Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11

Một trong những yếu tố thành công của một chương trình, dự án hoặc một tiết

học chính là sự khơi nguồn, dẫn lối từ những sáng kiến, ý tưởng sáng tạo về

phương pháp, cách thức tổ chức của người giáo viên trong chương trình đó. Làm

việc theo nhóm là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó giáo viên sắp

xếp học sinh thành những nhóm theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các

thành viên, từ đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm

việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm, khi tiến hành làm việc theo nhóm

trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, đề xuất vấn đề, xác định mục tiêu,

nhiệm vụ, cách thực hiện và lập kế hoạch; tự lựa chọn nhóm theo từng nội dung;

phân công nhóm trưởng và các vai trò khác cho từng thành viên;

Bước 2: Thực hiện

- Giáo viên quan sát, nắm bắt thông tin từ học sinh xem các nhóm có hiểu rõ

nhiệm vụ không, có thể hiện kĩ năng làm việc theo nhóm đúng không.

- Giúp đỡ những nhóm vận hành đúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ

thuộc lẫn nhau một cách tích cực;

- Điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy cần thiết.13

Bước 3: Đánh giá hoạt động

- Lôi cuốn học sinh nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm,

mức độ tham gia của từng thành viên;

- Đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các kĩ năng.

- Sau buổi báo cáo kết quả, các nhóm khác cùng tham gia đánh giá.

pdf38 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tìm hiểu từng bộ phận và nguyên liệu chế tạo MPĐ (nam 
châm, cuộn dây, vành khuyên, chổi quét...). 
- Tìm hiểu và đưa ra cách chế tạo MPĐMP (lập bản thiết kế 
MPĐMP). 
1 tuần 
2 
- Thu thập thông tin, tìm kiếm nguyên liệu và chế tạo một 
MPĐMP sử dụng được và có tính thẩm mỹ. 
- Nêu ứng dụng của MPĐMP trong đời sống và kĩ thuật. 
1 tuần 
3 
- Làm bài báo cáo kết quả hoạt động, giới thiệu sản phẩm 
của nhóm bằng bài trình diễn để dự thi. 
1 
Tuần 
Trong bước này, GV sẽ tác động để học sinh phát triển năng lực giải quyết 
vấn đề bằng cách tổ chức lớp học theo hình thức dạy học nhóm (nhóm 8 em) để có 
thể thảo luận và hỗ trợ nhau. Cho HS sử dụng phiếu học tập, tranh ảnh, máy tính 
để các nhóm lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình. 
24 
Bước 3: Xây dựng các tiêu chí cho cuộc thi và thành lập ban giám khảo, 
giáo viên đóng vai trò là cố vấn 
TT NỘI DUNG ĐIỂM TỐI ĐA 
1 Hình thức 10 
2 Thuyết trình 10 
3 Có tính khoa học 20 
4 Có tính thực tiễn 25 
5 Tính sáng tạo 15 
6 Trả lời phỏng vấn 20 
Bước 4: các nhóm độc lập thực hiện nhiệm vụ 
Mục đích của bước này là học sinh làm việc theo kế hoạch nêu trên để tạo ra 
sản phẩm. 
Để đạt được mục đích nêu trên thì: 
 *Về phía giáo viên 
 - Hướng dẫn học sinh thực hiện các giai đoạn để thiết kế sơ đồ cấu tạo và 
chế tạo MPĐMP. 
 - GV tác động các biện pháp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS 
như quan sát, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các nhóm, có hình thức tuyên dương 
cũng như phê bình các nhóm kịp thời, giúp các nhóm hoàn thành đúng tiến độ. 
 * Về phía học sinh: 
Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch và nhiệm vụ đã đề ra cho 
nhóm và cá nhân để tạo ra sản phẩm dự thi: 
 - Giai đoạn 1: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết 
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu về máy phát điện một pha. 
+ Khái niệm MPĐMP; 
+ Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của MPĐMP; 
+ Ứng dụng của MPĐMP trong kĩ thuật và đời sống của con người. 
 - Giai đoạn 2: Lập kế hoạch. 
HS thảo luận nhóm đưa ra nhiệm vụ thiết kế và chế tạo MPĐMP. 
 - Giai đoạn 3: Đưa ra phương án thiết kế sản phẩm thiết bị. 
 + Thiết kế MPĐMP có phần cảm là stato và phần ứng là roto. 
25 
+ Thiết kế MPĐMP có phần cảm là roto và phần ứng là stato. 
 - Giai đoạn 4: Đưa ra mô hình . 
Các nhóm HS đưa ra mô hình MPĐMP tương ứng với phương án thiết kế 
đã chọn và cho mô hình vận hành để sơ bộ kiểm tra tính hợp lí của phương án 
thiết kế. Tìm những sai sót (nếu có) làm cơ sở hoàn thiện cho mô hình. 
 - Giai đoạn 5: Dựa trên mẫu thiết kế lắp ráp thiết bị. 
 - Giai đoạn 6: Bổ sung, hoàn thiện mô hình về phương diện kỹ thuật. 
 - Các nhóm làm bài báo cáo để giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình. 
Bước 4. Giới thiệu sản phẩm dự thi 
Mục đích của bước này là HS giới thiệu và công bố sản phẩm. 
Để đạt được mục đích nêu trên thì: 
 *Vê phía giáo viên: 
GV kết hợp với tổ bộ môn tổ chức buổi trải nghiệm và GV trong tổ đóng vai 
trò là giám khảo, theo dõi các nhóm tiến hành và trình bày sản phẩm. 
* Vê phía học sinh: Từng nhóm tiến hành hoàn thiện sản phẩm và công bố 
sản phẩm thông qua bài thuyết trình, thư kí nhóm phải ghi chép những ý kiến nhận 
xét, đánh giá của nhóm theo các tiêu chí trong thang điểm. 
Bài báo cáo phải nêu được các điểm chính: 
Chế tạo MPĐMP 
 Hình 2.2. Sơ đồ cấu tạo của MPĐMP 
 - Chỉ ra được cấu tạo của MPĐMP 
- MPĐMP hoạt dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi khung dây 
quay trong từ trường từ thông qua khung dây sẽ biến thiên tạo ra trong khung dây 
một suất điện động cảm ứng. Suất điện động này sẽ tạo ra một dòng điện cảm ứng 
nếu nối khung dây với mạch ngoài thông qua bộ góp. 
- MPĐMP ứng dụng trong: 
26 
+ Các nhà máy thuỷ điện. 
+ Đinamô xe đạp, MPĐ dùng trong gia đình. 
Bước 5. Đánh giá việc thực hiện sản phẩm 
 *Vê phía giáo viên 
Nhiệm vụ của GV trong giai đoạn này sẽ bao gồm những nhiệm vụ cụ thể 
sau: 
 - Tóm tắt lại một cách cơ bản kiến thức về cảm ứng điện từ và MPĐMP. 
 * Nhận xét, đánh giá, cho điểm từng nhóm một cách chính xác và công 
bằng; 
 - Giải đáp những ý kiến HS về những nhận xét, đánh giá của các nhóm, của 
GV hoặc trình bày những thắc mắc về kiến thức vừa học; 
 -Tổng kết điểm của các nhóm, khen thưởng các nhóm, cá nhân hoàn thành 
tốt sản phẩm ; 
* Vê phía học sinh: 
 Sau khi báo cáo sản phẩm, HS vừa tiếp tục hoạt động theo nhóm, vừa hoạt 
động cá nhân tức là các em cùng nhóm mình nhận xét, đánh giá các nhóm khác 
theo bảng đánh giá và bản thân tự rút ra bài học và kinh nghiệm cho chính mình. 
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 
Nghiên cứu tiến hành TNSP nhằm mục đích: 
 - Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra trong đề tài. 
 - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các đề xuất về dạy học phần “Cảm 
ứng điện từ” Vật lý 11 theo hướng hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành và 
phát triển các năng lực giải quyết vấn đề cho HS và nâng cao hứng thú học tập của 
HS trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học kết quả định tính và định lượng. 
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 
Với mục đích TNSP như trên, nghiên cứu đã xác định những nhiệm vụ 
TNSP sau: 
 - Chọn đối tượng và địa bàn để tổ chức TNSP. 
 - Lựa chọn nội dung và phương pháp TNSP: Thiết kế kế hoạch bài dạy, 
phương tiện dạy học, cách tiến hành bài lên lớp và cách kiểm tra đánh giá. 
 - Lập kế hoạch và tiến hành TNSP theo kế hoạch. 
 - Thiết kế thang đo và công cụ đánh giá: Đánh giá năng lực năng lực giải 
27 
quyết vấn đề của HS thông qua các bảng tiêu chí đánh giá. 
 - Rút kinh nghiệm các hoạt động đã thực hiện, xử lý và phân tích kết quả TN 
và đánh giá các tiêu chí theo mục tiêu nghiên cứu. Từ đó rút ra nhận xét và kết 
luận về tính hiệu quả và khả thi của đề tài. 
3.2. Đối tượng và thời gian của thực nghiệm sư phạm 
Đối tượng của thực nghiệm sư phạm: Căn cứ vào mục đích của việc thực 
nghiệm sư phạm tôi lựa chọn đối tượng là HS lớp 11A1 của trường. 
Thời gian và địa điểm thực nghiệm sư phạm: Tôi tiến hành thực nghiệm sư 
phạm trong học kì II, năm học 2019 - 2020 tại trường mà tôi đang công tác. 
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
 - Tiến hành tổ chức dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm phần “Cảm 
ứng điện từ” Vật lí 11 theo các tiến trình dạy học đã thiết kế với đối tượng 42 HS 
lớp 11A1 trường, được chia thành 7 nhóm. 
 - Theo dõi, ghi hình, ghi chép lại tiến trình hoạt động tổ chức dạy học theo 
hướng hoạt động trải nghiệm sau đó đánh giá khả thi của tiến trình dạy học thông 
qua phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm. 
 - Đánh giá hiệu quả của tổ chức hoạt động dạy học theo hướng hoạt động 
trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS thông qua công cụ 
đánh giá. 
3.4. Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. 
 Đánh giá kết quả thực hiện sản phẩm của HS nhằm kiểm tra giả thuyết của 
đề tài tôi vừa đánh giá định tính vừa đánh giá định lượng. 
3.4.1. Đánh giá định tính 
Căn cứ vào quá trình quan sát, theo dõi HS trong quá trình học tập và kết 
quả sản phẩm dự thi, có thể đánh giá định tính như sau: 
 - Trong các sản phẩm dự thi, các em không chỉ giới thiệu cấu tạo và nguyên 
tắc hoạt động của các thiết bị mà còn cung cấp thêm một số thông tin khá lớn, thể 
hiện khả năng tìm tòi cũng như sự hiểu biết sâu sắc về các thiết bị mà các em tiến 
hành nghiên cứu. 
- Khả năng chế tạo thiết bị của HS mặc dù chưa hoàn thiện nhưng vẫn thể 
hiện sự sáng tạo, say mê nghiên cứu khoa học và rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ. 
 - Khả năng liên hệ thực tiễn, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn được cơ bản. 
3.4.2. Đánh giá định lượng 
Căn cứ vào điểm đánh giá sản phẩm dự thi của các nhóm, chúng ta sẽ đánh 
giá kết quả thực hiện sản phẩm của HS về mặt định lượng. 
Kết quả điểm của các nhóm về sản phẩm công bố: 
28 
Hai nhóm đạt loại giỏi: Nhóm 2 đạt 90/100 điểm, ; Nhóm 7 đạt 85/100 điểm 
Bốn nhóm đạt loại khá: Nhóm 1 đạt 75/100 điểm; Nhóm 3 đạt 75/100 điểm, 
nhóm 4 đạt 70/100 điểm, Nhóm 5 đạt 75/100 điểm 
Một nhóm đạt loại TB: Nhóm 6 đạt 60/100 điểm 
3.4.3. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS 
 a. Đánh giá định tính. 
Thông qua thuyết trình về sản phẩm của các nhóm nhận thấy đa số các em 
hiểu được nguyên tắc để tạo ra dòng điện. Đa số các em tự tin và thuyết trình trôi 
chảy, rõ rang, có cơ sở khoa học, chứng tỏ các em nắm rõ được kiến thức cơ bản 
phần “cảm ứng điện từ”. 
 b. Đánh giá định lượng 
Việc lựa chọn các đối tượng để theo dõi sự tiến bộ của các em trong quá 
trình TNSP dựa vào các tiêu chí sau: 
 - Chất lượng khảo sát môn vật lí đầu năm học. 
 - Mức độ tự xác định nhu cầu, mục đích, động cơ học tập. 
 - Mức độ hứng thú của các em trong học tập. 
 - Mức độ giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ học tập. 
 - Mức độ vận dụng các kiến thức vào tình huống thực tế 
Để có kết quả thực nghiệm khách quan, tôi chọn 1 lớp thực nghiệm, 1 lớp 
đối chứng có điều kiện học tập, sĩ số, giới tính, trình độ nhận thức tương đương nhau. 
Lớp thực nghiệm, tôi sử dụng giáo án có vận dụng nội dung hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo mà đề tài đã đưa ra trong quá trình lên lớp. Lớp đối chứng, tôi dạy 
bình thường theo nội dung giáo án và phương pháp truyền thống, không vận dụng nội 
dung hoạt động trải nghiệm. 
để đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động học tập theo hướng trải nghiệm, 
tôi tiến hành bài kiểm tra nhanh vào cuối chủ đề. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận 
thức giữa các lớp có nội dung hoàn toàn giống nhau, bám sát vào nội dung chủ đề 
và có đáp án cụ thể cũng như ba rem chấm điểm. (Phụ lục 2 ). 
Trên cơ sở trên, tôi lấy kết quả kiểm tra HS để làm cơ sở cho việc phân tích, 
đánh giá kết quả bài thực nghiệm. 
Sau khi chấm bài kiểm tra, xếp loại HS qua các mức giỏi, khá, trung bình, 
yếu - kém, tôi thu được kết quả thực nghiệm như sau: 
29 
Lớp 
Tổng 
số bài 
Loại giỏi (9-
10 điểm) 
Loại khá 
(7đến<9 điểm) 
Loại TB (5đến 
<7 điểm) 
Loại yếu 
(2đến<5 điểm) 
SL % SL % SL % SL % 
Lớp thực 
nghiệm 
11A1 
40 18 45,0 19 47,5 3 7,5 0 0,0 
Lớp đối 
chứng 
11A4 
40 6 15,0 16 40 14 35 4 10,0 
Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rõ mức độ đạt được điểm trung 
bình giữa các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, sự chênh lệch giữa điểm của lớp 
thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả dạy học của lớp thực nghiệm luôn cao hơn 
lớp đối chứng. 
 Sau khi dạy chủ đề “Cảm ứng điện từ”. Tôi biên soạn hệ thống câu hỏi trắc 
nghiệm và tự luận nhằm kiểm tra, đánh giá các em phát phiếu học tập kiểm tra mức 
độ đạt được của học sinh trên 3 mặt: Mức độ hiểu bài, và hứng thú đối với giờ 
học, trước và sau khi triển khai đề tài. Để có cơ sở đánh giá, sau tiết học tôi kiểm 
tra 15 phút học sinh cả 2 lớp. (Phụ lục 3). 
Sau khi phát phiếu học tập cho các em trả lời các câu hỏi, tôi thu về tổng 
hợp và tổng hợp kết quả như sau 
Lớp 
Sỹ số 
Mức độ hiểu bài Hứng thú học tập 
HS % HS % 
11A1(lớp 
thực 
nghiệm) 
40 30 75 20 50 
11A4(lớp 
đối chứng) 
40 30 75 20 50 
30 
 Qua kết quả cho thấy, mức độ hiểu bài của học sinh tại lớp thực nghiệm 
không những tốt hơn mà điều quan trọng là các em hứng thú học tập cũng như , 
giờ học trở nên sinh động. Đặc biệt, đã rèn luyện cho học sinh kỹ năng liên hệ với 
thực tiễn, kích thích khám phá khoa học. 
31 
C. KẾT LUẬN 
I. Kết luận chung: 
Sáng kiến đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học vật lí cho HS THPT 
thông qua việc tổ chức dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm về “Cảm ứng 
điện từ” cho HS lớp 11 THPT. Tôi đã chế tạo thành cộng một số sản phẩm về 
“Cảm ứng điện từ” từ những vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm để phục vụ cho quá 
trình dạy học, bổ sung tốt cho cho phòng thí nghiệm của nhà trường 
Sáng kiến đã dựa trên những cơ sở lý thuyết và thực tiễn cụ thể, xác thực, đưa 
ra những giải pháp có tính khoa học. Những giải pháp giúp học sinh biết vận dụng 
kiến thức đã hoạc để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, để từ đó rèn luyện được các 
kĩ năng, năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT. 
II. Ý nghĩa của đề tài: 
Thông qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm tôi nhận thấy việc 
giáo dục theo hướng hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa rất lớn. Với HS phát huy 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong việc tiếp thu kiến thức Vật lí và vận 
dụng vào đời sống thực tế, rèn luyện được kĩ năng tư duy, kĩ năng thực hành, phát 
triển trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và khả năng sáng tạo ở học sinh, các em có 
được các năng lực cốt lõi: Phát hiện, giải quyết vấn đề, bồi dưỡng thế giới quan 
khoa học và các phẩm chất như: cần cù, trách nhiệm, đam mê với môn học. 
 Ngoài ra còn giúp cho bản thân, đồng nghiệp hiểu và vận dụng nội dung 
kiến thức về vấn đề hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường THPT , 
góp phần nâng cao chất lượng và tính hiệu quả trong dạy học bộ môn Vật lí ở 
trường THPT tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. 
 Đề tài còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn thể hiện trên các 
mặt: giáo dục, giáo dưỡng và phát triển, khắc phục tình trạng chất lượng học tập bộ 
môn Vật lí có phần giảm sút như hiện nay, góp phần đổi mới phương pháp dạy học 
bộ môn 
III. Kiến nghị và đề xuất 
- Để cho việc tổ chức dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm phát huy hết 
tác dụng của nó trong việc dạy và học chương “Cảm ứng điện từ” nói riêng và 
chương trình vật lí THPT nói chung, tôi đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo: 
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm với số lượng HS lớn, ở nhiều trình độ để có 
được sự đánh giá tổng quát. 
- Vận dụng các hình thức trải nghiệm với các nội dung khác trong chương 
trình vật lí phổ thông để kích thích hứng thú của HS trong học tập vật lí, giúp phát 
huy tính tích cực và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS. 
32 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường. Một số vấn đề chung về đổi mới 
phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Hà Nội, 2010 
2. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi- Đàm Trung Đồn, Bùi 
Quang Hân- Đoàn Duy Hinh. Vật lý 11, NXB Giáo dục, 2008. 
3. Bộ GD & ĐT, vụ Giáo dục trung học, Chương trình phát triển giáo dục 
trung học (2014). Tài liệu tập huấn, dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Vật lý cấp trung học phổ thông 
(lưu hành nội bộ), Hà Nội tháng 8 năm 2014. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông - 
Chương trình tổng thể - Tháng 7 năm 2017. 
5. Nguyễn Văn Khải. Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học vật 
lí ở trường trung học phổ thông, 2011. 
6. Nguyễn Thị Lan Phương, Đề xuất khái niệm và chuẩn đầu ra của năng 
lực giải quyết vấn đề với HS trung học phổ thông. Viện khoa học giáo dục, Việt 
Nam. 
7. Đỗ Hương Trà (2015, Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học 
Vật lí ở trường phổ thông, NXB đại học Sư phạm Hà Nội. 
 8. Thái Duy Tuyên (2006), Phương pháp dạy học: truyền thống và nổi mới, 
NXB Giáo dục, Hà Nội. 
 9. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp - Hay làm thế nào để 
phát triển các năng lực ở nhà trường, NXBGD, Hà Nội. 
33 
Phụ lục 1 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM 
NHÓM 4 TRÌNH BÀY SẢN PHẨM (GIẢI NHẤT) 
34 
NHÓM 6 TRÌNH BÀY SẢN PHẨM(GIẢI NHẤT) 
35 
PHẦN TRÌNH VÀ SẢN PHẨM CỦA NHÓM 7 
36 
Phụ lục 2: 
Họ, tên học sinh:....................................................................Mã: 123 
Lớp: ................................................................................ 
Câu 1: Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây 
là 2 (A). cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4 (T). Số vòng dây 
của ống dây là: 
A. 250 B. 418 C. 497 D. 320 
Câu 2: Tính chất cơ bản của từ trường là: 
A. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. 
B. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. 
C. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. 
D. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. 
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là Đúng? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng 
điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với 
chiều của đường sức từ. 
A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện. 
B. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện. 
C. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện. 
D. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện. 
Câu 4: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10 
(cm) cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10-5 (T). Cường độ dòng điện 
chạy trên dây là: 
A. 10 (A) B. 20 (A) C. 30 (A) D. 50 (A) 
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 
A. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng 
chống sự biến thiên của từ thông sinh ra nó. 
B. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược 
chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó. 
C. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong 
mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm 
ứng điện từ. 
D. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi 
là dòng điện cảm ứng. 
37 
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 
A. Các đường sức từ là những đường cong kín. 
B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường 
thẳng. 
C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng 
từ nhỏ. 
D. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức 
từ. 
Câu 7: Một hình chữ nhật kích thước 3 (cm) x 4 (cm) đặt trong từ trường đều có 
cảm ứng từ B = 5.10-4 (T). Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một 
góc 300. Từ thông qua hình chữ nhật đó là: 
A. 6.10-7 (Wb). B. 5,2.10-7 (Wb). C. 3.10-3 (Wb). D. 3.10-7 (Wb). 
Câu 8: Một hạt prôtôn chuyển động với vận tốc 2.106 (m/s) vào vùng không 
gian có từ trường đều B = 0,02 (T) theo hướng hợp với vectơ cảm ứng từ một 
góc 300. Biết điện tích của hạt prôtôn là 1,6.10-19 (C). Lực Lorenxơ tác dụng lên 
hạt có độ lớn là. 
A. 6,4.10-14 (N) B. 3,2.10-14 (N) C. 6,4.10-15 (N) D. 3,2.10-15 (N) 
Câu 9: Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với 
vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác 
dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là: 
A. 1,0 (T). B. 1,2 (T). C. 0,8 (T). D. 0,4 (T). 
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là Đúng? 
A. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường 
thẳng song song cách đều nhau 
B. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường tròn 
C. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường 
thẳng song song với dòng điện 
D. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường 
tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn 
----------- HẾT ---------- 
38 
Phụ lục 3: 
PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH 
Họ và tên: . 
Lớp: . 
Trường:  
Em hãy khoanh tròn hoặc viết vào những lựa chọn của mình. 
Câu 1: Trong giờ tự học ở nhà, môn vật lí phần “ứng điện từ” Vật lý 11 THPT, em 
học khi: 
- Thường xuyên học vật lí .......................................................................................... 
- Giáo viên dặn hôm sau có giờ kiểm tra vật lí........................................................... 
- Hôm sau thời khóa biểu có môn vật lí...................................................................... 
- Không học bài ở nhà................................................................................................. 
Câu 2: Em có muốn làm các thí nghiệm phần “Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 không? 
 a. Rất muốn b. Bình thường c. Không muốn d. Tùy vào thí nghiệm 
Câu 3: Em có muốn tham gia vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo phần “Cảm ứng 
điện từ” Vật lý 11 không? 
 a. Rất muốn b. Tùy vào nội dung trải nghiệm 
 c. Không muốn d. Tùy vào điều kiện thời gian 
Câu 4: Em có thể thiết kế và chế tạo các ứng dụng về “Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 
không? 
 a. Có b. Không 
 Xin chân thành cảm ơn các em! 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao.pdf
Sáng Kiến Liên Quan