SKKN Một sô giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh Trung học Phổ thông về tình trạng ô nhiễm trắng trong giai đoạn hiện nay

* Các hình thức triển khai giáo dục môi trường

- Hình thức 1: thông qua chương trình của môn học trong nhà trường. Giáo dục

môi trường dưới hai dạng chủ yếu:

Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần của môn học có sự

trùng hợp với nội dung giáo dục môi trường.

Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn

học có liên quan trực tiếp với nội dung Giáo dục môi trường.

- Hình thức 2: giáo dục môi trường được triển khai như một hoạt động độc lập

ở ngoài lớp như:

+ Nghe báo cáo các chuyên đề về môi trường.

+ Tổ chức các buổi xemina, tranh luận, hùng biện.

+ Thực hiện đề tài nghiên cứu về môi trường

+ Khảo sát thực địa tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương

+ Tham gia tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường. Tham gia chương trình

“Xanh hóa trường học”

+ Xây dựng dự án về môi trường và thực hiện.11

+ Tổ chức các Câu lạc bộ môi trường.

+ Thi sáng tác (tranh, tượng, ảnh, thơ, nhạc ) Triển lãm.

+ Biểu diễn văn nghệ, sân khấu, kịch

+ Hoạt động dã ngoại, tham quan, cắm trại, trò chơi

+ Hoạt động phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội.

pdf62 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một sô giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh Trung học Phổ thông về tình trạng ô nhiễm trắng trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cách làm để nâng 
cao ý thức trách nhiệm của học sinh trước môi trường sống nói chung và phòng chống 
rác thải nhựa nói riêng. Đồng thời góp phần nâng cao một số năng lực cho học sinh 
như năng lực phân tích, tổng hợp, năng lực hợp tác, năng lực thuyết trình, năng lực 
giải quyết vấn đề... Do kinh ngiệm còn hạn chế nên chắc chắn đề tài của chúng tôi 
vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất hi vọng sẽ nhận được những sự chia sẻ, 
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và đồng nghiệp xa gần để đề tài có thể hoàn 
thiện hơn. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính Trị Quốc Gia, 2006. 
2. Nguyễn Lân Dũng (2001), Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao – Bảo vệ môi trường, 
Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 
3. Nguyên Đức Lương, Phạm Minh Tâm, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Nxb Khoa 
học Kỹ thuật, 2005. 
4. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh, Quản lý chất thải nguy hại, Nxb Đại học 
Quốc Gia, 2005. 
5.  
6. https://baotainguyenmoitruong.vn/chuc-cho-tham-hoa-o-nhiem-trang-
249487.html 
7. https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Luan-ban-Hanh-dong/934749/chung-tay-giai-
quyet-o-nhiem-trang 
8. https://congluan.vn/o-nhiem-trang-tham-hoa-moi-cua-loai-nguoi-
post64564.html 
9. Bộ Giáo dục và đào tạo, Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 
 PHỤ LỤC 
 Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát giáo viên 
 Phụ lục 2: Mẫu phiếu khảo sát học sinh 
 Phụ lục 3: Kịch bản tuyên truyền về tình trạng ô nhiễm trắng 
 Phụ lục 4: Bài viết chia sẻ suy nghĩ của học sinh về vấn đề ô nhiễm trắng 
50 
HỆ THỐNG PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1 - MẪU PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN 
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỀ MÔI TRƯỜNG, GIÁO 
DỤC VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TRẮNG TẠI CÁC TRƯỜNG THPT 
Giới thiệu: Kính gửi quý thầy/ cô giáo đang giảng dạy tại các trường THPT trên địa 
bàn Quỳnh Lưu – Hoàng Mai! 
Chúng tôi đang thực hiện đề tài sáng kiến Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận 
thức của học sinh THPT về tình trạng ô nhiễm trắng trong giai đoạn hiện nay. Để 
có những đánh giá khách quan và chính xác về đề tài của mình, chúng tôi gửi tới 
thầy/ cô bản khảo sát gồm 5 câu hỏi dưới đây. Chúng tôi rất mong thầy/ cô chọn 
chính xác đáp án của mình. Cảm ơn quý thầy cô! 
Câu 1: Mức độ tiếp nhận lí luận dạy học về giáo dục bảo vệ môi trường của thầy cô 
là 
a. Đã từng nghe qua/ đọc qua 
b. Đã từng nghiên cứu/ đã từng được tập huấn 
c. Đã từng vận dụng trong dạy học 
d. Đã vận dụng và có những thành công nhất định 
Câu 2: Mức độ quan tâm của thầy/ cô về việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào 
giảng dạy trong trường THPT 
a. Rất quan tâm 
b. Quan tâm 
c. Bình thường 
d. Không 
Câu 3: Có khả năng vận dụng kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường của thầy/ cô là: 
a. Có khả năng cao 
b. Có khả năng 
c. Bình thường 
d. Không 
Câu 4: Mức độ quan tâm của thầy/ cô về vấn đề ô nhiễm trắng? 
51 
a. Rất quan tâm 
b. Quan tâm 
c. Bình thường 
d. Không 
Câu 5: Đánh giá của thầy/ cô đối với hiểu biết của học sinh về thực trạng ô nhiễm 
môi trường nói chung và tô nhiễm trắng nói riêng? 
a. Hiểu biết nhiều 
b. Hiểu biết vừa phải 
c. Ít hiểu biết 
d. Không hiểu biết 
PHỤ LỤC 2 – MẪU PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH 
PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT 
VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM TRẮNG HIỆN NAY 
Thông tin trong phiếu điều tra này được giữ kín, chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. 
Bạn hãy khoanh tròn vào vào ô mà bạn lựa chọn. 
Xin trân trọng cảm ơn ! 
I. THÔNG TIN CHUNG: 
Họ và tên :........................................................................................................... 
Tuổi:........................................................ Giới tính: (Nam/nữ) ........................... 
Là học sinh lớp.............................................Trường: .......................................... 
Số điện thoại liên hệ ( nếu có):........................................................................... 
II.NỘI DUNG ĐIỀU TRA 
Lưu ý: Khoanh tròn vào đáp án bạn lựa chọn 
Câu 1: Đã bao giờ bạn nghe đến cụm từ “Ô nhiễm trắng”? 
  Đã từng nghe 
  Chưa từng nghe 
Câu 2: Theo bạn, Ô nhiễm trắng là cụm từ dùng để chỉ tình trạng? 
 Ô nhiễm khói bụi do cháy rừng 
 Ô nhiễm do chất thải nhựa và túi ni lông 
 Ô nhiễm không khí 
52 
 Sương muối, băng giá 
Câu 3: Theo bạn, nhựa thường được làm từ nguyên liệu nào sau đây? 
 Cao su 
 Dầu mỏ/khí đốt 
 Giấy 
 Các loại thực phẩm 
 Không biết 
Câu 4: Mỗi ngày gia đình bạn dùng bao nhiêu chiếc túi ni lon? 
 1-3 túi  3- 5 túi 
 5-7 túi  7-9 túi 
Câu 6: Thành phần rác thải chủ yếu của gia đình bạn? 
 Rác thải có thể phân hủy (thực phẩm thừa, rau củ quả...) 
 Rác thải khó phân hủy (nhựa, thủy tinh, cao su, túi nilon...) 
 Rác thải nguy hại (acquy; mạch điện tử, hóa chất độc hại...) 
 Thành phần khác: ........................................................................................ 
Câu 7: Các lọ nhựa, chai nhựa có ở gia đình bạn là do dùng? 
 Nước ngọt đóng chai 
 Nước khoáng đóng chai 
 Các loại Trà sữa, nước gải khát 
 Mỹ phẩm 
Câu 8: Gia đình bạn đựng các loại gia vị, ngâm các loại rượu, các loại quả bằng gì? 
 Lọ nhựa, chai nhựa, hộp nhựa 
 Lọ thủy tinh, bình thủy tinh 
 Lọ sứ, bình sứ 
 Tất cả các loại trên 
Câu 9: Bạn có dùng trà sữa, trà chanh, các loại nước giải khát đựng trong ống nhựa 
không? 
 Có 
 Không 
53 
Câu 10: Người thân và bạn có sử dụng túi nilon để đựng cơm, canh, thức ăn nóng 
không? 
 Có 
 Không 
Câu 11: Bạn có biết khi sử dụng túi nilon, hộp xốp nhựa đựng đồ ăn nóng có khả năng 
gây bệnh, gây ung thư hay không? 
 Có, tôi biết nhưng vẫn dùng vì tiện 
 Tôi có dùng nhưng không biết nó độc hại 
 Tôi chưa biết thông tin gì về vấn đề này 
Câu 12: Bạn và người thân khi đi chợ có mang theo giở đựng, làn, túi xách? 
 Thường xuyên 
 Không thường xuyên 
 Thinh thoảng 
 Không bao giờ 
Câu 13: Sau khi túi nilon được sử dụng, bạn và người thân thường làm gì? 
Lưu ý: Bạn có thể chọn nhiều đáp án 
  Nếu sạch thì giữ lại để tái sử dụng sau này 
 Vứt chung vào sọt rác 
 Vứt ra ao, hồ, sông, suối, đường đi 
 Gom vào rồi mang chôn lấp 
  Dùng để đựng các loại rác khác trong gia đình 
  Gom chung với các loại rác khác rồi mang đi đốt 
Câu 14: Theo bạn, nhựa có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người không? 
 Có ảnh hưởng 
 Không ảnh hưởng 
Nếu “Có” thì những bệnh nào bạn cho là do rác thải nhựa gây nên trong thời 
gian gần đây tại khu vực đang sinh sống và nơi bạn theo học. 
 Các bệnh về da 
 Bệnh về đường tiêu hóa 
54 
 Bệnh về đường hô hấp. 
 Không có bệnh nào. 
 Bệnh khác: ............................................................................................................ 
Câu 15: Theo bạn, nhựa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua những 
con đường nào? 
Bạn có thể chọn nhiều phương án 
 Qua nước uống 
 Qua thức ăn 
 Qua không khí 
 Qua đất 
 Qua các đồ gia dụng 
 Qua các hóa mỹ phẩm 
 Qua các loại quần áo 
 Qua các loại giày dép 
 Không biết 
 Câu 16: Theo bạn, chất thải nhựa có ảnh hưởng đến môi trường không? Nếu có thì 
ảnh hưởng đến môi trường nào (đất, nước, không khí)? 
 Có (Ảnh hưởng: 
) 
 Không 
Câu 17: Theo bạn, rác thải nhựa ở Việt Nam được xử lí như thế nào? 
 Tái chế 
 Chôn lấp 
 Thải ra môi trường (các bãi rác, sông ngòi, bãi biển) 
 Không biết 
Câu 18: Việt Nam nằm trong top mấy về lượng rác thải nhựa thải ra biển trong năm 
2015? 
 Top 5 
 Top 10 
55 
 Top 20 
 Không biết 
Câu 19: Nơi bạn học tập/ sinh sống có quy định nào về giảm thải rác nhựa hay 
không? 
 Có 
 Không 
Câu 20: Bạn và người thân có thể ngừng sử dụng hoàn toàn đồ nhựa, túi nilon không? 
Vì sao? 
 Không 
(Vì) 
 Có 
(Vì) 
PHỤ LỤC 3 - KỊCH BẢN TUYÊN TRUYỀN KIẾN THỨC VỀ TÌNH TRẠNG 
Ô NHIỄM TRẮNG 
Kính thưa thầy Vũ ngọc Tuấn – Bí thư Chi bộ, Hiểu trưởng nhà Trường! 
Kính thưa các thầy giáo trong Ban giám hiệu! 
Thưa các thầy giáo, cô giáo và toàn thể các bạn học sinh! 
1. Giới thiệu 
Chúng em là Nguyễn Thị Huyền Trang và Hoàng Thùy Trang, là học sinh lớp 
11 A3. Hiện nay, em đang là cộng tác viên tham gia đề tài nghiên cứu về nhận thức của 
học sinh THPT trên địa bàn Hoàng Mai và Quỳnh Lưu của cô giáo Nguyễn Thị Hương 
về tác động của ô nhiễm trắng. Trong buổi chào cờ hôm nay, em xin được trao đổi thêm 
một số vấn đề liên quan đến vấn đề này. 
2. Hỏi một số câu 
Trước khi đi vào nội dung chính, em muốn hỏi các anh chị và các bạn một số câu hỏi 
liên quan ạ. Nếu anh chị trả lời đúng sẽ có phần thưởng ạ. Phần thưởng của các anh 
chị và các bạn hôm nay là những cây xanh xinh xắn! 
Câu 1: Đã bao giờ bạn nghe đến cụm từ “Ô nhiễm trắng”? Theo bạn, Ô nhiễm 
trắng là cụm từ dùng để chỉ tình trạng? 
56 
 Ô nhiễm khói bụi do cháy rừng 
 Ô nhiễm do chất thải nhựa và túi ni lông 
 Ô nhiễm không khí 
 Sương muối, băng giá 
Đáp án: Ô nhiễm trắng là ô nhiễm do chất thải nhựa và túi ni lông 
Câu 2: Theo bạn, nhựa thường được làm từ nguyên liệu nào sau đây? 
 Cao su 
 Dầu mỏ/khí đốt 
 Giấy 
 Các loại thực phẩm 
 Không biết 
Đáp án: 
Câu 3: Mỗi ngày gia đình bạn dùng bao nhiêu chiếc túi ni lon? 
 1-3 túi  3- 5 túi 
 5-7 túi  7-9 túi 
Lưu ý: với câu này chỉ cần trả lời có số lượng là ghi nhận 
Câu 4: Các lọ nựa, chai nhựa có ở gia đình bạn là do dùng? 
 Nước ngọt đóng chai 
 Nước khoáng đóng chai 
 Các loại Trà sữa, nước gải khát 
 Mỹ phẩm 
Lưu ý: với câu này chỉ cần trả lời có ý là ghi nhận 
Câu 5: Bạn có biết khi sử dụng túi nilon, hộp xốp nhựa đựng đồ ăn nóng có khả 
năng gây bệnh, gây ung thư hay không? 
 Có, tôi biết nhưng vẫn dùng vì tiện 
57 
 Tôi có dùng nhưng không biết nó độc hại 
 Tôi chưa biết thông tin gì về vấn đề này 
Lưu ý: với câu này chỉ cần trả lời có ý là ghi nhận 
Câu 6: Sau khi túi nilon được sử dụng, bạn và người thân thường làm gì? 
 Nếu sạch thì giữ lại để tái sử dụng sau này 
 Vứt chung vào sọt rác 
 Vứt ra ao, hồ, sông, suối, đường đi 
 Gom vào rồi mang chôn lấp 
  Dùng để đựng các loại rác khác trong gia đình 
  Gom chung với các loại rác khác rồi mang đi đốt 
Lưu ý: với câu này chỉ cần trả lời có ý là ghi nhận 
Câu 7: Theo bạn, rác thải nhựa ở Việt Nam được xử lí như thế nào? 
 Tái chế 
 Chôn lấp 
 Thải ra môi trường (các bãi rác, sông ngòi, bãi biển) 
 Không biết 
Lưu ý: với câu này chỉ cần trả lời có ý là ghi nhận 
Câu 8: Bạn và người thân có thể ngừng sử dụng hoàn toàn đồ nhựa, túi nilon 
không? Vì sao? 
Đáp án: không thể ngưng bởi tính tiện lợi và kinh tế của nó. 
3. Cung cấp thông tin 
Cảm ơn các anh chị và các bạn. 
Đây là một số câu hỏi trong phiếu của chúng em. Những câu hỏi này chúng em đã 
dùng trong phiếu khảo sát điều tra ban đầu đối với 922 học sinh THPT trên địa bàn 
huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. 
58 
 Qua xử lí phiếu khảo sát chúng em nhận thấy lượng rác thải nhựa mà mối gia 
đình thải ra mỗi ngày là rất lớn, trung bình từ 5 - 7 chiếc túi ni lon. Bên cạnh đó là 
việc sử dụng rất nhiều lọ chưa, chai nhựa, các sản phẩm nhựa dùng một lần như hộp 
xốp đựng thức ăn, các ly trà sữa, nước ngọt.... 
 Mà điều đáng lo ngại là hầu như rác thải của các gia đình đều không được 
phân loại, xử lí, chủ yếu là chôn lấp, đốt hoặc thải ra sông, biển. 
 Chính điều này đã ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến sức khỏe và môi trường 
sống hiện nay và cả trong tương lai. 
a. Thực trạng 
* Hiện nay chúng ta thải ra một số lượng rác khổng lồ 
- Không thể phủ nhận rằng lâu nay các vật dụng bằng nhựa và túi nilon được người tiêu 
dùng ưa chuộng và sử dụng trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày vì tính tiện lợi và 
nhiều công dụng. 
Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng 
gấp đôi trong 20 năm tới. 
- Trung bình mỗi ngày một gia đình Việt Nam 
- Tuy nhiên, loại chất dẻo này có đặc tính khó phân hủy. Một chiếc túi nilon, nhiều khi 
được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song 
để phân hủy thì cần từ 20 - 100 năm, thậm chí hàng nghìn năm. Gần 1/3 số túi nilon 
mà con người sử dụng không được thu gom và xử lý, và hậu quả là rác thải nhựa và 
nilon phát sinh không ngừng, có mặt ở khắp nơi, gây ra thảm họa mà các nhà khoa học 
gọi là “ô nhiễm trắng”. 
- Hiện thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ 
trên Trái Đất 
Đặc biệt, châu Á là khu vực gây ô nhiễm môi trường biển nhất do rác thải nhựa. Theo 
một nghiên cứu do các chuyên gia Mỹ và Australia công bố tháng 12/2017, Trung Quốc 
và Indonesia là 2 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất ra đại dương, với lần lượt 8,8 
triệu tấn, và 3,2 triệu mỗi năm, chiếm 1/3 tổng lượng rác thải nhựa đại dương. 
- Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách này, mỗi năm “đổ” ra đại dương 1,8 triệu tấn 
rác thải nhựa. 
b. Hậu quả 
- Khả năng tàn phá của ô nhiễm trắng đối với cuộc sống chúng ta 
59 
Đáng nói hơn, con người cũng có thể trở thành nạn nhân của chính thói quen sử dụng 
vật dụng nhựa không thể tái chế. Nhiều hạt nhựa nhỏ này bị các vật nuôi trong trang 
trại hoặc các loại sinh vật biển ăn phải, sau đó cũng tự nhiên có mặt trong chuỗi thức 
ăn của con người. Rác thải nhựa, đặc biệt là túi nhựa, cũng làm tắc cống rãnh và tạo 
điều kiện cho muỗi và vi khuẩn phát triển, có thể làm gia tăng sự lây truyền các bệnh 
truyền nhiễm cho con người qua vật trung gian như sốt rét, sốt xuất huyết, gây 
những biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. 
- Đối với môi trường biển 
• Nhựa là loại rác thải phổ biến nhất được tìm thấy trên các bờ biển đại dương 
• Có tới 80% lượng nhựa trên đại dương của chúng ta có nguồn gốc từ đất liền. 
Ước tính khoảng 5-13 triệu tấn nhựa được thải ra đại dương mỗi năm từ đất 
liền. 
• Hơn 50% nhựa đổ vào đại dương đến từ các quốc gia đang phát triển, nơi thiếu 
năng lực quản lý chất thải. 
• Đến năm 2025, cứ mỗi ba tấn cá trong đại dương thì có một tấn nhựa trong 
nước biển. Dự báo chỉ ra rằng vào năm 2050, tỉ lệ giữa số lượng cá và nhựa có 
thể là 1:1. 
• Ít nhất 5,25 nghìn tỷ hạt nhựa nặng 268.940 tấn hiện đang trôi nổi trên biển. 
- Đối với môi trường sống của chúng ta 
• Rác thải ni lông nếu bị chôn lấp sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và nước cản trở 
sự sinh trưởng của các loại thực vật và ngăn cản việc đưa nước từ đất đến các 
loại thực vật. 
• Về lâu về dài túi ni lông bị chôn dưới đất sẽ gây nên sự xói mòn đất và sạt lở. 
• Nếu sử dụng túi nilon để đựng các thực phẩm có tính chua như dưa muối, cà 
muối, thực phẩm nóng các phụ gia sẽ tách khỏi thành phần nhựa và đi vào thực 
phẩm gây nhiễm độc cho thực phẩm. 
• Tiêu hủy túi nilon bằng phương pháp đốt cháy sẽ tạo ra khí thải có chất độc 
dioxin và furan gây ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối 
loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ và nguy hiểm hơn là có 
khả năng gây ung thư 
- Ảnh hưởng của túi nilon thông qua đường hô hấp 
+ Khi những chiếc túi nilon bị đốt cháy, chúng tạo ra những hợp chất độc hại gây ảnh 
hưởng đến sức khỏe của con người. Khi hít phải phần khí thải do túi nilon bị đốt cháy, 
60 
cơ thể của bạn có thể bị kích thích mắt, mũi, ho và nhức đầu, chóng mặt. Thậm chí, tệ 
hơn, bạn còn có thể bị bất tỉnh. 
+ Việc đốt cháy polyme polystyrene có trong các loại bao bì nhựa, chén dĩa dùng một 
lần hay túi nilon,... sẽ thải ra hợp chất “Styrene”. Chất này có thể được hấp thụ trực 
tiếp và ngay lập tức qua da và phổi. Nó cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh 
ngoài da như dị ứng, phát ban,... 
+ Về lâu dài, càng tiếp xúc với chất này, nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung 
ương của bạn dẫn đến các chứng bệnh về suy nhược, trầm cảm, hen suyễn và các 
bệnh về hô hấp khác,...Ngoài ra, khi túi nilon bị đốt cháy, chúng còn giải phóng khí 
dioxin - một trong những chất gây nên bệnh ung thư. Chất này cũng gây ra sự gián 
đoạn về nội tiết, từ đó trở thành lý do cho các căn bệnh thần kinh, giảm số lượng tinh 
trùng và nặng hơn là vô sinh. 
- Ảnh hưởng của túi nilon thông qua môi trường nước 
Các sản phẩm nhựa đặc biệt là túi nilon thường chứa nhiều chất phụ gia, một số chất 
trong đó sẽ trở nên độc hại khi tiếp xúc với nước. Một khi vùng nước đã bị ô nhiễm, 
chúng có xu hướng lan rộng ra các vùng khác và dần dần tình trạng ô nhiễm nước sẽ 
diễn ra trên diện rộng và chúng ta khó có thể kiểm soát được. 
Chính vì vậy, tình trạng rác thải nhựa càng được tìm thấy nhiều trên các sông ngòi 
hay biển thì sức khỏe của bạn và gia đình càng bị đe dọa. Sử dụng nước bị ô nhiễm có 
thể tạo nên những cơn buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau dạ dày,...Trong một thời gian dài, 
việc sống và tiêu thụ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi nhựa có thể biến bạn trở thành 
nạn nhân của các căn bệnh tả, thương hàn và rối loạn chức năng gan. 
- Ảnh hưởng của túi nilon thông qua môi trường đất 
+ Bạn cho rằng túi nilon có thể gây ô nhiễm môi trường nước nhưng chắc sẽ không ảnh 
hưởng đến các thực phẩm mà bạn đang tiêu thụ ư? Đó là một quan niệm sai lầm. Phần 
lớn túi nilon thường được tiêu hủy bằng các cách như đốt cháy, vứt xuống biển hoặc 
chôn xuống đất. Dù bằng cách nào thì đó cũng không phải là một ý kiến hay. 
+ Bởi lẽ nếu chôn túi nilon xuống đất, chúng sẽ ngăn cản sự phát triển của cây trồng 
và làm tăng nguy cơ sạt lở. Bên cạnh đó, túi nilon cũng sẽ sản sinh ra các chất độc hại 
nếu như được chôn dưới đất khiến đất bị ô nhiễm. Các loại thực vật được trồng trên 
đất bị ô nhiễm có thể khiến bạn bị đau đầu, ngộ độc nếu như ăn phải. Tồi tệ hơn, tiêu 
thụ các thực phẩm được trồng trên vùng đất ô nhiễm trong một thời gian dài sẽ khiến 
cấu trúc gen bị biến đổi và dẫn đến nhiều căn bệnh về tim và tiêu hóa. 
C. Hỏi – trả lời (Giải pháp) 
61 
? Theo các bạn, chúng ta là học sinh, có thể đóng góp vào việc làm giảm tác động 
của ô nhiễm trắng bằng cách nào? 
- Mời một số bạn học sinh chia se 
- Sau mỗi chia sẻ, tặng 1 cây nhỏ 
- Sau đó, tuyên truyền viên chốt lại 1 số vấn đề quan trọng. 
Chúng ta xác định rằng: không thể ngưng sử dụng chất thải nhựa. Vậy, thì chỉ còn 
một cách là chúng ta nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen. 
 Theo chúng em, chúng ta là học sinh, có thể đóng góp vào việc làm giảm 
tác động của ô nhiễm trắng bằng cách một số cách như sau: 
- Ở gia đình, nên chia sẻ cùng bố mẹ việc nên hạn chế dùng đồ nhựa, nhất là dùng để 
đựng đồ uống thức ăn. Cần thay thế dần đồ nhựa bằng bình, bát, chai thủy tinh. Những 
bình ngâm rượu và hoa quả, đựng gia vị, đựng đồ lên men, hộp trữ đồ ăn... dùng hoàn 
toàn bằng sản phẩm thủy tinh là một lời khuyên hữu ích. 
- Có thể sử dụng tiếp những túi nilon còn sạch, đẹp. Việc chúng ta cất giữ để sau khi 
cần sẽ dùng vừa tiết kiệm vừa tránh việc thải ra môi trường một lượng túi nilon lớn. 
- Cần phân loại rác ngay từ gia đình để các chai nhựa, bình nhựa... có thể tái sử dụng. 
Những bình nhựa có thể tận dụng để trồng hoa, trồng rau... góp phần tô điểm thêm 
những sắc màu cho ngôi nhà. Hoặc có thể làm hộp đựng bút, các hình trang trí. 
- Không nên bọc sách vở bằng túi nilon như lâu nay vẫn làm. Chúng ta có thể thay thế 
bằng cách dùng các tờ báo cũ, giấy xi măng và các loại giấy màu khác. 
- Có thể thay thế dần túi nilon nhựa bằng núi nilon sinh học tự hủy khi cần dùng. 
- Túi nilon rác thải của gia đình không nên đổ ra không biển mà cần tập kết để đưa về 
bãi rác xử lí theo quy định 
- Từ chối lấy túi nilon khi đi chợ lúc không cần thiết. 
- Khi gửi đồ đi xa, có thể dùng đến túi giấy xi măng, dùng giấy bìa carton để đóng gói 
hoặc túi nilon thân thiện với môi trường. 
- Đi uống café, trà sữa, có thể dùng ly, bình sứ, thủy tinh khi khách uống tại chỗ; có thể 
dần thay thế ống hút nhựa bằng ống hút gạo, cỏ, tre, inox... 
- Đựng nước uống trong bình hoặc lấy nước từ vòi, không sử dụng chai nhựa; 
- Tách riêng các loại nhựa có thể tái chế. 
62 
 Chúng em chỉ muốn tất cả chúng ta Hãy nói không với nhựa khi không thật 
cần thiết! Để tương lai chúng ta được sống một cách thanh bình, an lành, mạnh 
khỏe! 
 Em xin cảm ơn các thầy cô giáo và các anh chị, các bạn đã lắng nghe những 
chia sẻ của chúng em. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_nhan_thuc_cua_hoc_sinh_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan