Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm Stem phần điện học – Vật lý 11 - Trung học Phổ thông

Dạy học trải nghiệm STEM trong bộ môn Vật lý THPT

Vật lý là một bộ môn khoa học gắn với thực tiễn có nhiều chủ đề khai thác dạy

học trải nghiệm STEM. Có nhiều hoạt động triển khai trong môn vật lý hoặc vật lý

liên môn với một số bộ môn khác, có thể kể đến các hoạt động như:

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Tham quan tìm hiểu các vấn đề liên quan

bài học, tiến hành các thí nghiệm vui về vật lý.

- Vật lý kết nối với cuộc sống: Làm đèn ngủ dùng nguồn từ củ quả, chế tạo

máy phát điện 1 chiều, chế tạo nam châm điện, chế tạo nến.

- Vật lý gắn liền với thực tiễn: Giải thích vấn đề thực tiễn liên quan đến vật lý.

- Vật lý với các vấn đề thời sự

- Cải tiến các thiết bị thí nghiệm, thực hành sau khi thực hành trong phòng thí

nghiệm.

Đặc biệt trong chương trình dự thảo sách giáo khoa mới, một số chuyên đề

trải nghiệm STEM được quan tâm và đưa vào chương trình giảng dạy. Cụ thể:

Thực hành trải nghiệm về cơ học, nhiệt học và công nghệ thông tin (lớp 10); trải

nghiệm, thực hành điện học và quang hình (lớp 11); Thực hành trải nghiệm điện

xoay chiều (lớp 12). Cũng qua đó ta chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của

dạy học trải nghiệm STEM trong môn vật lý ở trường THPT hiện nay.

pdf58 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm Stem phần điện học – Vật lý 11 - Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệ nghịch với I. 
C. giảm theo bậc nhất của I. D. tỉ lệ nghịch với bình phương của I. 
Câu 4: Một bóng đèn dây tóc, điện trở của dây tóc phụ thuộc vào nhiệt độ của nó. 
Đường đặc trưng vôn – ampe của bóng đèn dây tóc nói trên là một phần của đường 
Câu 
1 
Câu 
2 
Câu 
3 
Câu 
4 
Câu 
5 
Câu 
6 
Câu 
7 
Câu 
8 
Câu 
9 
Câu 10 
A C A C A D D C D D 
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
42 
A. Cong. B. Thẳng. C. Tròn. D. Elíp. 
Câu 5: Điện năng được đo bằng 
A. vôn kế. B. công tơ điện. C. ampe kế. D. tĩnh điện kế. 
Câu 6: Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây? 
A. Niutơn (N). B. Jun (J). C. Oát (W). D. Culông (C). 
Câu 7: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện 
nào dưới đây khi chúng hoạt động? 
A. Bóng đèn dây tóc. B. Quạt điện. 
C. Bàn ủi điện. D. Acquy đang nạp điện 
Câu 8: Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện 8 A liên tục trong 1 h thì phải 
nạp lại. Tính suất điện động của acquy này nếu thời gian hoạt động trên đây nó sản 
sinh ra một công là 86,4 kJ. 
A. 9 V. B. 12 V. C. 6 V. D. 3 V. 
Câu 9: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r1 = 2 Ω, được 
mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch 
kín. Cường độ dòng điện chạy qua R là I = 1,5 A. Điện trở R có giá trị: 
A. 5 Ω. B. 9 Ω. C. 10 Ω. D. 4,5 Ω. 
Câu 10: Một dòng điện có cường độ I = 2A chạy qua một vật dẫn có điện trở R = 
200Ω thì nhiệt lượng toả ra trong 40s là 
A. 16kJ B. 32kJ C. 20kJ D. 30kJ 
ĐÁP ÁN 
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Tôi đã chọn các lớp có trình độ tương đương và tiến hành thực nghiệm ở 
trường THPT X với sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp. Chúng tôi tiến hành 
ở lớp TN và lớp ĐC, cụ thể: 
Lớp thực nghiệm: 11A2, 11A1, 11A01 ( Năm học: 2020 – 2021) 
Lớp đối chứng: 11D1, 11A5, 11D4 (Năm học: 2020 – 2021) 
* Ở lớp dạy thực nghiệm: 
Câu 
1 
Câu 
2 
Câu 
3 
Câu 
4 
Câu 
5 
Câu 
6 
Câu 
7 
Câu 
8 
Câu 
9 
Câu 10 
B D C A B C C D A B 
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
43 
- Dạy theo nội dung sáng kiến trong các giờ học lý thuyết, luyện tập, tự chọn, 
thực hành và cả kiến thức học sinh thực hiện ngoài giờ học. 
- Quan sát hoạt động học tập của học sinh xem các em có phát huy được tính 
tích cực, tự giác và có phát triển được các năng lực cần thiết hay không. 
- Quan sát và đánh giá thái độ của học sinh trong các giờ học. 
- Tiến hành bài kiểm tra (15 phút) sau khi thực nghiệm 
* Ở lớp đối chứng: 
- Giáo viên thực hiện quan sát hoạt động học tập của học sinh ở lớp đối chứng 
được giáo viên giảng dạy các bài tập cùng nội dung trong SKKN nhưng không 
theo hướng đi của sáng kiến. 
- Tiến hành cùng một đề kiểm tra như lớp thực nghiệm 
Kết quả thu được cụ thể như sau: 
1. Kết quả định tính 
* Ở lớp thực nghiệm: 
Các em học tập và trao đổi sôi nổi, giờ học thoải mái, hứng khởi. Hầu hết các 
em đều hoạt động theo nhóm rất tích cực và hứng thú khi khám phá và lĩnh hội 
những kiến thức mới. Giờ học không còn khô khan nhàm chán nữa mà trở nên thú 
vị hơn bởi qua các giờ học các em không những tiếp nhận được kiến thức vật lý mà 
còn được hiểu biết thêm về các môn học khác cũng như những vấn đề trong thực 
tiễn cuộc sống. 
Nhiều em học sinh ở các lớp thực nghiệm đã tìm ra nhiều tài liệu, nội dung 
phong phú và gắn liền với đời sống hàng ngày. Một số em HS có kĩ năng khai thác 
công nghệ thông tin và xử lí tốt các tình huống đặt ra. Qua các tiết dạy tôi thấy khả 
năng vận dụng các vấn đề thực tiễn của các em ở lớp thực nghiệm tiến bộ rõ rệt. 
* Ở lớp đối chứng: 
Các em cũng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập nhưng không mấy hào 
hứng nên khả năng tiếp thu và ghi nhớ chưa được tốt. Các hoạt động được yêu cầu 
làm theo nhóm còn mang tính đối phó, chưa thật sự hiệu quả. Hầu hết các em còn 
có tâm lí nặng nề trong việc tiếp thu kiến thức mới và việc rèn luyện kĩ năng giải 
quyết vấn đề. 
2. Kết quả định lượng 
Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và học sinh lớp đối chứng ở 
3 lớp học của trường THPT X khảo sát được phân tích theo điểm số như sau: 
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
44 
Lớp 
Tổng số 
HS 
Yếu – kém (0- 4đ) Trung bình (5 - 6đ) Khá - giỏi (7 - 10đ) 
SL (%) SL (%) SL (%) 
TN 119 21 17.14 68 57.14 30 25.21 
ĐC 120 46 38.33 57 47.50 17 14.17 
Từ biểu đồ khảo sát HS theo điểm số cho thấy rằng: Mục đích thực nghiệm đã 
được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy học phần nào được 
được khẳng định. Đó là: Số điểm Khá – Giỏi và Trung bình của HS lớp TN cao 
hơn hẳn so với HS lớp ĐC, còn điểm Yếu – Kém của HS lớp TN lại thấp hơn 
nhiều so với HS lớp ĐC 
Lấy ngẫu nhiên 1 số bài của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để phân tích hiệu 
quả trước và sau tác động tôi thu được kết quả sau: 
TT học sinh 
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 
KT đầu năm 
KT trước 
tác động 
KT sau 
tác động 
KT đầu 
năm 
KT trước 
tác động 
KT sau 
tác động 
1 5 6 6 5 3 7 
2 4 5 8 4 6 5 
3 5 4 7 6 6 4 
4 6 7 5 7 7 5 
5 7 8 9 5 6 6 
6 4 4 6 8 5 9 
0
10
20
30
40
50
60
70
Khá - Giỏi Trung bình Yếu - Kém
Biểu đồ khảo sát HS theo điểm số
TN ĐC
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
45 
7 2 5 5 4 8 8 
8 5 6 8 8 6 8 
9 6 4 7 5 6 6 
10 5 7 8 3 5 4 
11 4 2 8 4 4 6 
12 7 3 8 6 5 7 
13 8 6 7 7 6 7 
14 6 7 6 3 4 4 
15 5 7 8 6 8 7 
Giá trị trung bình 5.3 5.4 7.1 5.4 5.7 6.2 
Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm thấp hơn nhóm đối chứng ở đầu năm 
và trước khi tác động. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp mới thì lớp thực 
nghiệm là 7,1 điểm, của lớp đối chứng là 6,2 điểm; điều này cho thấy rằng: Điểm 
trung bình, tỷ lệ bài kiểm tra đạt loại khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với 
lớp đối chứng. 
- Trong bảng thực nghiệm cho thấy điểm kiểm tra của nhóm thực nghiệm có 
sự tăng đồng đều lên rất nhiều so với lớp đói chứng sau khi tác động chứng tỏ sự 
đồng đều hơn trong các bài kiểm tra đã có hiệu quả. 
- Vậy kết quả về điểm trung bình và tỷ lệ đạt loại khá giỏi khi dạy bằng 
phương pháp mới áp dụng sẽ tốt hơn so với kết quả dạy bằng phương pháp cũ. 
Điều này khẳng định thêm sự tiến bộ tích cực do tác động mang lại. 
3. Ý kiến của các giáo viên khi tiến hành áp dụng phương pháp dạy học 
trải nghiệm STEM phần Điện học 
 Tôi tiến hành khảo sát đến các GV của trường THPT X đã tiến hành thực 
nghiệm về hiệu quả của việc áp dụng phương pháp dạy học trải nghiệm STEM. 
- Thầy Nguyễn Bá Tình, hiệu trưởng trường THPT X: Dạy học trải nghiệm 
STEM đem đến cho HS một phương pháp học tập mới lạ, giúp các em biết giá trị 
của sự nỗ lực sáng tạo, tìm tòi và học hỏi của con người là vô tận. Qua phương 
pháp dạy học này cũng giúp giáo viên năng động tìm được con đường giúp họ 
củng cố và nâng cao trình độ. Muốn hoàn thành một dự án tốt cần phải nỗ lực hết 
mình, giáo viên phải nghĩ đó là mục tiêu ham thích tột độ của mình và phải lan 
truyền cảm hứng đó cho học sinh. 
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
46 
- Thầy Hồ Mậu Tình, Phó hiệu trưởng trường THPT X: Tổ chức hoạt động 
trải nghiệm STEM là một phương pháp hay nhưng chỉ áp dụng tốt với HS khá giỏi, 
với HS trung bình, yếu, tinh thần tự giác chưa cao thì rất khó vận dụng. 
- Cô Nguyễn Thị Thu, Tổ trưởng tổ Tự nhiên trường THPT X: Phương pháp 
này tạo ra một sân chơi thú vị cho các em vừa học vừa chơi. Nếu có thể, nhà 
trường nên tạo điều kiện cho các em tham quan thực tế và tham gia những hoạt 
động xã hội khác. Điều này không những giúp các em nắm vững kiến thức hơn mà 
còn góp phần giáo dục con người tốt hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay hơi 
khó thực hiện, phải trang bị cho HS nhiều kĩ năng khác ngoài kiến thức chuyên 
môn, có thể tiến hành trong hoạt động ngoại khóa hoặc câu lạc bộ và cần được sự 
quan tâm từ gia đình và xã hội. 
- Thầy Vũ Duy Trung, GV trường THPT X: Đây là một phương pháp dạy học 
tích hợp nhiều kĩ năng, vận dụng kiến thức thực tiễn giúp các em phát triển toàn 
diện. Tuy nhiên cần có kinh phí để tiến hành và cần sự quan tâm nỗ lực không chỉ 
của giáo viên, nhà trường mà còn cần sự quan tâm của gia đình, xã hội. 
4. Kết luận về thực nghiệm 
Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy mục 
đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy 
học phần nào được khẳng định. Phương pháp mới được sự quan tâm không chỉ riêng 
HS, GV mà cả những nhà quản lý giáo dục, xã hội. 
Nếu trong quá trình dạy học vật lý, GV quan tâm, giúp HS liên hệ các kiến 
thức với thực tiễn, thì sẽ hình thành và rèn luyện ý thức học, vận dụng thực tiễn, 
tìm ra các biện pháp để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Đồng thời góp phần 
quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn vật lý và hoàn thành nhiệm vụ 
giáo dục toàn diện của trường THPT. 
Việc thực nghiệm và đánh giá các nội dung trên cũng phù hợp với hướng dẫn 
của BGD& ĐT trong công văn số 5555/BGDĐT – GDTrH ngày 8/10/2014 về các 
tiêu chí đánh giá bài học đang được thực hiện trong cả nước hiện nay. Thực 
nghiệm đã tiến hành và đánh giá ở các góc độ là tổ chức hoạt động cho HS và hoạt 
động của HS thể hiện qua các tiêu chí: Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của phương 
pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. Mức độ tích cực, chủ động, sáng 
tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mức độ tham gia 
tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ 
học tập 
Phương pháp giảng dạy theo hướng dạy học tích hợp STEM là một trong 
những định hướng đổi mới quan trọng về phương pháp dạy học của Đảng, Nhà 
nước và của nghành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời là sự kế thừa và 
phát huy những kinh nghiệm dạy học tiên tiến trên thế giới. 
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
47 
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. KẾT LUẬN 
1.1 Tôi đã phân tích dạy học trải nghiệm và giáo dục STEM đồng thời chỉ ra 
những biểu hiện của dạy học STEM và trải nghiệm để làm cơ sở lí luận cho đề tài. Để 
kết quả nghiên cứu đạt được yêu cầu khách quan, khoa học, chúng tôi đã tiến hành 
khảo sát thực trạng nhận thức của GV và HS về vấn đề dạy học trải nghiệm STEM. 
Những điều tra và con số thống kê cho thấy,việc dạy vật lý hiện nay vẫn chưa đáp ứng 
nhu cầu và mục tiêu phát triển năng lực toàn diện cho người học. Trong khi đó, bộ 
môn vật lý là môn học đặc thù đòi hỏi quá trình thực nghiệm, vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn và có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác. Một trong những môn 
học thuận lợi để tiến hành dạy học trải nghiệm STEM. 
1.2. Từ cơ sở nêu trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, biện pháp 
cụ thể nhằm phát triển năng lực cốt lõi, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công 
nghệ thông tin cho HS. Có thể thấy, hầu hết các biện pháp và giải pháp tôi đưa ra 
trong sáng kiến này đều hướng tới rèn luyện khả năng trải nghiệm, vận dụng kiến 
thức vào vấn đề thực tiễn cho HS rất cụ thể, thiết thực, được đúc kết, kiểm nghiệm 
từ thực tiễn dạy học ở trường THPT của bản thân trong gần mười năm qua. Thực 
tế, các hình thức và biện pháp tôi đưa ra không phải hoàn toàn mới, tuy nhiên, hiện 
nay phần đông GV vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về sự cần thiết và mức độ 
quan trọng của dạy học trải nghiệm STEM. Vì thế tôi mong muốn với sáng kiến 
này GV vật lý sẽ quan tâm, vận dụng để phát huy tốt vai trò của môn học vật lý 
trong dạy học trải nghiệm STEM. 
1.3. Cuối cùng, để những biện pháp tôi xây dựng có thể được vận dụng đạt 
kết quả mong muốn, tôi đã tiến hành thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm bước đầu 
cho thấy, việc áp dụng dạy học trải nghiệm STEM phần Điện học là khả quan, cần 
được nhân rộng. Khi áp dụng hệ thống biện pháp này kết hợp với những phương 
pháp dạy học tích cực, chắc chắn việc dạy và học môn vật lý sẽ có chất lượng và 
hiệu quả cao. 
1.4. Qua quá trình triển khai tôi nhận thấy đề tài đã đóng góp được một số 
vấn đề như sau: 
- Tính mới mẻ: 
+ SKKN đã đề xuất, bổ sung được các bài tập và các hoạt động trải nghiệm 
có nội dung thực tế mà sách giáo khoa còn chưa có nhiều và gợi ý để giáo viên sử 
dụng trong các tiết dạy nhằm mục đích gợi động cơ học tập cho học sinh. 
+ SKKN cũng đã làm rõ được cách thiết kế các hoạt động trải nghiệm liên 
quan thực tiễn nhờ liên tưởng từ những kiến thức vật lý, vận dụng kiến thức vật lý 
giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay. 
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
48 
+ SKKN cũng đã đưa ra hệ thống câu hỏi thực tiễn liên quan đến kiến thức 
vật lý theo định hướng giáo dục STEM phù hợp với xu thế hiện đại và cách thức 
thi cử hiện nay, học sinh và giáo viên có thể dùng đế tham khảo và ôn tập. 
+ SKKN cũng đã đề xuất được các bước tiến hành trong tiến trình dạy học 
theo định hướng giáo dục STEM - một đề tài đang được quan tâm hiện nay. 
- Tính sáng tạo: 
+ Đây là đề tài đã được nghiên cứu và đúc rút từ kinh nghiệm bản thân, có 
tính thực tiễn cao. Các kiến thức vật lý được học sinh trải nghiệm, vận dụng giải 
quyết các tình huống thực tiễn nên hiểu rõ bản chất và thấy được sự gần gũi của 
các kiến thức vật lý với cuộc sống đời thường. 
+ Là một đề tài có nhiều ứng dụng rèn luyện được nhiều năng lực cho học 
sinh thông qua việc dạy và học môn vật lý. 
- Tính hiệu quả: 
+ Đề tài có giá trị lớn, góp phần giúp học sinh hiểu sâu và giải quyết các vấn 
đề quan trọng trong thực tiễn cuộc sống. Có giá trị trong việc giáo dục ý thức, rèn 
luyện được nhiều năng lực cho học sinh. 
+ Tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường THPT X và kết quả thực nghiệm 
cho thấy tính khả quan của đề tài. Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi trong các 
trường THPT. 
- Tính ứng dụng: 
+ SKKN đã chỉ ra một số loại củ quả có trong tự nhiên gần gũi với đời sống 
hàng ngày có thể chế tạo được các đồ dùng hàng ngày. 
+ Đề tài cũng đã tìm ra 1 số linh kiện điện tử có sẵn trong đời sống để tạo ra 
các vật dụng trong gia đình. 
1.5. Đề tài có thể mở rộng theo hướng dạy học vật lý liên quan các vấn đề 
thời sự. 
2. KIẾN NGHỊ 
Từ việc thực hiện đề tài, chúng tôi mạnh dạn trình bày kiến nghị đề xuất: 
2.1. Đối với Sở Giáo Dục đào tạo Nghệ An: 
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho HS đang từng 
bước được hoạch định trong chương trình vào SGK mới, vì vậy cần tăng cường 
bồi dưỡng giáo viên. Tổ chức tập huấn, nhất là tập huấn ở cơ sở trường học để 
GV có cơ hội cọ xát, trao đổi và tiếp cận cụ thể nhất về các phương pháp dạy học 
mới, hướng dạy học phát triển năng lực. GV có cái nhìn đồng bộ và nhất quán về 
phương pháp, kĩ năng và mục tiêu dạy học trải nghiệm nói chung, môn vật lý nói 
riêng. Từ đó, GV có ý thức tích cực trong giảng dạy, đổi mới, xây dựng giáo 
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
49 
án...nhằn phát huy các năng lực ở người dạy và nhờ thế khai thác được triệt để các 
năng lực cần hình thành cho HS trong bối cảnh mới. 
2.2. Đối với Ban giám hiệu 
- Trang bị thêm cơ sở vật chất: máy chiếu, thiết bị điện để đáp ứng cho quá 
trình dạy học 
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, câu 
lạc bộ để học sinh có thêm nhiều cơ hội vận dụng các vấn đề vật lý vào thực tiễn. 
Có nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm. 
2.3. Đối với giáo viên 
- Trong các giờ học cần tăng cường cho học sinh các hoạt động trải nghiệm, 
liên tưởng, liên hệ với cuộc sống hàng ngày và thực tiễn xung quanh nhà trường, 
để các em thấy rõ hơn ý nghĩa của những tri thức và hứng thú hơn trong học tập. 
- Cần thay đổi phương pháp và nội dung kiểm tra đánh giá năng lực người 
học theo hướng gắn với các hoạt động trải nghiệm, các vấn đề của thực tiễn đời 
sống. 
2.4. Đối với học sinh 
- Tích cực tham gia các tiết học ngoại khóa, các yêu cầu học tập mà GV tổ 
chức 
- Thường xuyên có ý thức liên hệ các vấn đề vật lý với thực tiễn và các môn 
học khác để thấy được tầm quan trọng của việc học lý, từ đó có thêm động lực và 
hứng thú đối với việc vật lý. 
- Tăng cường hoạt động nhóm, trao đổi với bạn để học hỏi cái hay, cái tốt của 
bạn. 
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dự án Việt – Bỉ - Dạy và học tích cực – 
Một số phương pháp và kỹ thuậy dạy học, NXB Đại học Sư phạm TP.HCM 
[ 2] Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương 
(2011), Dạy học dự án - từ lí luận đến thực tiễn, Tạp chí khoa học số 28, Đại học 
Sư phạm TP.HCM. 
[3] Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân 
Chi, Đàm Trung Đồn, Đàm Quang Huân, Đàm Duy Hinh (2007), Vật lí 11 cơ bản. 
NXB Giáo dục. 
 [4] Lê Khoa (2015), Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy 
học kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng cho học sinh Trung học phổ thông, 
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, ĐH Thái Nguyên. 
 [5] Nguyễn Đình Thước, Nguyễn Ngọc Anh, Xây dựng bài tập thí 
nghiệm định lượng vật lý THPT, Tạp chí khoa học số 48 (2019) tr. 43 – 50 
 [6] . Mạng internet. 
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1 : PHIẾU KHẢO SÁT ĐẦU NĂM VỀ VIỆC DẠY HỌC TRẢI 
NGHIỆM STEM ĐỐI VỚI MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT 
(Đối với GV) 
Kính gửi Quý Thầy/Cô giáo! 
Xin quý Thầy/Cô giáo vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề 
dưới đây bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô lựa chọn. Các thông tin mà các 
thầy/cô cung cấp sẽ chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong nhận 
được sự ủng hộ nhiệt tình của Quý Thầy/Cô giáo. Xin chân thành cảm ơn! 
- Quý Thầy/Cô đang công tác tại trường.......................... Tỉnh................ 
- Thâm niên dạy học:................................................................................. 
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác và góp ý kiến của Quý Thầy/Cô giáo! 
Nội dung khảo sát 
Mức độ quan tâm 
Có Không 
Không quan tâm 
Mới chỉ nghe nói đến 
Rất muốn tìm hiểu 
Đang tìm hiểu 
Đang nghiên cứu 
Đang dạy về STEM 
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT ĐẦU NĂM VỀ VIỆC TÌM HIỂU 
PHƯƠNG PHÁP HỌC TRẢI NGHIỆM STEM ĐỐI VỚI MÔN VẬT LÝ Ở 
TRƯỜNG THPT 
(Đối với HS) 
Để có căn cứ khách quan, toàn diện về thực trạng hứng thú học tập môn vật lý 
phục vụ cho việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Xin các em HS vui lòng cho 
biết ý kiến của mình về các câu hỏi dưới đây: 
Nội dung khảo sát Mức độ quan tâm 
Em có muốn biết vai trò của 
Vật lý trong đời sống hàng 
ngày không? 
Rất muốn Muốn Không muốn 
Em có sử dụng kiến thức 
Vật lý trong đời sống hàng 
này không? 
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không 
Có bao giờ em tự nghiên 
cứu về các kiến thức vật lý 
 liên quan thực tiễn không? 
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không 
Theo em, kỹ năng vận dụng 
kiến thức vật lý vào đời sống 
hàng ngày có quan trọng 
không? 
Rất quan 
trọng 
Quan 
trọng 
Ít quan 
trọng 
Không 
quan 
trọng 
Em có thích tự mình khám 
phá các kiến thức liên quan 
đến thực tiễn? 
Rất thích Thích Bình 
thường 
Không 
Em có thích trải nghiệm 
kiến thức vật lý liên quan 
thực tiễn cùng với bạn bè? 
Rất thích 
Không thích 
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác và góp ý kiến của các em! 
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
PHỤ LỤC 3: BẢN THIẾT KẾ 
Nhóm:.. 
Hình ảnh bản thiết kế: 
Mô tả thiết kế và giải thích: 
Các nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng: 
STT Tên nguyên vật liệu, dụng cụ Số lượng dự kiến 
Quy trình thực hiện dự kiến: 
Các bước Nội dung Thời gian dự kiến 
Phân công nhiệm vụ: 
STT Thành viên Nhiệm vụ 
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN 
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần Điện học – Vật lý 11 – THPT” 
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM KHÁC 
Một số hình ảnh thực nghiệm của HS 
Phiếu tự đánh giá của các nhóm và phiếu đánh giá các nhóm 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_stem_pha.pdf
Sáng Kiến Liên Quan