SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm Stem chương “Dòng điện không đổi” – Vật lý 11

Hiện trạng.

- Trong trường THPT thực sự đã có sự đổi mới về phương pháp dạy học,

nhưng chưa được toàn diễn, chưa đi vào chiều sâu theo tinh thần đổi mới giáo dục.

Cụ thể vì nhiều lý do mà đại đa số các giáo viên vẫn chú trọng dạy học lý thuyết

trên lớp, HS rất ít được làm thí nghiệm. Sự đổi mới chủ yếu chỉ là áp dụng một

phần các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như: Dạy học giải quyết vấn

đề, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật KLW, đều mang chung một đặc điểm là học

sinh chỉ làm việc với giấy bút và màn hình (Tivi, máy chiếu). Điều đó là rất tốt, có

nhiều ưu điểm, nhưng lại mang một nhược điểm lớn đó là chưa kết nối được kiến

thức ở trường học với thế giới thực tại, không rèn luyện được các kỹ năng về kỹ

thuật cho học sinh. Mặt khác cũng gặp khó khăn lớn trong việc phát triển các

năng lực cốt lõi của học sinh như: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ

năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm, .11

Về dạy học STEM nói chung và đặc biệt sự áp dụng giáo dục STEM ở mức

độ cao là “Hoạt động trải nghiệm STEM” nói riêng, cũng có một số GV thực hiện

nhưng còn quá ít, các câu lạc bộ học tập trong trường ít về số lượng và hoạt động

không thường xuyên.

- Đa số học sinh năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực làm việc

nhóm, năng lực tư duy phản biện và đặc biệt các kỹ năng về mặt kỹ thuật còn ở

mức yếu. Học sinh gần như chưa có năng lực liên kết các kiến thức đã học trong

sách vở để vận dụng nó vào cuộc sống. (VD: Nhiều HS không biết chiều xoay để

mở một cái ốc vít. Mở điều khiển Tivi ra cho HS xem, nhưng nhiều em không biết

được hai viên Pin trong đó được mắc nối tiếp hay song song ! )

pdf43 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm Stem chương “Dòng điện không đổi” – Vật lý 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, các nhóm tích cực tham gia, thực hiện 
tốt hoạt động “Đèn chiếu sáng dùng nguồn điện từ xe đạp điện”. Số học sinh thiếu 
tập trung hay tự tin vào năng lực cá nhân nên thực hiện hoạt động không nghiêm 
túc là rất ít. 
Một số biểu hiện cụ thể về năng lực STEM của học sinh đã đạt được trong 
sinh hoạt câu lạc bộ với chủ đề STEM “ Đèn chiếu sáng dùng nguồn điện 
của xe máy điện” 
Năng lực Biểu hiện 
Kỹ thuật 
- Biết vẽ bản vẽ thiết kế bóng đèn, vẽ được mạch điện kín thực tế. 
- Biết chọn vật tư phù hợp. 
- Biết lựa chọn các dụng cụ và sử dụng dụng cụ. 
- Biết đọc bản vẽ và thực hiện chế tạo lắp ráp theo bản vẽ 
Thực hành 
- Tất cả đều hoàn thành sản phẩm, có ba sản phẩm hoạt động tốt, 
chỉ một sản phẩm hoạt động nhưng tuổi thọ không cao (Lỗi hàn ). 
- Lắp ráp thành mạch điện hoàn chỉnh cho kết quả đèn sáng (Đã có 
được kỹ năng lắp đui đèn, phích cắm, ổ cắm, phân biệt cực âm cực 
dương). 
- Đã biết cách hàn thiếc. 
- Biết cách dùng đồng hồ vạn năng. 
Giao tiếp 
- Học sinh thực hiện thuyết trình về sản phẩm nhìn chung tự tin, rõ 
ràng đầy đủ. 
- Đã có phối hợp khi thuyết trình, trong khi nói về sản phẩm có 
làm động tác chỉ ra trên sản phẩm. 
- Tự tin trình bày về cấu tạo, nguyên lý làm việc của sản phẩm trên 
bản thiết kế, nêu được cả ưu và nhược điểm của phương án thiết 
kế. 
- Mạnh dạn, tự tin khi phản biện và trả lời phản biện với bạn bè. 
- Thảo luận với nhau và thảo luận với giáo viên lúc làm sản phẩm 
Tính toán Biết đo điện áp, dòng điện tính toán được số Led đơn nối tiếp cần 
26 
thiết. Tính được công suất của bóng đèn 
Sáng tạo 
Qua tìm hiểu thực tế các nhóm đã biết vẽ sơ đồ mạch điện, hai 
nhóm đã biết thiết kế mạch điện để xác định hiệu điện thế định 
mức của một Led đơn, một nhóm đã biết tra cứu thông tin trên 
Internet về Led siêu sáng để xác định u định mức, một nhóm đã 
đưa ra phương án xác định điện áp định mức qua việc đo ở bóng 
đèn cùng loại chưa hỏng. Nhiều em đã đưa ra việc ứng dụng bóng 
đèn trong tình huống khác như: ở ngoài đồng ruộng, ở nơi ẩm ướt 
dễ bị điện giật nếu dùng điện 220V, 
Làm việc 
nhóm 
Học sinh đã biết phân công việc: bạn ghi chép và viết báo cáo, bạn 
tháo bóng cũ hỏng, bạn lấy và trả dụng cụ, bạn đo suất điện động 
nguồn Acquy xe điện, cùng kết hợp khi thuyết trình. Bàn luận 
rất sôi nổi khi: tìm hiểu mạch điện bóng đèn cũ hỏng, khi thiết kế 
lại bóng đèn, khi làm việc hàn dây, 
Sau một số lần thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM theo tiến 
trình tổ chức đã đưa ra ở Hình 2.1 tôi thấy : 
- Thời gian thực hiện tùy vào từng chủ đề, có những bước có thể cho các em tự 
nghiên cứu độc lập ở nhà, các bước hoạt động tập trung cần khoảng 60 phút. 
- Các bước thuyết trình về phương án giải quyết vấn đề, thuyết trình về sản phẩm 
chiếm khá nhiều thời gian. Nhưng, chúng giúp HS tự tin mạnh dạn và là giai 
đoạn để HS tìm hiểu và lĩnh hội thêm kiến thức về nguyên lí làm việc. Qua đó hạn 
chế được kiểu làm mà không hiểu. 
- Bước vẽ phác thảo phương án giải quyết vấn đề ra giấy là rất cần thiết, nó giúp 
HS tổng hợp được kiến thức, định hướng được các khâu trong quá trình thực hiện 
hoàn thành sản phẩm, do đó không nên bỏ qua bước này. 
- Học sinh đã hình thành và phát triển được một số năng lực STEM cơ bản: 
+ Phát triển năng lực kĩ thuật: Vẽ (Phác thảo) bản vẽ kĩ thuật từ sản phẩm 
thực tế. Đọc và phác thảo được các bản vẽ kĩ thuật của nhiều sản phẩm khác nhau 
như: Mạch điện nồi cơm điện, mạch điện ấm siêu tốc, mạch bộ nguồn Acquy xe 
điện, mạch đèn nháy, Pin điện hóa từ hoa quả, máy rửa tay diệt khuẩn không tiếp 
xúc, đèn chiếu sáng dùng nguồn điện xe điện. càng ngày HS vẽ bản vẽ càng 
nhanh và đầy đủ chi tiết hơn. HS cũng đã biết đọc bản vẽ và tìm ra các điểm chưa 
phù hợp cho sản phẩm từ bản vẽ. 
 + Phát triển năng lực sáng tạo: Tính sáng tạo biểu hiện qua việc HS tự đưa ra 
phương án giải quyết nhiệm vụ qua bản vẽ kĩ thuật, tự đưa ra các cách giải quyết 
khó khăn khi thi công sản phẩm. HS đưa ra cách cải tiến sản phẩm, tìm ra ứng 
dụng mới của sản phẩm,  
+ Phát triển năng lực thực hành: Thông qua các chủ đề, các HS đã thành thạo 
hơn với các kĩ năng gia công lắp ráp như: Vặn ốc vít, sử dụng súng bắn keo, sử 
dụng mỏ hàn thiếc, sử dụng cưa, sử dụng kìm, sử dụng máy cắt, sử dụng máy 
27 
khoan, sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng, nối dây điện theo mạch điện từ đơn 
giản đến phức tạp 
+ Năng lực giao tiếp: Trong môi trường cùng trang lứa, làm việc bắt buộc phải 
trao đổi đã giúp cho HS dần trở nên mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp qua lại 
cũng như thuyết trình phản biện. Một số em đã thể hiện và rèn luyện được khả 
năng nói kèm theo biểu hiện cảm xúc bởi sắc thái mặt và cử chỉ của tay để minh 
họaĐã góp phần khắc phục được sự nhút nhát rụt rè ở HS. Ngoài ra tiến trình 
tổ chức trên còn thể hiện đây là một sân chơi rất bổ ích, không những phát triển 
năng lực cho HS mà còn tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh, góp phần kéo HS 
ra xa các tệ nạn xã hội. 
5. Kết quả thực nghiệm sư phạm về tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề 
STEM. 
 Do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, mà việc triển khai “Tổ 
chức hoạt động trải nghiệm STEM” mang tính đại trà là rất khó, và thực tế câu lạc 
bộ STEM vật lý tôi phụ trách có 38 HS. Các HS trong câu lạc bộ là những em có 
năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ 
Lều nuôi vịt ngoài sông Bãi đất cho vịt ăn 
Khu vực nuôi vịt ngoài sông 
Sản phẩm trải nghiệm STEM “Đèn chiếu sáng dùng nguồn điện từ xe điện” 
của học sinh, đã có ứng dụng thực tế : Cung cấp ánh sáng cho khu vực 
chăn nuôi vịt ngoài sông vào ban đêm để thăm và cho vịt ăn. 
28 
thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn. Việc tìm HS đối chứng phù hợp (tương 
đương về mọi mặt, nhưng không được trải nghiệm STEM) là rất khó, cho nên trong 
đề tài này tôi làm thực nghiệm sư phạm ở mức so sánh nhận thức của cùng một đối 
tượng HS vào lúc trước khi tham gia và sau khi tham gia “hoạt động trải nghiệm 
STEM”. Mặt khác tôi cũng điều tra 124 HS ngoài câu lạc bộ STEM và 70 GV về 
nhận thức và mong muốn về “hoạt động trải nghiệm STEM”. 
 Kết quả điều tra đối với giáo viên 
TT Nội dung Tỷ lệ 
1 GV quan tâm về vấn đề Tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm STEM 
34,3 % 
2 GV thường xuyên chú ý đến rèn luyện cho HS các kỹ 
năng mềm 
31,5 % 
(chủ yếu là GVCN) 
3 GV đồng ý Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM 
chương dòng điện không đổi là cần thiết 
74% 
(tỷ lệ theo số GV vật 
lý) 
4 GV nêu lý do khó khăn thực hiện Tổ chức các hoạt 
động trải nghiệm STEM 
72,9% 
 Kết quả điều tra đối với học sinh ngoài câu lạc bộ STEM. 
TT Nội dung Tỷ lệ 
1 HS thích tham gia câu lạc bộ học tập nói chung 79% 
2 HS thích tham gia câu lạc bộ STEM vật lý 30% 
3 HS muốn được thực hành khi học vật lý 63% 
4 
 HS cho rằng các kiến thức phần dòng điện không đổi, có gắn 
liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc 
sống, giúp em tăng khả năng tư duy, phát triển năng lực sáng 
tạo, rèn luyện được các kỹ năng sống, vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn cho bản thân không? 
55% 
HS đã từng được học có liên quan đến STEM 11 % 
HS đã từng được học STEM và cảm thấy thú vị hơn 73% 
HS không thích 
tham gia câu lạc 
bộ STEM vật lý 
Vì học ban khoa học xã hội 68% 
Vì không có thời gian và không phục vụ cho điểm 
số 
27% 
Vì các lý do khác 5% 
 Kết quả thực nghiệm sư phạm với HS trong câu lạc bộ STEM vật lý. 
TT Nội dung 
Tỷ lệ 
Trước Sau 
1 
HS thích tham gia vào các câu lạc bộ học tập nói chung 
hay không ? 
89,5% 100 % 
2 Em có thích tham gia vào các câu lạc bộ STEM vật lý 92% 100 % 
29 
hay không ? 
3 
 Khi học môn vật lý em có muốn được thực hành 
không ? 
92% 100 % 
4 
 Em có cho rằng các kiến thức phần dòng điện không 
đổi, có gắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan 
đến thực tiễn cuộc sống, giúp em tăng khả năng tư duy, 
phát triển năng lực sáng tạo, rèn luyện được các kỹ 
năng sống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho bản 
thân không? 
84,2% 100 % 
HS đã từng được học có liên quan đến STEM 63 % 
HS đã từng được học STEM và cảm thấy thú vị hơn 100% 
30 
Kết luận chương 2 
 Với mục đích của đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM, xây dựng tiến 
trình tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM. Trong chương 2, tôi đã hoàn thành các 
công việc cụ thể sau: 
- Đưa ra được cách thức thành lập và duy trì câu lạc bộ STEM. 
- Từ tiến trình chung về giáo dục STEM, đã xây dựng được tiến trình tổ chức hoạt 
động trải nghiệm STEM, phù hợp với thực tế dạy học vật lý tại địa phương. 
- Đưa ra được một minh chứng cụ thể là “ Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM 
với chủ đề : Đèn chiếu sáng dùng nguồn điện của xe điện” và phân tích làm rõ 
được các kết quả sư phạm về hoạt động trải nghiệm STEM đã thực hiện. 
- Điều tra thực trạng giáo dục STEM tại trường để từ đó phát hiện các khó khăn 
hạn chế của GV cũng như HS. Đó là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra những đề 
xuất và biện pháp khắc phục khó khăn sẽ được trình bày trong phần kết luận. 
31 
PHẦN III : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận. 
 Qua kết quả điều tra ở phần thực nghiệm sư phạm và các chủ đề tổ chức hoạt 
động trải nghiệm STEM đã thực hiện cho HS tôi đã thu được những kết quả sau: 
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng dạy học STEM vào 
giáo dục ở trường THPT. 
- Nghiên cứu vận dụng STEM vào dạy học ở mức độ “Tổ chức các hoạt 
động trải nghiệm STEM”. 
 - Xây dựng được “Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM” và đã 
vận dụng thực hiện được cho nhiều chủ đề STEM. 
 - Kết quả thực nghiệm cho thấy việc “Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM” 
là hoàn toàn khả thi, với tiến trình tổ chức đã xây dựng trên giúp học sinh củng cố, 
đào sâu mở rộng kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực giải 
quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực 
kĩ thuật là các năng lực đặc thù của dạy học STEM. 
 - Đề tài đã góp phần vào việc thay đổi quan điểm của giáo viên đối với dạy 
học STEM, đặc biệt ở hình thức vận dụng cao “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
STEM” và mức cao nhất “Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật” là 
hoàn toàn có thể áp dụng được vào thực tiễn trong điều kiện thực tế hiện nay của 
nhà trường. Đây là điều rất quan trọng trong đổi mới giáo dục hiện đang được toàn 
nghành giáo dục thực hiện. 
 - Đề tài cũng đã góp phần giúp cho học sinh đổi mới cách học, từ học lý 
thuyết một cách bị động sang học chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động sáng tạo 
và học lý thuyết gắn liền với thực tế cuộc sống. 
- Những khó khăn khi triển khai đề tài “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM” 
trong dạy học Vật lí ở trường THPT: 
 + Điều kiện cơ sở vật chất ở trường còn thiếu thốn, chưa đủ đáp ứng nhu cầu 
của “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM”. 
 + Chương trình chưa thay đổi, nên công việc chế tạo sản phẩm đều phải 
tiến hành ngoài giờ lên lớp bằng sự tự lực của giáo viên và học sinh. 
 + Công tác kiểm tra - đánh giá - thi tuyển hiện nay chưa kích thích được 
HS và phụ huynh về việc học tập thông qua trải nghiệm STEM, mà ngược lại còn 
gây cản trở cho hoạt động trải nghiệm STEM vì ảnh hưởng đến thời gian học tập 
của HS mà không đem lại điểm số cũng không được ưu tiên gì trong tuyển sinh đại 
học. 
 + Đánh giá xếp loại GV thực tế cũng đang được dựa trên kết quả điểm số 
học tập và điểm số thi của HS. Khi đánh giá GV, gần như không chú ý đến kết quả 
là sự phát triển các kỹ năng mềm, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực 
32 
kĩ thuật do GV rèn luyện cho HS. Do đó GV cũng chú tâm đến dạy theo các 
phương pháp cũ để đáp ứng mục đích điểm số cao cho HS khi thi, ít GV chú tâm 
đến nghiên cứu áp dụng dạy học STEM vì vừa mệt mà lại rất khó mang lại thành 
tích cho cá nhân GV và HS. 
 + Phần lớn HS THPT rất yếu về các kĩ năng làm việc nhóm, báo cáo, thuyết 
trình, tinh thần tự học, tự nghiên cứu thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa.cũng 
yếu. Điều này cũng là một rào cản lớn cho GV khi thực hiện áp dụng dạy học 
STEM 
 + Về phía GV, mặc dù đã được tập huấn nhưng phần lớn GV vẫn chưa nắm 
rõ được phương pháp dạy học STEM nói chung và mức độ vận dụng STEM “Tổ 
chức các hoạt động trải nghiệm STEM” nói riêng để áp dụng có hiệu quả vào thực 
tế. 
2. Kiến nghị. 
 - Phương pháp dạy học “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM” với 
những ưu điểm vượt trội của nó, nên đã được đưa vào áp dụng từ khá lâu và trong 
chương trình đổi mới sắp thực hiện của ngành giáo dục, hoạt động trải nghiệm này 
là hoạt động bắt buộc. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế hiện nay, việc vận dụng 
dạy học trải nghiệm STEM đang gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục các khó 
khăn đó cá nhân tôi xin có một số kiến nghị như sau: 
 * Với giáo viên 
 - Phải thường xuyên học tập, nâng cao sự hiểu biết của mình về lí luận 
phương pháp dạy học, kịp thời vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại theo 
hướng tích cực hóa học sinh, đặc biệt là phương pháp dạy học STEM. 
- Trong quá trình dạy học cần thường xuyên chú trọng hơn nữa việc rèn luyện phát 
triển các kĩ năng sống cho HS. 
 - Thường xuyên tìm hiểu cập nhật các vấn đề của khoa học kỹ thuật và cuộc 
sống (đặc biệt ở địa phương) để lồng ghép vào bài dạy nhằm gây hứng thú học tập 
cho HS, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc 
sống. 
 - Thường xuyên chú ý tìm hiểu và tận dụng các đồ dùng, vật dụng trong cuộc 
sống để phục vụ cho dạy học. ( Đặc biệt với môn vật lý sẽ có rất nhiều đồ điện hư 
hỏng có thể dùng vào dạy học STEM) 
 * Với các trường THPT 
 - Tăng cường chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, chú trọng đặc biệt 
trao đổi thảo luận về phương pháp dạy học tích cực hiện đại (Thực tế sinh hoạt tổ 
nhóm chuyên môn ở nhiều trường còn rất nặng về mặt hành chính). 
 - Nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể có về mọi mặt để hỗ trợ GV 
khi GV cần vận dụng phương pháp dạy học “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
STEM”. 
 - Thay đổi cách đánh giá GV theo hướng khuyến khích GV vận dụng các 
33 
phương pháp dạy học mới phát huy được tính tích cực chủ động của HS và rèn 
luyện được các kỹ năng sống cho HS như phương pháp “Tổ chức các hoạt động 
trải nghiệm STEM”. 
 - Tìm giải pháp phù hợp với trường mình để tổ chức và duy trì tốt các câu 
lạc bộ học tập trong trường học. 
* Với sở Giáo dục và Đào tạo 
 - Tổ chức bồi dưỡng cho GV về những phương pháp dạy học hiện đại và cần 
kiểm tra kết quả của hoạt động này ở từng trường học (Thực tế ở nhiều trường 
THPT, GV đi tập huấn về triển khai lại cho các GV tại trường mình một cách sơ 
sài – mang tính hành chính thông báo). 
 - Cung cấp các trang thiết bị dạy học cần thiết giúp GV vận dụng các phương 
pháp dạy học tích cực, trong đó có “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM”. 
 Tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu lý thuyết cũng như thực tiễn song đề tài 
này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ 
các ban lãnh đạo và đồng nghiệp. 
Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 , ngày 25 tháng 02 năm 2021 
 Người thực hiện 
34 
Tài liệu tham khảo 
[1] TS. Tưởng Duy Hải, Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 
2018. Tài liệu tập huấn. 
[2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt dộng 
trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học”. Tài liệu tập huấn. 
[3] Định hướng giáo dục STEM trong trường trung học. Tài liệu tập huấn 2018 
[4] Nguyễn Thị Liên (2016), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà 
trường phổ thong”, NXB Giáo dục Việt Nam. 
[5] Nguyễn Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội 
(2018), Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và 
trung học phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 
[6] Chanthasinh OUNKEO (2018), Tổ chức hoạt động dạy học STEM về “Dòng 
điện một chiều” nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trung học cơ 
sở (CHDCND Lào), luận văn thạc sỹ. 
[7] https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/day-hoc-theo-dinh-huong-stem-can-
gan-lien-voi-thuc-tien-doi-song-3964413-v.html 
[8] https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/hieu-dung-ve-day-hoc-stem-3767404.html 
[9] https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-giao-duc-quy-dinh-3-hinh-thuc-to-chuc-
day-hoc-stem-post211714.gd 
35 
PHỤ LỤC I 
HÌNH ẢNH CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM LÀM PIN CHANH 
36 
PHỤ LỤC II 
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM VỀ BỘ NGUỒN ĐIỆN MỘT CHIỀU 
( Bộ nguồn mắc nối tiếp và bộ nguồn mắc song song) 
37 
PHỤ LỤC III 
HÌNH ẢNH TRẢI NGHIỆM STEM VỀ ĐOẠN MẠCH TIÊU THỤ ĐIỆN 
 Sữa dây đèn nháy Sữa ấm điện siêu tốc 
Sửa nồi cơm điện ( nồi cơ ) Đã sửa xong nồi cơm điện 
Điện vào, 
đèn sáng 
38 
PHỤ LỤC IV 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC CỦA CÂU LẠC BỘ STEM 
39 
PHỤ LỤC V. 
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC TRẢI NHIỆM STEM 
(Dành cho GV) 
Tôi là :..................................................GV Vật lý trường THPT................. 
Tôi đang nghiên cứu để áp dụng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. 
Xin thầy (cô) vui lòng cho tôi biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau : 
( Thầy/ cô đánh dấu nhân vào ô mình chọn, trừ câu hỏi mở) 
Họ và tên: 
Thuộc huyện, thành phố: 
Trao đổi ý kiến về phương pháp dạy học STEM ở mức độ “Tổ chức các hoạt động 
trải nghiệm STEM”. 
STT Nội dung Có Không 
1 Thầy / cô dạy môn Vật lý không ? 
2 Thầy / cô có làm công tác chủ nhiệm lớp không 
3 Thầy/cô có quan tâm vấn đề “Tổ chức các hoạt động 
trải nghiệm STEM” cho HS hay không? 
4 
Trong dạy học, thầy/cô có thường xuyên chú ý đến rèn 
luyện cho HS các kỹ năng mềm hay không ? 
5 
Có cần thiết phải “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
STEM” phần dòng điện không đổi không ? 
 Thầy (cô) cho biết những khó khăn trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
STEM: 
Xin chân thành cảm ơn thầy (cô)! 
40 
PHỤ LỤC VI 
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC TRẢI NHIỆM STEM 
(Dành cho HS trước khi được hoạt động trải nghiệm STEM) 
Thầy đang nghiên cứu để áp dụng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Mong 
các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau, nếu chọn phương án nào thì đánh dấu X 
vào phương án đó. 
Họ và tên:Lớp: ..................... 
Trường:........
. 
STT Nội dung Có Không 
1 
 Em có thích tham gia vào các câu lạc bộ học tập nói 
chung hay không ? 
2 
Em có thích tham gia vào các câu lạc bộ STEM Vật lý 
hay không ? 
3 
 Khi học môn Vật lý em có muốn được thực hành 
không ? 
4 
 Em có cho rằng các kiến thức phần dòng điện không 
đổi, có gắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên 
quan đến thực tiễn cuộc sống, giúp em tăng khả năng 
tư duy, phát triển năng lực sáng tạo, rèn luyện được 
các kỹ năng sống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn 
cho bản thân không? 
1) Nếu em không thích tham gia câu lạc bộ STEM vật lý, vui lòng cho biết lý do vì 
sao ? 
2) Từ trước đến nay (kể cả ở cấp THCS), Em đã bao giờ được học bài học (chủ 
đề) nào có liên quan đến hoạt động trải nghiệm STEM chưa? Nếu có, em có thấy 
thú vị hơn khi học các bài học theo phương pháp truyền thụ kiến thức không? Vì 
sao? 
Xin cảm ơn các em ! 
41 
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ DẠY HỌC TRẢI NHIỆM STEM 
 (Dành cho HS sau khi được hoạt động trải nghiệm STEM) 
Sau khi tham gia câu lạc bộ STEM, được hoạt động trải nghiệm STEM ở bộ môn 
Vật lý. Mong các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau, nếu chọn phương án nào thì 
đánh dấu X vào phương án đó. 
Họ và tên:................. 
Lớp:... 
Trường:. 
STT Nội dung Đúng Sai 
1 
 Em có thích tham gia vào các câu lạc bộ học tập nói 
chung hay không ? 
2 
Em có thích tham gia vào các câu lạc bộ STEM Vật lý 
hay không ? 
3 
 Khi học môn Vật lý em có muốn được thực hành 
không ? 
4 
 Em có cho rằng các kiến thức phần dòng điện không 
đổi, có gắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên 
quan đến thực tiễn cuộc sống, giúp em tăng khả năng 
tư duy, phát triển năng lực sáng tạo, rèn luyện được 
các kỹ năng sống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn 
cho bản thân không? 
Em hãy ghi các ý kiến khác của em (nếu có): 
 Cảm ơn các em ! 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_stem_chuong_dong_dien_kho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan