Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn

Qua thực tế giảng dạy ở khối lớp 1, tôi nhận thấy học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán đặt ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải còn vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện phép tính để tìm ra đáp số.

5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Môn Toán là một trong những môn học giữ vai trò quan trọng trong chương trình Tiểu học. Bởi vậy việc giải toán có lời văn góp phần bồi dưỡng củng cố kiến thức, kĩ năng toán học, rèn luyện phát triển trí óc, sáng tạo và các sản phẩm chất tư duy cho học sinh. Nhưng đây là một dạng toán tương đối khó so với các em.

 

doc31 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 8485 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm cho học sinh ít hoạt động. Vì vậy cần chọn các phương pháp để góp phần giúp học sinh nhận biết được nguồn gốc thực tế và khả năng vận dụng trong đời sống hàng ngày của các nội dung trừu tượng của môn Toán.
 2. Phương pháp dạy học Toán.
a. Phương pháp trực quan: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể để dựa vào đó nắm bắt được kiến thức, kĩ năng của môn Toán.
b. Phương pháp thực hành luyện tập: là phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động thực hành luyện tập các kiến thức, kĩ năng của môn học, Chiếm 50% tổng thời gian dạy học Toán. Vì vậy phương pháp này được thường xuyên sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học.
 + Làm trên bảng đen.
 + Làm trên bảng con của học sinh.
 + Luyện tập Toán trong vở .
 + Làm trong phiếu học tập.
c. Phương pháp gợi mở vấn đáp: là phương pháp sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước dần đến kết luận cần thiết, giúp học sinh tự mình tìm ra kiến thức mới.
d. Phương pháp giảng giải minh hoạ: Phương pháp này dùng lời nói để giải thích, kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích.
IV. Khả năng và thực trạng dạy học toán của giáo viên và học sinh tiểu học hiện nay.
1. Về giáo viên:
- Việc soạn giáo án chuẩn bị cho việc dạy trên lớp đối với 1 số giáo viên cũng như việc cho điểm và nhận xét trong vở học sinh cũng chưa được chu đáo việc dạy Toán của giáo viên ở các lớp Tiểu học phải được tiến hành theo hai khâu cơ bản sau:
- Soạn giáo án Toán:
- Thực hiện giáo án trong giờ dạy trên lớp.
+ Đồ dùng dạy học : còn sơ sài , tạm bợ, cũ, đồ dùng trực quan chưa bắt mắt để thu hút học sinh vào tiết học
+ Giáo viên ngại soạn giáo án Power Point và dạy trình chiếu trong khi trường đã đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cho giáo viên khi giảng dạy.
+ Phương pháp dạy học: Chưa sử dụng nhiều phương pháp dạy học như : phương pháp phương pháp trực quan, so sánh, phương pháp luyện tập mà chỉ sử dụng phương pháp gợi mở qua quýt rồi cho học sinh làm bài tập rồi chuyển sang tiết khác .Giáo viên nghĩ :” Giải Toán có lời văn” chỉ cần thiết khi học sinh bước vào “tiết 84- Bài toán có lời văn” nên chỉ chú trọng vào dạy kĩ năng đặt tính, làm tính của học sinh mà không nghĩ đó là những bài toán làm bước đệm cho học sinh được bắt đầu từ” tiết 26: Phép cộng trong phạm vi 3” tuần 7 cho đến: “tiết 63: Luyện tập” tuần 16 mới kết thúc giai đoạn chuẩn bị chính thức bước vào giai đoạn học “Giải Toán có lời văn”
+ Trình bày bảng: chưa khoa học, chữ viết mẫu xấu, chưa tỉ mỉ.
 Môn Toán rất khô và cứng vì thế, chưa tạo được sự hững thú khi dạy và học phân môn này, ở trong một số trường khi đi kiểm tra, tình trạng như trên vẫn còn tồn tại dẫn đến hiệu quả trong tiết Toán chưa đạt được như mong muốn .
 2. Về học sinh.
- Vào lớp 1, lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với toán học với tư cách là 1 môn học, rèn luyện với các thao tác tư duy như là so sánh, quan sát, phân tích,. . . .Thật là một thử thách lớn đối với học sinh trong khi trẻ đọc chưa thông, viết chưa thạo. Làm sao để trẻ tập trung chú ý vào để học. Chủ yếu do 1 số nguyên nhân sau:
+ Tư duy của học sinh còn mang tính trực quan là chủ yếu.
+ Đọc được đề bài nhưng chưa hiểu đề bài, chưa biết thế nào là tìm hiểu bài toán có lời văn.
+ Không biết tìm hiểu bài toán như: bài toán cho biết gì?Bài toán hỏi gì?
+ Không hiểu các thuật ngữ toán học như: thêm, bớt, cho đi, mua về, bay đi, chạy đến,. . . và câu hỏi: Có tất cả bao nhiêu? Còn lại bao nhiêu? . . . . 
+ Không biết tóm tắt bài toán, lúng túng khi nêu câu lời giải, có khi học sinh nêu lại câu hỏi của bài toán. Không hiểu thuật ngữ toán học nên không biết nên cộng hay trừ dẫn đến nói sai, viết sai phép tính, sai đơn vị, viết sai đáp số.
 + Một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. 
 + Khi về nhà học sinh lại chưa được bố mẹ quan tâm đến bài vở của con do đi làm vất vả hoặc muốn quan tâm nhưng không biết dạy con sao cho đúng phương pháp dẫn đến giáo viên rất vất vả khi dạy đến dạng bài toán có lời văn.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
 I. KHẢO SÁT .
Trước khi đưa ra 1 số giải pháp cụ thể. Tôi đã trực tiếp kiểm tra và gặp gỡ, chia sẻ 
khảo sát toàn bộ học sinh lớp tôi giảng dạy, lớp 1A3 năm học 2012- 2013.
 1. Khảo sát quá trình dạy học giải toán có lời văn của học sinh lớp 1.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có dự giờ của các giáo viên trong khối và tham khảo ý kiến của ban giám hiệu cho thấy: Trong giờ dạy Toán : Bài toán có lời văn, giáo viên thường ngại cho học sinh lấy đồ dùng học môn Toán không tập trung ngay vào việc sử dụng vì trong bộ thực hành học Toán có rất nhiều hình ảnh minh hoạ như cam, táo, chim, cá, . . . màu sắc đẹp, bắt mắt nên học sinh rất thích dẫn đến hay nghịch đồ dùng. Phải mất nhiều thời gian ổn dịnh tổ chức lớp giáo viên mới có thể tiếp tục bài giảng của mình hoặc có sử dụng nhưng sơ sài trong việc hướng dẫn học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề bài, quan sát hình minh hoạ, hướng dẫn tóm tắt bài toán. Giáo viên chỉ chú trọng đi sâu vào phần hướng dẫn học sinh trình bày và giải bài toán.Bên cạnh đó học sinh luyện giải toán trong bảng con chưa nhiều ,chưa nhận xét kĩ những lỗi sai của học sinh. Giáo viên chưa giúp đỡ kịp thời những học sinh học yếu, kém. 
Tôi đã đưa ra một số các câu hỏi sau:
Đồng chí có thích dạy Toán không?
Trong tiết dạy giải Toán có lời văn đồng chí thường chú trọng những bước nào? Vì sao?
Đồng chí thường sử dụng phương pháp nào trong tiết dạy Toán đó?
Trong quá trình dạy giải Toán có lời văn đồng chí thường gặp những khó khăn gì?
Học sinh thường mắc những lỗi gì trong bài khi học giải Toán có lời văn?
Đồng chí có cách nào để đổi mới phương pháp dạy học Toán?
Đồng chí có kiến nghị gì với cấp trên?
 2. Khảo sát kĩ năng học giải Toán có lời văn của học sinh lớp 1.
 Tôi đã tìm hiểu và quyết định yêu cầu học sinh làm 1 số yêu cầu sau:
 Câu 1: Trả lời các câu hỏi sau:
Em có thích học giải Toán có lời văn không?
Sau khi thầy cô hướng dẫn giải toán có lời văn em thấy mình có thể làm được bài không?
Điểm bài Toán đó của em như thế nào?
Khi giải bài toán có lời văn em thường mắc những lỗi gì?
 Câu 2: Bài giải
 Học sinh giải bài toán sau: 
 Lúc đầu tổ em có 5 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?
Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm, tôi thu được kết quả sau:
TS
Lớp
 HỌC SINH
Viết đúng câu lời giải
Viết đúng phép tính
Viết đúng đáp số
Giải đúng cả 3 bước
37
1B
3 = 8,1%
21= 56.8%
 5=13.5%
	8 = 21.6%
II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ.
Để chuẩn bị tốt cho phần học: Bài toán có lời văn.Học sinh đã phải trải qua 1 số giai đoạn cụ thể sau:
1. Giai đoạn 1: Quan sát tranh, nêu phép tính thích hợp.( Được bắt đầu từ tiết 27: luyện tập đến tiết 61: luyện tập)
+ Ở giai đoạn đầu tiên này học sinh được thường xuyên làm quen với dạng toán quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. Tôi hiểu đó chính là yêu cầu: tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.
VD: Bài 5 tiết luyện tập trang 46.
1
+
2
=
3
Bài đầu tiên rất quan trọng nên tôi cho học sinh quan sát kĩ tranh để học sinh biết được” Có mấy quả bóng? Thêm mấy quả bóng? Hỏi có tất cả máy quả bóng?”.Sau đó tôi giúp học sinh nêu thành bài toán đơn với 1 phép tính cộng: “ An có 1 quả bóng. Hà có 2 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?”. Cho nhiều học sinh nêu lại bài toán theo ý hiểu của mình, không bắt buộc phải giống y nguyên bài toán mẫu của cô.
Tôi nhấn mạnh vào từ: “có, thêm, có tất cả” để học sinh dần hiểu được: “ thêm” có nghĩa là: “cộng” và cụm từ: “ có tất cả” để chắc chắn rằng chúng ta sẽ thực hiện viết phép tính cộng vào ô trống đó. Tôi cũng không áp đặt học sinh cứ phải nêu phép tính theo ý giáo viên mà có thể nêu:
 1 + 2 = 3 hoặc 2 + 1 = 3
1
+
2
=
3
Tôi đã hướng dẫn học sinh làm theo đúng mục tiêu của dạng bài tập này là: Giúp học sinh hình thành kĩ năng biểu thị một tình huống của bài toán bằng một phép tính tương ứng với mỗi tranh vẽ.
VD: Bài 5( b) trang 50.Viết phép tính thích hợp.
Cho học sinh xem tranh, nêu bài toán: Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim?
 Học sinh có thể nêu:
Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim?
Học sinh viết: 4 + 1 = 5
Có 1 con chim đang bay và 4 con chim đậu trên cành. Hỏi có tất cả mấy con chim?
Học sinh viết phép tính: 1 + 4 = 5
3.Có 5 con chim, bay mất 1 con. hỏi còn lại mấy con?
Học sinh viết phép tính: 5 - 1 = 4
Có tất cả 5 con chim, trong đó có 4 con đậu trên cành. Hỏi có mấy con đang bay?
Học sinh viết phép tính: 5 - 4 =1
Có rất nhiều cách để nêu, giải bài, có nhiều kết quả đúng toán tôi thường xuyên khuyến khích học sinh làm như vậy. nhưng với bức tranh của bài 5b trang 50. Tôi sẽ hướng dẫn để học sinh có thể viết:
 1 + 4 = 5 
 để phép tính phù hợp với tình huống của bài toán nêu ra. 
Tương tự như vậy cho đến hết tiết 61: Luyện tập trang 85.
Như vậy qua giai đoạn 1 học sinh của tôi đã hình thành tốt kĩ năng khi làm dạng bài tập như trên. Đó là:
 - Xem tranh vẽ.
 - Nêu bài toán bằng lời 
- N êu câu trả lời 
- Điền phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
 2. Giai đoạn 2: Tuần 16: (Từ tiết 62 trang 87 đến hết tiết 83 trang 113) Từ giai đoạn này, học sinh không quan sát tranh để nêu phép tính thích hợp nữa mà chuyển sang: “ Viết phép tính thích hợp” dựa vào tóm tắt bài toán.
Bài 3( b) trang 87: Có : 10 quả bóng
 Cho: 3 quả bóng
 Còn : . . . quả bóng
Tương tự như ở giai đoạn 1.Tôi tiếp tục cho học sinh đọc nhiều lần tóm tắt bài toán rồi căn cứ vào thuật ngữ: : “Có, cho, còn” để tiếp tục hướng dẫn học sinh: “ cho” là bớt đi và từ “còn” là chúng ta phải thực hiện phép tính trừ vào ô trống. 
 10 - 3 = 7
Như vậy ở giai đoạn này học sinh đã quen dần với cách nêu bài toán, câu trả lời bằng miệng. Rèn luyện thành thạo kĩ năng này sẽ rất thuận lợi khi học sinh bươc vào giai đoạn học: “ giải toán có lời văn”
Giai đoạn 3: Từ (tiết 84: bài toán có lời văn) trang 115 đến cuối năm học sinh chính thức học, rèn luyện giải bài toán có lời văn. 
 a.Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn.
Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề toán chưa hoàn thiện. Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành thạo ở giai đoạn 2 vậy nên hoàn thiện nốt đề bài toán là điều không khó đối với học sinh lớp tôi. Tiếp tục tôi giảng để học sinh nắm chắc một bài toán có lời văn ở lớp 1 gồm 2 phần:
+ Phần cho biết, phần hỏi.( Phần cho biết gồm 2 ý: Có . . . cho thêm.Có . . .và.Có. . . bay đi, . . . .)
Bài toán có lời văn còn thiếu số và câu hỏi: ( cái đã cho, cái cần tìm)
 Gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau.
 VD: Bài 1 ( trang 115).Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
 Bài toán 1: Có bạn, có thêm bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu 
bạn ?
 Bài toán 2: Có  con , có thêm  con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ ?
 * Bài toán còn thiếu câu hỏi ( cái cần tìm)
Bài 3 Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
 Bài toán 3 : Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. 
 Hỏi .?
 * Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi ( cái đã cho và cái cần tìm)
Bài toán 4: Có  con chim đậu trên cành, có thêm.con chim bay đến. 
 Hỏi .?
 - Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ được các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu là cái cần tìm.
Bước 1: GV đặt câu hỏi - HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu trên bảng lớp.
Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của bài toán.
 	 Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đọc lại và xác định bài 1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải có đủ dữ kiện.
 b.Quy trình giải toán có lời văn.
 Gồm các bước:
 - Tìm hiểu bài toán.
 - Tóm tắt bài toán.
 - Giải bài toán.( gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số).
 Ví dụ: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn
Bài 1 trang 122: An có 4 quả bóng xanh vàcó 5 quả bóng đỏ. Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ?
Bước 1: Tìm hiểu bài: Tôi yêu cầu học sinh
Quan sát tranh minh hoạ trong SGK
Đọc bài toán.
Đặt câu hỏi tìm hiểu bài.
 + Bài toán cho biết gì? (An có 4 quả bóng xanh ) 
 + Bài toán còn cho biết gì nữa? (và có 5 quả bóng đỏ) 
 + Bài toán yêu cầu tìm gì? (An có tất cả mấy quả bóng?) 
 Tôi gạch chân dữ kiện, yêu cầu của bài toán.
Bước 2: Tóm tắt bài toán.
 Tôi hướng dẫn để học sinh hoàn thiện tóm tắt của bài toán. Lúc này học sinh chỉ cần dựa vào bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì là đã hoàn thiện tóm tắt.
 An có: 4 quả bóng xanh.
 có: 5 quả bóng đỏ.
 Có tất cả: . . . quả bóng?
Yêu cầu học sinh đọc lại tóm tắt.
Bước 3: Giải bài toán.
 Cã thÓ lång c©u lêi gi¶i vµo trong tãm t¾t ®Ó dùa vµo ®ã häc sinh dÔ viÕt c©u lêi gi¶i h¬n ch¼ng h¹n dùa vµo dßng cuèi tãm t¾t häc sinh cã thÓ viÕt ngay c©u lêi gi¶i víi nhiÒu c¸ch kh¸c nhau chø kh«ng b¾t buéc häc sinh ph¶i viÕt theo mét kiÓu.
Tôi có thể hướng dẫn các em viết câu lời giải theo 1 số cách sau: 
Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi)và cuối (mấy quả bóng?) để có câu lời giải: “An có :” hoặc thêm từ là để có câu lời giải An có số quả bóng là:”
Cách 2: Đưa từ “quả bóng” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có “ Số quả bóng An có tất cả là:”
Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Vídụ: Từ dòng cuối của tóm tắt “Có mấy quả bóng?”. Học sinh viết câu lời giải:Có tất cả là:”.
Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?” để học sinh trả lời miệng: “ Cả hai bạn có là” rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính):
 Tất cả An có là:
 4+ 5 = 9 (quả bóng)
Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 4 + 5 = 9 (quả bóng). Giáo viên chỉ vào 9 rồi hỏi: “ 9 quả bóng này là của ai? ” ( số bóng của An có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số bóng của An có tất cả là”Vậy là có rất nhiều câu lời giải khác nhau. Tiếp tục hướng dẫn học sinh viết các phép tính.
- Tôi nêu tiếp: “Muốn biết An có mấy quả bóng ta làm tính gì? (tính cộng); Mấy cộng với mấy? (4 + 5 = 9) hoặc 5 cộng 4 bằng mấy? (5 +4 = 9);
 Tiếp tục tôi gợi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 quả bóng) nên ta viết “quả bóng” vào dấu ngoặc đơn: 4 + 5 = 9 ( quả bóng). Để bài toán đầy đủ các bước giáo viên hướng dẫn các em viết đáp số.
 c. Trình bày bài giải bài toán có lời văn.
 Học sinh chưa tự mình trình bày bài toán có lời văn bao giờ nên việc trình bày bài toán có lời văn cũng là một việc làm rất khó. Giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận. Tuy nhiên việc học sinh làm sai hoặc viết câu lời giải chưa đúng cũng là điều khó tránh khỏi. Đây là 1 số trường hợp học sinh hay mắc phải.
Trường hợp 1:
Bài giải
4 + 5 = 9 quả bóng
Đáp số : 9 quả bóng.
 ( Nguyễn Bá Quyền. Học sinh chưa biết trình bày sao cho cân đối. Chưa biết viết câu lời giải.)
Trường hợp 2:
Bài giải
4 + 5 = 9 ( Quả bóng)
 Đáp số: 9 quả bóng.
An có số quả bóng là:
( Nguyễn Hữu Phát. Học sinh không biết đưa câu lời giải lên trên phép tính)
Trường hợp 3:
Bài giải
An còn số quả bóng là:
4 + 5 = 9 ( quả bóng)
 Đáp số: 9 quả bóng
( Lê Thị Yến Nhi. Học sinh không biết viết câu lời giải).
Trường hợp 4: 
Bài giải
An có tất cả số quả bóng là:
4 + 5 = 9 ( quả bóng)
 Đáp số: 9 quả bóng
( Nguyễn Hoàng Kim Ngân. Học sinh hiểu và làm được bài).
 III. DẠY THỰC NGHIỆM.
 Sau khi tiến hành 1 số giải pháp : “ Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp 1, Tôi ra đề cho học sinh làm bài như sau:
 Vinh có 10 cái kẹo, bố cho Vinh thêm 10cái nữa.Hỏi Vinh có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
 Do nắm được vai trò quan trọng của phân môn Toán nên những việc làm trên đã được tôi tiến hành thường xuyên trong các giờ Toán. So với thời gian đầu nhiều em còn làm sai, chưa biết trình bày câu lời giải, phép tính thì hiện giờ lớp tỉ lệ học sinh không biết giải toán có lời văn còn rất ít. Kĩ năng giải toán có lời văn qua đó mà nâng lên rõ rệt.
Đây là bảng kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp “ rèn kĩ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 1” vào quá trình dạy- học phân môn Toán lớp 1.
Lớp 1B
 HỌC SINH
TS: 37 HS
Viết sai câu lời giải
Viết sai phép tính
Viết sai đáp số
Giải đúng cả 3 bước
Trước khi thực hiện đề tài
20 = 54.1%
7 = 18.9%
5 = 13.5%
5 = 13.5%
Sau khi
thực hiện đề tài
4 = 10.8%
2 = 5.4%
1 = 2,7%
30 = 81.1%
PHẦN III. KẾT LUẬN
I. Đánh giá chung:
Với tinh thần trách nhiệm cao để cho trẻ cảm thấy không nặng nề quá khi phải học nhiều gay áp lực cho trẻ. Giáo viên tạo bầu không khí vui tươi, sôi nổi để học sinh luôn được: Học mà chơi - chơi mà học. Như vậy trẻ sẽ nhớ lâu, làm đúng, làm nhanh những bài học trên lớp cũng như ở nhà.
II. Hiệu quả.
Qua việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp rèn kĩ năng “giải toán có lời văn” cho học sinh lớp 1.Tôi nhận thấy nếu giáo viên ý thức được việc giải toán có lời văn mới lạ với học sinh ở phần câu lời giải thì ngay từ đầu năm khi học sinh được tiếp xúc với dạng toán: “ viết phép tính thích hợp ”. Học sinh được rèn luyện ngay từ việc nêu miệng bài toán, nêu miệng câu trả lời, nêu miệng phép tính thì sang đầu kì II việc học dạng “ Giải Toán có lời văn” sẽ rất đơn giản và nhẹ nhàng đối với cả giáo viên và học sinh.Tự bản thân tôi thấy:
Giáo viên gương mẫu, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.
Thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin đa chiều giữa gia đình với nhà trường để quan tâm, giúp đỡ và có biện pháp kịp thời giúp học sinh học không bị sa sút.
Giáo viên nghiên cứu kĩ bài, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học hoặc bài soạn Power Point khi đến lớp( Trưòng tôi đã đầy đủ hệ thống máy chiếu, máy vi tính phục vụ cho việc giảng dạy)
Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài giảng. Luôn bám sát tài liệu hướng dẫn sách giáo viên, luôn đổi mới, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học.
Sử dụng triệt để kênh hình trong sách giao khoa phục vụ cho giảng dạy.
Quan tâm đầy đủ, kịp thời tới cả 3 đối tượng học sinh trong lớp.
Năng dự giờ,học hỏi đồng nghiệp, tự trau dồi kiến thức kinh nghiệm cho bản thân.
 - Chú ý hình thức khen thưởng, động viên đối với học sinh.
 III.Ý kiến đề xuất.
 Sau khi tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học Toán lớp 1, trường tiểu học Nguyễn Lượng Thái, cũng như xác định được một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 1 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán .Để làm được điều đó, tôi mong muốn các cấp lãnh đạo, các ban ngành giáo dục:
 - Cần có thêm tài liệu tham khảo, nâng cao cho giáo viên và học sinh để bổ sung phương pháp dạy, đáp ứng nhu cầu dạy – học.
-Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp.
- Duy trì tốt việc thao giảng, thăm lớp, dự giờ giáo viên trong trường.
- Các cấp lãnh đạo thường xuyên, quan tâm hơn nữa tới giáo viên và học sinh, tạo mọi điều kiện để các em có thể thực hiện tốt quyền được học hành	.Chắc chắn rằng giải pháp tôi đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót do đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu trường giúp, cho việc học tập đạt hiệu quả tốt nhất góp phần đổi mới phương pháp dạy học thành công. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 An Bình, ngày 25 tháng 02 năm 2018
 Người thực hiện
 Lưu Hạnh Lý
PHẦN IV. PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tham khảo một số tài liệu sau:
- Sách giáo khoa và Sách giáo viên Toán lớp 1 - NXB Giáo dục.
- Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học - NXB Giáo dục & NXB ĐHSP.
 - Giáo trình chuyên đề Rèn kĩ năng giải toán tiểu học – NXB ĐHSP

File đính kèm:

  • docSKKN toan 1_12537940.doc
Sáng Kiến Liên Quan