Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt 1

Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), theo đó học sinh lớp 1 học tập theo chương trình và sách giáo khoa mới.

 Âm vang bài hát “Tạm biệt búp bê thân yêu; Tạm biệt gấu misa nhé; Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh; Mai em vào lớp 1 rồi ” của nhạc sĩ Hoàng Thông đã tiễn trẻ bước vào lớp 1. Đây là một minh chứng cho những khó khăn của giáo viên chủ nhiệm lớp 1 khi các bé chuyển từ giai đoạn với búp bê, gấu misa, thỏ trắng, với vui hát, chạy nhảy sang ngồi đúng tư thế, học đánh vần, học viết,cầm búp đúng chỗ, đảm bảo khoảng cách từ mắt đến sách, vở vv và vv và không phải một mà hàng chục đứa trẻ ở trong một lớp học. Các trẻ từ việc chỉ vui chơi nay vào học tập, cũng tinh thần học mà chơi, chơi mà học nhưng phải vào khuôn khổ, phải học và thật sự phải làm việc để có kết quả. Với bước chuyển tiếp này đồng thời với Chương trình, sách giáo khoa mới nên có rất nhiều khó khăn cho người dạy học và cũng tác động nhiều đến tâm lý học sinh, phụ huynh.

Để giảm áp lực cho giáo viên trong công tác dạy Tiếng Việt lớp 1, mang lại hiệu quả và tạo niềm vui cho học sinh, xin gợi ý một số giải pháp sau:

- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy

+ Xây dựng nền nếp lớp học, quy ước hình thành các “Lệnh” trong dạy học:

Trẻ khi bước vào lớp 1, từ môi trường vui chơi sang môi trường làm việc các em cần được thiết lập một cơ chế hoạt động khi thay đổi trạng thái; phải có một số quy ước chung cho lớp mà tất cả các thành viên điều phải thực hiện. Việc hình thành quy ước mang tính “công nghệ” sẽ giúp giáo viên tổ chức dạy học khoa học, giảm ngôn ngữ nói, các em sẽ tập trung làm việc sau “lệnh” giáo viên đưa ra.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trao đổi chuyên môn: 
Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt 1
Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), theo đó học sinh lớp 1 học tập theo chương trình và sách giáo khoa mới. 
	Âm vang bài hát “Tạm biệt búp bê thân yêu; Tạm biệt gấu misa nhé; Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh; Mai em vào lớp 1 rồi” của nhạc sĩ Hoàng Thông đã tiễn trẻ bước vào lớp 1. Đây là một minh chứng cho những khó khăn của giáo viên chủ nhiệm lớp 1 khi các bé chuyển từ giai đoạn với búp bê, gấu misa, thỏ trắng, với vui hát, chạy nhảy sang ngồi đúng tư thế, học đánh vần, học viết,cầm búp đúng chỗ, đảm bảo khoảng cách từ mắt đến sách, vởvv và vvvà không phải một mà hàng chục đứa trẻ ở trong một lớp học. Các trẻ từ việc chỉ vui chơi nay vào học tập, cũng tinh thần học mà chơi, chơi mà học nhưng phải vào khuôn khổ, phải học và thật sự phải làm việc để có kết quả. Với bước chuyển tiếp này đồng thời với Chương trình, sách giáo khoa mới nên có rất nhiều khó khăn cho người dạy học và cũng tác động nhiều đến tâm lý học sinh, phụ huynh.
Để giảm áp lực cho giáo viên trong công tác dạy Tiếng Việt lớp 1, mang lại hiệu quả và tạo niềm vui cho học sinh, xin gợi ý một số giải pháp sau:
- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy
+ Xây dựng nền nếp lớp học, quy ước hình thành các “Lệnh” trong dạy học:
Trẻ khi bước vào lớp 1, từ môi trường vui chơi sang môi trường làm việc các em cần được thiết lập một cơ chế hoạt động khi thay đổi trạng thái; phải có một số quy ước chung cho lớp mà tất cả các thành viên điều phải thực hiện. Việc hình thành quy ước mang tính “công nghệ” sẽ giúp giáo viên tổ chức dạy học khoa học, giảm ngôn ngữ nói, các em sẽ tập trung làm việc sau “lệnh” giáo viên đưa ra.
Cách quy ước- các lệnh tùy thuộc vào mỗi giáo viên, ví như: các ký hiệu nơi góc bảng; bằng tay; ngôn ngữ cơ thể lớp học phải có và thực hiện những lệnh nhất định mà không phải là khẩu lệnh (những phán xạ có điều kiện). Thời gian đầu năm học một số giáo viên chưa chú trọng việc này nên rất vất vả vì phải nói rất nhiều. Giáo viên phải nói nhiều mà học sinh vẫn không tập trung tham gia vào quá trình học tập theo ý của mình.
Do vậy, cần tiếp tục dành thời gian để hình thành ngay, hình thành bằng được và thành các kỹ năng về lệnh làm việc cho học sinh, giảm bớt các khẩu lệnh. Cần đảm bảo cả lớp học thực hiện theo các lệnh của giáo viên; đảm bảo lớp học nền nếp, tất cả học sinh luôn vui vẻ, thích thú trong học tập và hoạt động giáo dục.
+ Dạy chắc từng âm, tiếng
Học sinh bước vào lớp 1 như từ giấy trắng. Giáo viên phải ý thức rằng các em chưa biết được một chữ nào, giáo viên là người đầu tiên hướng dẫn cho các em học đọc, viết những chữ cái đầu tiên của tiếng Việt (không phải do ở MN không học chữ, nên khó cho dạy học). Do vậy, giáo viên tuyệt đối không thể bỏ qua một học sinh nào khi em đó chưa nhận diện được mặt chữ, chưa đọc, viết được mà chuyển (bỏ qua) sang âm, vần mới. Các em phải có “vốn từ vựng” để tiếp tục học lên.
Có người cho rằng tiếng là chân không về nghĩa, nên học sinh chỉ cứ ghép vần đọc, viết mà không quan tâm đến nghĩa. Nhưng thực tế chữ thì thường gắn với nghĩa, nên âm tiếng nào gắn với cuộc sống thì có thể giải nghĩa (ngắn gọn nhất), hay sử dụng hình ảnh minh họa, ẩn dụ để học sinh nhận biết vẫn tốt hơn (ngày trước vẫn có O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thời thêm râu). Giáo viên tìm giải pháp phù hợp để hỗ trợ học sinh nhớ được bài (âm, vần) đã học. Tuy nhiên, không ép học sinh quá nặng (những câu hỏi liên tục) làm các em rối trí, mất phương hướng và hãy luôn nghĩ đây chỉ là một đứa trẻ 6 tuổi.
Hướng dẫn kỹ cách đánh vần, phát âm, giảm bớt đọc đồng thanh, tập trung vào hoạt động cho cá nhân, nhóm. Giáo viên cần nắm rõ trình tự, các bước trong dạy Tiếng Việt 1; hạn chế phải nhìn sách, cố gắng thoát ly sách giáo khoa.
+ Chủ động nội dung, thời lượng 
Các bài học thiết kế trong sách giáo khoa là thiết kế chung (ta thấy mỗi sách-NXB hoàn thành việc học chữ cái một thời điểm khác nhau) nên nó không thể phù hợp từng đối tượng học sinh lớp mình, điều kiện thiết bị dạy học, cũng như gia đình của mỗi học trò trong lớp. Do vậy, giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài học, đối chiếu đối tượng và các điều kiện của học sinh để xây dựng kế hoạch bài học cho phù hợp với lớp mình. Nghĩa là có thể giãn từ bài 2 tiết thành 3 tiết; đáng lẽ học sang bài mới nhưng dừng lại để ôn luyện cho học sinh nắm được bài, sau đó mới tiếp tục học bài mới, nhưng rất hạn chế và phải cố gắng để hoàn thành bài học theo kế hoạch, không tùy tiện trong kéo giãn chương trình (xin ý kiến của tổ chuyên môn, BGH). Ngoài ra, cần tổ chức ôn luyện ở buổi 2 phù hợp với năng lực của mỗi học sinh, không nên cào bằng. Tự chủ là một nhiệm vụ mà giáo viên phải thực hiện, điều này ghi rõ trong Điều lệ Trường tiểu học: “Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường” (Điều 27, khoản 1, mục a Thông tư 28/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường tiểu học). Ngạn ngữ thời nay có câu: “Muốn nhanh thì phải từ từ”, vậy nên giáo viên hãy bình tĩnh, không vội vã, nôn nóng thúc ép học sinh quá mức, mà phải hiểu rõ năng lực từng em, dung lượng, mức độ bài học để có giải pháp điều chỉnh dạy học phù hợp, giúp tất cả học sinh từng bước đọc tốt, viết tốt và điều này phụ huynh cũng được biết để thấu hiểu và chia sẽ.
+ Quan tâm đến tư thế ngồi khi viết, đọc, cách cầm bút
Một số giáo viên vẫn yêu cầu học sinh ngồi đẹp, ngồi ngay ngắn, im lặng, trật tự với tuổi này không nên gò bó các cháu quá mức, chỉ đảm bảo các em ngồi đúng tư thể khi viết, đọc để tránh các bệnh học đường như vẹo cột sống, cận thị sau này, tập trung vào học tập theo lệnh của giáo viên. Hướng dẫn, kiểm tra học sinh cách cầm bút đúng khoảng cách để dễ đưa nét cho nhẹ tay.
+ Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ thân thiện, gần gũi
Đối với các trẻ khi ở lớp mầm non được giáo viên yêu thương, ôm ấp, chăm sóc tỉ mẫm nên giáo viên lớp 1 cần thân thiện gần gữi các em. Trong sử dụng ngôn ngữ cần rõ ràng thể hiện được câu lệnh (rõ, dứt khoát), hướng dẫn (cụ thể, chi tiết), câu hỏi (rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa); kết hợp với các cử chỉ thân mật, dịu dàng
Tuyệt đối không nói dở câu để học sinh nói leo, kiểu: “Đây là quảquả quả na”. Bên cạnh đó cần tăng cường các trò chơi giữa tiết học để thay đổi trạng thái tạo cảm giác thoải mái cho các em. Chú ý khuyến khích, động viên các cháu khi có tiến bộ dù rất nhỏ.
+ Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học
Hiện tại các trường đang mua sắm thiết bị dạy học hiện đại như Smart Tivi, máy chiếu nối mạng để sử dụng học liệu qua mạng, bài giảng điện tửtuy nhiên cần sử dụng nó đúng nghĩa để mang lại hiệu quả cho bài học; cần tránh 2 việc là lạm dụng và làm vật trang trí. Cần xem xét khi nào thì dùng đến ti vi, máy chiếu, khi nào cần đến học liệu điện tử và phải có các phương án thay thế. Khuyến khích sử dụng các vật thật, vật mô hình trong dạy học, đặc biệt là các loại hoa, quả  làm cho học sinh dễ cảm nhận hơn với tranh ảnh trong sách giáo khoa (ví dụ: khi học vần “anh” ta giới thiệu quả chanh; cây/quả/lá bàng khi học vần “ang” mà không cần hình vẽ trong SGK).
+ Hướng dẫn học ở nhà:
Không yêu cầu học sinh học ở nhà nếu đã học 2 buổi/ngày. Nếu không học 2 buổi/ngày cần hướng dẫn cho học sinh học gì ở nhà và đặc biệt là phụ huynh để “Cùng con ôn bài” giúp các em được ôn luyện kiến thức đã học. 
Bằng nhiều kênh khác nhau, giáo viên cần thường xuyên trao đổi, chia sẻ, phối hợp cùng phụ huynh để họ thấu hiểu và hỗ trợ giáo viên trong việc đưa “cục vàng” nhà mình ngày càng đi vào nền nếp, học tập tăng tiến. 
- Nhà trường và cán bộ quản lý
+ Đảm bảo CSVC phục vụ dạy học lớp 1; chú ý kích thước bàn- ghế phù hợp chiều cao của học sinh. Tạo điều kiện về thiết bị, hạ tầng công nghệ để giáo viên sử dụng được các học liệu điện tử hỗ trợ trong dạy học.
+ Xây dựng thời khóa biểu đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa môn học và hoạt động giáo dục, phân bố hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và trong tuần phù hợp tâm lý trẻ 6 tuổi.
+ Tổ chuyên môn và nhà trường cần tiếp tục hỗ trợ giáo viên trong dạy học lớp 1. Thường xuyên trao đổi, tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học môn Tiếng Việt 1 để nắm rõ quy trình dạy học, để thống nhất và điều chỉnh nội dung, phương pháp và thời lượng tiết học khi thấy chưa yên tâm, chưa phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện đơn vị. Có thể điều chỉnh một số ngữ liệu, thông tin trong sách giáo khoa nhưng vẫn đảm bảo chương trình, phù hợp với đối tượng, vùng miền và không vi phạm các quy định pháp luật, chuẩn mực đạo đức.
+ Cán bộ quản lý cần tận dụng các diễn đàn để tuyên truyền về CTGDPT 2018, về sách giáo khoa và dạy học lớp 1 theo đúng tinh thần, trách nhiệm của nhà quản lý giáo dục.
+ Lớp 1 là lớp nền tảng của cấp học, Cán bộ quản lý trường tiểu học, mà trước hết là Hiệu trưởng hiểu rõ những khó khăn, vất vả của giáo viên dạy lớp 1. Do vậy, cần thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, đồng hành với giáo viên lớp 1 bằng trách nhiệm và sự thấu hiểu của mình.
Với tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo của các cô giáo, sự hỗ trợ của đồng nghiệp và BGH, chắc chắn rằng đến giữa năm sau cả lớp 1 của chúng ta lại cùng rộn rã ca vang: “Lớp một ơi lớp một; Đón em vào năm trước; Nay giờ phút chia tay; Gửi lời chào tiến bước” (tác giả Hữu Thưởng). 
 Ngày 12 tháng 10 năm 2020
 Lê Hữu Tân

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_gop_phan_nang_cao_ch.docx
Sáng Kiến Liên Quan