Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1A, trường tiểu học qua môn Tiếng Việt

Một trong những niềm vui của trẻ em là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em.

 Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Vì vậy dạy chữ chính là dạy người.

 Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng chính là biểu hiện của nết người.Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn mình.”

 

Hiện nay chữ viết và dạy chữ viết được ngành giáo dục và xã hội quan tâm. Nhiều thầy cô đã trăn trở, tìm tòi phương pháp dạy học chữ viết có hiệu quả. Tuy vậy nhiều học sinh vẫn viết sai, viết chưa đẹp, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng các môn học khác.

 Có được kết quả tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình

 dạy - học môn Tiếng Việt của giáo viên. Đặc biệt với học sinh lớp 1, cùng với việc rèn cho học sinh kĩ năng đọc thì giáo viên phải rèn kĩ năng viết, sao cho học sinh không chỉ viết đúng mà còn phải viết đẹp.

 

pptx36 trang | Chia sẻ: trantien2 | Ngày: 25/12/2022 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1A, trường tiểu học qua môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN VIẾT ĐÚNG, VIẾT ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 1A, TRƯỜNG TIỂU HỌC .. QUA MÔN TIẾNG VIỆT 
Họ và tên giáo viên : 
Trường: Tiểu học  
	 I. Mục đích của biện pháp 
 	Một trong những niềm vui của trẻ em là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em. 
	Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Vì vậy dạy chữ chính là dạy người. 
	Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng chính là biểu hiện của nết người.Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn mình.” 
	Hiện nay chữ viết và dạy chữ viết được ngành giáo dục và xã hội quan tâm. Nhiều thầy cô đã trăn trở, tìm tòi phương pháp dạy học chữ viết có hiệu quả. Tuy vậy nhiều học sinh vẫn viết sai, viết chưa đẹp, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng các môn học khác. 
	Có được kết quả tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình 
 dạy - học môn Tiếng Việt của giáo viên. Đặc biệt với học sinh lớp 1, cùng với việc rèn cho học sinh kĩ năng đọc thì giáo viên phải rèn kĩ năng viết, sao cho học sinh không chỉ viết đúng mà còn phải viết đẹp. 
	Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong năm học 2018 – 2019, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1A3 trường Tiểu học Đông Xá qua môn Tiếng Việt” với mục đích: 
	Nghiên cứu tìm ra các biện pháp tối ưu nhất rèn cho học sinh các kỹ năng cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết; cách viết từng nét, từng chữ, tiếng, từ, câu,  nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh; nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói riêng và chất lượng học tập các môn học khác của lớp nói chung. 
	II . Nội dung của biện pháp 
	1 . Tìm hiểu thực trạng 
	Năm học 2020 - 2021, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1A3, trường Tiểu học Đông Xá. Tổng số học sinh lớp là 33 em. Trong đó nữ 18 em, nam 15 em. Con em dân tộc 8 em (4 nam, 4 nữ ). Phần đông học sinh là con em nông dân và làm nghề tự do nên phụ huynh ít có điều kiện quan tâm đến việc học của các em. Hơn nữa các em còn nhỏ, vừa từ mẫu giáo lên, chưa có ý thức học tập, việc tiếp thu bài chưa tập trung. 
	Các em còn mải chơi chưa có ý thức chuẩn bị bài trước ở nhà, như tập viết các chữ vào bảng con, vở luyện viết; chưa định hướng được tầm quan trọng của việc viết là rèn chữ viết đúng, viết đẹp, viết nhanh; một số học sinh còn viết chữ ngược, viết các dấu thanh chưa đúng vị trí, chữ viết chưa đúng mẫu quy định. 
	Ví dụ: Viết chữ O học sinh rất hay viết ngược, học sinh viết thiếu dấu thanh như viết chữ “bà” thành “ba”, “đá” viết thành “đa” hay viết dấu thanh lệch không đúng vào vị trí của âm chính. 
	 Trong phần viết chữ ghi từ ứng dụng, học sinh viết các nét chữ chưa đều, khoảng cách các chữ trong từ chưa đều nhau chữ thì xa quá, chữ thì gần quá. 
	Ví dụ: viết từ: “ ghế gỗ” học sinh viết tiếng “ghế” cách xa tiếng “gỗ”, hoặc tiếng ba gần tiếng mẹ như “bamẹ” 
	Kết quả khảo sát việc luyện viết qua môn Tiếng Việt của học sinh sau ba tuần nhận lớp như sau: 
	Học sinh biết cầm bút, ngồi viết đúng tư thế; tô, viết được đúng các chữ: 15/36 em = 41,6%. 
	Số học sinh không biết cách trình bày, viết chữ và dấu thanh chưa đúng: 13/36 em = 36,1%. 
	Nguyên nhân 
	 *Về phía học sinh : 
	 	 Học sinh chưa nắm kĩ các nét cơ bản của chữ viết, chưa xác định được khoảng cách giữa các con chữ và các chữ trong từ, viết sai chính tả. 	Học sinh không có nền nếp thói quen tốt trong khi viết, trình bày vở. 
	 Một số em chủ quan cho rằng chỉ cần học giỏi không cần viết chữ đẹp. Học sinh chưa coi trọng việc rèn chữ viết, chưa tập trung chú ý khi giáo viên hướng dẫn.  
	 *Về phía phụ huynh: 
	Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc chọn mua vở viết cho con em học,chưa quan tâm đến việc rèn chữ viết cho con em ở nhà mà chỉ tập trung làm Toán, Tiếng Việt. 
	2 . Các biện pháp: 
	 	2.1 . Hướng dẫn tư thế ngồi viết: 
	2.2 . Hướng dẫn cách cầm bút 
	2.3 . Hướng dẫn cách để vở 
	Cách để vở: khi viết chữ đứng, cần hướng dẫn học sinh để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc 15 độ. Khi viết độ nghiêng của nét cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 90 độ. Như vậy dù viết theo kiểu chữ đứng hay chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng trước mặt (chỉ khác nhau về cách để vở). 
 	2.4 . Xác định chiều hướng chữ 
	Toạ độ được xác định trên đường kẻ ngang của vở tập viết. Mỗi đơn vị dòng kẻ trong vở gồm có 4 dòng kẻ ngang, một dòng kẻ đầu in đậm, 3 dòng kẻ còn lại in nhạt hơn. Ta kí hiệu đường kẻ là 1, 2, 3, 4,5 kể từ dưới lên trên . 
	Cách xác định toạ độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm định hướng. Đây là một trong những điều kiện nét bút đi qua toạ độ các chữ. 
	2.5 . Hướng dẫn các nét cơ bản 
	2.6 . Hướng dẫn cách viết các chữ viết thường 
	Nhóm 1: Các chữ cái cơ bản là nét cong đó là các chữ: o, ô, ơ, c, e, ê, x. 
	 Nhóm 2: nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc hoặc nét thẳng: chữ a, ă, â, d, đ, q. 
	 Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc như chữ: i, t, u, ư, p, n , m. 
	 Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết hoặc nét cong phối hợp đó là các chữ: l, h, k, b, y, g. 
	Đối với học sinh lớp 1 để viết được nhóm chữ này thẳng, đẹp, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét thẳng thật đúng, thật đẹp, thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết và viết các chữ trong nhóm cho đúng cho đẹp. 
	Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt đó là các chữ: r, v, s. 
	Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh viết các nét thắt và các nét hất để rèn cho học sinh viết đúng các chữ trong nhóm cho đúng, cho đẹp. 
	2.7.Thực hiện tốt quy trình hướng dẫn học sinh tập viết và rèn viết chữ đẹp . 
	2.7.1 . Giáo viên viết mẫu :  
	Có các hình thức chữ mẫu; chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ mẫu trong vở Em tập viết, hộp chữ mẫu. 
	Chữ mẫu giáo viên viết lên bảng phải đúng, phải đẹp để giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. 
	Giáo viên vừa viết, vừa giảng giải, phân tích cho học sinh điểm đặt bút bắt đầu đưa bút như thế nào? Thứ tự viết các nét ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh. 
	Khi viết mẫu lên bảng cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ. 
	 2.7.2.Hướng dẫn học sinh luyện viết: 
	* Luyện viết trên bảng con : 
	Cả lớp viết bảng con chữ cái, tiếng, cụm từ mà giáo viên yêu cầu, hoặc giáo viên có thể chọn cho học sinh những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai. 
	 Khi nhận xét chữ viết của học sinh, giáo viên cần cho học sinh quan sát lại chữ mẫu, giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia chữa lại chữ viết sai. 
	Giáo viên chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh. 
	 	Luyện viết bài vào vở Em tập viết hoặc vở Luyện viết : 
	Giáo viên gọi học sinh nêu lại yêu cầu cần viết chữ gì, từ gì, cỡ chữ nào, viết mấy dòng. 
	 	Khi cho học sinh viết bài, giáo viên nên hướng dẫn lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, nhắc nhở học sinh trước khi viết, yêu cầu học sinh viết từng dòng vào vở. 
	Theo dõi , uốn nắn cho một số em viết chữ chưa đẹp. Với những học sinh đã biết viết đúng và đẹp, giáo viên hướng dẫn các em viết các chữ có nét thanh, đậm để rèn viết chữ đẹp. 
	Nhắc nhở các em nếu viết sai dùng bút gạch một nét tạo thói quen cẩn thận, không dùng bút xóa hoặc tẩy. Lưu ý tránh tì tay mạnh làm quăn mép vở hoặc làm vở nhàu lát để giữ cho vở sạch, chữ đẹp. 
	 2.7.3.Chấm chữa bài: 
	2.7.4 . Rèn chữ viết cỡ nhỏ cho học sinh 
	Các chữ có nét cong tròn: o, c, a, d, đ, q, g. 
	Các chữ có nét khuyết, nét thắt: l, b, h, k, r, s, v. 
	Các chữ có nét móc, nét xiên: - e, m, n, x, p, i, t, u,y. 
 Các chữ ghép : - tr, th, ph, kh, nh, ch, gi, gh, ng, ngh. 
- Luyện viết trong các tiết học trên lớp. 
Ngoài ra, tranh thủ hướng dẫn thêm cho học sinh vào 15 phút đầu giờ. 
Chú trọng dạy cho học sinh kỹ năng viết đúng từng chữ trong bài viết. 
rèn chữ viết cho học sinh ở tất cả các môn học. 
	2.8 . Kết hợp với cha mẹ học sinh 
	Trao đổi rất kĩ tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. 
	Phổ biến và hướng dẫn cách dạy các con, em mình học ở nhà cho phù hợp với ở lớp. 
	Trình bày trên bảng các nhóm chữ và yêu cầu chữ viết cần đạt để cha mẹ học sinh có cách dạy thống nhất với giáo viên. 
	Phát thêm tài liệu hướng dẫn kỹ thuật viết chữ để phụ huynh tham khảo và áp dụng hướng dẫn các em ở nhà viết sao cho đúng mẫu . 
	 	Kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức các phong trào thi đua “Luyện viết chữ đẹp, rèn nết người”. 
	 Mặt khác, tôi luôn chú ý bồi dưỡng lòng say mê và ý chí quyết tâm rèn chữ viết cho học sinh thông qua phong trào thi đua theo từng tuần, theo từng chủ điểm kết hợp với cha mẹ học sinh khen thưởng kịp thời. 
	III. Hiệu quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp 
	Tôi thấy việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1A3 đã có kết quả rõ rệt. Hầu hết các em viết đúng các chữ cái, chữ ghi vần, tiếng, từ  đã học; trình bày bài sạch sẽ, nhiều em không chỉ viết đúng mà còn viết đẹp. Một số em còn viết được chữ nét thanh nét đậm, chữ viết mềm mại. Điều đó thể hiện qua các số liệu cụ thể: 
	- Học sinh biết cầm bút, ngồi viết đúng tư thế: 36/36 em = 100% 
	- Học sinh viết chữ đúng mẫu, biết cách trình bày : 27/36 em = 75%. 
	- Số học sinh viết tương đối chuẩn mẫu chữ: 9/36 em = 25% 
	Vì chất lượng chữ viết của học sinh được nâng cao nên kết quả môn Tiếng Việt lớp tôi vẫn đảm bảo sau mỗi học kỳ: 
Thời gian 
Tổng số HS 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa HT 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
Cuối học kì I 
36 
19 
52,8 
17 
47,2 
0 
0 
Cuối năm 
36 
22 
61,1 
14 
38,9 
0 
0 
Ngoài ra, trong cuộc thi viết chữ đẹp cấp trường và giao lưu chữ đẹp cấp huyện, học sinh lớp tôi cũng đạt được kết quả rất đáng khích lệ: 
- Cấp trường : 5 em tham gia trong đó: 3 em đạt giải Nhì, 2 em đạt giải Ba. 
	IV. Kiến nghị, đề xuất 
	 Đối với nhà trường 
	Khích lệ phong trào thi đua vở sạch – chữ đẹp giữa các lớp trong khối. 
	Duy trì cuộc thi giao lưu viết chữ và trình bày bài đẹp cấp trường 
	Đối với Phòng GD&ĐT: 
	 Duy trì cuộc thi giao lưu viết chữ và trình bày bài đẹp cấp huyện 
	Tổ chức một số chuyên đề về dạy viết để giáo viên các trường trao đổi, 
học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 
Cảm ơn ban giám khảo lắng nghe phần trình bày báo cáo của tôi! 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_viet_dung_viet_de.pptx
Sáng Kiến Liên Quan