SKKN Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả phong trào học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại trường THPT Thanh Chương 1
Thực tiễn tu dưỡng, rèn luyện của các em là trong học tập, lao động và công tác được thể hiện trong ba mối quan hệ đối với mình, đối với công việc và đối với người khác. Đối với mình: Mỗi em xây dựng cho mình tinh thần yêu nước, tư tưởng trung với nước, hiếu với dân, thương dân, hết lòng phục vụ để được dân tin yêu, quí mến từ đó trở thành người có phẩm chất cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Đối với người khác cụ thể là đối với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh mình thái độ phải chân thành,thật thà,đoàn kết, phải học người và giúp người tiến tới đặc biệt là “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Đối với công việc, học tập đã phụ trách việc gì là phải quyết làm cho được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó khăn nguy hiểm, việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nước cho dân với ý thức là “ khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước khi hưởng thụ thì mình nên đi sau thiên hạ”.
Việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức trong nhà trường được thực hiện với nhiều hình thức, phương thức khác nhau trong đó việc chủ động tham gia các phong trào hành động của tập thể, cộng đồng là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó đã có nhiều trường THPT và các giáo viên tích hợp lồng ghép giảng dạy một số câu chuyện gần gũi về Bác trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người qua các môn học như văn học, lịch sử, địa lí, GDCD Tổ chức các cuộc thi thiết thực với các chủ đề học tập tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào vận động tình nguyện, từ thiện nhân đạo, tác phong ăn mặc, đi lại lịch sự khiêm tốn, học tập và làm việc nghiêm túc, đúng giờ .
Thực hiện chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị, Trường THPT Thanh Chương 1 đã đưa việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trở thành sinh hoạt thường xuyên gắn với nhiệm vụ chính trị của nhà trường, trách nhiệm chuyên môn của mỗi cán bộ giáo viên, qua đó góp phần năng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập.Trên lĩnh vực giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống Đảng ủy và các chi bộ đã tổ chức nghiêm túc việc triển khai đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hàng năm nhà trường làm tốt công tác bồi dưỡng chính trị hè cho cán bộ giáo viên, cấp ủy Đảng bộ đã lãnh đạo chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản các cuộc vận động và phong trào thi đua lớn cho giáo viên và học sinh tham gia như “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, phong trào “phụ nữ giỏi việc trường, đảm việc nhà”, phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, “thanh niên tình nguyện vì cộng đồng”, “Chủ nhật Xanh”, phòng trào “vì bạn tôi” Tổ chức tôt các cuộc thi tìm hiểu về Bác, viết sách về Bác, kể chuyện về Bác Từ năm 2016 đến nay thực hiện chỉ đạo của ngành, nhà trường đã triển khai giảng dạy bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống cho học sinh” cho học sinh cả ba khối. Nhờ đó đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường đã có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, các quy định của điạ phương nơi cư trú, có phẩm chất đạo đức lối sống lành mạnh, tiên phong gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, phong trào có ý chí vươn lên để khẳng định mình, đạt được nhiều thành tích trong giảng dạy và học tập.
uyền thụ tinh thần cách mạng từ nhỏ. Cuốn sách khép lại đã mở đường cho sự hiểu biết của độc giả gốc rễ cội nguồn của Hồ Chí Minh và gợi lên bao nỗi niềm tự hào, ngợi ca của bao thế hệ. Trên đây là bài review của em, mong mọi người đón nhận và cùng đóng góp ý kiến thêm ạ! Hãy nhanh tay share và kêu gọi về chi đoàn của mình nhé !! Giật giải thôi nào Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp tới page TC1's Talent: https://www.facebook.com/tc1.talent/ Cuộc thi“cuốn sách của tôi” Bài Dự Thi Số 4 Tác phẩm “Búp sen xanh” của Sơn Tùng Ra đời năm 1981 Là một năm tôn vinh nền hòa bình thế giới Tác giả Trần Thị Nhung Chi đoàn 10G Nội Dung Bài Thi Búp Sen Xanh truyền đạt thông tin cảm hứng cho mọi người đọc để hiểu hơn về vị lãnh tụ của dân tộc Hồ Chí Minh. “Búp Sen Xanh “ là cuốn sách hay nhất phù hợp với mọi lứa tuổi mà ổ thời đại nay được mọi người tìm hiểu và rất hứng thú, tự hào. Cuốn sách được bán nhiều trên thị trường nên mọi người có thể dễ dàng tìm mua đặc biệt được bán nhiều ở các khu du lịch của Bác Hồ.Cuốn sách nói về gia đình, cuộc đời đầy sóng gió khó khăn của Bác Hồ từ khi Bác còn nhỏ đến khi Bác ra đi tìm đường cứu nước trải qua bao hoạn nạn, khó khăn nhưng Bác không nhục chí. Vì dân tộc đất nước bác sẵn sàng hi sinh, lợi ích của bản thân mình. Dù cuốn sách nghiêng về tự sự nhưng không hề thô kệch,khô cứng. Lời văn nhẹ nhàng, mềm mại, thấm đẫm cảm xúc ngọt ngào, và đầy những sóng gió tưởng chừng như không thể vượt qua nhưng đối với Bác có khó khăn nguy hiểm như thế nào thì cũng phải kiên định không sợ hãi. Ngôn ngữ mộc mạc, chân thực, tiếng phổ thông xen với tiếng địa phương giúp người đọc dễ tiếp cận và hiểu được sâu xa hơn. Đối tượng đọc là hầu hết tất cả mọi người từ trẻ đến già đều có thể đọc, tìm hiểu được. Cuốn sách là tập hợp nhiều bài học quý giá mà bác đã được trải nghiệm thực tế mà tác giả được nghe được thấy, là cẩm nang, kinh nghiệm cho các bạn trẻ mới bước vào đời. Ở độ tuổi 16 thì các bạn hầu như đều có những ước mơ, hoài bão, lí tưởng riêng cho mình và có những định hướng cho bản thân khi ra trường vậy các bạn đã xác định và chọn lựa đúng hay chưa. Hay trong tâm trí còn rất mơ hồ chưa xác định được ước mơ đó có hợp với bản thân mình. Đối với em thì còn mơ hồ chưa xác định rõ, còn sợ hãi suy nghĩ về tương lai của mình sẽ ra sao khi không có sự bao bọc của bố mẹ. Cứ 1 ngày trôi đi suy nghĩ ấy ngày càng nhiều, cố gắng xua đuổi suy nghĩ ấy bao nhiêu thì nó càng lấn át tâm trí của em bấy nhiêu. Nhưng rồi em cũng tìm ra cách để những suy nghĩ ấy không len lỏi trong đầu óc nữa. Cuộc sống em như trở lại thời vô lo vô nghĩ khi vô tình đọc được cuốn sách “Búp Sen Xanh” do bạn em cho mượn. Kể từ khi bạn cho em mượn là em không rời mắt khỏi từng trang sách dù bản thân đang đi học thêm. Sau khi đọc xong nó em đã có những suy nghĩ tích cực hơn, vạch ra những kế hoạch cho bản thân để xứng đáng với những gì mà Bác Hồ đã để lại cho đất nước. Đọc cuốn tiểu thuyết em hiểu một phần nào hơn về vị lãnh tụ dân tộc. Em cảm nhận được ở tác giả toát lên tấm lòng thành kính đặc biệt đối với Bác và nguyện vọng thiết tha được viết về Bác. Tác giả là một thương binh nên đi lại rất khó khăn nhưng ông đã vượt qua mọi gian khổ, đi nhiều, tìm hiểu kỹ lưỡng để cho ra đời tác phẩm ”Búp Sen Xanh “. Cuốn sách là một hành trang quý báu cho những người trẻ tuổi khi mới bước ra xã hội. Đó là hành trình dài đòi hỏi con người phải chịu khó bước đi trên đôi chân của mình để trưởng thành, tự chủ, bản lĩnh hơn trên đường đời Cuốn sách được chia làm 3 phần, mỗi phần chia làm các chương khác nhau. Từ các chương nhỏ sẽ gắn với một mốc thời gian, sự kiện của Bác. Mở đầu đoạn truyện đã cho em một ấn tượng sâu sắc với lời hát của ông xẩm: “Trời ơi có thấu chăng trời! Nước Nam cơ khổ nhiều đời đắng cay Vì chưng tây thổ sang đây Nó vào Gia Định, ở rày Đồng Nai Dần dà ra lục tỉnh,đàng ngoài Các quan tâu đánh, vua ngại không cho Bởi vì vua Tự Đức không biết đàng lo Nó vào nó chiếm mất cả thành đô kinh kỳ” Với giọng điệu lời văn mộc mạc, chân thực của người dân mà ta hiểu được phần nào hoàn cảnh lúc bấy giờ đầy loạn lạc. Lời bài hát như là lời nói Bác Hồ sinh ra sẽ giúp ích được đất nước. Khi Bác sinh ra được đặt tên là Nguyễn Sinh Côn - tự là Tất Thành. Một cái tên đầy ý nghĩa sâu xa mà người ông muốn nói gửi gắm đến cho cháu trai của mình. Nếu ai từng đọc rồi thì chắc hẳn sẽ không thể quên được hàm ý sâu xa về tên của Bác. Từ khi còn nhỏ Bác rất thông minh, ham học hỏi và rất yêu qúy, thương cho đồng bào ta phải chịu nhiều áp bức bóc lột. Cuộc sống của Bác cũng thuộc diện khó khăn không được đi học như thời nay nhưng ngược lại bác có tinh thần ham học hỏi nên có thể nói thông minh hơn học sinh thời hiện đại. Bác phải chứng kiến người thân trong gia đình mất đi mãi mãi tưởng chừng lúc đó bác sẽ nhục chí, tự dằn vặt bản thân mình nhưng Bác lại có một tinh thần lạc quan, mạnh mẽ khó có người làm được như Bác. Đọc đến đoạn lần lượt người thân dần ra đi chắc hẳn mọi người ai cũng rơi lệ thay cho Bác. Đúng với cái tên của Bác thì 5/6/1911 Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng bác quyết định sang Pháp với tên là Văn Ba. Bác sang các nước phương tây để học những gì Bác cho là “Tinh hoa và tiến bộ” nhằm thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách đô hộ. Sang các nước láng giềng Bác trải qua nhiều phong ba bão táp, nhiều thăng trầm của cuộc đời mà ít người có thể vượt qua được. Bản thân em rất khâm phục, tự hào về Bác. Chủ tịch Hồ Chí Minh có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã đi qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước làm hàng chục nghề khác nhau dù vất vả khó khăn Bác cũng đều vượt qua.Theo thống kê Bác có 152 tên gọi, bút danh khi phải hoạt động bí mật. Bác còn biết 29 thứ tiếng chưa kể tiếng mẹ đẻ.Với số liệu trên thì những người đã đọc cuốn tiểu thuyết này rồi thì không khỏi kinh ngạc, ngưỡng mộ sự cố gắng học hỏi của Bác. Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa phát triển học sinh đi học có điều kiện đầy đủ nhưng không ai có thể làm được như vậy. Bác đã từ bỏ cuộc sống nơi quê hương, xa gia đình, người thân để ra đi vì lợi ích đất nước, nhân dân .Vậy vì sao ta lại không học tập và làm theo Bác xây dựng quê hương giàu mạnh. Đọc cuốn tiểu thuyết mà em cảm thấy rất xấu hổ, thẹn thùng khi bản thân em cũng đi học trong điều kiện đầy đủ nhưng em không cố gắng học tập tốt được.Trong đầu em luôn nghĩ thời đại nay” có tiền mua tiên” cũng được, cần gì phải học cũng lên lớp đều đều ,chiến tranh cũng có quân đội lo không liên quan gì đến mình. Và khi đọc được cuốn sách này em có thể khẳng định được suy nghĩ của mình là sai lệch và chỉ có sự cố gắng của chính bản thân thì thành quả mình đạt được sẽ mãi mãi. Em có thể nói ý thức bản thân được cao hơn, có suy nghĩ chính chắn hơn. Đây có thể xem là một thay đổi tích cực của bản thân sau khi đọc ”Búp Sen Xanh “của tác giả Sơn Tùng. Sau khi đọc, tìm hiểu cuốn sách em cảm nhận được giá trị lớn lao mà cuốn sách và tác giả muốn truyền đạt. Nó thay đổi phần nào suy nghĩ lí tưởng sống của em cùng những người từng đọc đến nó. Nếu có một ai hỏi bản thân em thích nhất quyển nào nhất thì em sẽ có thể nói :’cuốn sách cho em hòa tâm hồn vào nó khi đọc nó, cho em hiểu biết hơn thì là quyển em yêu quý nhất -đó không ai khác chính là “ Búp Sen Xanh” cửa sổ của tâm hồn. Nó là cuốn sách thức tỉnh tâm hồn người đọc với nhiều câu chuyện thăng trầm của Bác. Đầu tiên em thật sự phải cảm ơn tác giả đã ghi chép lại cho chúng em được đọc được hiểu biết. Thứ hai em phải cảm ơn người bạn của em đã đưa em đến với cuốn sách này. Đọc xong cuốn sách em cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng, có tinh thần ham học hơn. Thứ ba em xin cảm ơn thầy cô đã dạy dỗ em nên người. Thư tư em phải cảm ơn cậu em đã truyền cảm hứng đọc sách cho em vì bản thân em khi còn nhỏ rất it đọc sách. Đặc biệt là phải cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho em một cuộc sống sung túc như ngày hôm nay.Bác đã cho em nhiều bài học quý báu (chuẩn bị hành trang) bước ra cuộc sống tự lập sau này. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng, nỗ lực học hành hơn nữa để không phụ lòng bố mẹ, thầy côvà những người xung quanh.Theo em đây là cuốn sách hay có ý nghĩa sâu sắc mà mọi người nên tìm đọc. Mọi người muốn biết nhiều thông tin, có hiểu biết rộng hơn thì hãy tìm đọc nó nhé! Kết thúc bài review em xin gửi mấy câu nói nổi tiếng của Bác được sử sách ghi lại “Đọc được nhiều sách tốt nhưng nếu không đem áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thì chẳng khác nào cái hòm đựng sách”cho nên mọi người hãy ham đọc sách để áp dụng vào thực tế cuộc sống. Biết áp dụng những kiến thức mình đọc được sẽ giúp ích cho bản thân rất nhiều. Bài Dự Thi Số 20 “Tấm gương tự học của bác Hồ” Tác giả Trần Thị Ngọc Chi đoàn 11K Nội Dung Bài Thi Mỗi chúng ta, ai ai cũng đều có những sở thích riêng và bản thân tôi cũng vậy. Từ lúc còn nhỏ, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách và thật may mắn, tôi đã đọc được nhiều sách hay. Trong số đó, cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn: “Tấm gương tự học của Bác Hồ’’ do Đặng Quốc Bảo biên soạn do nhà xuất bản thanh niên, phát hành năm 2010. Với gần 300 trang, nội dung quyến sách giúp chúng ta nhận rõ về giá trị việc tự học. Tự học là điều cần thiết trong quá trinh tiếp nhận tri thức, là hoạt động có mục đích của con người. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người. Tự học tập và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Quyển sách nói lên ý nghĩa chính của việc học và tự học mà mỗi người đều phải cố gắng và nỗ lực cao. Bác xem lời dạy của Lênin “Học, học nữa, học mãi” và lời dạy của Khổng Tử “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” làm phương châm sống, phương châm hành động của mình và cổ vũ thế hệ trẻ làm theo. Những điều mà Người đã tự thuật về việc học càng chứng minh rằng mỗi con người đều cần phải học để biết yêu đất nước, yêu hòa bình, dân chủ, căm ghét sự ích kỷ, áp bức và biết giúp ích nhân dân trong công cuộc xây dựng xã hội ngày thêm văn minh, hiện đại. Với những tác phẩm đồ sộ và phong phú mà Người để lại cho chúng ta, ngoài giá trị lớn lao nhiều mặt, nó còn là một bằng chứng sống về tấm gương tự học của nhà văn hóa tài ba. Việc tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì tự học, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam và đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi. Sự vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phát huy nội lực, và sâu xa hơn, đó còn là quá trình tự học tập, tự giáo dục để làm cho nhân cách cũng như năng lực của bản thân phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc. Khi tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản được tổ chức tại Thủ đô Mát-xcơ-va (Nga) vào tháng 8-1935, Bác Hồ đã khai rõ trong lý lịch: “Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học”. Người cho rằng, việc học không chỉ có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập... mà trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều phải học tập! Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay. Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở đồng chí và thế hệ trẻ phải có nỗ lực cao về “Học – Tự học”. Người dạy “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lí luận với công tác thực tiễn. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, đã biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Qua đó, mỗi người dân đều phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt, có tư duy độc lập và sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng công tác. Học tập là “suốt đời” - “ham học tập để nâng cao trình độ của mình” và coi đây là một tiêu chuẩn, một giá trị đạo đức của mỗi người. Rèn luyện như thế nào để Học tập phải trở thành nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày của mỗi người dân. Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc; đó mãi là một tấm gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng và nhân dân ta. Hãy nhanh tay share và kêu gọi về chi đoàn của mình nhé !! Giật giải thôi nào Bài Dự Thi Số 15 “HÀNH TRÌNH 79 MÙA XUÂN” Tác giả Lê Thị Trang Chi đoàn 10I Nội Dung Bài Thi Như chúng ta đã biết từ trước đến nay đã có rất nhiều cuốn sách, bài báo nói về chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc đồng thời cũng là một vị danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, tuy chưa có thống kê đầy đủ nhưng ước tính con số phải lên đến hàng trăm, hàng nghìn. Nói như thế để chúng ta có thể biết rõ hơn tầm ảnh hưởng của Bác Hồ đã lan tỏa và in dấu sâu đậm trong các nhà hoạt động chính trị xã hội, nhân dân lao động và tri thức quốc tế từ những năm đầu thế kỉ XX. Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng không thể tách rời tư tưởng, đạo đức, nhân cách, sự nghiệp hoạt động của Người là tài sản vô cùng quý giá cho mọi dân tộc và thời đại. Vì thế nhà xuất bản Hồng Bàng đã cho xuất bản cuốn sách Hồ Chí Minh – hành trình 79 mùa xuân do Đỗ Hoàng Linh sưu tập và biên soạn nhân kỉ niệm 44 năm thực hiện di chúc của Hồ chủ tịch kính yêu đã góp phần tìm hiểu thêm tư liệu và cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách Hồ Chí Minh – hành trình 79 mùa xuân có tất cả 351 trang in khổ lớn 19x27cm gồm nhiều giai đoạn, giai đoạn từ 1890-1911 là tuổi thơ và sự trưởng thành về tư tưởng của Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành đặc biệt là khi 21 tuổi. Giai đoạn từ 1911-1914 đây là giai đoạn Nguyễn Tất Thành lấy nhiều tên khác nhau trong đó có cả tên Hồ Chí Minh là giai đoạn mà Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn và phấn đấu thành lập Đảng của công dân giai cấp Việt Nam. Giai đoạn 1945-1946,1946-1954 đây là giai đoạn Hồ Chí Minh chỉ đạo toàn dân để giữ vững chính quyền cách mạng và cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược Giai đoạn 1955-1968 đây là giai đoạn Người lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cuộc đấu tranh của toàn dân nhằm thực hiện hòa bình thống nhất nhà nước và cuộc kháng chiến chống Mỹ, bên cạnh đó cuốn sách cũng có nhiều những hình ảnh chân dung của nhiều người đã để lại cho toàn Đảng toàn dân. Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vĩ đại là tài sản tinh thần vô giá của các thế hệ trẻ Việt Nam luôn soi sáng cho cách mạng Việt Nam tiến dần thắng lợi vẻ vang. Có thể nói rằng cuốn sách này là một tài liệu cực kỳ quý báu phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, học tập, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác, của đông đảo nhân dân lao động, từ đó khuyến khích các thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước luôn làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh, luôn trung với nước, hiếu với dân và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người chiến sĩ cách mạng . Đọc xong cuốn sách này giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc cũng như hiểu hơn về lời dạy của Bác “Dân ta phải biết sử ta “ điều đầu tiên là phải nhớ đến những chiến công oanh liệt, những anh hùng dân tộc đã làm rạng rỡ non sông đất nước, đồng thời em cũng tự nhủ là một học sinh đang sống trong thời bình phải luôn tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc tự hào về Bác Hồ vĩ đại. Luôn phải biết cố gắng học tập để xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ cũng như xứng đáng là một thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Tôi cũng mong sách sẽ được đông đảo bạn đọc biết đến và tìm đọc nó về hành trình của Bác và đặc biệt là khi sắp đến ngày kỉ niệm tròn 130 năm ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của chúng ta. Chúng ta có thể nhìn lại chặng đường phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời nhận thức sâu sắc hơn giá trị của những bài học kinh nghiệm được tổng kết trực tiếp từ các cuộc đấu tranh của dân tộc để tiếp thêm sức mạnh ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc thân yêu cũng như cổ vũ tinh thần cho các lực lượng đang ra sức chống lại dịch bệnh nguy hiểm mới được phát hiện gần đây (COVID-19). Cùng phấn đấu cùng nỗ lực vì một ngày mai tươi sáng hơn. Hãy nhanh tay share và kêu gọi về chi đoàn của mình nhé !! Giật giải thôi nào 2/ Một số hình ảnh cuộc thi kể chuyện “ Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh”. 3/ Một số hình ảnh: Các hoạt động học tập, nghiên cứu, thể dục thể thao. 4/ Một số hình ảnh: Hoạt động tình nguyện của Đoàn thanh niên. PHỤ LỤC 3. Đề bài kiểm tra thực nghiệm sư phạm. Câu 1. Theo em, một người có tinh thần tự phê bình, dám nhận lỗi, dám chịu trách nhiệm về lỗi của mình sẽ được mọi người đánh giá như thế nào? A.Đánh giá cao. B. Đánh giá bình thường. C. Đánh giá rất cao. D. Đánh giá tốt. Câu 2.Các em hày thảo luận, tìm ra một từ khóa quan trọng thể hiện được tinh thần câu chuyện mà em vừa học? A.Đồng cam cộng khổ. B. Vui buồn có nhau. C. Đoàn kết nhất trí. D. Chia ngọt sẻ bùi. Câu 3. Theo em, thông điệp mà câu chuyện vừa kể muốn gửi gắm điều gì? A.Trân trọng các giá trị văn hóa. B. Giữ gìn bản sắc văn hóa. C. Phát triển các giá trị văn hóa. D. Bảo tồn các di sản vă hóa. Câu 4. Tại sao Bác phải chăm chỉ khổ luyện? Qua câu chuyện này, em học được điều gì? A.Hiểu tầm quan trọng của tự học. B. Biết cách tự học. C. Thấy được tấm gương tự học của Bác. D. Học tập và khổ luyện. Câu 5. Các em hãy cùng nhau làm một clip ngắn về một người đã có một số thành công trong học tập, kinh doanh, sản xuât nhờ khổ luyện? Câu 6. Em hãy trình bày những phẩm chất thể hiện một nhân cách cao đẹp, đáng trân trọng? Câu 7. Em hãy làm một phóng sự( clip, bài viết,tranh ảnh) về những người có lối sống tốt, hành động đẹp mà em biết hoặc tham gia? Câu 8.Cùng thảo luận về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong tập thể để tập thể đó luôn vững mạnh và phát triển. Câu 9. Em hiểu thế nào về câu danh ngôn:” Chìa khóa dẫn đến cuộc sống mãn nguyện, quan tâm người khác, chia sẻ cùng người khác”. Câu 10. Kể tên những việc em cần làm để trở thành người có ích cho xã hội? 2/ Một số hình ảnh thực nghiệm sư phạm. MỤC LỤC Mục Nội dung Trang Phần I Đặt vấn đề 1 I Lý do chọn đề tài. 1 II Mục đích nghiên cứu 1 III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.. 1 IV Nhiệm vụ nghiên cứu.. 1 V Phương pháp nghiên cứu. 1 VI Điểm mới của đề tài. 2 VII Cấu trúc của đề tài 2 Phần II Nội dung... 2 1 Cơ sở khoa học. 2 1.1 Cơ sở lí luận. 2 1.1.1 Quan niệm về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. 2 1.1.2 Những nội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh.. 4 1.2 Cơ sở thực tiễn. 6 2 Nội dung nghiên cứu 9 2.1 Khảo sát thực trạng.. 9 2.1.1 Đối tượng khảo sát... 9 2.1.2 Phương pháp khảo sát.. 9 2.1.3 Kết quả khảo sát... 9 2.2 Đánh giá thực trạng.. 10 2.2.1 Thuận lợi.. 10 2.2.2 Khó khăn.. 10 2.3 Các giải pháp thực hiện có hiệu quả phong trào học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.. 11 2.3.1 Tuyên truyền giáo dục học sinh sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 11 2.3.2 Phối hợp các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thực hiện phong trào .. 12 2.3.3 Két hợp tuyên truyền, giáo dục, học tập với các hoạt động thực tiễn.. 12 2.3.4 Tổ chức các cuộc thi với nhiều hình thức sáng tạo 15 3 Thực nghiệm sư phạm.. 21 3.1 Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 21 3.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm. 22 Phần III Kết luận 22 1 Những đóng góp của đề tài.. 22 1.1 Tính mới... 22 1.2 Tính khoa học... 23 1.3 Tính hiệu quả... 23 2 Kiến nghị, đề xuất 24 Phụ lục. 25
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_thuc_hien_co_hieu_qua_phong_trao_hoc_t.docx