Đề tài Một số hoạt động nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 1A trường tôi

 I. PHẦN MỞ ĐẦU

 1. Lý do chọn đề tài:

 Như chúng ta đã biết nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một việc làm rất quan trọng. Chính vì vậy đã có nhiều giáo đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác mà hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng: việc rèn cho các em năng lực hợp tác là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Hoạt động nhằm nâng cao năng lực hợp tác như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Qua thực tế dạy học ở trường tôi phần đa giáo viên thực hiện tốt trong những tiết dự giờ, thao giảng. Song đối với lớp 1 thì Hoạt động nhằm nâng cao năng lực hợp tác cũng gặp không ít khó khăn. Bởi các em còn nhỏ, còn rụt dè chưa mạnh dạn trong giao tiếp. Vì vậy để Học sinh hoàn thành tốt năng lực hợp tác, không những đòi hỏi giáo viên phải biết khai thác vốn sống của các em mà còn phải xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các hoạt động có liên quan đến bài học nhằm bổ xung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ.

 Dạy học hơp tác là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực. Trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động này, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.

 Ngoài ra giáo viên còn phải biết phối hợp linh hoạt các phương pháp đặc trưng của các môn học như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp hỏi đáp theo cặp, phương pháp tổ chức trò chơi, để học sinh thực sự được tham gia sử lý các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.

 Một trong những hoạt động tạo được hứng thú học tập cho học sinh rất hiệu quả đó là “Năng lực hợp tác” nhằm nâng cao chất lượng giờ học cho học sinh.

 Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài “Một số hoạt động nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 1A trường tôi.”.

 

doc17 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 10879 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số hoạt động nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 1A trường tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng hợp tác.
       Hợp tác nhóm đòi hỏi sự trao đổi qua lại tích cực giữa các học sinh độc lập trong nhóm. Điều đó được thực hiện khi các thành viên trong bàn cùng trao đổi. Tương tác mặt đối mặt, có tác động tích cực đối với học sinh như: Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới, kích thích sự hợp tác chia sẻ tư tưởng và giải quyết vấn đề, tăng cường các kĩ năng tỏ thái độ, biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức như: lời nói, ánh mắt, cử chỉ, khích lệ mọi thành viên tham gia, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau. 
 Ví dụ trong tiết 2 của tiết Học vần: Nói về chủ đề của hoạt động; học sinh thảo luận theo cặp đôi để tạo sự hợp tác; một bạn hỏi, một bạn trả lời hoặc hai bạn cùng nói về một chủ đề cùng thống nhất nội dung thảo luận để mang lại hiệu quả của bài học.
Ví dụ: Hình ảnh hợp tác theo cặp đôi nói về chủ đề”Trong cặp sách của em”
 ( Tiết 2 môn Học vần lớp 1 Bài: 85)
Hai là: Tạo nhóm tương tác.
       Trong hoạt động hợp tác nhóm, học sinh phải nhận thấy thành công cùng hưởng, thất bại cùng chịu. Vì vậy các thành viên của nhóm phải gắn kết với nhau theo cách: mỗi cá nhân cũng như toàn nhóm chỉ có thể thành công nếu cố gắng hết sức mình.
 Hình ảnh: Hợp tác nhóm trong tiết học Tự nhiên xã hội (Bài cây rau)
Hoặc tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức trong giờ toán: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn. Bài luyện tập chung (SGK/90) Toán 1. Giáo viên chia lớp thành ba tổ mỗi tổ có 5 học sinh tham gia chơi, mỗi học sinh cầm một bông hoa đã được gắn sẵn số theo đề bài toán, các học sinh còn lại làm trọng tài. Tổ 1 nhận được các bông hoa màu đỏ. Tổ 2 nhận các bông hoa màu xanh. Tổ 3 những bông hoa màu vàng. Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi, cho học sinh chơi thử một lần rồi tổ chức chơi thật; Tổ nào xếp đúng nhanh tổ đó thắng cuộc, tổ nào chậm, xếp sai thì thua cuộc được hát hoặc múa một bàiTrong trò chơi này rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn, hợp tác tích cực cùng nhau để có kết quả tốt. 
Ba là: Nâng cao trách nhiệm cá nhân:
        Nhóm hợp tác được tổ chức sao cho từng thành viên trong nhóm không thể trốn tránh công việc, hoặc trách nhiệm học tập. Mọi thành viên đều phải học, đóng góp phần mình vào công việc chung và thành công của nhóm. Mỗi thành viên thực hiện một vai trò nhất định. Các vai trò ấy được luân phiên thường xuyên trong các nội dung hoạt động khác nhau (Nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên ...). Mỗi thành viên đều hiểu rằng không thể dựa vào công việc của người khác mà tự mình phải cố gắng hoàn thành việc của mình. Dưới đây là hình ảnh dọn vệ sinh vườn hoa cây cảnh xung quanh lớp học.
 Hình ảnh: Hợp tác trong tiết hoạt động ngoài giờ.
 Hình ảnh hợp tác trong trò chơi nhảy dây.
Bốn là: Sử dụng các kĩ năng hợp tác.
       Học sinh phải thể hiện được các kĩ năng làm việc trong nhóm nhỏ. Đó là các kĩ năng:
   + Kĩ năng hình thành nhóm như: tham gia ngay vào hoạt động nhóm, không rời khỏi nhóm.
   + Kĩ năng giao tiếp như: biết chờ đợi đến lượt, tóm tắt và xử lí thông điệp.
   + Kĩ năng xây dựng niềm tin như bày tỏ sự ủng hộ qua ánh mắt, nụ cười, yêu cầu giải thích, giúp đỡ và sẵn sàng giải thích giúp bạn.
  + Kĩ năng giải quyết mối bất đồng như: kìm chế bực tức, không làm xúc phạm khi phản đối...
 Ví dụ: Khi cho học sinh chơi trò chơi”Tập làm phóng viên” Trong tiết Đạo đức: Em và các bạn ở tuần 22. Học sinh có được kỹ năng hợp tác giới thiệu về bản thân, sở thích, hoàn cảnh của mình cho các bạn trong nhóm, trong lớp cùng biết để cùng chia sẻ giúp đỡ khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Trò chơi này giúp các em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn; nhất là những bạn còn ít nói, chưa mạnh dạn.
Năm là: Rút kinh nghiệm trong hợp tác:
      Sau mỗi hoạt động hợp tác, học sinh phải đánh giá quá trình hoạt động của mỗi thành viên trong nhóm như những mặt tốt trong hoạt động chung và những đóng góp cá nhân nổi bật cần được phát huy, những mặt cần thay đổi, cải thiện để hoạt động của nhóm có hiệu quả hơn. Điều này, giúp học sinh học được kĩ năng hợp tác với người khác một cách có hiệu quả.
       Tóm lại, dạy học theo hoạt động hợp tác là giáo viên tổ chức cho học sinh trực tiếp trao đổi với nhau trong nhóm học tập, chia sẻ, tìm tòi những kinh nghiệm, những kiến thức hay để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao. Trong khi đó, giáo viên bao quát, theo dõi hoạt động của học sinh và sẵn sàng làm cố vấn, trọng tài hay hỗ trợ các em khi cần thiết.
 Để thực hiện dạy học hợp tác trong bài học cụ thể, tôi đã tiến hành như sau:
 Một: Xác định các kĩ năng hợp tác.
      Có hai loại mục tiêu tôi cần xác định rõ trước khi dạy một bài. Một là, mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ được xác định ở mức độ phù hợp với học sinh và phù hợp với yêu cầu chung của bài học. Hai là, mục tiêu về kĩ năng hợp tác của học sinh với nhau: được thể hiện bằng các kĩ năng hợp tác cụ thể, yêu cầu học sinh qua bài học. Căn cứ vào khả năng hợp tác nhóm của học sinh tôi xác định các kĩ năng cần rèn cho các em. 
  Trong một bài học, tuỳ theo nội dung môn học, tôi xác định nội dung vấn đề cho hoạt động hợp tác nhóm. Vấn đề tôi đưa ra cho học sinh hoạt động hợp tác nhóm luôn đảm bảo: Nội dung vấn đề phải có độ khó, phức tạp nhất định sao cho nhóm học sinh phải cùng hợp tác với nhau mới có thể giải quyết được. Nội dung vấn đề cho hoạt động nhóm, chỉ có thể giải quyết được khi các thành viên nhóm phải vận dụng những kinh nghiệm của bản thân. Nội dung vấn đề trong hoạt động nhóm cho học sinh giải quyết tôi đều dành thời gian hợp lí để học sinh thảo luận.
      Các vấn đề đưa ra cho hợp tác nhóm được tôi biên soạn trong phiếu học tập hoặc viết bảng phụ được biên soạn đơn giản, rõ mục đích, có tính trực quan cao, không rườm rà, gây khó hiểu, mất thời gian.
      Ví dụ:  Môn Đạo đức lớp 1
 Bài: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập   
     Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi : Nêu tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
 Hoặc Môn tự nhiên xã hội lớp 1
 Bài: Bảo vệ mắt và tai
 Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 : Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
       Khi giao nhiệm vụ thảo luận. Tôi có thể tiến hành bằng nhiều hình thức: Tôi có thể nêu miệng câu hỏi đối với lớp 1 ở học kì 1 hoặc ghi câu hỏi ở bảng phụ hoặc giao nhiệm vụ thông qua phiếu thảo luận ở học kì 2. Đối với những câu hỏi ngắn, tôi thường nêu miệng câu hỏi hoặc ghi ở bảng phụ. Làm như vậy vừa tiết kiệm thời gian. Còn đối với các câu hỏi dài hoặc các bảng biểu yêu cầu điền số, chữ thì tôi sử dụng phiếu. 
 Hai: Thành lập nhóm hợp tác : 
       * Xác định số lượng học sinh trong nhóm:
       Sau khi các mục tiêu của bài học được xác định rõ. Tôi quyết định số lượng học sinh mỗi nhóm. Số lượng học sinh trong nhóm phụ thuộc vào nội dung bài học cũng như các đồ dùng. Đối với những câu hỏi dễ, tôi cho học sinh thảo luận nhóm đôi (mỗi nhóm 2 học sinh), câu hỏi khó tôi cho học sinh thảo luận nhóm lớn (mỗi nhóm 4 học sinh)
      * Lựa chọn các thành viên vào nhóm :
      Tôi sắp xếp các thành viên vào một nhóm, sao cho các thành viên nhóm càng đa dạng càng tốt. Nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm gồm các thành viên có năng lực đa dạng: khả năng nhận thức cao, trung bình và thấp, đa dạng về thành phần xuất thân, điều kiện kinh tế, môi trường sống ... Với nhóm như vậy, mỗi một vấn đề cần giải quyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc, toàn diện hơn.
      * Xác định thời gian:
      Cần duy trì hoạt động nhóm đến thời điểm đủ độ ổn định và có thể thành công. Khi các nhóm có vấn đề và hoạt động kém hiệu quả tôi giải tán nhóm và thành lập nhóm mới. Nếu không lập nhóm mới học sinh sẽ không học được các kĩ năng cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, trong quá trình hợp tác với bè bạn. Việc học sinh lần lượt được hoạt động cùng nhóm với tất cả các bạn trong lớp, sau một học kì hay năm học, là điều hết sức có ý nghĩa. Nó giúp cho việc xây dựng trong các em cảm nhận tích cực và lành mạnh về sự hợp tác, mang lại cho các em nhiều cơ hội để thực hành các kĩ năng cần thiết cho việc hoạt động trong các nhóm mới. Học sinh có cơ hội giao tiếp với nhiều tính cách khác nhau ... Điều đó, làm tăng ý nghĩa giao lưu, giao tiếp, mở rộng và nâng cao kiến thức. Tránh việc đánh giá thấp sức mạnh của các nhóm học tập đa dạng trong việc nâng cao chất lượng học tập, sự phong phú và tính tích cực tham gia của mọi thành viên.
     * Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm 
     Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng. Sau mỗi hoạt động nhóm, các thành viên cần thay đổi vai trò cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên chỉ đóng một vai trò trong thời gian quá lâu. Vai trò của các thành viên trong một nhóm bao gồm:
   * Nhóm trưởng: Có nhiệm vụ hướng dẫn các thành viên tham gia vào hoạt động, giải thích rõ nhiệm vụ hoạt động của nhóm, tóm tắt, kiểm tra sự hiểu biết vấn đề trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm, xây dựng bầu không khí ấm áp, giải quyết các "mâu thuẫn" trong quá trình hoạt động nhóm. Với vai trò này học sinh cần có nhiều năng lực hơn, đặc biệt là năng lực quản lí, giám sát và hướng dẫn bạn.
    * Thư kí ghi chép mọi ý kiến, biên tập, tóm tắt các ý kiến.
    * Báo cáo viên thay mặt nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
    * Khuyến khích động viên mọi thành viên tham gia, bảo đảm trong quá trình trao đổi mọi thành viên phải có quyền và nghĩa vụ đóng góp vào bài học.
Ba: Tổ chức hoạt động hợp tác : 
       Tôi bố trí các thành viên trong nhóm học tập ngồi gần nhau sao cho các em có thể dễ dàng chia sẻ tài liệu học tập, duy trì được sự liên hệ với nhau bằng ánh mắt và trao đổi nhỏ, đủ nghe trong nhóm mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nhóm khác. Mỗi nhóm được sắp xếp ngồi ở 2 bàn, khi có lệnh hoạt động, bàn trên quay xuống bàn dưới rất nhanh tránh lãng phí thời gian.
        Tôi giải thích để học sinh hiểu rõ về nhiệm vụ học tập cũng như các kĩ năng hợp tác trong quá trình học nhóm: Giao nhiệm vụ sao cho học sinh rõ việc mình phải làm. Khi giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, ngôn từ của giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc để đảm bảo cho học sinh hiểu rõ tránh thất bại trong hoạt động giải quyết nhiệm vụ. Hỏi những câu hỏi phụ để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ được giao chưa. Những câu hỏi phụ đảm bảo cho sự trao đổi hai chiều, đảm bảo việc giao nhiệm vụ thực hiện một cách có hiệu qủa và đảm bảo học sinh sẵn sàng bắt tay vào hoàn thành nhiệm vụ đó.
(VD: Các em đã hiểu nhiệm vụ cô giao chưa? Các em có thắc mắc gì trong nội dung câu hỏi thảo luận không ?)
Bốn: Theo dõi, can thiệp và điều chỉnh khi hợp tác:
       Trong quá trình theo dõi hoạt động của các nhóm, tôi đưa ra những gợi ý, nhắc lại những biện pháp và cách thức để hoàn thành công việc được giao, giải đáp các thắc mắc và dạy các kĩ năng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết. Đối với những nhóm chưa thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tích cực tôi đến gần và cùng tham gia, làm mẫu cho học sinh. Khi học sinh gặp khó khăn, tôi đưa ra những gợi ý cần thiết như liên hệ những kiến thức đang trao đổi với những kiến thức học sinh đã được học, tạo ra mối quan hệ giữa kiến thức mới và những kiến thức học sinh đã biết, đã trải nghiệm.
      Ví dụ:  Môn Toán lớp 1 khi dạy bài : Lớn hơn. Dấu lớn > ; hoặc bài : Bé hơn. Dấu <; hoặc bài luyện tập(Tr 21)
      Phần làm bài tập: So sánh hai số bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo hai quan hệ  bé hơn và  lớn hơn (Có 2 2)
      Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 để tìm cách so sánh hai số. Đối với các nhóm chưa tìm ra cách so sánh hai số này thì giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở để học sinh liên hệ với kiến thức đã học để trả lời.
Hoặc dạy bài: Cây rau (TNXH) lớp 1 
 Ở bài tập 1,2 cho HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm 4 tìm và nêu tên các bộ phận của cây rau và cho biết cây đó là cây rau gì? Tác dụng mỗi bộ phận của cây.
Năm: Nhận xét tương tác trong hợp tác:
       Tôi tiến hành nhận xét ngay sau khi hoạt động hợp tác kết thúc hoặc vào cuối mỗi tiết học. Mục đích của nhận xét nhóm là để học sinh có ý thức thực hiện những yêu cầu về kĩ năng hợp tác. Nội dung nhận xét sẽ tập trung vào việc thực hiện những nhiệm vụ về hợp tác diễn ra như thế nào? Học sinh nào đã thực hiện tốt, những gì có thể thay đổi để hoạt động hợp tác ngày càng được tốt hơn ? Dần dần, tôi hướng dẫn học sinh tự nhận xét nhóm mình, các nhóm khác nhận xét nhóm bạn, tôi đóng vai trò tập hợp, khái quát, bổ sung những nhận xét của từng nhóm.
      Để học sinh hiểu, biết được vai trò và trách nhiệm của mình, tôi lấy ví dụ một nội dung thảo luận và làm mẫu. Mục đích của tôi là qua làm mẫu học sinh hiểu được cách thức thảo luận và biết được vai trò của mình khi hợp tác (việc làm này tôi làm khi mới bước vào đầu năm học đối với học sinh lớp 1 sau đó học sinh đã có thói quen thì các em tự làm). Tôi sẽ đóng vai trò là nhóm trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ điều khiển các bạn trong nhóm.
     Ví dụ: Thảo luận nhóm 4: Phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng , lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
           Sau khi báo cáo viên của nhóm trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi chất vấn thì cả nhóm cùng hỗ trợ bạn báo cáo để trả lời các câu hỏi.
       Sau thời gian thực hiện hình thức hợp tác nhóm trong giảng dạy, tôi đã thu nhận được những kết quả khả quan.
* Về phía giáo viên:
         - Hiệu quả tiết dạy được nâng cao.
         - Tiết dạy sinh động, giáo viên rèn được kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác cho học sinh.
* Về phía học sinh:
        - Lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học, nắm bắt được kiến thức bằng chính khả năng của mình. Phát huy cao vai trò của từng thành viên trong nhóm, đề cao năng lực cá nhân bởi vì các em đã được đảm trách nhiều vai trò khác nhau trong nhóm của mình.
   - Tăng cường sự hợp tác. Đây cũng là một kĩ năng sống mà học sinh cần có trong cuộc sống hàng ngày.
  - Rèn được sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông, khả năng diễn đạt lưu loát hơn.
      Sau khi áp dụng hình thức này trong công tác giảng dạy; với tính hiệu quả của biện pháp hợp tác, cộng với sự quan tâm và nỗ lực của bản thân, sự tự giác hợp tác học tập của học sinh, các em đã có những tiến bộ rõ rệt. Động cơ học tập và chất lượng học tập của các em yếu cũng được nâng lên, các em đã tự tin, hòa đồng, bớt mặc cảm, tự ti trong học tập.
       Kết quả được thể hiện bằng bảng thống kê số liệu chất lượng về  năng lực hợp tác cuối kì 1 năm học 2018-2019 của lớp 1A mà tôi chủ nhiệm như sau:
Thời điểm
TSHS
Năng lực hợp tác
HTT
Đạt
Chưa đạt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Cuối HKI
32
15
46,8
17
53,2
0
0
 Trên đây là kết quả đạt được về năng lực hợp tác của lớp tôi trong học kì 1 năm học 2018-2019.
 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
1. Kết luận:
      Tổ chức dạy học Hợp tác là một hình thức dạy học với nhiều ưu điểm. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, nắm bắt được kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Dạy học hợp tác đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động hợp tác và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất, phát huy tác dụng tích cực trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện được các kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
      Như vậy, việc tổ chức hoạt động hợp tác thành công hay không là phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó một phần lớn quyết định là vấn đề nhận thức, năng lực và nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Tôi thiết nghĩ người giáo viên "Đổi mới phương pháp dạy học" thành công là biết tự điều chỉnh cách thức sử dụng phương pháp, hình thức dạy học của mình sao cho thật phù hợp phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
 Điều quan trọng khi tổ chức học hợp tác, giáo viên cần chú ý :
         - Nhiệm vụ cần giao cho học sinh phải rõ ràng, xác định rõ thời gian thảo luận cho học sinh biết.
        - Trong khi học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi, điều chỉnh kịp thời khi học sinh chưa hiểu rõ vấn đề.
        - Chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động hợp tác.
        - Tạo thói quen hoạt động hợp tác cho từng học sinh và học sinh phải biết được vai trò của mình đối với nhóm.
         Với cách làm như vậy lớp học sẽ trở nên sinh động, mọi học sinh đều có thể hoạt động một cách tích cực, tự giác theo sự tổ chức điều khiển của giáo viên. 
2. Ý kiến đề xuất: 
2.1. Đối với nhà trường:
- Luôn nhắc nhở các giáo viên phải quan tâm đến việc đổi mới phương pháp.
- Tạo điều kiện về thời gian, tổ chức các lớp chuyên đề về đổi mới phương pháp để giáo viên đúc rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy, học đạt hiệu quả.
2.2. Đối với phụ huynh:
 - Mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập.
 - Thường xuyên kết hợp với giáo viên để động viên nhắc nhở các em và tìm ra biện pháp học tập tốt cho con em mình đem lại hiệu quả cao trong học tập.
2.3. Đối với giáo viên:
 - Thường xuyên tự học hỏi, tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn , có kỹ năng sư phạm ; tận tụy với học sinh.
2.4. Đối với học sinh:
 - Học sinh cần có ý thức tự giác cao trong học tập và rèn luyện. 
- Phải có tính kiên trì, có ý thức tự học ở nhà cũng như ở lớp ,ham học hỏi, cần cù chịu khó trong học tập.
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, chắc chắn không tránh khỏi sai sót , rất mong các cấp và đồng nghiệp góp ý bổ sung để đề tài sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.      
 Xin chân thành cảm ơn!
 Cẩm Thành, ngày 10 tháng 2 năm 2019.
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
 tôi không sao chép nội dung của người khác. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người thực hiện 
 Tài liệu tham khảo
[ 1] ( 2008) Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học – Nhà xuất bản GD .
[ 2] Ngô Thị Tuyên ( 2010) Cẩm nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học , Nhà xuất bản GD Việt Nam.
[ 3]( 2010) Tài liệu hướng dẫn hoạt động ngoài giờ lên lớp dành cho học sinh Tiểu học.
[4] (2011) Những quy định mới nhất về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của Nhà giáo, Nhà quản lý, cán bộ, công chức trong ngành Giáo dục - Đào tạo, Nhà xuất bản Lao động.
[ 5]( 2014) Báo giáo dục thời đại, báo Dân trí.
[ 6] Các trang mạng điện tử có liên quan.
[7 ] ( 2014)Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học.
[8 ] (2016) Thông tư 22/2016/TT-BGD ĐT về Sửa đổi bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học.
[9 ] (2016) Thông tư 03/VBHN- BGD ĐT Về đánh giá học sinh Tiểu học được sửa đổi bổ sung.        
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO CẨM THỦY
 TRƯỜNG TIỂU HỌC 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO
 NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 1 A 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường TH 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Khác
 CẨM THỦY NĂM 2019
 Mục lục Trang
Trang bìa.........
Mục lục
I: Đặt vấn đề .........1
Lý do chọn đề tài...1
Mục đích nghiên cứu.............................................................................2
Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................2
Phương pháp nghiên cứu......................................................................2
II: Nội dung sáng kiến... ....................................3
Cơ sở lý luận......................................................................................3
Thực trạng của việc dạy và học..........................................................4
Thực trạng.....................................................................................4
Các giải pháp................................................................................4
 III: Kết luận và đề xuất........13
Kết luận..............................................................................................................13
Ý kiến đề xuất....................................................................................................14
.Phụ lục...............................................................................................................15

File đính kèm:

  • doclop 1 skkn_12672410.doc
Sáng Kiến Liên Quan