SKKN Một số cách thức khởi động tạo hứng thú cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh diều

Ngôn ngữ là công cụ của lời nói và tư duy. Dạy Tiếng Việt ở Tiểu học là dạy cho học sinh có khả năng sử dụng công cụ ấy một cách hiệu quả nhất trong học tập và đời sống. Vậy nên người giáo viên cần có biện pháp gì để giúp học sinh yêu và thích học tốt môn Tiếng Việt bởi khi trẻ bắt đầu bước vào lớp 1 thì sự thay đổi đột ngột từ hoạt động chơi của mầm non, sang hoạt động học có chủ đích của lớp 1 là một rào cản lớn đối với học sinh lớp 1. Các em thường khó tập trung trong thời gian dài, học theo cảm hứng nên kết quả học tập của các em chưa cao. Về đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là thích chơi hơn là học một cách gò bó. Vì thế, việc khởi động tạo hứng thú trước khi vào bài trong dạy học Tiếng Việt cho HS lớp 1 là hết sức cần thiết. Nó không chỉ mang lại hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ mà nó còn hình thành nhân cách và những kĩ năng, năng lực cần thiết cho trẻ sau này.

 Hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giờ học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt nói riêng. Nó là hoạt động khởi đầu, đặt nền móng và là hoạt động xâu chuỗi các hoạt động tiếp theo, nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này tốt sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan.

Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm được các cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, nặng về kiến thức.

 

doc39 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số cách thức khởi động tạo hứng thú cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU2
 III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU2
 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU2
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2
B. PHẦN NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN3
 II. THỰC TRẠNG 11
 1.Thuận lợi 11
 2. Khó khăn 11
 3. Nguyên nhân 12
 III. CÁC CÁCH THỨC THỰC HIỆN 
 1. Cách thức 1 13
 2. Cách thức 2 31
 3. Cách thức 3 32
 IV. KẾT QUẢ 33
 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 35
C. PHẦN KẾT LUẬN 36
D. KHUYẾN NGHỊ 37 sinh. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề 
hay biết. Giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan.
 Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm được các 
cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng hiệu 
quả không cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, nặng về kiến thức...
 Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số cách thức khởi động 
mới trong môn Tiếng Việt nhằm tạo hứng thú cho học sinh theo định hướng phát 
triển năng lực. Trong quá trình thực hiện đã đem lại kết quả khá khả quan. Tôi 
xin được trình bày dưới đề tài: “Một số cách thức khởi động tạo hứng thú cho 
học sinh theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Việt 1 bộ sách cánh 
diều” .
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Nhằm đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng 
Việt cho học sinh lớp 1 .
 III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tổ chức các hoạt động Khởi động trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu một số cách thức khởi động bài học trong môn Tiếng Việt 1, 
nghiên cứu về thực trạng của công tác giảng dạy để từ đó đưa ra những hình 
thức phù hợp giúp học sinh “ vào bài” đầy hứng thú và hiệu quả.
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 a. Phương pháp đọc tài liệu: 
 Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến các hình thức khởi động bài học 
cho học sinh lớp 1
 b. Phương pháp điều tra:
 Tiến hành thực nghiệm , thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng 
hợp kết quả đánh giá học sinh qua từng giai đoạn để kiểm chứng các hình thức 
đã nghiên cứu có phù hợp chưa và có mang lại hiệu quả tốt không.
 c. Phương pháp đàm thoại: 
 2 Nhận thức lý tính:
 + Tư duy
 Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan 
hành động.Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở 
phần đông học sinh tiểu học.
 + Tưởng tượng
 Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ 
mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn. Tuy 
nhiên ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững 
và dễ thay đổi. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối 
mạnh mẽ bởi các xúc cảm, gắn với các rung động tình cảm của các em.
 Qua đây, giáo viên phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em 
bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt 
ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt 
động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức 
lý tính của mình một cách toàn diện.
 + Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
 Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt 
đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá 
trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri 
giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể 
thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ 
của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.
 + Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
 Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, 
điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu 
thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, 
giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi 
 4 xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là 
trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư...
 Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi .
 Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo 
dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình 
ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm 
cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình 
huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, 
 d) Sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học
 Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường 
nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh 
dạn...Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ.
 Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không 
được "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng 
mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách 
tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách 
ấy.
 2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đối với các môn 
học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng đó là:
 Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học 
sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri 
thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành 
các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã 
biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.
 Hai, quá trình dạy học giáo viên chú trọng rèn luyện cho học sinh biết 
khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến 
thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới.
 Ba, tăng cường phối hợp học tập cá nhân với học tập hợp tác, lớp học trở 
 6 - Năng lực tự chủ và tự học: Bước đầu biết cách đọc, cách phát biểu ý 
kiến trong nhóm, trong lớp; tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sử dụng và giữ gìn đồ 
dùng học; tự thực hiện nhiệm vụ học tập và sưu tầm tài liệu học tập.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Bước đầu biết làm việc theo nhóm; giao 
tiếp thân thiện, hợp tác với bạn cùng nhóm, cùng lớp, cùng lứa tuổi trong học 
tập, lao động, vui chơi; biết chia sẻ nhứng điều đã học với người thân.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Bước đầu biết vận dụng những 
điều đã học để giao tiếp hằng ngày ở trường học, gia đình và cộng đồng.
 c) Cấu trúc chung của các bài học
 SGK Tiếng Việt 1 gồm 4 nội dung lớn: Chuẩn bị, Học chữ, Học vần và 
 Luyện tập tổng hợp. 
 Mỗi bài học trong SGK Tiếng Việt 1 đều được tổ chức theo một quy 
trình gồm các hoạt động sau: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Ứng dụng.
 Phần Khởi động (các tên gọi khác: Chia sẻ, Trải nghiệm, Cùng vui 
chơi,) tổ chức cho HS chia sẻ những điều đã trải nghiệm liên quan đến bài 
học để chuẩn bị cho bài học. Bên cạnh đó, phần Khởi động còn nhằm tạo 
hứng thú cho HS với bài học, cung cấp những trải nghiệm, mở rộng vốn hiểu 
biết, vốn từ về chủ đề.
 Phần Khám phá đặt HS vào tình huống mới để giúp các em có những hiểu 
biết và kinh nghiệm mới. Trong phần này, HS sẽ được cung cấp một số ngữ liệu 
để phục vụ việc hình thành kiến thức về tiếng Việt. Các ngữ liệu được lựa chọn 
theo nguyên tắc tiết kiệm, điển hình, để với một dung lượng nhỏ nhất có thể khái 
quát được tương đối đầy đủ kiến thức. 
 Phần Luyện tập đặt HS vào những tình huống tương tự tình huống trong 
phần Khám phá để giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành. 
Tùy theo giai đoạn học tập và kiểu bài học, nội dung luyện tập có thể là: tập đọc, 
tập viết, tập chép, nghe viết, thảo luận, kể chuyện, viết đoạn văn, Các câu hỏi, 
bài tập luôn gắn với thực tế và yêu cầu của đời sống.
 8 Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu 
dẫn nhập nên không mất nhiều thời gian. Với hình thức đổi mới phương pháp 
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, do đó khởi động cần tổ 
chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian 
nhiều hơn. Vì vậy, khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động giáo viên 
cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, những nội 
dung cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho trong khởi 
động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp giáo viên biết được học 
sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những 
nội dung học sinh chưa biết. 
 Hoạt động khởi động là bước “thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực 
hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn 
cho học sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được 
hứng thú cho học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả 
lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. 
 Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó 
nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được. Khi các em trả 
lời được sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài 
học. Ở mỗi hoạt động khởi động đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếu 
tình huống nào đưa ra học sinh cũng giải quyết được thì các em sẽ không có 
hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, không kích thích được trí tò mò và nhu cầu học 
tập một cách chủ động và tích cực của các em.
 Khi áp dụng tổ chức hoạt động khởi động cho tất cả các tiết học ở các lớp 
thì giáo viên nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh 
cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng một tình 
huống cố định dùng chung cho tất cả các em trong một lớp hay các lớp trong 
cùng một khối. Phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài 
học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_cach_thuc_khoi_dong_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_th.doc
Sáng Kiến Liên Quan