắng gió trưa hè
 Mắt đen láy tròn xoe ngơ ngác
 Quen dắt bò nhưng cầm bút khó ghê.
 Học trò của tôi là như thế đó! Quý thầy cô hãy cảm nhận bốn câu thơ trên để thấy rõ trách nhiệm của mình – Người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. 
. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Dạy học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ( Dự án PEDC – năm 2007 )
- Tâm lý học trong quản lý trường học ( Châu Minh Hùng – Trường Cán bộ quản lý Trung ương II )
- Chuẩn kiến thức kỹ năng đối với học sinh Tiểu học; Công văn 896 ( Bộ giáo dục và Đào tạo )
- Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ( Bộ giáo dục và Đào tạo )
- Hướng dẫn SKKN của Phòng giáo dục huyện Krông Buk.
 Ngày 28 tháng 12 năm 2010
 Người thực hiện
 Vũ Thị Vân
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM
CẤP TRƯỜNG
..
	..
	..
Điểm : 
	Xếp loại : 
	 ngày . Tháng. . . năm 2011
CẤP HUYỆN
..
	..
	..
Điểm : 
	Xếp loại : 
	 ngày . Tháng. . . năm 2011
CẤP TỈNH
..
	..
	..
Điểm : 
	Xếp loại : 
	 ngày . Tháng. . . năm 2011

File đính kèm:

  • docnang_cao_chat_luong_hoc_sinh_dan_toc_thieu_so_lop_1_9332.doc
Sáng Kiến Liên Quan