Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm chương II môn Vật lí 11 cơ bản nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn

Cơ sở lí luận và thực tiễn

1.1. Khái niệm về bài tập thí nghiệm trong môn vật lí ở trường phổ thông:

BTTN là loại bài tập mà khi giải, đòi hỏi HS phải vận dụng một cách tổng

hợp nhiều kiến thức lí thuyết và thực nghiệm, các khả năng hoạt động trí óc và

chân tay, vốn hiểu biết kĩ thuật.để xây dựng phương án, lựa chọn hoặc chế tạo

phương tiện thực hiện TN để quan sát diễn biến hiện tượng hoặc để đo đạc một số

đại lượng cần thiết, sau đó xử lí tư liệu đã quan sát và đo đạc nhằm tìm ra lời giải

và đáp số cuối cùng mà bài tập yêu cầu. Thông thường những TN này khá đơn

giản, HS có thể tự thiết kế, lắp ráp bằng cách sử dụng ngay những đồ dùng học tập,

dụng cụ sinh hoạt hàng ngày hoặc tự chế tạo được bằng những vật liệu rẻ tiền, phế

liệu từ đồ chơi trẻ em và từ các vật dụng cũ hỏng đã bỏ đi. Cũng có lúc HS phải

làm một số TN ở trong phòng TN của nhà trường, song nhìn chung đó vẫn là TN

đơn giản.

Giải BTTN là một hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập,

tăng cường hứng thú, sáng tạo, gắn học với hành, lí luận với thực tiễn, kích thích

tính tích cực, tự lực, tư duy sáng tạo, tháo vát của từng HS và đặc biệt đối với HS

khá giỏi.

BTTN có thể được sử dụng trong các tiết lí thuyết; dùng trong các tiết bài

tập; dùng trong tiết ôn tập; kiểm tra (như yêu cầu học sinh thiết kế, mô tả một thí

nghiệm); trong các buổi ngoại khoá; giờ thực hành.Vì thế độ phức tạp của BTTN

cũng phải khác nhau. Muốn nâng cao chất lượng học tập, đào sâu mở rộng kiến

thức, phát triển tư duy sáng tạo cho HS trong dạy học vật lí, chúng ta phải cho HS

tăng cường giải quyết nhiều BTTN. Dĩ nhiên không quên kết hợp BTTN với các

loại bài tập vật lí khác.

1.2. Tác dụng của bài tập thí nghiệm với tác dụng với việc phát huy tính sáng

tạo cho học sinh trong giải quyết các vấn đề thực tiễn:

- Bài tập thí nghiệm tạo ra ở học sinh động cơ học tập, sự hăng say tò mò khám

phá xây dựng kiến thức mới, truyền cảm hứng cho học sinh, tự giác tư duy độc lập,

tích cực sáng tạo.

- Thông qua bài tập thí nghiệm sẽ tạo ra học sinh khả năng tổng hợp kiến thức lý

thuyết và thực nghiệm, các kỹ năng hoạt động trí óc và thực hành một cách khéo

léo, các vốn hiểu biết về vật lý, kỹ thuật và thực tế đời sống nhằm phát huy tốt nhất

khả năng suy luận, tư duy lôgic.

- Với bài tập thí nghiệm, học sinh có thể đề xuất các phương án thí nghiệm khác

nhau tạo không khí tranh luận sôi nổi trong lớp, trong các hoạt động ngoại khóa.5

- Bài tập thí nghiệm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giải quyết các vấn

đề thực tiễn gắn liền với đời sống hàng ngày.

pdf46 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm chương II môn Vật lí 11 cơ bản nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ra pin từ những nguyên liệu sẳn có trong tự nhiên và đã 
làm được thì có thể cho nhóm đó trình bày trước tập thể. 
Các nhóm trình bày và GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. 
GV nhận xét ưu điểm, những tồn tại và chú ý những điểm để HS có thể tạo ra 
nguồn điện có suất điện động lớn hơn. 
GV tổng kết và giao nhiệm vụ tiếp theo cho thời gian tới. 
30 
 Ví dụ 2: BTTN làm trong khi đi du lịch 
 Làm thể nào để xác định được hai cực của bộ ắc quy (đã mất dấu ký hiệu) 
trong xe ô tô bằng cách dùng một bóng đèn dự phòng trong hộp đồ nghề của lái xe, 
một đoạn dây dẫn và một la bàn? 
Hướng giải quyết: 
 GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận 
 GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày và các nhóm khác nhận xét 
 GV nhận xét đánh giá ưu điểm, tồn tại và những chú ý đề HS có thể xác định 
các cực của bộ ắc quy bằng các phương pháp khác nhau. 
Sau đây là một phương pháp (cách xác định) các cực của bộ ắc quy đã mất dấu: 
- Dùng các dây dẫn có sẵn để lắp một mạch điện gồm một bóng đèn dự phòng và 
bộ ắc quy, rồi đặt la bàn ở dưới phần thẳng của đoạn dây nối. 
- Dưới tác dụng của từ trường của dòng điện, kim la bàn sẽ quay. Biết chiều 
 quay, ta có thể áp dụng quay tắc vặn nút chai hoặc quy tắc nắm bàn tay phải) 
 để xác định chiều dòng điện chạy trong dây dẫn, từ đó suy ra dầu các cực của bộ 
ắc quy. 
- Lưu ý: Để giải bài tập này không nhất thiết phải có bóng đèn vì vai trò của nói 
chỉ là hạn chế dòng điện trong mạch (Hiện tượng đoản mạch). Trong thí nghiệm 
này việc đóng mạch bộ ắc quy trong một thời gian rất ngắn, nên bóng đèn có thể 
bỏ đi. 
2.4.4. Bài tập thí nghiệm trong kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng học sinh: 
Kiểm tra, đánh giá là một giai đoạn quan trọng của quá trình dạy học. Mục 
đích là nhằm thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu 
học tập của HS về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo ra cơ sở 
cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường, cho bản thân HS để HS học 
tập ngày một tiến bộ hơn. 
 Theo tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo, đổi 
mới phương pháp dạy học là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới đánh giá kết quả 
dạy học, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích 
cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềm tin, phát huy phẩm chất và năng lực cho HS. 
 BTTN là một phương tiện rất tốt để thực hiện việc kiểm tra và đánh giá 
thường xuyên, giữa kỳ và cuối kỳ. Khi giải BTTN thì HS sẽ phát huy được hết khả 
năng tư duy, sáng tạo và năng lực tự học. Từ đó học sinh có thể vận dụng vào việc 
giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống hàng ngày. Chính vì vậy trong quá 
trình biên soạn ma trận đề kiểm tra và ra đề kiểm tra GV nên đưa những BTTN vào 
đề kiểm tra đánh giá học sinh 
31 
2.4.5. Bài tập thí nghiệm học sinh tự làm ở nhà: 
Một trong những phương pháp học tập mang lại hiệu quả rất cao đó là phương 
pháp tự học ở nhà, thời gian dành cho phương pháp rất nhiều nếu HS vận dụng tốt. 
HS có thể cũng cố những kiến thức vừa mới học ở lớp và làm các bài tập vận 
dụng mà GV cho làm ở nhà. 
Như ta đã biết BTTN vật lí rất đa dạng và phong phú, thời gian và không gian 
để giải nó cũng rất mở rộng. Học sinh có thể giải nó khi đi du lịch, dã ngoại, trong 
phòng thí nghiệm của nhà trường, ở nhà, trong nhà máy,..... 
Việc giải các BTTN vật lí ở nhà, làm cho HS linh hoạt, chủ động hơn, dụng 
cụ thí nghiệm có thể là các vật dụng trong gia đình, hoặc được lấy ra từ các thiết bị 
đã hư không sử dụng được, thậm chí là các loại rác thải đã được vứt đi như nguồn 
điện đã cũ, bóng đèn trong đèn pin hư, loa, micro trong điện thoại hỏng (Ví dụ 
như: Chế tạo nguồn điện một chiều từ củ, quả;...) 
Như vậy, có thể thấy rằng, việc giao nhiệm vụ cho HS làm việc ở nhà là 
BTTN có tác dụng rất tốt. Thậm chí nó còn có tác dụng trong việc hình thành ở 
học sinh tinh thần yêu khoa học, thích sáng chế, và từ đó tư duy của học sinh được 
phát triển. 
32 
Chương 3. Thiết kế tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh 
 1. Yêu cầu cần đạt: 
- GV và HS thống nhất tiêu chí đánh giá cho sản phẩm và phần báo cáo 
thuyết trình của nhóm. 
- Đối với hoạt động nhóm, giáo viên nêu rõ cần phải có một số yêu cầu cần 
đạt về 
- Thống nhất về các yêu cầu cần đạt và thang điểm, nhận xét. 
2. Thiết kế bảng tiêu chí đánh giá năng lực: 
TT MỨC ĐỘ 
Mức 3 Mức 2 Mức 1 
NL sáng tạo Khám phá và phát 
hiện bản chất của 
vấn đề kĩ lưỡng, 
sáng suốt vận 
dụng vào một tình 
huống có vấn đề. 
Có thay đổi cách 
tiếp cận, vận dụng 
kết hợp nhiều nội 
dung đã học khác 
để giải quyết các 
bài toán thực hành 
mới lạ được nêu 
ra. 
Có tìm ra được 
bản chất của vấn 
đề, biết vận dụng 
kiến thức vào các 
tình huống có vấn 
đề, giải quyết tốt 
các bài tập đơn 
giản, có tính 
tương tự. Hoàn 
thành bài tập thí 
nghiệm khi được 
GV hướng dẫn và 
khích lệ. 
Chưa vận dụng vào 
một tình huống có 
vấn đề, tình huống 
mở rộng, không 
triển khai ý tưởng 
còn phụ thuộc vào 
GV và các bạn HS 
khác. Chưa hoàn 
thành bài tập thí 
nghiệm khi được 
GV hướng dẫn. 
3. Các công cụ đánh giá sản phẩm báo cáo, năng lực hợp tác: 
Mục đích: Đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm, năng lực sáng tạo từ các 
bài tập thực hành được thiết kế để khai thác phần “dòng điện không đổi” của HS 
thông qua bảng kiểm, từ đó đánh giá năng lực của HS theo mục tiêu của từng 
hoạt động cụ thể đã đặt ra. 
Yêu cầu: Bảng kiểm phải có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, chi tiết, bám vào các 
tiêu chí phát triển năng lực mà đề tài hướng tới. 
33 
BẢNG KIỂM 
 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH 
Ngày.....tháng....năm..... 
Đối tượng quan sát: 
Trường..........................................Lớp............................................. 
Nhóm............................................Học sinh...................................... 
Chủ đề:............................................................................................. 
 Tiêu chí thể hiện năng lực học 
tập của HS 
Đánh giá mức độ phát triển năng lực của HS 
 Mức 1 (≤ 4 
điểm) 
Mức 2 ( < 8 
điểm) 
Mức 3 (≥ 8 
điểm) 
NL sáng tạo 
34 
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm 
1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm: 
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là kiểm chứng tính đúng đắn của đề tài. Thông 
qua thiết kế và khai thác các dạng bài tập thí nghiệm trong dạy học chương “dòng 
điện không đổi” thì sẽ hình thành và phát triển được năng lực sáng tạo cho học sinh 
cấp THPT. 
2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm: 
2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm: 
126 em HS khối 11 tại 3 trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hoà 
2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm: 
Chúng tôi dùng bảng kiểm quan sát ( GV quan sát và nhận xét, HS tự nhận xét và 
nhận xét lẫn nhau) tại 3 thời điểm 
+ Đầu BTTN 
+ Giữa BTTN 
+ Cuối BTTN 
Sử dụng phiếu đánh giá tiêu chí về năng lực sáng tạo với 3 mức độ: mức 1, mức 2 
và mức 3. Tổng hợp kết quả thu được ở các phiếu thể hiện mức độ đạt được của 
từng nhóm HS ở mỗi tiêu chí sau đó xử lý bằng phần mềm Excel. 
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
3.1. Chọn mẫu thực nghiệm: 
Chúng tôi đã tiến hành TN ở 03 trường THPT của TX. Thái Hòa - Tỉnh Nghệ 
An: Trường THPT Thái Hòa; Trường THPT Tây Hiếu; Trường THPT Đông Hiếu và 
đánh giá HS của các lớp được thực nghiệm đề tài bằng các tiêu chí đã xây dựng. 
Trường TN Lớp Sĩ số (tổng 126 em) 
THPT Thái Hoà 11E 46 
THPT Tây Hiếu 11G 42 
THPT Đông Hiếu 11C9 38 
Bảng 4.1. Nội dung- số lượng học sinh thực nghiệm tại các lớp học 
3.2. Lựa chọn giáo viên thực nghiệm: 
Mỗi giáo viên dạy 1 lớp có sử dụng giáo án thực nghiệm. 
35 
3.3. Kết quả thực nghiệm 
Nội dung 
Mức 
độ 
Mức độ đạt được 
Đầu TN Giữa TN Cuối TN 
SL % SL % SL % 
 Năng lực sáng tạo 
3 26 20.6 62 49.6 112 89 
2 48 38.1 33 27.6 11 8.7 
1 52 42.3 31 22.8 3 2.3 
Bảng 4.2. Số lượng và tỉ lệ % các mức độ đạt được của tiêu chí đánh giá 
Từ bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy: Năng lực sáng tạo đã tăng lên rõ rệt theo 
hướng tích cực đã chứng tỏ tính hiệu quả và khả thi của việc phát triển năng lực 
HS thông qua nội dung thết kế các bài tập tính logic, liền mạch; đây là năng lưc có 
thể hình thành và rèn luyện cho HS. 
Biểu đồ 4.1. Kết quả đánh giá năng lực sáng tạo của HS 
Nhìn vào biểu đồ 4.1. ta thấy năng lực sáng tạo của HS đã đã giảm ở mức 1 từ 
42.3% ở đầu TN xuống 22.8% ở giữa TN và 2.3% ở cuối TN; còn mức độ 2 cũng 
đã giảm từ 38.1% ở đầu TN xuống 27.6% ở giữa TN và 8.7% ở cuối TN. Ở mức 
độ 3 tăng từ 20.6% ở đầu TN lên 49.6% ở giữa TN và tăng 89% ở cuối TN được 
tăng lên đáng kể từ đầu TN 20.5% đến cuối TN 89% ở mức 3; điều này chứng tỏ 
kéo theo với sự hoàn thiện dần về kĩ năng mềm của HS là sự tiến bộ về kết quả học 
tập của các em, HS chủ động vận dụng và chiến lĩnh kiến thức khi kích thích tính 
tò mò, lòng đam mê và ham học hỏi ở các em. 
36 
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
 Thông qua việc xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm và tiến hành thực 
nghiệm sư phạm với các hình thức sử dụng BTTN thì chúng tôi nhận thấy: 
- Học sinh hứng thú hơn, yêu thích môn học hơn, tích cực, sáng tạo hơn 
trong quá trình học tập. 
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tiến hành thí nghiệm cũng như khả năng 
tư duy, phân tích vấn đề tốt hơn và phương pháp giải bài tập thí nghiệm thực hành. 
- Phát huy tốt tính sáng tạo cho học sinh trong việc giải quyết các vấn đề 
thực tiễn cũng như góp phần bồi dưỡng tư duy vật lí cho HS. 
Những kết quả đạt được trong quá trình dạy học: 
- Số lượng học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT hàng năm cao hơn 
- Chất lượng học sinh giỏi ngày càng được cải thiện. 
2. Kiến nghị: 
Để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học hiện nay ở các trường THPT chúng 
tôi kiến nghị: 
 - Thứ nhất: Xác định rõ hơn vai trò của thí nghiệm trong dạy học vật lí , đề 
cập mạnh đến việc giải bài tập thông qua thí nghiệm. 
 -Thứ hai: Đưa thêm hệ thống bài tập thí nghiệm vào hệ thống bài tập về nhà. 
 - Thứ ba: Thay đổi dần quan điểm kiểm tra, đánh giá theo hướng nâng dần 
vai trò của thí nghiệm thông qua bài tập thí nghiệm. 
- Thứ tư: Đưa thêm BTTN vào đề thi nhiều hơn đặc biệt là các BTTN gắn 
liền với thực tiễn đời sống hàng ngày. 
37 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1 
PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1 ( Điều tra GV) 
Kính chào quý Thầy/ Cô giáo! Để xác lập cơ sở thực tiễn cho việc khảo sát 
mức độ nhận thức của GV về việc sử dụng bài tập thí nghiệm trong quá trình 
dạy học ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực. Kính xin ý kiến của 
các Thầy/ Cô cho biết về mức độ nhận thức và lí do sử dụng bài tập thí 
nghiệm ở môn mình phụ trách? 
Mức độ nhận thức và lí do 
Ý kiến 
A. Mức độ nhận thức 
- Rất cần thiết. 
- Cần thiết. 
- Không cần thiết. 
B. Các lí do 
- Kích thích được hứng thú học tập của HS. 
- Phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo 
của HS trong quá trình dạy học. 
- Đảm bảo kiến thức vững, chắc. 
- Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian. 
- Hiệu quả bài học không cao. 
- Không thi cử 
PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 2 ( Điều tra GV) 
Kính chào quý Thầy/ Cô giáo! Kính xin các Thầy/ Cô cho biết thêm về mức 
mức độ sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường THPTnơi 
mình công tác? 
Mức độ sử dụng Ý kiến 
- Thường xuyên. 
- Thỉnh thoảng 
- Không sử dụng 
38 
PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 3 ( Điều tra HS) 
Các em thân mến! trên tay các em là phiếu thăm dò ý kiến về phát triển năng 
lực sáng tạo cho học sinh thông qua việc khai thác một số bài tập thí nghiệm. 
Nhằm nghiên cứu thực trạng về tình hình tiếp cận nội dung này mong muốn sự hỗ 
trợ của các em. Các em hãy cho ý kiến của mình về các vấn đề sau: 
Lí do thích học môn Vật lí Ý kiến 
- Thầy, cô dạy dễ hiểu, hấp dẫn 
- Được quan sát, được làm TN 
- Thầy (cô) vui tính, yêu quý HS. 
- Lí do khác 
PHỤ LỤC 2 
Giáo án thực nghiệm 
Giáo án 1. Bài tập thí nghiệm vật lí 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, khắc sâu và hiểu rõ bản chất kiến thức lí thuyết đã 
học như: Khái niệm toàn mạch, định luật ôm cho toàn mạch, việc nối các nguồn 
thành bộ và suất điện động cũng như điện trở của bộ nguồn. 
2. Kĩ năng: 
Vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài 
tập, giải thích các ứng dụng kĩ thuật, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên có liên 
quan. Rèn luyện tư duy thực hành cho học sinh. 
 Lắp ráp được mạch điện đơn giản, lắp được các nguồn thành bộ để được bộ 
nguồn có suất điện động phù hợp. Đọc được số chỉ của các dụng cụ đo. 
3. Thái độ: Gây dựng ở học sinh ham mê học vật lí , hăng say sáng tạo, có thái 
độ nghiệm túc, chấp hành nội quy, quy định trong làm việc. 
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh 
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. 
- Năng lực tự học, đọc hiểu. 
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả 
thí nghiệm. 
- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và cách bố trí 
thí nghiệm, đọc và xử lí số liệu 
39 
II. Chuẩn bị: 
* Giáo viên: 
Giáo án bài tập: Các dụng cụ thí nghiệm: Các điện trở, đồng hồ đo, nguồn, 
dây nối, bảng mạch. 
* Học sinh: 
Đọc kỹ lí thuyết phần định luật ôm cho toàn mạch, mắc nguồn điện thành bộ. 
Làm bài tập trong sách giáo khoa. 
Bảng phụ, bút lông. 
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: Khời động, xuất hiện vấn đề 
a) Mục tiêu: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị kiến thức cũ GV đã giao về nhà. 
- Làm thế nào để so sánh giá trị điện trở của hai vật dẫn? 
b) Nội dung: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng phiếu trả lời câu hỏi của GV. 
c) Tổ chức hoạt động: 
Chia nhóm để các HS thảo luận 
d) Sản phẩm mong đợi: 
Đại diện các nhóm viết biểu và trình bày được nội dung định luật ôm: 
 + I = U/R 
 + I = E/(RN+r) 
e) Đánh giá: 
GV nhận xét đánh giá phần trình bày của các nhóm 
Hoạt động 2: Thiết kế phương án thí nghiệm 
Có hai điện trở khác nhau chưa biết giá trị của chúng. Tiến hành những thí 
nghiệm cần thiết để so sánh giá trị của các điện trở. 
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về định luật ôm cho mạch chỉ có điện trở và định 
luật ôm cho toàn mạch để so sánh các điện trở 
b) Nội dung: 
Thiết kế được phương án thí nghiệm, vẽ được sơ đồ mạch điện và trình bày lời giải 
để so sánh các điện trở. 
c) Tổ chức hoạt động: 
40 
Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận 
d) Sản phẩm mong đợi: 
Các nhóm trình bày được các phương án thí nghiệm 
e) Đánh giá: 
GV yêu cầu các HS khác nhận xét 
GV nhận xét ưu điểm, hạn chế của phần trình bày của các nhóm. 
Hoạt động 3. Lựa chọn dụng cụ, lắp đặt và thực hiện đo theo các phương án đã 
xây dựng. 
a) Mục tiêu: HS lựa chọn các dụng cụ, lắp ráp sơ đồ thí nghiệm theo phương án đã 
xây dựng. 
b) Nội dung: 
Hãy lựa chọn dụng cụ và lắp ráp sơ đồ thí nghiệm theo phương án đã xây dựng? 
c) Tổ chức hoạt động: 
Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, lắp ráp sơ đồ thì 
nghiệm theo các phương án đã đưa ra. 
d) Sản phẩm mong đợi: 
Các nhóm lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm như phương án đã đưa ra. 
e) Đánh giá: 
GV yêu cầu các HS khác nhận xét 
GV nhận xét ưu điểm, hạn chế của phần trình bày của các nhóm. 
Hoạt động 4. Xử lí và trình bày kết quả đo bằng ngôn ngữ viết (trình bày theo 
nhóm trên bảng phụ)) 
a) Mục tiêu: HS xử lí và trình bày kết quả đo bằng ngôn ngữ viết (bảng phụ) 
b) Nội dung: HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm để so sánh giá trị của hai điện 
trở của chúng 
c) Tổ chức hoạt động: 
GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm, xử lí số liệu 
Phương án 1 
A1 
A2 
R1 
R2 
Phương án 2 
A 
R 
Phương án 3 
41 
d) Sản phẩm mong đợi: 
Các nhóm so sánh được giá trị hai điện trở từ thí nghiệm. 
e) Đánh giá: 
GV yêu cầu HS đánh giá kết quả của các nhóm 
GV nhận xét đánh giá ưu điểm, tồn tại 
Hoạt động 4: Trình bày kết quả bằng ngôn ngữ nói 
a) Mục tiêu: 
HS trình bày được kết quả đo được từ thí nghiệm bằng ngôn ngữ nói 
b) Nội dung: 
So sánh được giá trị hai điện trở từ kết quả thí nghiệm 
c) Tổ chức hoạt động: 
GV yêu cầu đại diện các nhóm HS trình bày 
d) Sản phẩm mong đợi: 
 Kết quả so sánh hai điện trở qua các phương án thí nghiệm 
e) Đánh giá: 
GV yêu cầu các HS khác nhận xét. 
GV nhận xét ưu điểm, tồn tại cho từng nhóm 
Hoạt động 5: Hợp thức hóa kiến thức, kỹ năng. 
 GV nêu nhận xét tổng hợp cho từng nhóm, đánh giá kết quả đạt được cũng 
như những hạn chế, sai sót của mỗi nhóm khi tiến hành thí nghiệm và xử lí kết 
quả. 
Hoạt động 6. Củng cố, dặn dò 
 HS làm bài tập còn lại trong sách giáo khoa, sách bài tập. 
 Xem trước bài học tiếp theo. 
* Rút kinh nghiệm: 
..................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
42 
Giáo án 2: Hoạt động ngoại khóa 
Chủ đề: CHẾ TẠO PIN TỪ CỦ, QUẢ 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nhằm giúp học sinh củng cố được kiến thức về nguồn điện, 
mắc nguồn điện thành bộ. 
2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 
 - Giải thích nguyên lí hoạt động của nguồn điện một chiều. 
 - Có kỹ năng tạo ra pin tử củ, quả (như chanh, cam, ổi, khoai tây,...) và lắp 
nguồn điện thành bộ. 
3. Thái độ: 
 - HS có thái độ tích cực, tự tin, tự giác trong việc thực hiện nhiemj vụ được 
giao, trong học tập. 
 - HS có hứng thú trong việc nghiên cứu khoa học, tìm hiểu về những ứng 
dụng của khoa học trong thực tế. Từ đó xuất hiện những ý tưởng sáng chế 
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh 
 - Năng lực giải quyết vấn đề trong thức thực tiễn. 
 - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết 
 quả thí nghiệm. 
 - Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành sản phẩm 
được 
 giao. 
 - Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm. 
II. Chuẩn bị: 
1. GV: Giáo án định hướng cho học sinh học tập. 
Một số quả chanh, một số lá đồng, kẽm, các đồng hồ đo, đèn let 
2. HS: 
Chuẩn bị một số dụng cụ mà giáo viên phân công: Các quả chanh, cam, ổi, 
...dây nối, đèn led lấy từ các đèn pin hư ... 
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra điều kiện chuẩn bị và phân công nhiệm vụ cho các 
nhóm: 
43 
 GV: Phân lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm làm 
một sản phẩm. Học sinh tập chung theo các nhóm ở một nhà học sinh và tiến hành 
cùng làm sản phẩm. 
 HS: Các nhóm tập chung, chuẩn bị vật liệu và tiến hành tạo ra sản phẩm. 
Hoạt động 2: Các nhóm trình bày sản phẩm 
 GV: Đến giờ ngoại khóa, cho học sinh trình bày sản phẩm của nhóm, nếu 
nhóm nào sưu tầm được cách tạo ra pin từ những nguyên liệu sẳn có trong tự nhiên 
và trình bày sản phẩm 
 HS: Các nhóm cho đại diện trình bày, thuyết trình về sản phẩm đã tạo ra. 
Hoạt động 3: Các nhóm và GV đánh giá, nhận xét cho nhau 
 HS: Học sinh nhóm khác nhận xét về sản phảm của nhóm khác. 
 GV: Nhận xét từng nhóm, lưu ý những sai sót và chú ý những điểm để có 
thể tạo ra một suất điện động lớn nhất có thể. 
Hoạt động 4: GV đánh giá, tổng kết, dặn dò. 
 GV: Tổng kết buổi sinh hoạt ngoại khóa, giao nhiệm vụ tiếp theo cho HS để 
HS chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo trong thời gian tới. 
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
.................................................................................................................................. 
.................................................................................................................................. 
44 
PHỤ LỤC 3 
Hình ảnh thực nghiệm 
Thảo luận nhóm HĐ1 Thảo luận nhóm HĐ1 
Thảo luận nhóm 
Thảo luận nhóm thiết kế phương án TN 
Thảo luận nhóm chọn dụng cụ 
Thảo luận nhóm lắp ráp TN 
Thảo luận nhóm tiến hành TN 
Thảo luận nhóm tiến hành TN 
45 
Thảo luận nhóm tiến hành TN 
Trình bày kết quả của nhóm 1 
Trình bày kết quả của nhóm 2 
Trình bày kết quả của nhóm 3 
Kết quả của nhóm 1 
Kết quả của nhóm 2 
Kết quả của nhóm 3 
46 
Vật liệu cần thiết để chế tạo nguồn điện một chiều 
Thảo luận nhóm 
Sản phẩm 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_he_thong_bai_tap_thi_nghiem_c.pdf
Sáng Kiến Liên Quan