Chuyên đề Nâng cao chất lượng giảng dạy buổi 2 trên ngày môn Tiếng Việt Lớp 1

Thực trạng

1.1. Thuận lợi

- Đa số học sinh lớp 1 do tôi phụ trách nói riêng và của toàn khối 1 của trường nói chung đều đã được học qua mẫu giáo 5 tuổi.

- Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng giảng dạy và học tập của trường tương đối đầy đủ, bàn ghế đúng kích cỡ, phòng học đủ ánh sáng, không gian thoáng mát. Học sinh được học, 9 buổi/tuần.

- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường, luôn tạo điều kiện tốt để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng của các em ngay từ đầu cấp.

- Dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học là tổ chức cho học sinh học tập và vui chơi trong ngày ở trường. Buổi thứ nhất thực hiện chương trình chính khóa, buổi thứ hai là thời gian dành để bổ sung chương trình và tổ chức ôn luyện kiến thức đã học, tăng cường nội dung Tiếng Việt nhằm phụ đạo cho học sinh còn khó khăn trong học tập, phát triển năng khiếu cho học sinh có năng lực và các hoạt động tập thể.

- Giáo viên có thời gian và điều kiện gần gũi, gắn bó với học sinh hơn, thông qua đó để phát hiện năng khiếu cũng như giúp học sinh bổ sung những kiến thức cơ bản cần thiết.

- Giảm áp lực học tập cho học sinh, các em có điều kiện hoàn thành bài ngay tại lớp mà không phải mang bài về nhà.

1.2. Khó khăn

- Tài liệu buổi 2 chưa phù hợp với nội dung, chương trình vì thường thì kiến thức buổi 2 đi trước chương trình chính khóa. Học sinh lớp 1 mới làm quen với chữ cái âm, vần. Nhưng mới tuần 4 đã có bài tập đọc rất dài. Mỗi tuần đều có bài tập đọc, học sinh đọc rất khó chỉ có những học sinh nắm vững kiến thức mới đọc được.

- Buổi dạy thứ 2 giáo viên không có bài soạn gợi ý, bài soạn mẫu mà chỉ được tập huấn 1 buổi của chuyên môn Phòng giáo dục, việc giáo viên lựa chọn nội dung, xác định mục tiêu quả là khó. Chỉ dựa vào sách em tự ôn luyện để soạn.

- HS không được học bán trú nên chưa chú ý đến việc học tập vì khi học 2 buổi về nhà không được nghỉ ngơi đến lớp còn ngủ gật, còn hay nói chuyện riêng. Cá biệt có một số em đi bộ sẽ mất nhiều thời gian đến lớp. Những em này cảm thấy mệt mỏi khi tham gia học tập.

- Một vài phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của các em do hoàn cảnh gia đình học sinh nghèo phải đi làm ăn xa, hoàn cảnh éo le cha mẹ ly hôn nên gởi con cho ông bà, do đó gia đình thiếu sự quan tâm giúp đỡ kịp thời.

- Lớp học có nhiều trình độ nên việc tổ chức các hình thức dạy học còn chưa đa dạng nên dẫn đến tiết học nhàm chán và nặng nề.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng giảng dạy buổi 2 trên ngày môn Tiếng Việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY BUỔI 2/ NGÀY
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Dạy Tiếng Việt ở tiểu học là trang bị cho học sinh những kiến thức về hệ thống Tiếng Việt, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong quá trình giao tiếp bao gồm các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng “đọc” là hoạt động rất quan trọng ngay từ lớp một.
Để thực hiện mục tiêu trên thì việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học là một yêu cầu cần thiết. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy và hoạt động 2 buổi/ngày mà vẫn đảm bảo được phương châm của giáo dục Tiểu học là “Học nhẹ nhàng – tự nhiên – hứng thú – hiệu quả”?
Trước yêu cầu trên thầy, cô giáo, những người làm công tác sư phạm phải hiểu và phải tìm kiếm những giải pháp giáo dục sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi thông qua các hoạt động vừa học – vừa chơi trong ngày do nhà trường tổ chức. Đó chính là sự trăn trở không chỉ của các thầy, cô mà còn là của lãnh đạo ngành giáo dục, của các bậc phụ huynh và của cả xã hội.
 Vậy tổ chức dạy buổi thứ hai như thế nào cho đạt được hiệu quả đó chính là sự trăn trở của mỗi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. Chính vì vậy tôi quyết định lựa chọn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giảng dạy buổi 2” cho học sinh lớp 1 của trường Tiểu học Vĩnh Bình C nhằm đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả tiết dạy.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
1.1. Thuận lợi
- Đa số học sinh lớp 1 do tôi phụ trách nói riêng và của toàn khối 1 của trường nói chung đều đã được học qua mẫu giáo 5 tuổi.
- Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng giảng dạy và học tập của trường tương đối đầy đủ, bàn ghế đúng kích cỡ, phòng học đủ ánh sáng, không gian thoáng mát. Học sinh được học, 9 buổi/tuần.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường, luôn tạo điều kiện tốt để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng của các em ngay từ đầu cấp.
- Dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học là tổ chức cho học sinh học tập và vui chơi trong ngày ở trường. Buổi thứ nhất thực hiện chương trình chính khóa, buổi thứ hai là thời gian dành để bổ sung chương trình và tổ chức ôn luyện kiến thức đã học, tăng cường nội dung Tiếng Việt nhằm phụ đạo cho học sinh còn khó khăn trong học tập, phát triển năng khiếu cho học sinh có năng lực và các hoạt động tập thể.
- Giáo viên có thời gian và điều kiện gần gũi, gắn bó với học sinh hơn, thông qua đó để phát hiện năng khiếu cũng như giúp học sinh bổ sung những kiến thức cơ bản cần thiết.
- Giảm áp lực học tập cho học sinh, các em có điều kiện hoàn thành bài ngay tại lớp mà không phải mang bài về nhà.
1.2. Khó khăn
- Tài liệu buổi 2 chưa phù hợp với nội dung, chương trình vì thường thì kiến thức buổi 2 đi trước chương trình chính khóa. Học sinh lớp 1 mới làm quen với chữ cái âm, vần. Nhưng mới tuần 4 đã có bài tập đọc rất dài. Mỗi tuần đều có bài tập đọc, học sinh đọc rất khó chỉ có những học sinh nắm vững kiến thức mới đọc được.
- Buổi dạy thứ 2 giáo viên không có bài soạn gợi ý, bài soạn mẫu mà chỉ được tập huấn 1 buổi của chuyên môn Phòng giáo dục, việc giáo viên lựa chọn nội dung, xác định mục tiêu quả là khó. Chỉ dựa vào sách em tự ôn luyện để soạn.
- HS không được học bán trú nên chưa chú ý đến việc học tập vì khi học 2 buổi về nhà không được nghỉ ngơi đến lớp còn ngủ gật, còn hay nói chuyện riêng. Cá biệt có một số em đi bộ sẽ mất nhiều thời gian đến lớp. Những em này cảm thấy mệt mỏi khi tham gia học tập.
- Một vài phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của các em do hoàn cảnh gia đình học sinh nghèo phải đi làm ăn xa, hoàn cảnh éo le cha mẹ ly hôn nên gởi con cho ông bà, do đó gia đình thiếu sự quan tâm giúp đỡ kịp thời.
- Lớp học có nhiều trình độ nên việc tổ chức các hình thức dạy học còn chưa đa dạng nên dẫn đến tiết học nhàm chán và nặng nề.
Chính vì những khó khăn trên tôi quyết định lựa chọn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giảng dạy buổi 2/ngày môn Tiếng Việt” cho học sinh lớp 1 của trường Tiểu học Vĩnh Bình C nhằm đề xuất một số giải pháp để đưa buổi học thứ 2 có hiệu quả như sau:
2. Các giải pháp 
- Bản thân người giáo viên phụ trách giảng dạy phải nắm rõ những thuận lợi chính và những khó khăn cơ bản của lớp mình giảng dạy để đưa ra những giải pháp cụ thể và khắc phục những hạn chế của bản thân. GV chủ nhiệm nắm vững tình hình từng em: về học lực, về cá tính, về hoàn cảnh gia đình từ đó có biện pháp cụ thể với từng em trong việc giảng dạy. Tiến hành khảo sát phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học. 
- Để giảm áp lực cho học sinh về thời gian, giáo viên đề xuất với nhà trường sắp xếp thời khóa biểu cho phù hợp, buổi sáng học 4 tiết ra về khoảng 10giờ, buổi chiều vào lớp luacs 13 giờ 40 để cho học sinh có thời gian nghỉ ngơi. Còn những em đi bộ sẽ đến lớp đúng giờ. 
- Đối với tài liệu buổi 2 giáo viên xác định rõ về nội dung, chương trình từ đó lựa chọn các bài tập sao cho phù hợp, không nhất thiết phải theo các bài tập từ 1 đến 8 như sách đã biên soạn. Trong các tiết dạy, trong cùng một thời gian, các nhóm đối tượng sẽ thực hiện các bài tập ở mức độ khác nhau. Nhóm học sinh còn khó khăn trong học tập mới có thể làm xong bài 2 nhưng nhóm có năng lực đã hoàn thiện bài tập 5. Nếu giáo viên chỉ dừng lại ở đây để chữa bài thì có thể lớp sẽ rất ồn ào. Giáo viên có thể phát huy vai trò của nhóm có năng lực bằng cách dùng 2 – 3 phút hỗ trợ nhóm còn khó khăn trong học tập làm bài. Nếu còn thời gian giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm 1-2 bài tập để khắc sâu kiến thức đã học. GV có thể tổ chức bằng hình thức nhóm hoặc cá nhân hoặc chơi trò chơi,để học sinh có năng lực phát huy năng lực. Đối với nhóm còn khó khăn trong học tập sau khi được các bạn hỗ trợ, giáo viên tiếp tục yêu cầu HS cố gắng hoàn thiện thêm bài tập mà nhóm có năng lực đã thực hiện.
Trong quá trình soạn bài, giáo viên cần có các dự kiến về nội dung, thời gian, mục tiêu cần đạt sau tiết học, vì vậy giáo viên phải có sự đầu tư về trang thiết bị, dự kiến các phương pháp, các hình thức sao cho thu hút được sự chú ý của học sinh.
- Đối với tiết luyện đọc: đối với nhóm còn khó khăn trong học tập chỉ yêu cầu học sinh đánh vần, tốc độ vừa phải, hoặc đọc ít hơn (một số câu tùy GV lựa chọn) không cần đọc hết bài từ từ GV nâng dần số câu. Đối với nhóm có năng lực yêu cầu các em đọc trơn từ, câu, lưu loát, có thể ngắt nghỉ hơi hợp lí.
- Đối với bài tập nối chữ: Các em nhìn vào tranh nêu được nội dung bức tranh sau đó đọc các từ ngữ và nối cho phù hợp.
củ gừng quả sung măng tre quả hồng 
con công con ong cá bống cá hồng 
 HS nối tranh theo yêu cầu, đọc các từ vừa nối. Đồng thanh, cá nhân
-Đối với bài tập tìm và viết các tiếng, từ có âm, vần vừa học. Học sinh khó khăn trong học tập nhắc lại các tiếng, từ đã học, học sinh nắm vững kiến thức tìm tiếng ngoài bài, tức là tiếng mới có chứa vần, âm vừa học, phân tích được các tiếng từ đó
Tiếng có vần ông: công, mông, lông
Tiếng có vần ong: mong, ngóng, lóng
Tiếng có vần ăng: trăng, hằng, xăng
Tiếng có vần âng: tầng, vầng, vâng
Tiếng có vần ung: sung, trung, hùng, cùng, thung lũng
Tiếng có vần ưng:bừng, ngưng, hừng
- Đối với bài tập sắp xếp các từ dưới đây để tạo thành câu. Cho HS đọc từng tiếng, có thể nêu nghĩa của một số tiếng. Còn lại Gv giải nghĩa.
GV chuẩn bị 4 tiếng trong 4 miếng bìa, mỗi HS cầm 1 miếng bìa có chứa tiếng. HS sắp xếp các tiếng bằng cách đổi vị trí các tiếng, tới lúc câu phù hợp. HS nắm vững kiến thức có thể tạo thành nhiều câu.
trong rừng có măng
con công hay múa, công con múa hay
	- Đối với bài tập vận dụng Vẽ thêm cảnh vật, Tô màu và đặt tên cho bức tranh. GV cần tạo sự sáng tạo, hăng say hứng thú cho học sinh, phát triển khả năng nói trước đám đông và biết vẽ theo ý mình thích. Đặt được tên tranh phù hợp theo cách hiểu của mình. 
- GV cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cho học sinh tự tìm tòi kiến thức, có lồng ghép các trò chơi để tiết học sinh động hơn.
- Để nâng cao được chất lượng giảng dạy mỗi giáo viên phải biết tổ chức lớp học theo mô hình “lớp học tích cực” và phải biết cá thể hóa học sinh trong từng tiết dạy. Cụ thể như:
- Giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh thảo luận nhóm, sắm vai, sưu tầm, mạnh dạn tự tin phát biểu, tăng cường trò chơi học tập để các em không phải ngồi học thụ động dễ gây mệt mỏi.
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học: dạy trong lớp, ngoài lớp. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đưa nhiều hình ảnh minh họa cũng như tổ chức các trò chơi tạo không khí thoải mái cho học sinh. Thay đổi không gian lớp học theo hướng thân thiện để tạo không gian thoáng mát, sinh động thu hút sự hứng thú học tập của học sinh.
- Riêng buổi học thứ hai, để giúp các em bổ sung những thiếu hụt về kiến thức đồng thời cũng để phát hiện năng khiếu của chính các em, thầy cô cần phải biết cá thể hóa học sinh trong từng tiết dạy như chia nhóm thực hành hoạt động theo đối tượng và hướng dẫn kiến thức cho phù hợp với trình độ của từng nhóm.
Các hoạt động lên lớp
*Hoạt động 1: Khởi động
Giáo viên có thể tổ chức cho HS hát, đọc thơ, hay kể chuyện có nội dung liên quan đến bài dạy nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
*Hoạt động 2: Tiến hành các nội dung cần ôn tập 
- Hướng dẫn học sinh khắc sâu kiến thức bằng cách giải quyết các bài tập trong vở ôn luyện buổi 2. (có yêu cầu cụ thể với từng nhóm đối tượng học sinh)
- Hệ thống bài tập từ dễ đến khó và yêu cầu từng nhóm làm bài. Bài tập dành cho nhóm học sinh còn khó khăn trong học tập ở dạng đơn giản, tránh quá sức với các em. Bên cạnh đó giáo viên cần khuyến khích các em phấn đấu làm một phần bài tập của nhóm trình độ cao hơn.( HS học sinh còn khó khăn trong học tập làm hết bài tập 1, 2 và một phần ở bài tập 3). Đối với học sinh có năng lực thì làm thêm các bài tập ở dạng phức tạp phù hợp với khả năng phát triển. Lưu ý, các bài tập ở SGK mà học sinh chưa làm hết.
*Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét – sửa chữa.
Trong từng hoạt động, giáo viên cần đề ra mục tiêu đối với từng nhóm đối tượng học sinh, giáo viên cần tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng em để động viên khích lệ kịp thời. Giáo viên cần làm mẫu như: đọc, viết, tìm từ,.. để từ đó học sinh tự phát hiện và chủ động kiến thức. Nếu trong tiết kể chuyện, giáo viên không kể mẫu thì học sinh sẽ gặp khó khăn khi kể. Nếu giáo viên đọc không diễn cảm thì cũng rất khó khi yêu cầu học sinh đọc diễn cảm,Giáo viên cần chủ động tạo cơ hội cho học sinh hoạt động để tự củng cố kiến thức. Cần lựa chọn các hình thức tổ chức tiết dạy sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả, tránh nhàm chán với học sinh.
III. KẾT LUẬN
Tóm lại, để việc dạy và học 2 buổi/ngày ở lớp 1 đạt yêu cầu “nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn” quả là một yêu cầu quan trọng, cần thiết và đầy khó khăn vì đòi hỏi người thầy phải biết đổi mới phương pháp giảng dạy, phải đủ tự tin, am hiểu đầy đủ nội dung, kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ của từng tiết dạy; tổ chức được hoạt động của thầy và trò một cách hợp lý, khoa học, biết gợi mở, kích thích tư duy độc lập, phát huy hết năng lực tiềm tàng của mỗi bản thân học sinh, người thầy phải có khả năng ứng xử sư phạm tốt, tạo ra không khí thân mật, hiểu biết, tin tưởng nhau giữa thầy và trò trong tiết học.
  Vĩnh Bình, ngày 15 tháng 11 năm 2018
	DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG 	 Người viết 
...................................................................
...................................................................
................................................................... 	 Nguyễn Thị Hằng
 ...................................................................	 
Vĩnh Bình, ngày ... tháng 11 năm 2018	
 HIỆU TRƯỞNG
Thứ tư, ngày 28 tháng 11 năm 2018
TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT
	I. MỤC TIÊU
 - Kiến thức: Hs nhìn vào tranh nối được chữ với hình (theo mẫu) BT2
	- Kĩ năng: Sắp xếp được các tiếng tạo thành câu có nghĩa BT6
	- Thái độ: Dựa vào hướng dẫn của GV học sinh nắm được nội dung bức tranh để nối được hình phù hợp, hiểu được tiếng và tạo thành câu có nghĩa.
 	II. ĐỒ DÙNG
 	- Sách em tự ôn luyện TV.
	- Nội dung bài tập 2. Các tấm bìa có chứa tiếng ở BT6
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Khởi động
Gv cho học sinh tô màu các vần vừa học, đọc tên các vần đó.
ong, ông, ăng, âng, ung, ưng
GV nêu câu hỏi cho Hs trả lời..
2. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Nối chữ với hình (theo mẫu) 
GV cho HS quan sát tranh và nêu nội dung từng bức tranh. Tranh vẽ gì?
HS đọc các từ ngữ, sau đó nối với tranh cho phù hợp
Nhận xét: Sửa sai cho Học sinh 
GV kết luận và giáo dục học sinh thông qua các bức tranh
* Hoạt động 2: Sắp xếp các từ dưới đây để tạo thành câu
- Cho HS đọc từng tiếng, có thể nêu nghĩa của một số tiếng.
Măng: là các cây non mọc lên khỏi mặt đất của các loài tre.
Rừng: là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường, có giá trị to lớn đến đời sống của chúng ta. Trong rừng có rất nhiều loại cây, thú.
Cho HS xem hình ảnh của con công múa và giải thích Chim công là loại chim có bộ lông đẹp nhất trong các loài chim và nó múa rất hay.
- GV nêu và hướng dẫn HS cách làm. GV chuẩn bị 4 tiếng trong 4 miếng bìa, mỗi HS cầm 1 miếng bìa có chứa tiếng. 
GV nhận xét
Củng cố, dặn dò 
* Trò chơi: Nhìn tranh, tìm từ
GV nêu cách chơi, luật chơi. Nhìn vào tranh nêu được từ phù hợp. Ai nhanh sẽ được ghi 1 điểm
- HS đọc lại bài 
GV nhận xét lớp qua tiết học
- Hát
- HS tô màu và đọc tên các vần, một số em phân tích vần.
 ong, ông, ăng, âng, ung, ưng
HS nêu yêu cầu của bài
HS nêu nội dung bức tranh
củ gừng quả sung măng tre quả hồng
con ong con công cá hồng cá bống
 HS nối tranh theo yêu cầu, đọc các từ vưa nối. Đồng thanh, cá nhân
Luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp 
- HS sắp xếp tiếng có nghĩa để tạo thành câu
- HS đọc tiếng sau đó ghép thành câu có nghĩa.
 Hs lắng nghe
HS quan sát, lắng nghe
	trong	măng 	có rừng
 Trong rừng có măng
	công	con	múa hay
 Con công hay múa. 
HS đọc lại câu mới vừa tạo thành 
HS thi hình thức cá nhân nêu
quả sung, cây sung
 trứng gà, quả trứng
 ông trăng, mặt trăng
  Vĩnh Bình, ngày 15 tháng 11 năm 2018
	DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG 	 Người soạn 
...................................................................
.................................................................
................................................................... 	 Nguyễn Thị Hằng
 ...................................................................	 
Vĩnh Bình, ngày ... tháng 11 năm 2018	
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docchuyen_de_nang_cao_chat_luong_giang_day_buoi_2_tren_ngay_mon.doc
Sáng Kiến Liên Quan