Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập viết Lớp 1

Vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu của dạy học tập viết lớp 1:

 Tập viết ở lớp 1 là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học nói chung và các môn học lớp 1 nói riêng. Tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở tất cả các môn học mà còn góp phần rèn luyện trau dồi vốn giao tiếp bằng chữ viết. Nếu viết chữ không đúng mẫu, xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.

 Tập viết giúp học sinh rèn năng lực viết thạo. Để làm chủ một tiếng nói về mặt văn tự, người học phải rèn luyện cho mình năng lực đọc thông viết thạo văn tự đó. Học sinh học Tiếng Việt phải đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ. Tập viết góp phần quan trọng trong rèn luyện phát triển nhân cách học sinh: " Nét chữ, nết người".

 Nhiệm vụ dạy tập viết ở lớp 1: Việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần. Học sinh luyện viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu: luyện tập viết chữ cái trong các tiết học âm - chữ ghi âm, vần và tập viết theo các yêu cầu kĩ thuật trong các tiết tập viết chữ cái và liên kết chữ cái để ghi tiếng.

 Yêu cầu cơ bản của việc dạy tập viết lớp 1:

 Về tri thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.

 Về kĩ năng: Rèn viết đúng quy trình viết nét, viết chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra, học sinh còn được rèn luyện các kĩ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập viết Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC SINH LỚP 1
2.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức cho học sinh và phụ huynh
 	Đầu năm học, tôi đã tổ chức họp phụ huynh phổ biến kế hoạch hoạt động của nhà trường trong năm học mới, đồng thời kết hợp tuyên truyền trong phụ huynh về vai trò của chữ viết, vị trí, tầm quan trọng của việc rèn chữ viết đối với việc hình thành nhân cách, tính kiên trì, tính kỉ luật, chịu khó của các em trong quá trình học tập. Chữ viết đẹp sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong việc học các môn học khác, giúp phụ huynh xoá bỏ quan điểm không cần rèn chữ viết khi nền khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại.
 Yêu cầu phụ huynh mua sắm đủ các loại học cụ có chất lượng cho học sinh trong quá trình học tập như: bút, vở, mực, thước kẻ ... Hướng dẫn phụ huynh dựa vào mẫu chữ ở vở tập viết để kiểm tra và thường xuyên quan tâm sửa chữa các sai sót cho con em mình.
 	 Thông qua các hoạt động Đội, Sao nhi đồng... tuyên truyền trong học sinh tác dụng của việc rèn chữ viết đẹp đối với các môn học khác và việc hình thành nhân cách của các em sau này. 
Trong các buổi sinh hoạt, các hoạt động tập thể, tôi thường kể cho học sinh nghe về những tấm gương vượt khó trong việc rèn luyện chữ viết như nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký và phát động phong trào học tập gương rèn chữ viết của các danh nhân nước ta như: Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu... để từ đó khơi dậy trong các em lòng say mê và ý thức luyện chữ.
2.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học:
Muốn cải tiến quy trình dạy tập viết, điều không thể thiếu được là phải đổi mới phương pháp dạy học, tiết tập viết càng cần phải tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ), tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. vào thực tế giảng dạy, để giúp học sinh có được chữ viết đẹp,đòi hỏi yêu cầu cao đối với người giáo viên là phải có phương pháp rèn luyện chữ phù hợp với điều kiện thực tiễn, trình độ , khả năng tâm lí lữa tuổi từng học sinh tiểu học , phát huy được tính tích cực, tự giác, tự rèn của học sinh và đặc biệt là giáo dục các em phương pháp tự học, tự rèn luyên chú ý đến chí kiên trì của từng học sinh nhằm khích lệ kịp thời để các em có hứng thú hơn trong việc rèn chữ viết.
2.2.3 Thực hiện tốt việc dạy học phân môn Tập viết lớp
	*Lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt nhằm giúp các em hiểu và ghi nhớ hình dáng, kích thước, quy trình viết từng chữ cái.
	Chữ viết Tiếng Việt có thể chia thành các nhóm sau:
	Nhóm 1: Nhóm các chữ có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, x. 
	Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc
( hoặc nét sổ thẳng): a, ,ă, â, d, đ, q.
	Nhóm 3: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, n, m.
	Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết ( hoặc nét cong phối hợp với nét móc): b, y, g, l.
	Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong: r, v, s.
	Mỗi nhóm chữ cái đều có những đặc điểm riêng nên quy trình thực hiện các thao tác ở từng nhóm không giống nhau. Do đó, khi rèn viết chữ, học sinh phải nắm chắc hình dáng, đặc điểm từng chữ cái, các thao tác viết các nhóm chữ cái và từng nét chữ.
	Để giúp các em nắm được các kiến thức trên, giáo viên cần phải khắc sâu biểu tượng về chữ cho học sinh bằng nhiều con đường như: Kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đang học và chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng các so sánh tương đồng.
	Tuỳ theo mục tiêu yêu cầu trong từng giai đoạn của bài học mà giáo viên có thể sử dụng các trực quan về các mẫu chữ trong từng cung đoạn bài học cho phù hợp.
Cụ thể:
- Để học sinh nắm chắc hình dáng, kích thước và các nét chữ cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết trong bài thì giáo viên cần dùng chữ mẫu phóng to trên bảng để hướng dẫn học sinh phân tích.
- Để giúp học sinh nắm chắc thứ tự viết các nét từng chữ cái, cách nối các con chữ trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh thì nên dùng mẫu chữ của giáo viên viết trên bảng lớp cho học sinh quan sát, phân tích.
- Để giúp các em có những thao tác phối hợp đồng bộ khi viết giáo viên nên dùng chữ mẫu trong hộp chữ làm trực quan cho các em.
Ví dụ: Khi dạy chữ cái e.
a. Để giúp học sinh nắm chắc hình dáng, kích thước và các nét chữ cơ bản cấu tạo nên chữ cái e, giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu e phóng to trên bảng kết hợp hướng dẫn học sinh phân tích bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt như sau:
Chữ cái e được cấu tạo bằng những nét nào? Các nét đó như thế nào?
Nét nào viết trước, nét nào viết sau?
Chữ e có độ cao mấy ô? Độ rộng của chữ bao nhiêu?
Sự liên kết phối hợp các nét ra sao? Điểm đặt bút, dừng bút của chữ e ở vị trí nào trên dòng kẻ?
b. Để giúp học sinh nắm chắc quy trình viết chữ thì nên dùng trực quan mẫu chữ viết của học sinh trên bảng lớp cho học sinh phân tích:
Giáo viên kết hợp giảng giải và minh hoạ cách viết: điểm đặt bút, cách đưa ngòi bút như thế nào, thứ tự viết các nét ra sao, điểm dừng bút của chữ cái, cách viết liền mạch, kĩ thuật "rê bút" trên dòng kẻ... Giáo viên cũng cần phân tích cách viết kể cả viết dấu thanh và dấu phụ của chữ. Đặc biệt khi viết mẫu một chữ (ghi vần, ghi tiếng) gồm hai chữ cái trở lên nối lại với nhau, giáo viên cần phải phối hợp giảng giải về cách viết hoặc có thể phân tích và viết mẫu trích đoạn ra phần bảng phụ những trường hợp viết nối không thuận lợi để khắc sâu quy trình viết cho học sinh.
Ở lớp 1 thường có những trường hợp nối nét không thuận lợi như sau:
 - Nối các chữ cái mà vị trí liên kết không thể viết các nét nối từ nét cuối của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau:
+ Nếu chữ cái đứng trước có liên kết, chữ cái thứ hai không có liên kết thì giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được điểm liên kết sẽ là điểm kết thúc của chữ cái thứ nhất trong vần hoặc trong tiếng.
Ví dụ: l ghép với o: lo
 Khi viết đến điểm dừng bút của chữ l, cần lia bút đến điểm bắt đầu của chữ o, rồi viết sao cho nét cong trái của chữ o chạm vào điểm dừng bút của chữ l.
+ Nếu chữ cái đứng trước không có nét liên kết, chữ cái đứng sau có nét liên kết thì viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước rồi lia bút đến điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau và viết tiếp theo quy trình viết liền mạch.
Ví dụ: q ghép với uy: quy
Khi viết đến điểm dừng bút của chữ q thì lia bút đến điểm bắt đầu của chữ cái u và viết tiếp chữ cái y theo quy trình viết liền mạch. 
+ Nếu cả hai chữ đứng cạnh nhau đều không có nét liên kết, khi viết phải tạo nên nét liên kết phụ. Điểm đặc biệt ở đây là khó viết nét liên kết phụ sao cho phù hợp. Do đó, cần xác định điểm nối ở chữ cái đứng sau sao cho nét liên kết phụ nối từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước chạm vào đúng điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau.
Ví dụ: s ghép với a
Khi viết điểm dừng bút của chữ s, lia bút đến trên đường kẻ ngang một chút, thẳng hàng dọc vị trí ngoài cùng của nét nối chữ s. Sau đó viết nét thẳng hất lên, lia bút về điểm đặt bút của chữ cái a và viết.
Việc hướng dẫn học sinh nắm chắc nguyên tắc và cách viết đúng dấu thanh và dấu phụ cũng rất quan trọng:
Về nguyên tắc: Dấu thanh đặt đúng âm chính của vần, dấu thanh đặt ở vị trí cân đối.
Cách viết:
- Viết dấu phụ: Dấu các chữ cái: a, ă, â, ê, ô đặt ở vị trí trên đầu các chữ cái. Điểm cao nhất của dấu không quá 1/3 đơn vị chữ, điểm thấp nhất của dấu không chạm vào đầu các chữ cái (cách đầu chữ cái một khe hở), chiều ngang của dấu bằng 1/3 đơn vị chữ.
- Viết dấu thanh: 
+ Dấu sắc là một nét thẳng xiên ngược được viết từ trên xuống hơi chéo sang trái, độ dài bằng 1/3 ô.
+ Dấu huyền: Cho học sinh so sánh với dấu sắc để rút ra điểm khác nhau ( chéo sang phải).
+ Dấu hỏi: Gồm một nét hở trái, biến dạng ở phần cuối nét. Khi viết kéo dài được nét cong về trái, độ cao bằng 1/3 ô.
+ Dấu ngã: là nét cong hở liền nhau xếp ngược nhau theo mẫu ngang.Khi viết điểm đặt bút và điểm dừng bút cùng nằm trên một đường kẻ ngang chiều rộng bằng 1/3 ô.
+ Dấu nặng: là một dấu chấm đặt phía dưới các âm chính của vần.
Viết mẫu là thao tác trực quan của giáo viên trong bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét chữ, từng chữ. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng theo nguyên tắc viết chữ. Khi viết mẫu trên bảng giáo viên tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay giáo viên viết từng nét chữ.
* Giúp các em cũng cố biểu tượng về chữ viết thông qua các hình thức luyện tập:
Tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Việc quan sát, phân tích hình thành biểu tượng về chữ viết, mới chỉ giúp các em có những hiểu biết và ghi nhớ về chữ cái. Học sinh muốn viết đúng các chữ cái, liên kết các chữ cái để luyện viết từ, cao hơn là viết câu ứng dụng cần phải thực hành luyện tập.
Việc hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để cho các em dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Các hình thức luyện tập ở tập viết lớp 1 được biểu hiện như sau:
- Học tập viết chữ trên bảng con:
Học sinh luyện tập viết chữ bằng phấn trên bảng con tước khi tập viết vào vở. Học sinh có thể tập viết chữ cái, viết các vần, các chữ hoặc từ (có 2 hoặc 3 chữ) vào bảng con. Giáo viên căn cứ vào nội dung và đối tượng học sinh mà đề ra yêu cầu cần luyện tập cho phù hợp, tránh tình trạng dàn trãi làm mất thời gian, kém hiệu quả. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh luyện viết những âm, vần mới, những chỗ viết khó mà học sinh hay viết sai.Học sinh không cần viết hết toàn bộ dòng chữ ứng dụng mà chỉ chọn những chữ khó viết hoặc những chữ có chỗ nối không thuận lợi khi liên kết chữ.
Ví dụ: Bài viÕt có dòng chữ ứng dụng Mẹ có củ từ
Giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh cách viết nối M với e, cách điều tiết giữa c và o ; c với u ( M với e diều tiết hẹp vào; c với u điều tiết rộng ra)
Khi viết học sinh viết bảng giáo viên theo dõi, uốn nắn giúp đỡ các em, nhất là những học sinh yếu.
Sau khi học sinh viết xong, giáo viên yêu cầu học sinh đưa bảng lên giáo viên kiểm tra và chọn một số bảng viết tốt, chưa tốt cho học sinh tham gia nhận xét, tuyên dương, sửa chữa những chỗ sai.
Giáo viên khẳng định lại kiến thức cho học sinh cần nắm vững, chữa nét chữ hoặc chữ cái sai. Khi chữa lỗi, giáo viên không nên viết đè lên mà nên viết chữ đứng bên cạnh.
- Luyện tập viết trong vở tập viết:
+ Giáo viên nêu yêu cầu và nội dung cần viết trong bài tập viết (Điểm đặt bút, khung chữ, dòng kẻ, số dòng viết của từng nội dung)
+ Giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết đúng, cách cầm bút, kỉ thuật "rê bút" viết liền nét, cách đặt vở, trình bày bài viết trong vở...Học sinh thực hành viết, giáo viên theo dõi, uốn nắn giúp các em viết tốt.
2.2.4. Rèn cho học sinh biết phối hợp đồng bộ của các bộ phận cơ thể tham gia vào việc viết chữ.
	Quá trình tập viết có mối quan hệ đến nhiều bộ phận trong cơ thể của học sinh. Tư thế ngồi viết có mối quan hệ đến cột sống, đến phổi, đến lưng. Cách cầm bút có quan hệ đến ngón tay. Hình dáng, kích thước chữ trong vở tập viết có quan hệ đến mắt các em.
	Việc tập viết không đảm bảo đúng quy định không những chất lượng học tập đạt thấp mà còn đem lại nhiều di hại suốt đời cho học sinh: mắc cận thị do ngồi viết thiếu ánh sáng, hoặc cúi đầu sát vở, hay bảng lớp không đủ tiêu chuẩn trực quan. Cột sống bị vẹo, lưng gù, phổi ảnh hưởng...do ngồi không đúng tư thế hoặc bàn ghế không đúng quy cách.
	Chính vì vậy, khi giáo viên hướng dẫn học sinh tập viết cần coi việc phối hợp đồng bộ các bộ phận cơ thể là một nguyên tắc đặc thù.
2.2.5. Tham mưu với nhà trường và phụ huynh học sinh đảm bảo các điều kiện CSVC - TBDH và đồ dùng phục vụ tốt cho giảng dạy- học tập.
Để kết quả tập viết của học sinh đạt kết quả, ngoài những biện pháp nói trên, học sinh cần có những điều kiện khác hỗ trợ. Đó là:
Phòng học có đủ ánh sáng cho mọi học sinh ngồi học theo quy định của vệ sinh học đường.
Bàn ghế đúng quy cách, vừa tầm học sinh, mỗi bàn chỉ có hai chỗ ngồi. Bảng lớp đạt tiêu chuẩn chống loá, treo ở độ cao vừa phải, cạnh dưới của bảng ngang tầm đầu của học sinh ngồi trong lớp. 
Các em phải có đầy đủ, chất lượng, đồ dùng học tập như: giấy, vở, bút, bảng con, phấn, thước...đạt tiêu chuẩn quy định. Mỗi học sinh có một bảng chữ mẫu để tô được lòng trong giấy bóng theo quy định cụ thể cho từng khối lớp.
Vì vậy, ngay từ đầu năm học, giáo viên cần tham mưu tích cực với lãnh dạo nhà trường đảm bảo đầy đủ CSVC theo quy định, tổ chức phụ huynh phổ biến kế hoạch chuẩn bị đồ dùng học tập cho các em để học sinh có đủ điều kiện thuận lợi khi học tập viết.
2.2.6.Tổ chức tốt phong trào thi đua "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" và tham gia hội thi “Ngày hội viết chữ đẹp”
	Kinh nghiệm cho thấy, muốn cho học sinh có chữ viết đẹp, giáo viên cần phải sử dụng thêm thời gian ngoài giờ lên lớp để tổ chức cho học sinh tự rèn luyện chữ viết của mình. Đồng thời phải xây dựng được phong trào thi đua viết chữ đẹp. Chính vì thế nên ngay từ đầu năm học tôi đã phát động phong trào thi đua "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" trong toàn lớp. Phong trào được duy trì trong suốt năm học.
	Hàng tuần, hàng tháng, thông qua các buổi sinh hoạt tôi có những nhận xét đánh giá cụ thể về phong trào luyện viết chữ của của học sinh trong lớp.
	Tổ chức cuộc thi "Viết chữ đẹp" hàng tháng và tham gia tích cực các cuộc thi viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức. Qua đó đã tìm ra được những gương viết chữ đẹp, nhân điển hình, kết hợp với Chi hội phụ huynh tặng quà nhằm thúc đẩy phong trào"Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" của lớp.
	Chọn những bài viết đẹp trưng bày trong lớp học để học sinh tham khảo và khích lệ ý chí phấn đấu của các em.
Qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên bản thân tôi đã gặt hái được những kết quả vượt bậc về mọi mặt, trong đó có chữ viết và phong trào "Vở sạch chữ đẹp. Chữ viết học sinh lớp tôi ngày càng tiến bộ. Các em có ý thức giữ gìn vở sạch, tính cẩn thận khi làm bài. Nhiều em có chữ viết đẹp, trình bày vở khoa học và thẩm mĩ. Tỉ lệ học sinh viết chữ đẹp và tham gia vào “Ngày Hội viết chữ đẹp” cấp trường đạt kết quả ngày càng cao. Cụ thể: 
BẢNG TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT LỚP ĐƯỢC PHỤ TRÁCH:
Năm học
Đợt
KSĐK
SLHS
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2012- 2013
(Lớp 1A)
1
23
3
13,0
5
21,4
13
56,5
2
8,7
2
23
9
39,1
10
43,5
4
17,4
/
/
3
23
11
47,8
10
43,5
2
8,7
/
/
4
23
12
52,2
11
47,8
/
2013- 2014
(Lớp 1C)
1
29
4
13,8
6
20,7
14
48,3
5
17,2
2
29
10
34,5
11
37,9
6
20,6
2
6,8
3
29
14
48,3
12
41,4
2
6,8
1
3.5
4
29
14
48,3
12
41,4
3
10,3
/
/
BẢNG TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP ĐƯỢC PHỤ TRÁCH:
Năm học
2014-2015 (1B)
TSHS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Học kì I
23
8
34,8
9
39,2
5
21,7
1
3,3
Cuối năm
23
13
56,5
10
43,5
	Năm học: 2012-2013: Lớp 1B có 5/523/23 em tham gia dự thi Ngày hội học sinh tiểu học về viết chữ đẹp đã đạt các giải 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 1giải Ba)
	Năm học: 2013-2014: Lớp 1C có 29/29 em tham gia dự Ngày hội viết chữ đẹp cấp trường đã đạt giải (1 giải Nhất, 2giải Nhì, 3 giải KK)
Năm học: 2014-2015: Lớp 1B có 23/23 em tham gia dự Ngày hội viết chữ đẹp cấp trường đã đạt giải (1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 2 giải KK).100% học sinh đạt chuẩn "Vở sạch chữ đẹp" đứng tốp dẫn đầu trong khối 1 và toàn trường.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa thiết thực của sáng kiến
Trong bất cứ thời đại nào giáo dục đào tạo vẫn luôn là quốc sách hàng đầu và điều đó càng có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hiện nay. 
Chữ đẹp là một biểu hiện của nết người. Rèn luyện chữ viết đẹp là một trong những hoạt động học tập giúp các em phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách con người. Đó cũng là một trong những hoạt động chủ yếu của người giáo viên trong quá trình dạy học. Bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh có chữ viết đẹp, viết đúng là một trong các hoạt động góp phần giáo dục toàn diện cho người học sinh trong sự nghiệp đổi mới, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường, cho ngành góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay
Rèn luyện học sinh viết đúng, viết đẹp là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi công phu và sự kiên nhẫn, không thể một sớm một chiều mà đạt được kết quả mong muốn. Vì vậy người giáo viên phải thường xuyên quan tâm nhắc nhở, uốn nắn cho các em. Đồng thời giáo viên phải luôn luôn rèn chữ viết của bản thân mình thực sự đẹp, là mẫu cho các em noi theo. Trong quá trình dạy học, luyện tập phải hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ, cẩn thận, uốn nắn kịp thời giúp các em mau tiến bộ, rèn cho các em có ý thức tự giác, chủ động, kiên trì chịu khó trong việc rèn chữ viết. Cho nên tôi đã đưa ra các giải pháp có hiệu quả như sau :
-Lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt nhằm giúp các em hiểu và ghi nhớ hình dáng, kích thước, quy trình viết từng chữ cái.
- Giúp các em cũng cố biểu tượng về chữ viết thông qua các hình thức luyện tập:
+ Học tập viết chữ trên bảng con:
+ Luyện tập viết trong vở tập viết:
- Rèn cho học sinh biết phối hợp đồng bộ của các bộ phận cơ thể tham gia vào việc viết chữ.
	Quá trình tập viết có mối quan hệ đến nhiều bộ phận trong cơ thể của học sinh. Tư thế ngồi viết có mối quan hệ đến cột sống, đến phổi, đến lưng. Cách cầm bút có quan hệ đến ngón tay. Hình dáng, kích thước chữ trong vở tập viết có quan hệ đến mắt các em. Chính vì vậy, khi giáo viên hướng dẫn học sinh tập viết cần coi việc phối hợp đồng bộ các bộ phận cơ thể là một nguyên tắc đặc thù.
- Tham mưu với nhà trường và phụ huynh học sinh đảm bảo các điều kiện CSVC - TBDH và đồ dùng phục vụ tốt cho giảng dạy- học tập.
nhà trường đảm bảo đầy đủ CSVC theo quy định, tổ chức phụ huynh phổ biến kế hoạch chuẩn bị đồ dùng học tập cho các em để học sinh có đủ điều kiện thuận lợi khi học tập viết.
--Tổ chức tốt phong trào thi đua "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" và tham gia hội thi “Ngày hội viết chữ đẹp” 
	Tổ chức cuộc thi "Viết chữ đẹp" hàng tháng và trung bày sản phẩm để các em cùng thi đua rènchữ viết.
Tham gia tích cực các cuộc thi viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức. Qua đó đã tìm ra được những gương viết chữ đẹp, nhân điển hình, kết hợp với Chi hội phụ huynh tặng quà nhằm thúc đẩy phong trào"Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" của lớp.	Chọn những bài viết đẹp trưng bày trong lớp học để học sinh tham khảo và khích lệ ý chí phấn đấu của các em.
Hệ thống các biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1 trong sáng kiến là sự đúc kết kinh nghiệm trong công tác rèn luyện chữ viết lớp 1. Kết quả cho thấy việc vận dụng các biện pháp đó đem lại chất lượng khả quan. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng có tính khả thi cao.
3.2. Những kiến nghị, đề xuất :
* Đối với giáo viên : Thường xuyên học hỏi, cập nhật thông tin, khiêm tốn, không tự bằng lòng thỏa mãn, kiên trì thực hiện mục tiêu muốn có trò giỏi trước hết thầy phải giỏi. Tích cực rèn luyện chữ viết, cách trình bày bài giảng ; luôn đặt ra yêu cầu cao đối với học sinh song phải kiên trì và có tình yêu thương đối với con trẻ
* Đối với nhà trường :
- Thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc dạy và học. Tổ chức tốt các hội thi chữ viết cho giáo viên và học sinh. 
Trªn ®©y lµ mét vµi kinh nghiÖm nhá trong qu¸ tr×nh tæ chøc d¹y häc mµ b¶n th©n t«i ®· ®óc rót ®­îc. Víi kh¶ n¨ng cña m×nh, t«i kh«ng khái b¨n kho¨n v× cßn nhiÒu thiÕu sãt. RÊt mong sù gióp ®ì cña quý thầy cô vµ c¸c cÊp l·nh ®¹o. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt- NXBGD 1998- Lê Phương Nga
2. Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt- NXBGD 2001- Lê Phương Nga
3. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt- NXBGD 2006
4. Vở Tập viết lớp 1- NXBGD
5. Vở Luyện viết lớp 1- NXB Đại học sư phạm
6. Tâm lý học sinh tiểu học- NXBGD 2001
7. Tâm lý học sư phạm- NXBGD 2004
8. Nét chữ nết người- NXBGD
9. Giúp trẻ thành công lớp 1- NXB Thanh niên 1992- Nguyễn Minh Đức
10. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn học

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_nang_cao_chat_luong_ph.doc