SKKN Vận dụng BLearning tổ chức dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”- Vật lí 11 theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh
Chu trình tự học của học sinh
Chu trình tự học mỗi nội dung kiến thức của NH là một chu trình gồm ba giai
đoạn:
- Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu
NH tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải
quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới và tạo ra sản phẩm có tính chất cá nhân.
- Giai đoạn 2: Tự thể hiện
NH tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến
thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi,
đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy cô, tạo ra sản phẩm có tính xã hội của cộng
đồng lớp học.
- Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy cô; NH
sẽ nhận được kết luận từ thầy cô để từ đó tự kiểm tra, đánh giá sản phẩm ban đầu
của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức).
Trong chu trình tự học của HS được chia làm ba giai đoạn nhưng không phải
chúng ta tuyệt đối hóa ba giai đoạn này, mà có sự đan xen giữa các yếu tố và thay11
đổi theo quá trình diễn biến hoạt động của NH. "Điều cốt yếu là cả ba giai đoạn
đều diễn ra trên cái nền chung là hành động học, tự học, tự nghiên cứu, tự giác,
tích cực, chủ động và sáng tạo của chủ thể, dưới sự hướng dẫn hợp lý của thầy
giáo".
HS -Tổ chức cho HS làm TN về hiện tượng dương cực tan. -GV kết luận Nhóm 2 báo cáo, nhóm 1,3,4 cho nhận xét, bổ sung -Nêu các câu hỏi thắc mắc -Làm TN về về hiện tượng dương cực tan. -Ghi nhận kết luận của GV T.TH 3 T.TH 4 T.ĐG 1 T.ĐG 2 Hoạt động 2: Làm bài tập luyện tập, củng cố Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đánh giá chỉ số hành vi Phát phiếu học tập số 2 Làm bài tập tại lớp T.TH 3 T.TH 4 T.ĐG 1 T.ĐG 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyền dời có hướng của A. các chất tan trong dung dịch. B. các ion dương trong dung dịch. C. các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch. D. các ion dương và ion âm theo chiều điện trường trong dung dịch. Câu 2. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân A. tăng. B. giảm C. không đổi. D. có khi tăng có khi giảm. Câu 3. Hạt mang tải điện trong chất điện phân là A. ion dương và ion âm. B. electron và ion C. electron D. electron 55 Câu 4. Khi nhiệt độ tăng điện trở của chất điện phân giảm là do? A. số electron tự do trong bình điện phân tăng. B. số ion dương và ion âm trong bình điện phân tăng, C. các ion và các electron chuyển động hồn độn hơn. D. bình điện phân nóng lên nên nở rộng ra. Câu 5. Chọn phương án đúng. Khi nhiệt độ tăng điện trở chất điện phân giảm là do: (1) Chuyển động nhiệt của các phân tử tăng nên khả năng phân li thành các ion tăng do tác dụng của các va chạm. Kết quả là làm tăng nồng độ hạt tải điện. (2) Độ nhớt của dung dịch giảm làm cho ác ion chuyển động được dễ dàng hơn A. (1) đúng, (2) sai. B. (1) sai, (2) đúng. C. (1) đúng, (2) đúng. D. (1) sai, (2) sai Câu 6. Hiện tượng tạo ra hạt tải điện trong dung dịch điện phân? A. Là kết quả của dòng điện chạy qua chất điện phân. B. Là nguyên nhân chuyển động của các phần tử. C. Là dòng điện trong chất điện phân. D. Cho phép dòng điện chạy qua chất điện phân Câu 7. Hiện tượng phân li các phân tử hòa tan trong dung dịch điện phân A. là kết quả của dòng điện chạy qua chất điện phân. B. là nguyên nhân duy nhất của sự xuất hiện dòng điện chạy qua chất điện phân C. là dòng điện trong chất điện phân. D. tạo ra hạt tải điện trong chắt điện phân. Câu 8. Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt tải điện trong chất điện phân là A. do sự chênh lệch nhíẹt độ giừa hai điện cực. B. do sự phân li của các chất tan trong dung môi. C. do sự trao đổi electron với các điện cực. D. do nhiệt độ của bình điện phân giảm khi có dòng điện chạy qua. Câu 10. Trong dung dịch điện phân, các hạt tải điện được tạo thành do A. các electron bứt ra khởi nguyên tử trung hòa. 56 B. sự phân li các phân tư thành ion. C. các nguyên tử nhận thêm electron. D. sự tái hợp các ion thành phân tử. TỰ HỌC TẠI LỚP (CÓ HƯỚNG DẪN CỦA GV) Tiết 2 Hoạt động 1: Báo cáo việc tự học ở nhà (30phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đánh giá chỉ số hành vi -Tổ chức cho các cá nhân HS báo cáo kết quả nghiên cứu về nội dung 3(Các định luật Fa-ra- đây) đã tự học ở nhà -Giải đáp các câu hỏi cho HS -GV kết luận -Nhóm 3 báo cáo, nhóm 1,2,4 cho nhận xét, bổ sung -Nêu các câu hỏi thắc mắc -Ghi nhận kết luận của GV T.TH 3 T.TH 4 T.ĐG 1 T.ĐG 2 -Tổ chức cho các cá nhân HS báo cáo kết quả nghiên cứu về nội dung 4 (Ứng dụng của hiện tượng điện phân) đã tự học ở nhà -Giải đáp các câu hỏi cho HS -GV kết luận Nhóm 4 báo cáo, nhóm 1,2,3 cho nhận xét, bổ sung -Nêu các câu hỏi thắc mắc -Ghi nhận kết luận của GV T.TH 3 T.TH 4 T.ĐG 1 T.ĐG 2 Hoạt động 2: Làm bài tập luyện tập, củng cố Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đánh giá chỉ số hành vi Phát phiếu học tập số 3 Làm bài tập tại lớp T.TH 3 T.TH 4 T.ĐG 1 T.ĐG 2 57 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1. Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là A. không có thay đổi gì ở bình điện phân. B. anốt bị ăn mòn. C. đồng bám vào catốt. D. đồng chạy từ anốt sang catốt. Câu 2. Để xác định số Fa-ra-day ta cần phải biết đương lượng gam của chất khảo sát, đồng thời phải đo khối lượng của chất đó bám vào? A. một điện cực và cường độ dòng điện. B. anot và thời gian chạy qua chất điện phân của các ion dương. C. catot và thời gian chạy qua chất điện phân của các ion âm. D. một điện cực và điện lượng chạy qua bình điện phân. Câu 3. Khối lượng khí clo sản xuất ra cực dương của các bình điện phân 1, 2 và 3 (xem hình vẽ) trong một khoảng thời gian nhất định sẽ A. bằng nhau trong cả ba bình điện phân. B. nhiều nhất trong bình 1 và ít nhất trong bình 3. C. nhiều nhất trong binh 2 và ít nhất trong bình 3. D. nhiều nhất trong bình 2 và ít nhất trong bình 1. Câu 4. Để tiến hành các phép đo cần thiết cho việc xác định đương lượng điện hóa của môt kim loai nào đó, ta cần phải sử dụng các thiết bị? A. cân, ampe kế, đồng hồ bấm giây. B. cân, vôn kế, đồng hồ bấm giây. C. ôm kế, vôn kế, đồng hồ bấm giây. D. vôn kế, ampe kế, đồng hồ bấm giây Câu 5. Ngưòi ta bố trí các điện cực của một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4, như trên hình vẽ, với các điện cực đều bằng đồng, có diện tích bằng nhau. Sau thời gian t, khối lượng đồng bám vào các điện cực 1, 2 và 3 làn lượt là m1, m2 và m3. Chọn phương án đúng. A. m1 = m2 = m3 B. m1< m2< m3 58 C. m3< m2< m1 D. m2< m3< m1 Câu 6. Hiện tượng điện phân có dương cực tan là hiện tượng điện phân dung dịch A. axit hoặc bazo với điện cực là graphit. B. muối có chứa kim loại dùng làm catôt. C. muối có chứa kim loại dùng làm anôt. Kết quả làm kim loại tan dần từ anot tải sang catot D. muối có chứa kim loại dùng làm anôt. Kết quả là kim loại được tải dần từ catôt sang anôt. Câu 7: Đơn vị của đương lượng điện hóa và của hằng số Farađây lần lượt là: A. N/m; F B. N; N/m C. kg/C; C/mol D. kg/C; mol/C Câu 8: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có đương lượng điện hóa là 1,118.10-6kg/C. Cho dòng điện có điện lượng 480C đi qua thì khối lượng chất được giải phóng ra ở điện cực là: A. 0,56364g B. 0,53664g C.0,429g D. 0,0023.10-3g Câu 9: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân và điện lượng tải qua bình. Đương lượng điện hóa của chất điện phân trong bình này là: A. 11,18.10-6kg/C B. 1,118.10-6kg/C C. 1,118.10-6kg.C D.11,18.10-6kg.C Câu 10: Bình điện phân có anốt làm bằng kim loại của chất điện phân có hóa trị 2. Cho dòng điện 0,2A chạy qua bình trong 16 phút 5 giây thì có 0,064g chất thoát ra ở điện cực. Kim loại dùng làm anot của bình điện phân là: A. niken B. sắt C. đồng D. kẽm Câu 11: Hai bình điện phân mắc nối tiếp với nhau trong một mạch điện, bình 1 chứa dung dịch CuSO4 có các điện cực bằng đồng, bình 2 chứa dung dịch AgNO3 có các điện cực bằng bạc. Trong cùng một khoảng thời gian nếu lớp bạc bám vào catot của bình thứ 2 là m2 = 41,04g thì khối lượng đồng bám vào catot của bình thứ nhất là bao nhiêu. Biết ACu = 64, nCu = 2, AAg = 108, nAg = 1: A. 12,16g B. 6,08g C. 24, 32g D. 18,24g Câu 12: Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200cm2 người ta dùng tấm sắt làm catot của bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anot là một 20 2 2,236 m(10- 4 Q(C) O 59 thanh đồng nguyên chất, cho dòng điện 10A chạy qua bình trong 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm chiều dày của lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Biết ACu = 64, n = 2, D = 8,9g/cm3: A. 1,6.10-2cm B. 1,8.10-2cm C. 2.10-2cm D. 2,2.10-2cm Câu 13: Muốn mạ niken cho một khối trụ bằng sắt có đường kính 2,5cm cao 2cm, người ta dùng trụ này làm catot và nhúng trong dung dịch muối niken của một bình điện phân rồi cho dòng điện 5A chạy qua trong 2 giờ, đồng thời quay khối trụ để niken phủ đều. Tính độ dày lớp niken phủ trên tấm sắt biết niken có A = 59, n = 2, D = 8,9.103kg/m3: A. 0,787mm B. 0,656mm C. 0,434mm D. 0,212mm Câu 14: Điện phân dung dịch H2SO4 có kết quả sau cùng là H2O bị phân tích thành H2 và O2. Sau 32 phút thể tích khí O2 thu được là bao nhiêu nếu dòng điện có cường độ 2,5A chạy qua bình, và quá trình trên làm ở điều kiện tiêu chuẩn: A. 112cm3 B. 224 cm3 C. 280 cm3 D. 310cm3 Câu 15. Xác định khối lượng đồng bám vào catôt của binh điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4) khi dòng điện chạy qua bình này trong 1 phút và có cường độ thay đổi theo thời gian với quy luật I = 0,05t (A) với t tính bằng s. Đồng có khối lượng mol là A = 63,5 g/mol và hóa trị n = 2. A. 4,32 g. B. 4,32 mg. C. 29,6 mg. D. 29,6 g. Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ học tập ở nhà Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đánh giá chỉ số hành vi -Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về các ứng dụng của dòng điện trong chất điện phân -Giao bài tập về nhà - Nhận nhiệm vụ học tập GV giao T.XĐ 1 T.XĐ 2 T.KH 1 T.KH.2 T.TH 1 T.TH 2 T.TH 3 T.TH 4 T.ĐG 1 T.ĐG 2 60 3. Kết quả thực hiện đề tài 3.1. Mục đích thực nghiệp sư phạm Mục đích của TNSP là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra. Cụ thể kết quả TNSP trả lời các câu hỏi sau: -Việc tổ chức các hoạt động DH theo hướng phát triển NLTH cho HS (theo các bước đã đề xuất) có góp phần phát triển NLTH cho HS không? -Việc tổ chức các hoạt động DH theo hướng phát triển NLTH cho HS thì kết quả học tập của HS có cao hơn so với PPDH truyền thống không? Trả lời được các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót của đề tài để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho đề tài hoàn thiện. Từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng DH vật lí và quá trình đổi mới PPDH ở trường THPT. 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệp sư phạm -Chọn đối tượng tiến hành TNSP; -Tổ chức dạy hai bài trong chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 THPT, lớp TNg dạy theo định hướng phát triển NLTH cho HS với các giáo án đã được thiết kế ở chương 2 của đề tài. -Quan sát đánh giá hoạt động học tập của HS trong các tiết học kết hợp với lấy ý kiến HS sau khi học tập; -Tiến hành cho HS làm bài kiểm tra sau khi học xong chương “Dòng điện trong các môi trường”; -Thu thập số liệu, xử lý kết quả TNg để đánh giá hiệu quả của vấn đề nghiên cứu; So sánh, đối chiếu kết quả học tập của lớp TNg ở tiết đầu và tiết thứ ba 3.3. Nội dung thực nghiệp sư phạm Ở các lớp TNg, GV tổ chức DH theo định hướng phát triển NLTH cho HS đối với Bài 13: Dòng điện trong chất khí ( 1 tiết); Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân (2 tiết) trong chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 THPT. Sau mỗi tiết học thì tổ chức đánh giá các chỉ số hành vi của NLTH, cuối chương tiến hành cho làm bài kiểm tra đánh giá trực tuyến qua ứng dụng google form. So sánh kết quả đánh giá các chỉ số hành vi sau tiết 1 và sau tiết 3. 3.4. Kết quả thực hiện thực nghiệp sư phạm Tiến hành TNSP đã kiểm chứng tính hiệu quả của việc dạy học với sự hỗ trợ của MXH. +Về việc HS học ở nhà: Trong 3 tiết ở nhà và 3 tiết ở lớp, ở buổi đầu tiên tại nhà HS còn lúng túng không biết phương pháp học, chưa theo trình tự của GV 61 hướng dẫn, ở tiết học này chúng tôi chưa thể đánh giá được năng lực của HS. Sang các tiết thứ hai HS đã hình thành được thói quen tự học đúng giờ, thảo luận tự nhiên hơn; đặc biệt là tiết học tại lớp ngày hôm sau, HS vẫn còn bàn luận về vấn đề được tổ chức học ở nhà. Sang tiết thứ ba thì phần lớn các em đã thành thạo, mạnh dạn hơn nhiều, các chỉ số của các thành tố NLTH đều được nâng lên rõ rệt. Ban đầu đa số HS không xây dựng kế hoạch tự học, cũng như các NLTH còn yếu. Tuy nhiên đến tiết thứ hai HS đã được hướng dẫn xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng các NLTH nên các em đã có các NLTH tốt hơn hẳn thể hiện ở các hoạt động học tập từ buổi thứ hai và thứ ba. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập trên nhóm. Các câu hỏi thực tế thu hút sự tham gia của các em HS, HS làm các bài tập và trực tiếp trả lời bằng cách “comment” và “like” ngay trên bài đăng. HS cũng mạnh dạn trình bày suy nghĩ, thắc mắc và đề nghị GV giải đáp. +Về việc HS học trên lớp: Mục đích của việc học ở lớp là trình bày, báo cáo những vấn đề mình đã nghiên cứu khi tự học ở nhà. Tuy nhiên, trong quá trình học ở lớp, ban đầu đa số HS chưa thể trình bày rõ ràng mạch lạc những vấn đề được học ở nhà, sự tham gia của tập thể cũng chưa cao, HS còn ngại ngùng trước đám đông, ngoài ra NL tự tìm kiếm thêm các tài liệu bên ngoài cũng chưa hình thành rõ ràng nên ở buổi đầu tiên chúng tôi chưa thể đánh giá được các hành vi của NLTH. Đến tiết thứ hai HS chia nhóm thực hiện thí nghiệm kiểm chứng các hiện tượng, mới bắt đầu thấy được rõ hơn các hành vi của NLTH. Kết quả đánh giá các hành vi của NLTH sau tiết 1 và sau tiết 3 thể hiện ở 2 bảng sau: Bảng đánh giá các chỉ số hành vi sau Bài 13 (gồm 34 HS được đánh giá) Hành vi Mức 1 Mức 2 Mức 3 SL % SL % SL % T.XĐ 1 15 44.12 17 50.00 2 5.88 T.XĐ 2 20 58.82 14 41.18 0 0.00 T.KH 1 10 29.41 20 58.82 3 8.82 T.KH 2 8 23.53 18 52.94 8 23.53 T.TH 1 5 14.71 23 67.65 6 17.65 T.TH 2 10 29.41 20 58.82 4 11.76 T.TH 3 5 14.71 19 55.88 10 29.41 T.TH 4 17 50.00 12 35.29 5 14.71 T.ĐG 1 20 58.82 10 29.41 4 11.76 T.ĐG 2 18 52.94 12 35.29 4 11.76 62 Bảng đánh giá các chỉ số hành vi sau tiết 2 Bài 14 (gồm 34 HS được đánh giá) Hành vi Mức 1 Mức 2 Mức 3 SL % SL % SL % T.XĐ 1 5 14.71 20 58.82 9 26.47 T.XĐ 2 10 29.41 19 55.88 5 14.71 T.KH 1 4 11.76 23 67.65 7 20.59 T.KH 2 3 8.82 15 44.12 16 47.06 T.TH 1 2 5.88 21 61.76 11 32.35 T.TH 2 4 11.76 19 55.88 11 32.35 T.TH 3 2 5.88 17 50.00 15 44.12 T.TH 4 9 26.47 18 52.94 7 20.59 T.ĐG 1 11 32.35 15 44.12 8 23.53 T.ĐG 2 10 29.41 16 47.06 8 23.53 Qua hai bảng đánh giá ta thấy rằng, các mức đạt được của các thành tố NLTH của HS đã được nâng lên sau mỗi tiết học. Qua TNg chúng tôi thấy rằng HS đang dần hình thành các NLTH, ngoài sử dụng các tài liệu GV gợi ý, HS còn chủ động tìm thêm các tài liệu từ nhiều nguồn khác. Bên cạnh đó, các ví dụ và các vấn đề liên quan đến bài học cũng được HS nêu ra một cách phong phú và gần gũi. HS biết cách trình bày và đặt vấn đề cho những HS khác giải quyết. Nhờ sử dụng các nguồn tài liệu sinh động mà HS có kiến thức vững chắc hơn. Giải thích các hiện tượng và vận dụng tốt kiến thức vào đời sống cũng như để làm bài tập. Việc sử dụng MXH hỗ trợ dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS trong giờ học trên lớp giúp giảm bớt hoạt động của GV và tăng cường các hoạt động của HS. Kết quả TNSP đã khẳng định hiệu quả của việc dạy học với sự hỗ trợ của MXH. Qua kết quả TNg, chúng tôi thấy rằng việc dạy học với sự hỗ trợ của MXH đã góp phần đạt được mục tiêu đổi mới PPDH hiện nay, nâng cao hứng thú, tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng tự học cho HS. 63 C. KẾT LUẬN 1. Những kết quả đã đạt được Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài: “Vận dụng B-learning tổ chức dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”- vật lí 11 với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển NLTH của HS” chúng tôi thu được những kết quả sau: - Xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. + Cơ sở lý luận của hoạt động tự học và bồi dưỡng NLTH cho HS. + MXH hỗ trợ cho việc bồi dưỡng NLTH cho HS. MXH có khả năng ôn tập kiến thức và rèn luyện kiến thức kĩ năng cần thiết cho quá trình tiếp thu bài mới; hình thành kiến thức và kỹ năng mới cho HS; củng cố, ôn luyện và vận dụng các kiến thức; tổng kết, hệ thống hóa kiến thức; kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức và kỹ năng của HS. + Quy trình dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH được thiết kế như sau: Bước 1: Tạo một group lớp học trên mạng xã hội (Facebook). Bước 2: Tổ chức dạy học ở nhà Bước 3: Tổ chức dạy học trên lớp Bước 4: Điều chỉnh kế hoạch học tập Từ việc phân tích cơ sở lý luận cho thấy MXH là công cụ hỗ trợ có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới về PPDH. + Đưa ra một số biện pháp sử dụng MXH hỗ trợ dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS. MXH hỗ trợ việc bồi dưỡng NLTH trong khâu mở đầu, nghiên cứu kiến thức mới, vận dụng, củng cố kiến thức và đặc biệt trong quá trình tự học ở nhà. Đồng thời thiết kế tiến trình dạy học một số bài học trong chương “Dòng điện trong các môi trường” theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH. - Tiến hành TNSP nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc dạy học với sự hỗ trợ của MXH. + Kết quả định tính: Việc dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH giúp tăng thời gian, không gian hoạt động cho HS, HS ở lớp TN học tập tích cực, hào hứng xây dựng bài hơn. + Kết quả định lượng: Theo kết quả thống kê và phân tích số liệu thu được thì kết quả học tập của nhóm TN đạt các thành tố năng lực ở mức cao sau từng tiết học. 64 Kết quả TNSP đã khẳng định hiệu quả của việc dạy học với sự hỗ trợ của MXH. Qua kết quả TN, chúng tôi thấy rằng việc dạy học với sự hỗ trợ của MXH đã góp phần đạt được mục tiêu đổi mới PPDH hiện nay, nâng cao hứng thú, tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng tự học cho HS. 2. Một số đề xuất kiến nghị Để việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy ở trường THPT có hiệu quả, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất sau: - Đối với nhà trường: Quan tâm đến việc đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực cho HS; có biện pháp cụ thể để bồi dưỡng NLTH cho HS. - Đối với GV: Cần chú trọng đến việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS, phối hợp sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học để đạt kết quả cao hơn trong dạy học. Có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường sử dụng công cụ dạy học hiện đại để phát huy tính tích cực của HS. - Đối với HS: Có ý thức trong việc học tập của bản thân, nhận thức được việc học thực chất là tự học, thầy cô chỉ là người hướng dẫn để các em tự tin đi tìm tri thức. 3. Hướng phát triển của đề tài -Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các chương, các phần khác trong chương trình vật lý THPT và cho các địa bàn khác. -Có thể thực hiện mô hình B-learning trên các nền tảng khác như website học trực tuyến, Microsoft Teams, zoom 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29 – Hội nghị trung ương 8 khóa XI. 2. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 3. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 4. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Vật lí 5. Bộ GD&ĐT (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn vật lý, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Bộ GD&ĐT (2017), Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm và hướng dẫn HS tự học, Hà Nội 7. Bộ GD&ĐT (2016), Sách GV Vật lí 11 THPT, NXB Giáo dục. 8. Bộ GD&ĐT (2016), Vật lí 11 THPT, NXB Giáo dục. 9. Trần Huy Hoàng (2014), Tổ chức hoạt động dạy học theo B-learning đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sau 2015, Tạp chí nghiên cứu khoa học số 5, tr 66-67. 10. Nguyễn Thị Nhị - Hà Văn Hùng (2017), Giáo trình thí nghiệm trong dạy học vật lí, Nhà xuất bản Đại học Vinh 11. Phạm Thị Phú – Nguyễn Đình Thước (2018), Giáo trình phát triển năng lực NH trong dạy học vật lí, Nhà xuất bản Đại học Vinh 12. Nguyễn Cảnh Toàn (2011), Quá trình dạy - tự học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 13. Lê Công Triêm, Lê Đình Hiếu, (2011), Rèn luyện kỹ năng tự học cho HS trong dạy học vật lý, Tạp chí giáo dục số đặc biệt 10/2011, tr 14-15. 14. Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo - Bùi Tường (1998), Quá trình dạy - tự học, NXB Giáo dục. 15. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), (2003), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 16. com 17. https://violet.vn/ 18. https://www.facebook.com/groups/2840333539538936/learning_content 66
File đính kèm:
- skkn_van_dung_blearning_to_chuc_day_hoc_chuong_dong_dien_tro.pdf