Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua một số tiết dạy Tiếng Anh Lớp 9 - Trần Thị Minh Hoan

CƠ SỞ LÍ LUẬN:

 Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Mục tiêu dạy học là không chỉ cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản và thiết thực về các hoạt động xoáy quanh các chủ điểm về cuộc sống mà bước đầu còn hình thành và rèn luyện cho các em một số kinh nghiệm sống. Hơn nữa, giáo dục không chỉ như là quá trình truyền đạt mà chính bản thân cuộc sống; nhà trường không tách rời khỏi xã hội; và học trò là trung tâm của quá trình giáo dục. Như vậy học sinh không phải chỉ là trung tâm của nhà trường mà còn là trung tâm của cuộc sống, xã hội. Vì vậy việc giáo dục cho học sinh kỹ năng sống là một điều vô cùng quan trọng, là một yêu cầu cần thiết để đáp ứng mục tiêu này.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua một số tiết dạy Tiếng Anh Lớp 9 - Trần Thị Minh Hoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thes?
	- What are your favourite types of clothing? Why?
	- What color suits you? Why?
	- Do you like to wear uniforms? Why?
	- What do you usually wear on Tet holiday? / on your birthday? On your sister’s or your brother’s wedding day?
	- Do you want to be a fashional designer in the future? If yes, say why?
	So on 
Ở bài học 4: “Learning a forein language” các em hỏi và trả lời về những thông tin trong các cuộc thi “Oral” hay thuyết phục các bạn khác tham gia vào các hoạt động cùng mình.
	Kỹ năng giao tiếp luôn được rèn luyện thường xuyên trong các tiết học ở các đơn vị bài học.
b. Biện pháp 2: Tổ chức giáo dục, rèn luyện kỹ năng điều chỉnh nhận thức hành vi
	Học sinh bậc THCS đang là tuổi dậy thì nên việc phát triển tâm sinh lý có khá nhiều phức tạp. Các em muốn thể hiện mình là người lớn song những hành vi, cử chỉ lại 
là của trẻ con nên lắm khi lại rất nông nổi và bồng bột, nhiều khi không hiểu được những hậu quả mà bản thân các em gây nên. Vì vậy, nếu người lớn không kịp thời định hướng, uốn nắn thì dễ dẫn đến những sai phạm không đáng có. Là thầy, cô giáo thì sự trăn trở, băn khoăn, nhất là trước thực trạng xã hội hiện nay với sự phát triển kinh tế-xã hội đã làm thay đổi cuộc sống con người, bên cạnh nhứng biểu hiện tích cực còn kéo theo những tệ nạn xã hội xấu đang từng giờ, từng phút ảnh hưởng đến học sinh. Nhất là sự phát triển của công nghệ thông tin đến những trang web đen nhiều vô số kể trên mạng, sách báo, phim ảnh khiêu dâm tràn lan, mức độ cộng hưởng cao trong môi trường học sinh đã đem lại những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
	Để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự rèn luyện điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình qua việc tiếp cận với CNTT, tôi đã tiến hành các bước như sau:
	- Khi dạy tiết đọc “Read” của bài học 5 tôi đã dùng những tranh ảnh để giới thiệu về Internet của các em như sau:
	- Can you use computers?
	- What subjects help you to use computers?
	- Have you ever used the Internet? 
	- Do you find the Internet useful?
	- What do you use the Internet for?
	- What are the advantages and the advantages of the Internet?
	- Do you think the Internet cost you much?
	- Do you think the Internet takes you much time?
	Qua việc trả lời các câu hỏi này học sinh có thể hiểu được những mặt tích cực cũng như tiêu cực của Internet và cũng qua đó tôi đã bồi dưỡng, rèn luyện cho các em kỹ năng tự điều chỉnh nhận thức của mình về Internet, sử dụng Internet như thế nào để phát huy hiệu quả của Internet trong học tập cũng như trong đời sống. Sau tiết học này, các em được khắc sâu hơn kiến thức, vận dụng từ vựng, các mẫu câu được học ở tiết đọc, các em liệt kê từ, cụm từ của chủ đề nói lợi ích và tác hại của Internet để luyện giao tiếp. Qua phần luyện tập nói (pre-writing) này các em có thể ý thức được những gì bất lợi cho bản thân để tránh, hoặc giảm thiểu nó đến mức tối đa. Những thủ thuật dạy được vận dụng hợp lý theo trình độ học sinh, thời gian của hoạt động và thay đổi một cách linh hoạt trong các tiết học để không gây chán: dùng Brainstorming hoặc Networks 
	Qua tiết dạy viết này tôi cũng đã rèn luyện cho các em kỹ năng bày tỏ ý kiến của 
The advantages of the Internet
The advantages of the Internet
mình về những vấn đề cụ thể. 
Cuối bài viết tôi lại cho học sinh vận dụng kỹ năng làm việc theo nhóm để thảo luận về những bất lợi của Internet, từ đó xác định việc sử dụng Internet như thế nào để có hiệu quả đồng thời cũng hướng dẫn cho các em sử dụng các loại games sử dụng tiếng Anh để vừa chơi, vừa học và phải đảm bảo thời gian hợp lí. Sau giờ học, chúng tôi còn chọn ra một số học sinh giỏi để viết về đề tài này và lập diễn đàn theo khối do các học sinh giỏi chủ trì dưới sự hưỡng dẫn của giáo viên. Từ những hoạt động này, tôi đã giúp các em rèn luyện kỹ năng tự điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình qua việc tiếp cận với CNTT. (Các cuộc thi Olympic Tiếng Anh, Toán qua mạng lớp 9)
c. Biện pháp 3: Tổ chức giáo dục, rèn luyện kỹ năng rèn luyện sức khỏe và bảo vệ sức khỏe
Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô giá, có sức khỏe là có tất cả. Vì thế có một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ chút nào. Sức khỏe của chúng ta phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học, phải biết bảo vệ môi trường, bảo quản cơ sở vật chất, tiết kiệm năng lượng. ngày nay vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Cuộc sống của con người giờ đây thay đổi đến chóng mặt vào từng thời khắc một. Nếu không được giáo dục và rèn luyện tốt thì thế hệ hiện tại, thế hệ tiếp nối sẽ khó có thể thích ứng với cuộc sống, phải đối mặt với bao vấn đề xảy ra:
*Vấn đề lãng phí và vô độ:
Con người khai thác không thương tiếc các nguồn tài nguyên như đất đai, khoáng sản, sông núi, chất xám và sức lao động. Hàng ngày, hàng giờ con người cũng đang sử dụng chúng một cách bừa bãi, thiếu cân nhắc và không hề thận trọng. Từ đó, hậu quả mà con người đã, đang và sẽ phải gánh chịu vô cùng to lớn. Một cái giá không ai khác phải trả chính là thế hệ con cháu của chúng ta.
	Trong vai trò giáo viên, tôi trở thành một nhà tài nguyên học chỉ rõ cho các em những gì con người hiện nay đang làm và dẫn các em đến với những ý tưởng tiết kiệm thông qua bài học 7: “Saving energy”. 
Ngay từ tiết 1, nhờ vào các bức tranh có sẵn trong phần “getting started”, tôi hướng dẫn các em quan sát tranh, nêu câu hỏi gợi ý, học sinh trả lời và làm rõ nội dung bức tranh chứa các tình huống lãng phí tài nguyên.
- What happens to the faucets?	
- Is the TV on? Who is watching TV?
- Is the radio on? Who is listening to the radio?
- Is the light still burning?
Những câu hỏi gợi ý sau đây được dùng để nói về cách xử lý các tình huống trên:
	- What should we do to save electricity/water?
	- Should we turn of the TV/ radio/ light/ faucets if we do not use it?
	- Do you think energy is never exausted? 
Từ những câu trả lời xử lý tình huống của học sinh, rất tự nhiên các em đã tham gia vào việc bảo vệ cũng như tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn năng lượng Quốc 
gia mà các em đã từng làm như thế tại nhà của mình. Những ý kiến này cũng sẽ thức tỉnh các em chưa từng hoặc không có ý thức bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên, năng lượng. 
	Để lôi cuốn những em không quan tâm đến vấn đề này, tôi tiếp tục đặt ra những câu hỏi thực tế ở trường, lớp học của các em.
	- Should we turn off the lights, the fans off at recess?
	- What should we do with the lights, the fans when they are dirty?
	- Should we turn off the lights in the classrooms when the sun is shining brightly?
	- Should we turn the lights and the fans off before leaving the classroom?
	- We should turn the faucets off after using, should we?
	- Why should we do those above things? 
Khi trả lời tốt những câu hỏi trên, các em đã rèn luyện được kỹ năng giải quyết vấn đề. Ngoài ra còn nhắc nhở, giáo dục các em không những phải biết tiết kiệm năng lượng ở nhà trường mà ở nhà cũng vậy.
	Sau khi đã hoàn thành phần “Listen and read”, tôi đưa đề tài yêu cầu các em thảo luận theo nhóm nhằm giúp các em nắm bắt được cách làm thế nào để tiết kiệm năng lượng ở nhà và ở trường. 
What do we have to do to save energy at chool?
What do we have to do to save energy at home?
Với câu trả lời mà các em nghĩ ra được, nêu lên ý kiến của mình trước bạn trong lớp chứng tỏ các em biết cách tiết kiệm năng lượng, biết bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khỏe bản thân
take a shower in stead of a bath
turn off the faucets after using.
make sure there are no cracks in the water pipes.
turn off the light after leaving the room.
turn off the TV, radio when they aren’t used.
Trong tiết dạy nói bài này, tôi đã rèn luyện cho các em cách đưa ra những đề xuất về tiết kiệm năng lượng có sử dụng các tranh vẽ.
 	- I thinh we should fix the faucet. 
 	- I think we shloud turn off the fauce.
 	- Why don’t we turn off the fan?
- Shall we turn off the gas fire?
- Let’s turn down the gas.
- How about turning off the air conditioner? 
- What about turning off the light and the television.
- We should go to school or to work by bike in stead of by motorbike. 
- I suggest taking a bus in stead of a car.
Vận dụng những kiến thức đã được học trên vào bài đọc ở phần “free practice” tôi cho các em thảo luận nhóm theo chủ đề: “The ways to spend less on lighting” các em cũng đã rút ra được:
	 The ways to spend less on lighting
	- Using energy saving bulbs in stead of ordinary 100 watt light bulbs.
	- Turning off the light before living the room.
	- Using household appliances properly following the instructions.
	- Keeping refrigerator door closed.
	- Using household saving energy appliances.
Tiết học viết là tiết học mà các em tập hợp hết các kiến thức được luyện tập ở các tiết trước để hoàn chỉnh một bài viết xoay quanh vấn đề tiết kiệm năng lượng. Rõ ràng các em đã biết được sự nguy hiểm của sử dụng lãng phí các nguồn năng lượng và thay đổi ý thức sống theo chiều hướng tốt.
 *Vấn đề môi trường bị ô nhiểm
	Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Vì vậy, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình. Những bức tranh vào bài học 6 gợi cho các em những cảnh tượng thật sự bức xúc về môi trường mà con người gây nên. Tôi dùng thủ thuật “name the pictures” để cho học sinh tập trung vào chủ đề “environmental problem” như là: air pollution/ water pollution/ rubbish (garbage) 
	Tôi đưa ra các cụm từ: garbage dump, air pollution, water pollution, deforestation, dynamite fishing, spraying pesticides cho các em nối với tranh.
	Để các em suy nghĩ về vấn đề được nêu ra, tôi đưa ra câu hỏi liên quan đến các hoạt động làm sạch môi trường trong nhà trường hoặc ở địa phương phù hợp với tuổi nhỏ của các em hàng ngày, nhân dịp các ngày lễ hoặc nhân tháng môi trường:
	- What do you do every day to keep your school clean?
	- Why do you have to do that?
	- How often do you take part in the activities for environment in your local?
	- Do you encourage your friends to do with you?
Những câu trả lời đã chững tỏ các em có ý thức, thái độ tốt khi tham gia hoạt động:
	- cleaning the school before and after the classes with my classmates every day.
	- cleaning the streets / roads / our living area with my relatives and the neighbours every weekend.
	- planting trees / flowers in the schoolgarden or in the schoolyard with my classmates and the teachers in the spring or in the auturmn.
	- collecting trash and putting it into the garbage bin.
	- making our school and our local clean and beautiful.
	- taking part in the activities for environment in our local in the environmental 
month.
Qua phần “Listen and read” tôi cũng đã minh họa thêm để cho các em thấy rõ việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của toàn xã hội với những bức tranh làm sạch môi trường của địa phương.
	Ở tiết dạy nói, dựa vào những từ đã cho, tôi hướng dẫn các em kỹ năng thuyết phục người khác hay bạn bè làm một số việc bảo vệ môi trường như tiết kiệm giấy, làm giảm việc ô nhiểm nguồn nước, song hồ, biển cả, không khí, ngăn chặn việc xả rác bừa bãi trong nhà trường cũng như những nơi công cộng, làm giảm số lượng rác thải ra  như sau:
	- I think you should recycle used paper, newspapers to reduce the amount of garbage we produce.
	- I think it would be better if we use banana leaves in stead of paper or plastic bags to wrap food because plastic bags are very hard to dissolve. They will cause pollution. And if we use less paper we can save trees in the forests. That’s how we can save our environment.
	- It would be better if we don’t throw all garbage in the class and around the schoolyard. We should put it in the waste bins.
	Sau cùng, tôi yêu cầu các em thảo luận nhóm với câu hỏi: “What do you do to protect environment” để rèn luyện sâu hơn cho các em nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
	Ở tiết dạy đọc, qua việc tìm hiểu và phân tích bài thơ về môi trường, tôi đưa ra một số câu hỏi gợi ý nhằm giúp các em nắm rõ về ý nghĩa giáo dục của bài thơ, thấy được quan điểm của người mẹ là sai. Ví dụ:
	- Do you think the same?
	- Is the mother right when she thinks so?
	- Who do you think pollutes our environment every day?
Đồng thời tôi cũng xác định rõ cho học sinh việc bảo vệ môi trường cũng chính là thể hiện của con người có văn hóa.
 *Vấn đề dịch bệnh: 
Loài người đang đối mặt nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, có nguy cơ bùng phát đe dọa sự sống trên trái đất như: SAS, HIV, H5N1, H1N1, viêm gan B . Tuy nhiên những loại bệnh này có thể kiểm soát được nếu chúng ta có ý thức bảo vệ sức khỏe. Nhiều hoạt động bảo vệ môi trường tốt đều có thể là phương thức phòng bệnh tốt. Tôi đã lồng ghép nhiều câu hỏi vào các tiết của bài học 6 để giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
	- Do you think air pollution/ water pollution/  is harmful to your health?	
	- Why do we have to keep our environment clean and fresh?
	- What happens if we spoil the place where we are living? 
d. Biện pháp 4: Tổ chức giáo dục, rèn luyện kỹ năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
	Do lối sống lãng phí, vô trách nhiệm của một số không nhỏ con người chúng ta, 
hiện nay trên toàn cầu đang phải đương đầu với những thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra như hạn hán, lũ lụt, mất mùa, bão, động đất, sóng thần  làm nhiều người mất nhà cửa, tổn hại lớn về kinh tế.
	Các em học sinh khi biết được một thông tin về thiên tai xảy ra ở đâu đó trên thế giới hoặc trong nước thì đã thể hiện đồng cảm, quyên góp ủng hộ, song một số các em đã có thể quên đi nhanh chóng, thích thú xuống đường tham gia lội nước, đi chơi khi có bão to không màng đến sự nguy hiểm đang ở đâu đó. Để giáo dục, rèn luyện cho các em ý thức phòng chống thiên tai, tôi sử dụng các bức tranh (Bài học 9: “Natural disasters”-tiết học 1) yêu cầu học sinh quan sát để xác định chủ đề bài học. Sau đó thông qua bài tập để xác định các thiên tai khác nhau: snowstorm, earthquake, volcano, typhoon  
	Ở tiết dạy nói, những câu hỏi liên quan đến kỹ năng phòng chống thiên tai, cụ thể là bão lụt được đưa ra cho các em thảo luận bày tỏ ý kiến trước lớp:
	- What does your family often prepare for a typhoon?
	- What does your family often buy to prepare for a typhoon?
	- When typhoon comes, what do you usually do?
	- What do you and your family do after typhoon to protect our environment and our health?	
	Sau khi cho các em nêu một vài ý kiến, tôi giao cho từng nhóm 4 em một danh sách gợi ý về những việc cần làm trước, khi và sau khi bão đến để các em đánh dấu. Các em tiến hành hội thoại sau khi đã thống nhất cùng nhau những việc cần làm. Gọi số cho từng em trong nhóm và thành lập nhóm mới, một lần nữa các em được thảo luận cùng bạn về cách phòng chống thiên tai như thế nào để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của con người. Áp dụng để nói việc phòng chống thiên tai vừa qua ở địa phương. Các em đã rất hứng thú khi nêu những việc đã làm của nhà trường, gia đình và bản thân.
	Tôi cho rằng thật tốt khi nhiều bộ môn khác nhau trong trường học đồng thời lồng ghép dạy cho các em về kỹ năng sống. Các em sẽ biết tự bảo vệ bản thân, có ý thức với những việc làm của mình để bảo vệ môi trường sống, thuyết phục các bạn cùng trang lứa làm tốt công việc này. Do vậy, ngoài xoáy sâu vào giáo dục và rèn luyện 4 nhóm kỹ năng trên, tôi cũng đã không quên rèn luyện các kỹ năng sống khác như: Kỹ năng hoạt động nhóm (ý thức tự giác tham gia hoạt động, tinh thần đồng đội, tinh thần giúp đỡ bạn khi gặp vấn đề ), kỹ năng thuyết phục, kỹ năng trình bày một vấn đề cụ thể. 
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
	Qua một năm thực hiện chuyên đề này, tôi nhận thấy học sinh có những chuyển biến rõ rệt. Từ đó các em có những việc làm, những biểu hiện rất tích cực. Cụ thể là các em tham gia nhiều hơn vào CNTT nhưng với mục đích phục vụ học tập, thi Tiếng Anh hoặc Toán qua mạng, lấy các thông tin cần thiết cho ôn thi vào THPT các môn: Văn, Toán. Các em đã điều chỉnh được nhận thức, hành vi của mình trong việc tiếp cận với CNTT. Hầu hết các em đã thực hiện tốt nề nếp như tắt quạt, điện sáng khi không sử dụng, không xả rác bừa bãi, bỏ rác vào thùng rác của lớp, trường, tích cực tham gia hoạt động môi trường nơi cư trú, trường học, đường phố Trồng, chăm sóc cây cảnh ở trường, nhà và đường phố. Rất nhiều em đã ý thức được bảo vệ sức khỏe thật quan trọng nên không đi đầu trần khi trời nắng, mặc ấm khi thời tiết rét  
	Đây là số liệu qua khảo sát từ sau các giờ học Tiếng Anh của đề tài:
*Nhận thức của học sinh về kỹ năng sống: 
Lớp
SL
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng điều chỉnh nhận thức
Kỹ năng rèn luyện và bảo vệ sức khỏe
Kỹ năng phòng chống thiên tai dịch bệnh
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
91
37
32
86,4
25
67,6
30
81
30
81
92
39
33
84,6
27
69,2
35
89,7
34
87,1
93
35
30
85,7
30
85,7
32
91,4
31
88,5
94
38
33
86,8
29
76,3
30
78,9
30
78,9
*Hành vi thực hiện của học sinh về kỹ năng sống:
Lớp
SL
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng điều chỉnh nhận thức
Kỹ năng rèn luyện và bảo vệ sức khỏe
Kỹ năng phòng chống thiên tai dịch bệnh
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
91
37
30
81
24
64,8
30
81
28
75,7
92
39
33
84,6
27
69,2
32
82
34
87,1
93
35
29
82,8
30
85,7
30
85,7
30
85,7
94
38
32
84,2
27
78,9
30
78,9
29
76,3
7. KẾT LUẬN:
	Trong quá trình toàn cầu hóa, các nước trên thế giới ngày càng liên kết chặt chẽ và gia tăng sự trao đổi văn hóa, kinh tế  Sự cạnh tranh trong các lĩnh vực ngày càng cao. Chính vì vậy việc trang bị, rèn luyện những kỹ năng sống là vấn đề bức thiết cho mọi người nhất là đối với học sinh, người chủ tương lai của đất nước. Đó là mục tiêu chung của toàn ngành giáo dục, của các môn học trong nhà trường, của bản thân các thầy, cô giáo mà là còn xu thế của giáo dục thế giới. Đề tài: “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ TIẾT DẠY TIẾNG ANH LỚP 9” mà tôi trình bày ở trên cũng không nằm ngoài mục đích đó.
	Tiếng Anh là môn học có nhiều thuận lợi trong lĩnh vực này, bước đầu thực hiện đã có kết quả nhất định. Song đây không phải là việc làm một sớm, một chiều mà phải được rèn luyện liên tục, với sự ủng hộ cao của BGH nhà trường, Tổng phụ trách Đội Thiếu Niên cũng như các thầy, cô giáo chủ nhiệm, tôi tin chắc thế hệ tương lai sẽ vững chãi, tự tin trong cuộc sống.
8. ĐỀ NGHỊ:
Việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống còn phải tiếp tục lâu dài, vất vả. Rất mong đề tài của mình được bổ sung và vận dụng có kết quả, tôi có những đề xuất sau:
*Đối với giáo viên:
- Kiến thức bộ môn chính là cơ sở của kỹ năng sống, do vậy phải đảm bảo dạy đúng, đủ, chính xác kiến thức. Chú ý mối liên thông giữa kiến thức các bộ môn trong hệ thống kiến thức toàn diện.
- Bản thân giáo viên phải có vốn sống nhất định, trãi nghiệm và biết tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn cuộc sống, có khả năng tự học cao.
- Cần phải xem đây là việc làm thường xuyên.
- Việc tích hợp giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống phải có sự linh hoạt, tự nhiên, tránh gượng ép, áp đặt.
- Dạy lồng ghép trong từng tiết học, từng bài học và từng loại bài dạy.
- Dạy học gắn với thực tế để tạo cơ hội vận dụng kiến thức bộ môn.
- Tận dụng mọi cơ hội để lồng ghép, dành thời gian nhiều cho học sinh trải nghiệm.
	*Đối với nhà trường
	- Tạo điều kiện để các đoàn thể trong nhà trường cùng tham gia giáo dục cho học sinh.
	Kiến Giang, ngày 19 tháng 5 năm 2011.
	Người viết
Ý kiến HĐKH nhà trường	
	Trần Thị Minh Hoan
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Anh văn 9.
- Sách giáo viên Anh văn 9.
- Teaching-English-A training course for teacher’s trainer’s handbook Adrian Droff.
- TKT handbook from Apollo training center.
- Cambridge University Press in annociation with the British Council.
- Xây dựng môi trường văn hóa- Nhà xuất bản trẻ-2004.
- Quản lý giáo dục (Tập 1,2)-Bùi Quang Tú-Nhà xuất bản trẻ-2005.
- Báo giáo dục thời đại.
10. MỤC LỤC
Tên đề tài
Đặt vấn đề
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiển
Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu 
Kết luận
Đề nghị
Tài liệu tham khảo
 Mục lục

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_qu.doc
Sáng Kiến Liên Quan