Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt chủ nhiệm

Biện pháp tổ chức

3.3.1 Quan niệm về công tác chủ nhiệm

“Người giáo viên chủ nhiệm giỏi không cần phải là một nhà tâm lý giỏi nhưng vẫn có

thể hiểu được học sinh của mình, có đủ kiến thức để xử lí các tình huống sư phạm sao cho

khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Tất cả đều xuất phát từ cái tâm của nghề. Nếu

giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần, trách nhiệm cao thì khó mà hoàn

thành nhiệm vụ”.

Giáo viên chủ nhiệm là một mắt xích, là cầu nối đa chiều kết hợp các mối quan hệ

giữa học sinh, gia đình, nhà trường.12

Giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm quản lý, giáo dục học sinh lớp mình phụ

trách. Trách nhiệm này được thể hiện như sau:

- Tổ chức, điều khiển các hoạt động giáo dục của lớp nhằm góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện của trường.

- Xây dựng, tổ chức tập thể lớp thành một chi đoàn vững mạnh.

- Tổ chức, rèn luyện kỹ năng, uốn nắn nhân cách, giáo dục đạo đức cho học sinh lớp

mình chủ nhiệm.

3.3.2 Quan niệm về tiết sinh hoạt lớp trong công tác chủ nhiệm

Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là khá đa dạng. Một trong những hoạt động

không thể thiếu của công tác chủ nhiệm là tổ chức tiết sinh hoạt lớp (SHL). Tiết sinh hoạt

lớp là thời gian để giáo viên chủ nhiệm tuyên dương những học sinh có điểm tốt, hoạt động

phong trào năng nổ và thực hiện tốt nội quy trường lớp, đồng thời cũng là khoảng thời gian

để giáo viên chủ nhiệm phê bình, xử lý những học sinh chưa ngoan, vi phạm nội quy nhà

trường. Tuy nhiên, sức mạnh thật sự của tiết sinh hoạt lớp không chỉ nằm ở tiếng nói của

một mình giáo viên chủ nhiệm mà nó đòi hỏi phải có sự hòa nhịp của mọi thành viên trong

tập thể lớp.

pdf69 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và đó là nguồn động lực giúp chúng ta vượt qua khó 
khăn để hoàn thành sự nghiệp trồng người như Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng 
cây - Vì lợi ích trăm năm trồng người”. 
VII. Kiến nghị, đề xuất 
* Đối với giáo viên chủ nhiệm. 
- Để làm tốt công tác chủ nhiệm, luôn đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng. Nhưng trong 
đó, quan trọng nhất là phương pháp và tâm huyết của giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên 
phải nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, xác định được vai 
trò, trách nhiệm của mình. Vì GVCN là tấm gương soi sáng, là người trực tiếp giảng dạy và 
giáo dục, thường xuyên theo dõi và ghi nhận để nắm bắt tình hình học tập, đạo đức và sự 
chuyển biến của học sinh để có biện pháp xử lý kịp thời. 
- Trong các hoạt động giáo dục chung, giáo viên cần phát huy vai trò là cầu nối, phải 
phối hợp, giữa giữa giáo dục nhà trường với giáo dục của gia đình, ĐTN, các tổ chức đoàn 
 55 
thể trong nhà trường và ngoài xã hội, kết hợp hội cha mẹ học sinh để tạo ra môi trường tốt 
cho việc giáo dục các em. 
- Giáo viên cần nắm bắt kịp thời và thật chính xác những thông tin cần thiết từ BLĐ, 
ĐTN, nắm bắt tâm lý của từng đối tượng học sinh lớp mình để kịp thời đưa ra những biện 
pháp giáo dục, uốn nắn học sinh chưa ngoan hay học sinh cá biệt; xây dựng nề nếp sinh hoạt 
lớp một cách khoa học, ổn định, bền vững; góp phần thúc đẩy hoạt động của lớp và hoạt 
động giáo dục chung của nhà trường theo các chủ điểm trong năm. 
- GVCN phải làm tốt công tác thi đua khen thưởng, khích lệ các em khi các em tham 
gia tích cực các hoạt động của nhà trường, của lớp đề ra, nêu gương tốt, việc tốt, xây dựng 
đôi bạn cùng tiến trong lớp. Đồng thời nhắc nhở những học sinh chưa tốt kịp thời. 
- GVCN phải thật sự gần gũi, yêu thương giúp đỡ các em như người mẹ, người chị, tạo 
cho học sinh mối quan hệ tốt đẹp với GVCN, phải nhẫn nại và có tinh thần trách nhiệm cao. 
Có như vậy mới làm tốt công tác chủ nhiệm. 
 * Đối với nhà trường: 
 - Nhà trường cần tổ chức chuyên đề về các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, để 
cùng nhau nghiên cứu, thảo luận, chia sẻ, học tập và vận dụng kinh nghiệm chủ nhiệm lẫn 
nhau giữa các giáo viên. 
 - Nếu có điều kiện thuận lợi thì BLĐ có thể xem xét và bầu khối trưởng chủ nhiệm của 
các khối để hoạt hoạt động chủ nhiệm của nhà trường đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả giáo 
dục ngày càng cao. 
 - Nhà trường cần tạo điều kiện để phổ biến, nhân rộng những sáng kiến kinh nghiệm 
hay và có hiệu quả của các cá nhân giáo viên, nhằm tạo động lực cho các giáo viên đang 
làm công tác chủ nhiệm lớp ở nhà trường, để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm . 
* Đối với Sở giáo dục và đào tạo. 
- Cấp lãnh đạo ngành cần tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm 
để giáo viên có dịp trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các trường trong Tỉnh; nhân 
rộng các điển hình tiên tiến về công tác chủ nhiệm qua các kênh truyền thông để giáo viên 
có điều kiện nghiên cứu, học tập. 
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
 56 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 Nguyễn Thị Thùy Anh 
 57 
PHẦN PHỤ LỤC 
PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH 
Năm học: 20. – 20. 
 
1. Họ và tên HS:... Nam (Nữ):.. 
2. Ngày, tháng, năm sinh: Nơi sinh:  
3. Số CMND:..... Ngày cấp: Nơi cấp: 
4. Dân tộc: 
5. Đoàn viên:.  Số điện thoại: 
6. Địa chỉ thường trú (Hộ khẩu): Số nhà: .đường tổ.. khóm 
(ấp) phường (xã)huyện (tp)tỉnh 
7. Địa chỉ tạm trú nhà trọ, nhà người thân (nếu có): Số nhà: 
đườngtổkhóm(ấp)phường(xã)huyện (tp)tỉnh......... 
8. Họ và tên Cha:Điện thoại: 
Nghề nghiệp:  Nơi công tác: 
9. Họ và tên Mẹ: Điện thoại:. 
Nghề nghiệp:  Nơi công tác:.. 
10. Thành phần gia đình: 
Con thương binh loại: Con bệnh binh loại: .. 
Con liệt sĩ dd Con CB-CNV d d 
HS mồ côi Cha d HS mồ côi Mẹ HS mồ côi cả cha lẫn mẹ d d 
Con gia đình nghèo: Có sổ hộ nghèo Cận nghèo Không có sổ đ 
Con CB- CNV bị tai nạn lao động được xếp hạng a 
Vùng sâu, vùng xa, biên giới (ghi rõ huyện, xã, loại vùng) 
.................................................................................................................................................... 
Anh chị em ruột (họ tên, năm sinh, làm gì, ở đâu?) 
.................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Ảnh 3x4 
 58 
11. Bệnh, dị tật (điếc, nói lắp,...):............................................................................................. 
12. Kết quả năm học cũ: Học lực: .................Hạnh kiểm:...............Chức vụ lớp 10:............... 
13. Đăng ký kết quả năm học này: Học lực:...................... Hạnh kiểm: ................................. 
14. Ngành nghề yêu thích: ....................................................................................................... 
15. Năng khiếu đặc biệt: ........................................................................................................... 
Em cam kết các lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai em hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu 
mọi hình thức kỷ luật của nhà trường. 
Chợ Mới, ngày..... tháng..... năm 20... 
Chữ ký của PHHS Học sinh ký và ghi rõ họ tên 
 59 
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH LẦN 1 
Trường: THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Họ tên HS: 
Lớp: 
 Em hãy khoanh vào phương án trả lời mà em lựa chọn, hoặc vui lòng cho biết ý kiến 
riêng của em đối với những câu hỏi sau: 
Câu 1: Theo các em việc tổ chức nề nếp lớp nên được thực hiện khi nào? 
A. Ngay đầu năm học. B. Đầu HKI. C. Cuối HKI. D. Đầu HKII. 
Câu 2: Theo các em, tiết sinh hoạt lớp tự quản có tầm quan trọng không? 
A. Rất quan trọng. B. Quan trọng. C. Không quan trọng. D. Do bị bắt buộc. 
Câu 3: Mức độ tình cảm và sự hứng thú của em đối với tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở 
trường THPT như thế nào? 
A. Rất thích học. B. Thích học. C. Hiếm khi. D. Bình thường. 
Câu 4: Khi thực hiện tiết sinh hoạt lớp ở trường THPT, em ngại nhất điều gì? 
A. Mang tính chất báo cáo. B. Chủ yếu xử lý vi phạm. 
C. Mang tính chất thông tin. D. Sử dụng thời gian trống làm việc riêng. 
Câu 5: Theo các em tiết sinh hoạt lớp tự quản ở trường THPT được GVCN tổ chức 
A. thường xuyên. B. thỉnh thoảng. C. hiếm khi. D. không bao giờ. 
Câu 6: Em thích GVCN tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo phương pháp nào sau đây? 
A. Theo phương pháp truyền thống. 
B. GVCN trực tiếp điều khiển tiết sinh hoạt lớp. 
C. thường xuyên đưa các tiết mục văn nghệ vào tiết sinh hoạt lớp. 
D. Đa dạng tiết sinh hoạt lớp. 
 60 
Câu 7: Những lúc rảnh rỗi, em có hay sưu tầm và tìm hiểu các sách tham khảo về kỹ 
năng sống và các mẩu chuyện kể không? 
A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng. C. Hiếm khi. D. Không bao giờ. 
Câu 8: Để rèn luyện kỷ năng sống và giáo dục đạo đức, ngoài việc tích hợp trong các 
tiết học tập bộ môn, các em thấy biện pháp nào sẽ mang lại hiệu quả cao? 
A. Đi thực tế. 
B. Tìm hiểu lịch sử địa phương. 
C. Lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp. 
D. Các phương tiện thông tin. 
Câu 9: Khi tham gia sinh hoạt lớp, em thấy thú vị và ấn tượng nhất về 
A. được nói chuyện thoải mái. B. được thể hiện năng khiếu ca hát. 
C. được tự do làm việc riêng. D. được chơi các trò chơi tập thể. 
Câu 10: Thái độ của em đối với giờ sinh hoạt chủ nhiệm ở trường THPT? 
A. Rất thích. B. Khá thích. C. Thích. D. Ít Thích. 
 61 
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH LẦN 2 
Trường: THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Họ tên HS: 
Lớp: 
 Em hãy khoanh vào phương án trả lời mà em lựa chọn, hoặc vui lòng cho biết ý kiến 
riêng của em đối với những câu hỏi sau: 
Câu 1: Để tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở trường THPT sinh động, khơi dậy hứng thú cho 
học sinh và đạt hiệu quả giáo dục cao, theo em việc tổ chức nề nếp lớp học ngay từ đầu 
năm học có tầm quan trọng như thế nào? 
 A. Rất quan trọng. B. Quan trọng. C. Bình thường. D. Không quan trọng. 
Câu 2: Qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống 
và các mẩu chuyện kể về Bác Hồ, Bác Tôn trong quá trình sinh hoạt lớp không? 
A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng. C. Hiếm khi. D. Không sử dụng. 
Câu 3: Quan sát tiến trình sinh hoạt chủ nhiệm ở lớp em ấn tượng nhất điều gì? 
A. Tiến trình làm việc của GVCN. 
B. Tiến trình làm việc của BCS lớp, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và các mẩu chuyện. 
C. Tiến trình làm việc của BCS lớp. 
D. Các tiết mục văn nghệ. 
Câu 4: Em có thích giáo viên chủ nhiệm lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và các mẩu 
chuyện kể trong tiết sinh hoạt lớp không? 
A. Rất thích. B. Bình thường. C. Không thích. D. Không có ý kiến. 
Câu 5: Theo em khi giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và các mẩu chuyện kể 
trong tiết sinh hoạt lớp có tác dụng gì? 
A. Tạo hứng thú. B. Không có tác dụng gì. 
 62 
C. Bình thường. D. Giáo dục kỹ năng sống và đạo đức. 
Câu 6: Sau khi thực hiện xong các tiết sinh hoạt lớp có lồng ghép giáo dục kỹ năng 
sống và các mẩu chuyện kể, mức độ tình cảm và sự hứng thú của em đối với giờ sinh 
hoạt lớp như thế nào? 
A. Rất thích học. B. Thích học. C. Hiếm khi. D. Bình thường. 
Câu 7: Sau khi học xong các tiết sinh hoạt lớp tự quản ở trường THPT Nguyễn Hữu 
Cảnh, em có biết những kỹ năng nào sẽ giúp mình tự tin hơn trong giao tiếp không ?
A. Có. B. Không. C. Chút ít. D. Không xác định. 
Câu 8: Sau khi học xong các tiết sinh hoạt lớp có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và 
các mẩu chuyện kể , động cơ học tập của các em là gì? 
A. Do bị bắt buộc. B. Cần thiết cho cuộc sống. 
C. Nội dung bổ ích. D. Động cơ khác. 
Câu 9: Vì sao em thích giờ sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh? 
A. Được trao đổi thoải mái với GVCN. 
B. Được trao đổi thoải mái với các bạn. 
C. Bổ ích cho học tập và rèn luyện đạo đức. 
D. Ý kiến khác. 
Câu 10: Qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và các 
mẩu chuyện kể có giúp ích cho em trong giao tiếp, học tập và cuộc sống không? 
A. Có. B. Có chút ít. C. Không. D. Tùy thời điểm. 
 63 
KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH LẦN 1 
- Số phiếu phát ra: 70 phiếu 
- Số phiếu thu lại: 70 phiếu 
Câu Phương 
án lựa 
chọn 
Số 
lượng 
Phương 
án lựa 
chọn 
Số 
lượng 
Phương 
án lựa 
chọn 
Số 
lượng 
Phương 
án lựa 
chọn 
Số 
lượng 
1 A 8 B 15 C 19 D 28 
2 A 9 B 13 C 18 D 30 
3 A 9 B 12 C 21 D 28 
4 A 20 B 19 C 16 D 15 
5 A 12 B 26 C 23 D 9 
6 A 22 B 22 C 20 D 6 
7 A 8 B 29 C 21 D 12 
8 A 21 B 23 C 18 D 8 
9 A 19 B 15 C 20 D 16 
10 A 6 B 22 C 16 D 26 
 64 
KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH LẦN 2 
- Số phiếu phát ra: 70 phiếu 
- Số phiếu thu lại: 70 phiếu 
Câu Phương 
án lựa 
chọn 
Số 
lượng 
Phương 
án lựa 
chọn 
Số 
lượng 
Phương 
án lựa 
chọn 
Số 
lượng 
Phương 
án lựa 
chọn 
Số 
lượng 
1 A 29 B 20 C 13 D 8 
2 A 30 B 20 C 12 D 8 
3 A 18 B 28 C 15 D 9 
4 A 42 B 20 C 5 D 3 
5 A 16 B 3 C 12 D 39 
6 A 41 B 19 C 4 D 6 
7 A 39 B 10 C 11 D 10 
8 A 5 B 32 C 25 D 8 
9 A 16 B 18 C 30 D 6 
10 A 44 B 10 C 3 D 13 
 65 
GIÁO ÁN SINH HOẠT TỰ QUẢN 
GIÁO ÁN LỒNG GHÉP RÈN LUYỆN, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG 
TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM. 
Ngày soạn: 9/11/2018 
Ngày thực hiện: 17/11/2018. 
Lớp thực hiện: 11C12 
I. Mục tiêu cần đạt. 
 1. Kiến thức: 
 - Tổng kết đánh giá tình hình học tập và thực hiện nề nếp của học sinh trong tuần qua từ 
đó đề ra phương hướng cho tuần tới. 
 - Phát hiện và kịp thời giải quyết những vi phạm của học sinh, tuyên dương những cá 
nhân tiêu biểu. 
 - Giải đáp những thắc mắc. 
 - Học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa các mẫu chuyện và vận dụng vào trong học tập 
và cuộc sống. 
 2. Kĩ năng: 
 - Kỹ năng tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm tự quản. 
 - Giáo dục đạo đức học sinh trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm. 
 - Học sinh biết vận dụng các các mẩu chuyện để rút ra bài học cho bản thân. 
3. Thái độ 
 - Tạo không khí thân thiện, đoàn kết trong lớp. 
 - Học sinh nghiêm túc lắng nghe, chủ động trao đổi ý kiến đề xuất nguyện vọng, trình bày 
những vướng mắc trong học tập và sinh hoạt. 
 - Học sinh phải trung thực, nghiêm túc trong quá trình phê bình và tự phê bình. 
II. Phương pháp 
 - Thuyết trình, đàm thoại, phát vấn. 
 - Văn nghệ, trò chơi. 
III. Chuẩn bị. 
 66 
 1. Giáo viên: 
 - Xem lại kế hoạch tuần trước. 
 - Lên kế hoạch tuần tới. 
 - Kiểm tra sổ đầu bài. 
 - Ghi nhận thông tin từ nhà trường ( nếu có ) để phổ biến cho học sinh. 
 - Chuẩn bị những kiến thức để giải đáp thắc mắc, những mẩu chuyện để giáo dục đạo đức 
cho học sinh. 
 - Laptop, máy chiếu ( nếu cần thiết ),... 
 2. Học sinh: 
 - Ban cán sự lớp chuẩn bị kết quả tổng hợp tình hình học tập và thực hiện nề nếp của lớp 
để thực hiện tiết sinh hoạt lớp tự quản. 
 - Nêu những thắc mắc cần được giải đáp từ giáo viên chủ nhiệm (nếu có). 
 - Lớp phó văn thể chuẩn bị những tiết mục văn nghệ, trò chơi. 
IV. Nội dung 
 1. Ổn định tổ chức. (2 phút ) 
 2. Nội dung sinh hoạt. 
 * Hoạt động 1: Khởi động: GVCN tuyên bố lý do (3 phút ) 
 Các em thân mến, sau một tuần hoạt động, hôm nay, lớp ta tiến hành buổi sinh hoạt lớp 
thường kì để tổng kết, nhận xét, đánh giá hoạt động học tập và thực hiện nề nếp tuần qua. 
Từ đó, đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới. Đồng thời trong tiết học này, chúng ta sẽ 
có một nội dung lồng ghép rèn luyện, giáo dục đạo đức cho các em thông qua một mẩu 
chuyện kể về Bác Tôn: “CHỦ TỊCH MẶC ÁO NỐI THÌ DÂN MỚI ĐỦ CƠM ĂN”. Sau 
đây, cô xin nhường lời cho ban cán sự lớp điều khiển tiết sinh hoạt tự quản của lớp. 
 * Hoạt động 2: (20 phút) 
 I. Lớp trưởng thông qua nội dung sinh hoạt lớp. 
 1. Ổn định lớp. 
 2. Báo cáo nhận xét các hoạt động trong tuần ( Các tổ trưởng, Lớp phó học tập, lớp phó lao 
động, lớp phó văn thể, lớp trưởng sơ kết tình hình chung của lớp). 
 - Ý kiến của các bạn. 
 - Thống nhất, đánh giá xếp loại thi đua cá nhân, thi đua tổ. 
 - Kế hoạch tuần sau. 
 67 
 3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần và bổ 
sung kế hoạch tuần tới. 
 4. Phần sinh hoạt theo chủ đề: rèn luyện, giáo dục đạo đức học sinh qua mẫu chuyện " Bị 
lộ vì giữ lễ với Thầy." 
 5. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung về buổi sinh hoạt lớp tự quản. 
 6. Kết thúc tiết sinh hoạt. 
II. Ban cán sự lớp báo cáo. 
 1. Các tổ trưởng báo cáo. 
 2. Lớp phó học tập. 
 3. Lớp phó văn thể. 
 4. Lớp phó lao động 
 5. Lớp trưởng: Nhận xét ưu điểm và nhược điểm lớp trong tuần qua, kết quả thi đua của 
các tổ. 
 III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI: 
 - Lớp trưởng thay mặt GVCN phổ biến các kế hoạch của Đoàn Thanh niên 
( nếu có). 
 - Ban cán sự lớp thống nhất phương hướng tuần sau như sau: 
 + Các bạn tổ trưởng theo dõi xát xao tình hình của lớp, các bạn trong lớp cần phát huy ưu 
điểm và khắc phục nhược điểm. 
 + Duy trì tốt sỉ số, đẩy mạnh phong trào thi đua chi đoàn lớp vững mạnh. 
 + Về học tập các bạn học bài, làm bài trước khi đến lớp. Tích cực ôn tập kiểm tra 15 phút 
môn: và 1 tiết môn:. Tiếp tục thi đua giành nhiều điểm hồng cho tuần thi đua cuối để 
chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11. 
 + Về nề nếp: Thực hiện đúng nội qui nhà trường. 
 + Vệ sinh: Tích cực tham gia lao động vệ sinh trường lớp, đóng cửa, tắt quạt, tắt điện khi 
ra về. 
 - Ý kiến bổ sung vào kế hoạch tuần tới của các thành viên trong lớp ( nếu có ). 
IV. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GVCN. 
 NHẬN XÉT: Sau một thời gian nghe các bạn đánh giá, nhận xét tình hình học tập, hoạt 
động của lớp, Cô hoàn toàn nhất trí với nội dung sơ kết tuần. và phương hướng 
tuần.của ban cán sự lớp. Cô chỉ bổ sung nội dung: 
 68 
 - Lớp phó học tập tổng kết lại danh sách những học sinh có thành tích cao trong đợt thi 
đua ngắn hạn chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11 ( thông qua số lượt đạt điểm hồng 
của lớp), chuẩn bị danh sách và quà khen thưởng trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm tuần sau. 
 - Lớp chúng ta tiếp tục đẩy mạnh phát biểu xây dựng bài và đạt được nhiều điểm 9,10 dâng 
thầy cô nhân kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. 
 - Cô có lời khen các bạn trong ban cán sự lớp đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, các em 
thực sự là những cán bộ lớp nhiệt tình, nghiêm túc trong việc đánh giá, nhận xét, chỉ ra 
những ưu, nhược điểm rõ ràng để các bạn trong lớp học tập và rút kinh nghiệm. Cô cũng rất 
tự hào khi phần lớn các bạn trong lớp đều ngoan, có ý thức giữ gìn nề nếp và tích cực trong 
học tập. 
 - Trong thời gian tới Cô mong các em sẽ luôn cố gắng để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 
Chúng ta hãy động viên lớp bằng một tràng pháo tay thật lớn. 
 * Hoạt động 3: (15 phút) 
 Rèn luyện, giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua mẫu chuyện kể về Bác Tôn: 
“CHỦ TỊCH MẶC ÁO NỐI THÌ DÂN MỚI ĐỦ CƠM ĂN” 
 - Lớp phó văn thể điều khiển tiết mục văn nghệ bằng một bài hát tập thể: “Bụi phấn” 
 - Cả lớp sinh hoạt tập thể. 
 - GVCN : Cho một đại diện lớp thực hiện kể mẩu chuyện: “CHỦ TỊCH MẶC ÁO NỐI 
THÌ DÂN MỚI ĐỦ CƠM ĂN” 
Trong sinh hoạt hàng ngày, Bác Tôn sống giản dị, thanh bạch và gần gũi với mọi 
người. Dù có gia đình, có vợ, có con, cháu, nhưng không có chút riêng. Làm Chủ tịch nước 
mà Bác trai lẫn Bác gái vẫn quần nâu áo vải, không bao giờ dùng đồ nhung lụa đắt tiền. Bác 
gái vẫn ngồi vá áo gối, Bác trai vẫn tay kìm, tay búa sửa xe đạp cho con cháu. Quần áo, 
giày, mũ, trang phục của Bác suốt những năm làm Chủ tịch nước, khi ra đi, chỉ đựng chưa 
đầy trong chiếc tủ nhỏ. 
Trước ngày giải phóng năm 1975, một cán bộ chuẩn bị vượt Trường Sơn về Nam 
công tác, trước khi rời Hà Nội đồng chí đến thăm sức khỏe và chào Bác Tôn. Hôm đó thấy 
Bác mặc chiếc áo cũ bị rút ngắn, Bác nối thêm một khúc. 
Đồng chí hỏi: 
- Bác ơi, làm Chủ tịch nước sao bác mặc áo cũ nối thế này? 
Bác cười độ lượng trả lời: 
- Chủ tịch nước mặc áo nối thì dân mới có đủ cơm ăn. 
 69 
Đồng chí rưng rưng nước mắt trước tấm lòng thánh thiện của Bác Tôn. Niềm vui và 
nỗi đau của đất nước chính là nhịp đập chung của trái tim giàu lòng nhân ái, cả cuộc đời 
chăm lo cho sự nghiệp chung không màng chi danh vọng. 
Theo Từ Đỉnh 
(Báo Phụ Nữ Sài Gòn số ra ngày 5-4-1980) 
 - HS: lắng nghe. 
 - GVCN: cùng chia sẻ nội dung câu chuyện với tập thể lớp. 
 - GVCN: đặt vấn đề để tập thể lớp cùng thảo luận: từ mẩu chuyện trên hãy rút ra ý nghĩa 
của mẩu chuyện? từ đó rút ra bài học cho bản thân? 
 - HS: chia nhóm thảo luận, cử nhóm trưởng ghi lại nội dung thảo luận của nhóm. 
 - GVCN rút ra bài học từ mẩu chuyện để các em có thể tham khảo: 
Bài học rút ra từ mẩu chuyện: Thông qua mẩu chuyện GVCN rèn luyện cho học 
sinh lối sống giản dị, thực hành tiết kiệm và tinh thần tương thân, tương ái bằng những việc 
làm cụ thể hằng ngày như: giáo dục các em đến trường phải thực hiện đúng nội quy ( trang 
phục đúng quy định không cầu kì, không tô son, trang điểm, để móng tay dài,) nhắc nhở 
BCS tắt đèn, quạt khi không sử dụng ( dự chào cờ, thực hành, ra về,) và sử dụng nước tiết 
kiệm. Giáo dục các em tinh thần tự nguyện, tích cực giúp đỡ bạn bè gặp hoàn cảnh khó 
khăn và đặc biệt khó khăn bằng những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn như: phong trào 
nuôi heo đất, xây quỹ tình thương của lớp, ủng hộ các hoạt động do Hội khuyến học trường 
phát động: Tiếp bước đến trường, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn hàng tháng," 
 - HS: một vài học sinh rút ra bài học từ mẩu chuyện: 
 + HS1: Đối với chúng em là học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường phải thực hành 
tiết kiệm: tắt đèn quạt trong lớp khi ra về, tiết kiệm chi tiêu cho cha-mẹ, không ăn xài phun 
phí. 
 + HS2: Gặp những người hoạn nạn, khó khăn hết mình giúp đỡ trong khả năng cho phép, 
thực hiện tốt phong trào nuôi heo đất do ĐTN phát động đến các lớp. 
 * Hoạt động 4: Kết thúc (2 phút) 
 Kết thúc buổi sinh hoạt, Cô mời các em nắm tay nhau cùng hát vang bài hát “Nối 
vòng tay lớn” - Lời bài hát đã khép lại buổi sinh hoạt lớp ngày hôm nay. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan