Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Trường THPT Gia Viễn A được thành lập năm 1960 đóng trên địa bàn xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Học sinh nhà trường là con em các xã thuần nông thuộc xã Gia Hưng, Gia Hoà, Gia Phú, Gia Thịnh, Gia Vượng, Gia Phương, Liên Sơn và thị trấn Me. Kinh tế hộ gia đình còn nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định, một bộ phận phụ huynh đi làm ăn xa thiếu quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình. Năm học 2014 – 2015, nhà trường có 29 lớp, có 74 cán bộ, giáo viên và nhân viên và 1020 học sinh. Nhận thức của một số cán bộ, giáo viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa đúng mức. Bởi vây, trong những năm qua, ở trường THPT Gia Viễn A tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập, yêu sớm, sa vào các tai tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như tác động của cơ chế thị trường, xu hướng toàn cầu hóa, sự thiếu trách nhiệm của gia đình, ảnh hưởng của mạng xã hội và trò chơi trực tuyến nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do nhận thức, ý thức còn hạn hẹp, thiếu kỹ năng sống cần thiết. Đối tượng học sinh ở thị trấn dễ sa vào những tệ nạn xã hội, trò chơi điện tử bạo lực hay tệ nạn ma túy, cờ bạc học sinh ở các xã nông thôn tỏ rõ sự ngại ngùng, ngại nói lên ý kiến của mình, rụt rè không dám phát biểu ý kiến. Khi quan sát và tiếp xúc với các em học sinh, tôi nhân thấy ở các em còn thiếu rất nhiều những kỹ năng sống căn bản nhất như: Kỹ năng giáo tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng ứng phó với các tình huống bất thường, kỹ năng hợp tác và chia sẻ.Những vấn đề đã và đang diễn ra xung quanh các em, liên quan trực tiếp đến các em nhưng các em không để ý. Khi gặp những tình huống cần xử lý các em tỏ ra rất lung túng, thụ động, văn hóa xem, nghe, nhìn của các em cũng còn nhiều việc đáng bàn. Đặc biệt là ý thức khi tham gia các hoạt động tập thể còn thiếu tích cực, thiếu tự giác.

doc17 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ động, văn hóa xem, nghe, nhìn của các em cũng còn nhiều việc đáng bàn. Đặc biệt là ý thức khi tham gia các hoạt động tập thể còn thiếu tích cực, thiếu tự giác.
b. Thực trạng việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:
*) Công tác giảng dạy tích hợp giáo dục kỹ năng sống của giáo viên bộ môn: 
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được tích hợp, lồng ghép vào nhiều môn học như môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD với các nội dung: giáo dục môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục giới tínhTuy nhiên qua việc kiểm tra giáo án của các giáo viên thuộc các bộ môn trên chưa đáp ứng được yêu cầu tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong phần mục tiêu bài học. Giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức và chưa thực sự chú trọng rèn kỹ năng cho học sinh. Một bộ phận nhỏ giáo viên đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào bài giảng nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao.
*) Công tác giáo dục kỹ năng của giáo viên chủ nhiệm lớp:
	Qua nghiên cứu, phân tích và kiểm tra đánh giá các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các tiết sinh hoạt cuối tuần, giáo viên mới chỉ dừng lại ở các công việc mang tính sự vụ hành chính thông thường, nhắc việc, xử lý vi phạm của học sinh mà rất ít các thầy cô quan tâm đến việc định hướng, trang bị cho các em những kỹ năng cơ bản và cần thiết. Nhà trường phân công cho GVCN lớp đảm nhiệm công tác Hướng nghiệp cho học sinh và phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhưng hiệu quả và chất lượng của các hoạt động chưa cao. Mức độ vi phạm nội quy quy định của học sinh có chiều hướng gia tăng, các kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng quản lý thời gian còn hạn chế.
*) Công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khoá, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với Huyện đoàn Gia Viễn tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động còn mang tình hình thức, việc xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống chưa được chú trọng đúng mức và đầy đủ.
Đánh giá chung về việc triển khai các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như sau: mặc dù công tác giáo dục kỹ năng sống đã được nhà trường quan tâm nhưng chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả. Nguyên nhân của thực trạng trên là do điều kiện của nhà trường xây dựng lâu năm, cơ sở vật chât còn nghèo nàn, lạc hâu, trang thiết bị, phòng học còn thiếu, chưa có phòng học đa năng nên việc triển khai các hoạt động ngoài giờ lên lớp gặp rất nhiều khó khăn. Nhà trường chưa thành lập các câu lạc bộ học tập, các hoạt động ngoại khóa diễn ra chưa thường xuyên. Đội ngũ giáo viên giảng dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp không phải là giáo viên chuyên trách. Các GV của môn GDCD được phân công giảng dạy chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết phục vụ cho các hoạt động mang tính chuyên biệt. Thời lượng chương trình của các môn học chính khóa quá nặng nên thời gian dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp không nhiều. Đôi khi GV lên lớp mang tính đối phó, kéo rào lấy vết nên hiệu quả giảng dạy chưa cao. Ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp của một bộ phận học sinh chưa cao. Khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa tinh thần hưởng ứng và hợp tác chưa đạt, các em còn mất trật tư, bỏ ra khỏi hàng ngũ, khi được phỏng vấn thì rụt rè, nhút nhát, e ngại.
2. Giải pháp mới cải tiến:
Mục tiêu cuả giáo dục kỹ năng sống là giáo dục thế hệ trẻ không chỉ chú trọng “dạy chữ” mà còn phải quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ “dạy người”. Con người không chỉ có tri thức mà còn phải biết sống đúng, sống đẹp, sống có ích. Ban chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã xác định giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ giáo dục toàn diện của Nhà trường, từ đó có kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Sau đây là một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Gia Viễn A:
a. Tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng công tác giáo dục kỹ năng sống:
BGH nhà trường phân công cho 01 đồng chí P. Hiệu trưởng phụ trách công tác ngoại khóa thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với nội dung hoạt động thực hiện chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp theo công văn chỉ đạo của Bộ, Sở GD và ĐT. Các chủ đề giáo dục KNS được thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và phù hợp với đối tượng học sinh. 
Tổ chức tập huấn cho cán bộ và giáo viên trong trường về vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống, cung cấp tài liệu về các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh THPT cho GVCN, GVBM, cán bộ Đoàn. Định hướng phương pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh
 Phân công các chủ thể tham gia vào hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các môn học, cán bộ đoàn chuyên trách trong nhà trường. Mỗi lực lượng tham gia chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cụ thể, chi tiết, khoa học, thiết thực và phù hợp. 
Chỉ đạo các bộ phận có liên quan sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng, sinh động, hấp dẫn để thực hiện mục tiêu giáo dục KNS đã được tích hợp
Đặc biệt nhà trường đã chỉ đạo thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... Bởi khi tham gia vào một câu lạc bộ nào đó thì bản thân các em học sinh sẽ được rèn luyện các kỹ năng diễn thuyết, trao đổi, tìm ra hướng đi đúng, những cách ứng xử, hình thành ở các em các kĩ năng giao tiếp, biết hợp tác, chia sẻ, biết tự bộc lộ và khẳng định bản thân mình... 
Ngay từ đầu năm hoc, nhà trường đã xây dựng được quy ước ứng xử văn hóa, xây dựng nội quy, quy định phù hợp với quy định của pháp luật và đặc thù riêng của học sinh nhà trường. Những nội quy và quy ước ứng xử được niêm yết trong các phòng học để học sinh thực hiện.
Bên cạnh đó, BGH nhà trường tích cực chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những hoạt động cụ thể thiết thực như: Chăm sóc bồn hoa cây cảnh, làm vệ sinh môi trường, triển khai chương trình phát thanh học đườngcũng là giải pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng sống cho học sinh. 
b. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tích hợp qua các môn học:
Theo chương trình đổi giáo dục, thì dạy học tích hợp là một trong những phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả. Năm học 2014 – 2015, nhà trường đã chỉ dạo giáo viên bộ môn giảng dạy theo hướng tích hợp, tăng cường đầu tư nhiều hơn cho công tác chuẩn bị như: xác định nội dung, địa chỉ tích hợp và các kỹ năng cần tích hợp. Tùy đặc thù của từng bộ môn để tích hợp nhiều nội dung như giáo dục môi trường, giáo dục sức khỏe sinh sản, phòng chống tham nhũng, giáo dục pháp luật
Để hoạt động tích hợp đạt hiệu quả, giáo viên dạy các môn học đã linh hoạt và mềm dẻo trong việc lựa chọn nội dung bài học và kỹ năng sống cần thiết để tích hợp. Trong giáo án, giáo viên đã thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết định hướng giảng dạy của mình từ mục tiêu giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đến hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Nhờ đó, giáo viên có thể làm chủ được quá trình truyền thụ tri thức và hạn chế thiếu sót trong quá trình giảng dạy. Trong khi thiết kế nội dung dạy học tích hợp kỹ năng sống, giáo viên đã thiết kế cụ thể các hoạt động mà bản thân dự kiến sẽ tổ chức và ước lượng thời gian tổ chức để tránh ảnh hưởng đến việc truyền thụ và lĩnh hội nội dung kiến thức của học sinh. 
Sau mỗi bài học, giáo viên bộ môn tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá người học theo mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng các kỹ năng đã được trang bị vào để giải quyết những tình huống cụ thể.
c. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua giờ sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm:
 Trong quá trình công tác, tôi nhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh là vô cùng quan trọng: là tấm gương, là người mẹ, người bạn, nhà tâm lí, luật sư GVCN lớp là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, với cha mẹ học sinh và các đoàn thể mà các em sinh hoạt. Giáo viên chủ nhiệm người gần gũi với học sinh nhất cũng là , người đóng vai trò cầu nối và giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho học sinh, chính vì vậy mà gánh nặng giáo dục kỹ năng sống hiện nay đặt lên vai giáo viên chủ nhiệm ngày càng lớn. Trong công tác giáo dục kỹ năng sống, giáo viên chủ nhiệm có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất là tư vấn, giáo dục kỹ năng cơ bản: Cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào thì giáo viên chủ nhiệm  cũng phải linh hoạt, hiểu được nhu cầu và tạo cho các em cảm giác tin tưởng, có thể giúp đỡ được, tránh cho các em rơi vào trạng thái mặc cảm tự ti do mâu thuẫn với bố mẹ, thầy cô về kết quả học tập, hay gặp rắc rối với bạn bè, bị strees do học tập quá sức hay bị dọa nạt, xúc phạm. sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ, tâm tư của lứa tuổi học sinh, nắm bắt được những vấn đề cơ bản, cùng các em vạch ra những phương án, tự đương đầu với những khó khăn trước mắt thay vì xấu hổ, rụt rè, tự ti để tâm lý luôn được thoải mái và học tập có hiệu quả.
Thứ hai là, giáo viên chủ nhiệm  có thể giúp học sinh tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm trí thông qua sự kết hợp với các nhà tham vấn, chuyên gia tư vấn tâm lý học đường, những học sinh đang có khó khăn tâm lý, đặc biệt là những học sinh “thường xuyên lo lắng và bất an” nên nỗ lực tìm cách vượt qua hoặc tìm kiếm dịch vụ trợ giúp phù hợp để tránh những tác động tiêu cực do khó khăn tâm lý gây ra. Ý thức được sự cần thiết của việc trau dồi các kiến thức tâm lý học và các kiến thức xã hội khác để hiểu được tâm lý của bản thân và tự nhận ra vấn đề khó khăn của mình. Học sinh có thể chuẩn bị tâm thế trước mọi hoàn cảnh, sẵn sàng đón nhận thử thách, khó khăn trong cuộc sống, học tập và nỗ lực tìm cách khắc phục chúng. Khi cần trợ giúp nên tìm đến những dịch vụ hay những loại hình trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp để tránh những rủi ro khác  không mong muốn.
Từ những nhiệm vụ trên, trong kế hoạch chủ nhiệm các thầy cô giáo chủ nhiệm căn cứ tình hình thực tiễn của lớp mình để xây dựng những chủ đề chủ điểm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Qua mỗi chủ đề chủ điểm sinh hoạt lớp, GVCN trang bị cho các em các kỹ năng sống căn bản, cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng chia sẻ và hợp tác.
d. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức:
 Trong năm học 2014- 2015, nhà trường đã chỉ đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức triển khai các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các khối lớp như: 
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các buổi truyền thông các giá trị sống, kỹ năng sống theo từng chủ đề như: Giáo dục đạo đức qua các tác phẩm văn học dân gian, phòng chống nghiện Game, ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nan xã hội, cuộc sống và những mong muốn của chúng ta, Kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá, các hình thức lợi dụng và xâm hại trẻ vị thành niên, tình bạn, tình yêu học trò và sức khoẻ sinh sản vị thành niên, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm. Đoàn TNCS HCM nhà trường thường xuyên phối hơp với huyện đoàn Gia Viễn, tỉnh đoàn Ninh Bình tổ chức các chương trình truyền thông, ngoại khóa hấp dẫn và bổ ích như: Chương trình “ Làm người có ích”, ngoại khóa “ Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên”, cuộc thi “ Hành trình văn hóa”, “ Khéo tay hay làm”...Đặc biệt, nhà trường đã tổ chức diễn đàn “ Điều em muốn nói” đây thực sự là một hoạt động thiết thực và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua diễn đàn, các em được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và những mong muốn chính đáng và thiết thực về chương trình giáo dục của nhà trường, về phương pháp quản lý, giáo dục và giảng dạy của các thầy cô giáo. Đồng thời từ diễn đàn, các em cũng thẳng thắn góp ý cho kế hoạch và phương pháp quản lý của nhà trường
Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, nhạc cụ, thi kể chuyện. Trong năm học 2014 – 2015, nhà trường đã tổ chức cuộc thi viết thư UPU, cuộc thi sáng tác thơ, truyện ngắn, cuộc thi vẽ tranh bảo vệ động vật hoang dã thu hút hơn 1000 học sinh tham gia. Thông qua các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông, kỹ năng sáng tạo... Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa.
Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, TDTT: Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của học sinh, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với HS ở bậc THPT. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho các em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. 
Tổ chức các hoạt động xã hội: Bước đầu đưa HS vào các hoạt động xã hội như chăm sóc di tích động Hoa Lư xã Gia Hưng, thăm và tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng xã Liên Sơn, huyện Gia ViênTừ những hoạt động trên đã giúp các em nâng cao hiểu biết về quê hương, đất nước, con người và xã hội. Ngoài ra, các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình yêu thương con người, biết yêu thương, biết sẻ chia. Hoạt động này khi tiến hành thường xuyên sẽ khai thác một cách triệt để nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em.
Tổ chức các hoạt động lao động công ích: Đây là một loại hình đặc trưng của HĐNGLL. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho học sinh hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp các em có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp các em vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp. Đây là hoạt động tưởng như là thường xuyên nhưng thật ra trong nhà trường bây giờ HS rất ít được tham gia các hoạt động này. Nhưng đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động.
Tổ chức hoạt động tiếp cận và sáng tạo khoa học - kĩ thuật: Đây là hoạt động giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến và bước đầu sáng chế những máy móc, thiết bị từ những vật liệu tái chế. Thông qua hoạt động này, nhà trường đã tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học, tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, kích thích học tập tốt hơn đồng thời hình thành ở các em đức tính cần, kiệm và kỹ năng tự khẳng định mình.
3. Hiệu quả đạt được sau khi cải tiến: 
Kiểm tra đánh giá chất lượng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp được tiến hành thông qua phiếu điều tra, qua tiếp xúc với học sinh, qua bài kiểm tra trắc nghiệm nhằm đánh giá đúng thực trạng, chất lượng từ đó có sự chỉ đạo điều chỉnh chương trình giảng dạy cho thiết thực và hiệu quả. Cụ thể như sau: 
Tinh thần và thái độ học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt . Qua các giờ học, học sinh tự tin hơn, năng động hơn, hào hứng sôi nổi mạnh dạn phát biểu ý kiến, chủ động đề xuất các phương án giải quyết bài tập. Các em thực sự hứng thú với các môn học, chủ động, tự giác học tập. Đặc biệt đã bắt đầu hình thành nhóm học sinh tập nghiên cứu khoa học, tự làm những thiết bị máy móc từ những nguyên liệu tái chế, tự thiết kế và lắp đặt mô hình 
Trong các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động NGLLcác em có thể tự quản và tổ chức các hoạt động rất sinh động, sáng tạo
Các em học sinh biết cách giải quyết các mâu thuẫt và các xung đột phát sinh trong và ngoài nhà trường. Việc giao tiếp ứng xử văn hoá, văn minh. Các em biết lựa chọn cho mình xu hướng thời trang phù hợp, tự tin khi giao tiếp với thầy cô và bạn bè. 
Việc thực hiện những nội quy, quy định của học sinh có những chuyển biến tích cực. Qua số liệu thống kê của BTV Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hiện tượng học sinh thiếu ý thức, vô lễ với các thầy cô giáo không còn. Số lượng học sinh bỏ học, bỏ tiết đi đánh điện tử giảm đảng kể, đi học đúng giờ, ăn mặc đúng quy định, tích cực tham gia vào phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, thi viết bài tìm hiểu về truyền thồng vẻ vang của dân tôc do nhà trường và các cấp, các ngành tổ chức. Tình hình an ninh trật tự trong nhà trường được đảm bảo, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu về giáo dục trí dục và đức dục góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của nhà trường lên một tầm cao mới.
IV. Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận:
	KNS là biểu hiện của hành vi, nhân cách đồng thời là yếu tố khẳng định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mới về sự trưởng thành của con người dưới tác động của môi trường sống và hoạt động giáo dục. KNS là mục tiêu, là nội dung quan trọng của chương trình giáo dục ở các cấp học đặc biệt là cấp THPT. Giáo dục KNS trong thời đại hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và của mỗi nhà trường nói riêng. 
Giáo dục KNS thông qua hoạt động NGLL chiếm vị trí quan trọng và là nền tảng thiết yếu để các em gia nhập vào đời sống xã hội. Thông qua hoạt động NGLL cần hình thành ở các em những kỹ năng cơ bản như: Xây dựng giá trị, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đương đầu với những khó khăn, bất trắc, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn một cách tích cực, kỹ năng ra quyết định...Giáo dục KNS còn giúp cho các em có lối sống tích cực, hành vi tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện.
Công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trong trong chiến lược phát triển giáo dục của trường THPT Gia Viễn A giai đoạn 2010 – 2020. Đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đối vời người làm công tác quản lý. Để hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường đạt chất lượng cao, thiết thực và hiệu quả thì việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá phải diễn ra khoa học và thường xuyên. Giáo dục KNS cho học sinh là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị cốt lõi của nhà trường và của mỗi học sinh.
2. Kiến nghị:
a. Bộ GD&ĐT:
	Bộ GD và ĐT cần sờm có những qui định về chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các cấp học trong đó có câp THPT. Đây là cơ sở quan trọng để nhà trường chủ động lựa chọn hình thức tổ chức giáo dục KNS cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường
b. Sở GD&ĐT Ninh Bình:
	Sở GD và ĐT Ninh Bình cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn và hài hạn cho cán bộ, giáo viên chuyên trách hoạt động NGLL nhằm trang bị những kiến thức phục vụ cho quá trình giảng dạy. Xây dựng những mô hình điển hình về hoạt động NGLL và nhân rộng mô hình hay để triển khai đồng bộ ở nhiều đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm ở các cơ sở, các đơn vị trực thuộc,
c. BGH nhà trường:
	 Nhà trường cần đầu tư cơ sở vật, nguồn kinh phí, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các chương trình ngoại khóa, các hoạt động tập thể. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục NGLL diễn ra thường xuyên, nghiêm túc. Cử cán bộ, giáo viên chuyên trách tham dự các lớp tập huấn do Sở GD và ĐT Ninh Bình, huyện đoàn Gia Viễn, tỉnh đoàn Ninh Bình tổ chức. Nâng cao nhận thức và ý thức của GV và học sinh khi tham gia vào các chương trình giáo dục KNS do nhà trường tổ chức
Gia Viễn, ngày 05 tháng 05 năm 2015
 Người viết
 Hà Thị Lan Hương
	 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT ( Học viện Quản lý giáo dục 2012)
 2. Bộ môn kỹ năng sống ( tác giả Lê Lương Thuận)
 3. “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ( Tạp chí giáo dục số 214/2009 – tác giả Phan Thanh Vân)
 4. “ Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” ( năm 2010- tác giả Phan Thanh Vân)
 5. “ Kỹ năng sống và kỹ năng mềm là gì?” ( Tác giả Trần Đăng Khoa) 

File đính kèm:

  • docSáng kiến 2014- 2015.doc
  • doc0. Bia tu danh gia GVA 12-13.doc
Sáng Kiến Liên Quan