SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trong tiết "Listen" môn Tiếng Anh 9

Dạy kỹ năng nghe là một trong những nhiệm vụ khó đối với giáo viên và cũng

là kỹ năng khó nhất đối với học sinh. Tiến trình để dạy một tiết dạy nghe thì hầu hết

chúng ta điều biết, song vận dụng thế nào để giờ dạy đạt hiệu quả cao thì chưa hẳn

giáo viên nào cũng làm được.Trong các tiết dạy, dạy nghe là khó gây hứng thú nhất.

Học sinh thường cảm thấy kỹ năng nghe khó học và không thú vị, vì thế học sinh

thường không tích cực, không hợp tác, lớp học buồn tẻ, học sinh miễn cưỡng và kém

hiệu quả.

 Nhằm khắc phục tình trạng trên, bản thân tôi đã luôn tìm tòi, nghiên cứu đổi

mới phương pháp vân dụng sáng tạo chuẩn bị cho mình bài giảng thích hợp với từng

đối tượng học sinh, không tạo cho học sinh cảm thấy quá khó khi nghe. Để quá trình

giảng dạy thành công, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực cố gắng của giáo viên mà còn có sự

hợp tác chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, tuy nhiên trong nhiều trường hợp,

giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh không có động cơ thái độ học tập đúng

đắn, không hợp tác, tỏ ra thiếu hứng thú học tập.

 Qua nghiên cứu phương pháp và kinh nghiệm thực tế giảng dạy trên lớp, tôi xin

trình bày một vài kinh nghiệm sau đây tuy đơn giản nhưng góp phần làm thành công

giờ dạy – học nghe, đồng thời làm cho học sinh yêu thích môn học hơn, phát triển

hoàn thiện các kỹ năng nghe – nói - đọc – viết, đặc biệt là kỹ năng nghe.

pdf25 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trong tiết "Listen" môn Tiếng Anh 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
arlo eat at home ? why ? 
Tôi nâng dần mức độ nghe cao hơn,Tôi cho HS thảo luận câu hỏi trước, sau đó nghe 
lại 2-3 lần để các em đưa ra câu trả lời. 
Yêu cần này đòi hỏi HS phải hiểu nội dung bài học, không thể đoán như hoạt động 1 ở 
sách giáo khoa. 
*Answers: 
 a. They are going to a restaurant downtown. 
 b. Because he didn‟t see the sign. 
 15 
 c. He can eat Mexican food at home. Because he comes from Mexica. 
 Ví dụ Unit 2: 
1. Prediction checking: 
GV yêu cầu HS quan sát kỹ các trang phục mà các em đã dự đoán, nghe kiểm tra 
và đánh dấu () vào cạnh hình ảnh mà em nghe được. GV cho học sinh nghe 2 lần. 
HS đối chiếu kết quả với bạn bên cạnh, sau đó nghe lại lần thứ 3, cho HS phản hồi, 
GV kiểm tra kết quả yêu cầu một số HS nhắc lại trước lớp. 
 GV cũng có thể “feedback” bằng cách đưa ra câu hỏi để HS cùng lúc được rèn 
luyện kỹ năng nói. 
 Teacher Students 
What is Mary wearing ? 
 Để giúp các em hiểu kỹ hơn về nội dung bài nghe GV có thể đưa vào dạng bài 
tập sau: 
2/ Multiple choice: (lựa chọn đáp án đúng) 
 GV yêu cầu học sinh lắng nghe và làm bài tập lựa chọn. GV cho các em nghe 
lại 2 lần, HS có thể trao đổi thông tin, đối chiếu kết quả với bạn cùng bàn. GV yêu cầu 
HS phản hồi thông tin nghe được. 
Dạng bài tập này, khuyến khích được các đối tượng HS yếu tham gia vào hoạt 
động nghe. 
 Multiple choice: 
 1.Mary was last seen ---------------- minutes ago. 
 a).ten b). twenty c). thirty 
 2.Mary is ----------------- years old. 
 a).two b). three c). thirteen 
 3.She has --------------------------- hair. 
 a).short/dark b). long/dark c). fair/currly 
 4).Her ------------------ is waiting for her. 
 a).mother b). brother c). father 
3/.True or False statements: 
a/B:Mary is wearing blue shorts. 
b/A :She is wearing a long sleeved white 
blouse. 
c/C :She‟s wearing brown shoes. 
 16 
Tuỳ theo từng đối tượng, GV có thể lựa chọn những dạng bài tập sao cho vừa 
khai thác được nội dung vừa phù hợp với trình độ HS. 
GV có thể dùng bảng phụ đưa bài tập lên và yêu cầu các em đọc kỹ những câu 
này trước khi nghe sau đó bật băng, cho HS nghe lại 2 lần rồi kiểm tra kết quả. 
 Ví dụ Unit 2 
 True or False statements T F 
1. Mary is a pretty girl. 1.------------ 
2. She was seen near the main entrance to the Car Fair. 2.------------ 
3. She is wearing a white shirt. 3.------------ 
4. She may be carrying a large doll. 4.------------ 
4/.Questions: 
Đối với những lớp khá hơn giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau 
khi nghe: HS được nghe 2 lần sau đó thảo luận, trao đổi thông tin với bạn cùng nhóm. 
GV cho học sinh nghe lần 3 và yêu cần các em phản hồi thông tin nghe được bằng 
cách trả lời những câu hỏi sau: 
 Ví dụ Unit 2: 
 a/ How old is Mary ? 
 b/ When was she last seen ? 
 c/ What does she look like ? 
GV gọi nhiều HS cùng trả lời một câu hỏi để học sinh có thêm cơ hội nêu ý kiến, 
tranh luận. Sau cùng GV đưa ra kết quả. 
 Trả lời a. She is three. 
 b. She was last seen 20 minutes ago. 
 c. She has short dark hair. 
Nếu dạng bài nghe dài và khó, giáo viên có thể chia lớp ra thành nhiều nhóm(4 
nhóm), mỗi nhóm giao một nhiệm vụ khác nhau, có thể là những câu hỏi khác nhau . 
Sau khi nghe, GV yêu cầu HS trao đổi thông tin với nhau, rồi nghe lại và kiểm tra các 
thông tin. Điều này làm giảm tải một phần nội dung nhưng các em vẫn có cơ hội nghe 
và hoàn thành mục tiêu đề ra. 
 Ở một số Unit đề bài ngắn gọn, nội dung còn xa lạ với học sinh, nếu GV không 
chủ động biến đổi tháo gỡ những dạng bài tập này thì học sinh sẽ rất khó hoàn thành 
 17 
bài tập nghe một cách hiệu quả. Vì thế GV phải nghiên cứu trước nội dung bài nghe, 
linh hoạt biến những dạng bài từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp HS hoàn 
thành nội dung bài một cách hiệu quả đảm, bảo được sự tập trung, thu hút học sinh 
trong từng hoạt động: 
 Ví dụ Unit 6: (đề bài)Listen to the report on how our oceans are polluted. 
Then complete the notes. 
 How the ocean is polluted 
 Firstly : raw sewage is pumped directly into the sea. 
 Secondly :(1)---------------dropped into the sea. 
 Thirdly : oil spills(2) -------------------------------------- 
 Next :(3)------------------------------------------------------ 
 Finally :(4) -------------------------------------------------- 
GV dẫn dắt học sinh đến gần với nội dung bài hơn bằng cách đưa ra câu hỏi: “Are the 
oceans being polluted?” Chắc rằng HS sẽ trả lời “Yes” GV đưa câu hỏi cho học sinh 
thảo luận theo nhóm, viết ra bảng phụ nêu những lý do gây ô nhiểm biển một cách 
ngắn gọn. Sau đó GV thu 2 bảng đưa lên sửa chung để các em tự kiểm tra sau đó GV 
đưa bảng của mình ra khi đã có đầy đủ thông tin cho HS đối chiếu lại. 
 Why is the ocean polluted ? 
Ex: - the destruction of the forests 
- garbage 
- smoke from factories, cars .............. 
- oil spills 
- dynamite fishing 
- spraying pesticides 
- sewage 
- waste materials 
 Đây là một bài khó đối với học sinh. Để giảm bớt độ khó tôi chủ động đưa ra các yêu 
cầu từ dễ đến khó, giúp HS từng bước tháo gỡ khó khăn: 
 Bước 1 - Tick the words or phrases you hear : 
GV chỉ yêu cầu HS nghe và đánh dấu ( ) vào những cụm từ nào có xuất hiện 
trong bài lên bảng từ trên. GV cho các em nghe 2 lần sau đó kiểm tra. 
 Bước 2 :True or False statements: 
 18 
 Để chuẩn bị cho HS nghe và dễ nắm bắt được nội dung bài, yêu cầu học sinh 
đọc những câu sau đây và có phương án dự đoán trước. 
` 1/ Oceans are becoming --------------------- polluted. 
 A). little B). extremely C). much 
 2/ Most of this pollution comes from the ------------------------- . 
 A). water B). air C). land 
 3/ Every year, ships drop about ---------------------- of garbage into the sea. 
 A). six tons B).sixteen tons C). six million tons 
 4/ Oceans are polluted by --------------------- from factories. 
 A). materials B).goods C).waste materials 
 GV cho học sinh nghe 2 lần , trao đổi thông tin với bạn cùng cặp và đưa ra kết 
quả. GV hỏi nhiều ý kiến khác nhau trước khi đưa ra đáp án. 
 Bước 3. Gap- filling : 
 Sau khi hoàn thành những bài tập trên, phần nào học sinh đã nắm được ý 
chính của bài. Tôi đưa ra nội dung nghe khó hơn và yêu cầu các em nghe hoàn thành. 
Cho HS nghe 3 lần và yêu cầu các em lên bảng điền thông tin nghe được. Cho cả lớp 
nhận xét ,cùng sửa trước khi nghe lại. 
 * How the ocean is polluted 
 Firstly : raw sewage is pumped directly into the sea. 
 Secondly :(1) ---------------dropped into the sea. 
 Thirdly : oil spills (2)-------------------------------- 
 Next :(3)----------------------------------------------- 
 Finally : (4)------------------------------------------- 
Answer: 
 How the ocean is polluted 
 Firstly raw sewage is pumped directly into the sea. 
 Secondly :(1) garbage is dropped into the sea. 
 Thirdly : (2) oil spills come from ships at sea. 
 Next : (3) waste materials come from factories. 
 Finally: (4) oil is washed from the land. 
Đối với những lớp yếu hơn tôi chia lớp thành 2 nhóm. 
Nhóm 1 nghe và điền thông tin (1) và (2) nhóm 2 các em điền thông tin (3) và 
(4), sau đó các em trao đổi thông tin cho nhau rồi cùng nghe kiểm tra lại. Làm như 
 19 
vậy các em học sinh yếu hơn có đủ thời gian để vừa nghe vừa ghi và phần việc của 
các em cũng nhẹ nhàng hơn. 
 - Cần chú ý trước khi kiểm tra kết quả, GV yêu cầu HS so sánh kết quả nghe 
được với bạn cùng cặp, sau đó đến so sánh trong nhóm . 
 - GV khuyến khích học sinh phản hồi lại những gì các em đã nghe được thông 
qua việc kiểm tra kết quả các bài tập nghe, giáo viên nên lắng nghe nhiều ý kiến khác 
nhau để học sinh có thêm cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe nói. 
 III. NHỮNG NHIỆM VỤ SAU KHI NGHE: 
Sau khi nghe hiểu, HS cần được vận dụng kiến thức nghe được, tái tạo lại theo 
cách diễn đạt của các em, từ đó các em mới có thể nhớ lâu hơn nội dung vừa học. Tôi 
xin trình bày một số hoạt động mang lại hiệu quả cao mà tôi tâm đắc nhất. 
 - Đối với những lớp có nhiều HS khá, giáo viên nên chia thành 4 nhóm nhỏ, 
thảo luận cùng nhau và lên bảng viết lại ý chính của bài. Các nhóm khác cùng đọc lại 
so sánh kết quả và nêu ý kiến phản hồi. GV bật băng cho học sinh nghe lại. 
 Tuỳ theo đặc điểm tình hình từng lớp, GV tổ chức những hoạt động khác nhau 
sau khi nghe như: thảo luận với nhau về nội dung vừa nghe, liên hệ thực tế những nội 
dung liên quan trong bài, kể lại tóm tắt nội dung bài, đóng vai hội thoại, viết lại đoạn 
văn,...nhằm chú ý lồng ghép rèn luyện các kỹ năng nghe, nói và viết cho HS. 
1. Interview: 
để củng cố lại nội dung các em vừa nghe tôi tổ chức hoạt động „Interview‟. HS có cơ 
hội phát triển nội dung bài học thông qua việc rèn luyện kỹ năng Nghe- Nói và có sự 
tương tác giữa HS với nhau. 
Một HS đóng vai Carlo, 1 em đóng vai Tim (American student) để phỏng vấn . 
Tim Carlo 
1. first time / you / to my hometown ? - Yes, 
2. What / you /think about it ? - beautiful /friendly 
3. What kind / American food /you like ? - Hambugers 
4. ........... - ....... 
Hoạt động này tạo cho các em có cơ hội thể hiện mình, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, 
tái hiện lại nội dung vừa học một cách linh hoạt và diễn đạt theo ngôn ngữ riêng của 
các em. 
 20 
2. Story telling: 
 Ví dụ Unit 2: sau khi nghe, yêu cầu HS điền vào thông tin dưới đây. Dựa 
vào bảng thông tin này,nói về Mary . 
 Name:---------------------------------------- 
 Age:------------------------------------------ 
 Last seen:------------------------------------ 
 Appearance: 
 +Clothes:----------------------------- 
 +Shoes:------------------------------- 
 +Hair:--------------------------------- 
 HS làm việc theo nhóm 3, 4 em cùng xây dựng một bài nói về Mary (yêu cầu 
mỗi học sinh ít nhất nói một lượt) GV yêu cầu đại diện từng nhóm kể lại trước lớp và 
đề nghị các nhóm khác nhận xét, sửa sai. Sau đó yêu cầu HS viết lại nội dung này vào 
vở. 
 3. Writing: write an anouncement 
Đối với những lớp khá hơn GV đưa ra một hình ảnh, yêu cần học sinh dựa vào đó và 
viết một đoạn bản thông báo vắn tắt theo hình ảnh và từ gợi ý. HS làm việc theo nhóm 
4 em, viết ra bảng phụ. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm đọc thông báo trước lớp, 
đồng thời thu 2 bản để sửa cách viết. Tuỳ theo trình độ từng lớp mà cân nhắc đưa ra 
bản gợi ý sao cho phù hợp, không quá dễ hay quá khó. 
4. Mapped dialogue 
 Ví dụ Unit 5: 
 Here is a speacial anouncement. A little boy is reported missing. His 
name -------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------- 
 If you see him, please bring him to the information desk. His father is 
waiting for him there. Thank you. 
Information: 
Name : Huynh Bao An 
Age : 4 years old 
Last seen : 20 minutes ago 
 21 
 GV có thể tổ chức cho học sinh thực hành nói về nội dung các em vừa nghe 
được bằng cách đưa ra “Mapped dialogue”. Kết hợp rèn luyện kỹ năng nghe và nói 
cho HS. GV đưa bảng phụ lên, hướng dẫn và làm mẫu trước khi cho HS làm việc theo 
cặp, GV kiểm tra giám sát để mọi em đều tham gia vào hoạt động nói. 
  
 
When.... printed newspaper.... ......China ? 7
th
 or 8
th 
 century 
When ..... telegraph invented ? 19
th
 century 
What appeared ...... early 20
th
 century ? radio and newsreels 
Did TV ..... popular in the 1950s ? Yes 
What became ..... force in journalism? The Internet 
Ex: T: When did the first printed newspaper appear in China? 
S1: It appeared in the 7
th
 or 8
th
 century. 
T: When was the telegraph invented? 
S1: It was invented in the late 19
th
 century. 
T: What appeared in the early 20 century? 
S1: They were radio and newsreels. 
T: Did TV become popular in the 1950s? 
S1: Yes, it did. 
T: What became a major force in journalism? 
S1: The Internet. 
5. Chain game 
 Ví dụ Unit 6: 
Đồng thời kết hợp kỹ năng nói, GV tổ chức cho các em chơi “Chain game” theo 
nhóm 4 em, gợi cho các em nhớ lại và nó về những gì các em nghe được theo các diễn 
đạt riêng. 
S1: First,-------, second,----------- . 
S2: First,-------, second,----------- thirsly,------------ . 
S3: First,-------, second,----------- thirsly,-----------next -------- . 
S4: First,-------, second,----------- thirsly,------------next -------- and 
finally,------- . 
6. Discussion 
 Ví dụ Unit 7: 
 GV cho HS thảo luận về vấn đề các em vừa được học. Thông qua đó không 
những rèn luyện kỹ năng nghe nói mà còn giáo dục được ý thức tiết kiệm năng lượng. 
 22 
 What should we do to save energy?” 
Cho các em thảo luận theo nhóm, và mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp, GV 
có thể gợi ý cho các em: 
 - I think we should-------------------------------- 
 -My opinion is ------------------------------------ 
 - Why don‟t we-----------------------------------? 
 - Let‟s -------------------------------------------- 
 - What about -------------------------------------? 
Những dạng bài tập này giúp HS có cơ hội được rèn luyện thêm kỹ năng nói, viết 
về chủ đề, nội dung các em vừa nghe. HS có cơ hội bày tỏ quan điểm ý kiến, hay vận 
dụng vào thực tế cuộc sống. 
B. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÖ Ý KHI DẠY KỸ NĂNG NGHE 
 Rèn luyện kỹ năng nghe cho HS không phải chỉ là trong tiết dạy nghe, mà GV 
phải chú trọng trong suốt quá trình dạy học một cách thường xuyên để các em có thói 
quen nghe. Tuy nhiên, trong tiết dạy nghe, quan trọng nhất là làm cho HS tập trung 
vào nội dung, tích cực hợp tác, tích hợp các kiến thức trong suốt quá trình học. Song 
thực tế nhiều học sinh, thường là học sinh trung bình – yếu, không tập trung nghe, các 
em thường tự cho rằng sẽ không thể hiểu được nên thụ động, không tích cực trong khi 
nghe. Điều đó khiến HS không giữ được mức độ tập trung cần thiết để hoàn thành 
công việc. GV nên: 
 1. Yêu cầu HS đọc, nghiên cứu kỹ nội dung trước khi nghe. 
 2. Không nên để học sinh thất vọng trong quá trình nghe. Các em có xu hướng 
thích nghe nhìn, nên GV cần chuẩn bị tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, những dụng cụ trực 
quan cần thiết. 
 3.Đối với những bài dài và khó, GV cần nghiên cứu trước những nội dung bài 
nghe (có thể đọc trước phần tapescrip) yêu cầu HS cần nghe những ý gì (từ dễ đến 
khó), cần thiết phải dừng lại ở những đoạn nào. Có thể thay đổi những yêu cầu đã 
được nêu ra làm cho đơn giản hơn. Tạo điều kiện cho học sinh nắm bắt được nội dung 
bài nghe, tránh để các em cảm thấy hoàn toàn không nghe được gì dẫn đến các em thụ 
động, chán nản với môn học. 
 4. Nên giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, ngữ liệu, tình huống và đặt ra nhiệm vụ cụ 
thể trước khi nghe, việc chuẩn bị và hướng dẫn càng chi tiết thì việc nghe càng đạt kết 
 23 
quả cao. Nên chú ý ngữ điệu các dạng (câu tường thuật hay câu hỏi) để HS có thể suy 
đoán vì không phải lúc nào cũng nghe rõ từng từ mà phải đoán nghĩa qua cả câu. 
 5. Nếu bài tập nghe quá khó đối với HS, GV có thể thay đổi dạng bài tập, yêu 
cầu sao cho phù hợp với trình độ học sinh hơn để không làm thất vọng các em trong 
quá trình nghe. (Như dạng bài gap- filling, True or False statements, bài tập nghe sắp 
xếp đoạn văn trước sau,...) 
 6. Khuyến khích hoc sinh sử dụng tư duy lôgic khi cần thiết: GV hãy dạy cho 
học sinh cách tư duy và cách tiếp nhận kiến thức mới bằng tư duy, suy luận từ những 
thông tin nghe được không nhất thiết phải nghe từng từ. 
PHẦN KẾT LUẬN 
A. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
1/KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI: 
Đối tượng học sinh Lớp 9 hiện nay nhìn chung kỹ năng nghe còn yếu, bên cạnh 
đó các em thường thụ động, kém tập trung trong giờ học. Đây là rào cản lớn nhất 
trong giờ luyện nghe. Thấu rõ điều đó, mỗi giáo viên phải không ngừng tìm tòi sáng 
tạo về nội dung, linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp, đưa ra nhiều hình thức luyện 
tập phù hợp với trình đô của học sinh, biến những bài tập khó thành dễ, đơn giản hoá 
các bài tập khó trong sách giáo khoa để từng bước gây hứng thú học tập, làm cho học 
sinh yêu thích và tự tin hơn trong giờ học nghe. 
Sau một thời gian vận dụng những thủ thuật, phương pháp đổi mới vào dạy 
nghe, tôi nhận thấy học sinh tự tin hơn, giờ học trở nên sôi nổi hơn, và học sinh cũng 
cảm thấy giờ học nhẹ nhàng, bớt căng thẳng hơn. Bên cạnh đó chất lượng học tập 
cũng được nâng lên rõ rệt. Chính vì các em nghe được, nên kỹ năng nói của các em 
cũng phát triển tốt hơn trước, các em mạnh dạn tự tin hơn trong quá trình giáo tiếp. 
Học sinh có ý thức nề nếp học tập bộ môn tiếng Anh và tích cực hơn trong các hoạt 
động học tập, đặc biệt là trong giờ luyện nghe. Bên cạnh đó xây dựng được ý thức tự 
giác trong học tập cho các em. Chất lượng bộ môn tiến bộ rõ rệt với ban đầu nhận 
lớp. 
 TS HS Trên TB- % Dưới TB -% HS khá,giỏi % 
Test 1 80 56,94% 43,06% 19,44% 
Test 2 80 73,61% 26,39% 33,33% 
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 24 
Tuy còn khá sớm để khẳng định những kết quả trên đây, song bước đầu đạt được 
những thành công trên đòi hỏi sự nổ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh: 
 Về phía giáo viên: 
 -Phải đầy tư thời gian nghiên cứu phương pháp, thiết kế bài giảng theo những 
điểm chính sau: 
- Xác định rõ mục đích yêu cầu, trọng tâm kiến thức và kỹ năng cần rèn luyện, từ 
đó xây dựng một giáo án phù hợp với đối tượng HS. 
- Phải động viên khuyến khích học sinh ôn bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 
- GV phải khích lệ học sinh tập trung, phát biểu xây dựng bài, thường xuyên 
tuyên dương khen ngợi hoặc thưởng điểm, tạo môi trường học tập sôi nổi, tích cực. 
- Phải quan tâm bao quát lớp, đặc biệt là các đối tượng HS yếu kém, lười học và 
nhút nhát. 
- Trên lớp, GV phải là một người thầy tận tâm, có tình cảm chân tình, thái độ yêu 
thương và luôn tôn trọng học sinh, tạo không khí thân mật, vui vẻ...Không khí thoải 
mái của lớp học góp phần rất lớn sự thành công của tiết học. Những hoạt động của 
một lớp học ngoại ngữ rất đa dạng, điều này đòi hỏi vai trò của của GV cho từng hoạt 
động, tuỳ theo từng bước của các nhiệm vụ, GV có thể là người truyền đạt, người 
hướng dẫn, người trong nhóm, và là người bạn của các em. 
 - GV cần phải kiên trì, nhẫn nại, khách quan công bằng, tìm hiểu nguyện vọng, 
nguyên nhân để giúp đỡ các em học tập bộ môn tốt hơn. 
 - Thường xuyên kiểm tra việc học bài, làm bài ở nhà, để các em có thói quen 
chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Tạo cho các em tính tư duy độc lập và trung thực trong 
học tập, tiến tới học thực chất, dạy thực chất theo tinh thần của cuộc vận động “Hai 
không”. 
 - Thường xuyên dự giờ thao giảng, chuyên đề các đồng nghiệp để không ngừng 
học hỏi thêm về phương pháp, tự rút kinh nghiệm cho bản thân. 
 Về phía học sinh: 
 - Phải học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 
 - Thường xuyên làm bài tập về nhà. 
 - Trên lớp phải tập trung chú ý nghe giảng, tích cực tham gia các hoạt động của 
cá nhân, cặp, nhóm. 
B. LỜI KẾT: 
 Đổi mới phương pháp dạy học là dạy cho học sinh biết cách học. Lấy việc học 
làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, học sinh chủ động trong mọi hoạt động 
học tập, đặc biệt là hoạt động nghe. Nhằm khuyến khích học sinh chủ động tích cực 
 25 
trong học tập – rèn luyện kỹ năng nghe, ngoài việc sử dụng những đồ dùng dạy học 
cần thiết như máy cat-xet, tranh ảnh, bảng phụ, giáo viên phải sử dụng linh hoạt thủ 
thuật và phương pháp phù hợp với trình độ từng đối tượng để khuyến khích, thu hút 
các em vào hoạt động nghe có hiệu quả và phát huy hết khả năng tư duy tìm tòi sáng 
tạo của học sinh. 
Những vấn đề tôi vừa trình bày trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản 
thân trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào tiết dạy “Listen” cho đối 
tượng học sinh lớp 9. Đổi mới phương pháp dạy học và sự tìm tòi nghiên cứu mang 
tính cá nhân nên ít nhiều không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự 
góp ý của quý đồng nghiệp, của hội đồng khoa học các cấp để bài viết được hoàn 
thiện hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn. 
 Pleiku, Ngày 18 tháng 2 năm 2020. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_viec_chuyen.pdf
Sáng Kiến Liên Quan