Hướng dẫn thủ tục hồ sơ và quy trình đăng ký, triển khai thực hiện Đề tài sáng kiến kinh nghiệm ngành Giáo dục và Đào tạo

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Việc đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp là để ghi nhận những sáng kiến, giải pháp công tác, cải tiến kỹ thuật, đề tài nghiên cứu của cá nhân tham gia các phong trào thi đua, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác trong cơ quan, đơn vị.

2. Đề tài sáng kiến chỉ được xem xét khi thể hiện đầy đủ cả 3 nội dung (tính mới, khả năng áp dụng, có hiệu quả trong thực tiễn).

3. Đề tài sáng kiến phải có nội dung liên quan đến công việc thường xuyên mà nhiệm vụ chuyên môn phải làm.

4. Công tác tổ chức, xem xét, đánh giá đề tài sáng kiến đề nghị công nhận danh hiệu Thi đua phải được thực hiện một cách chặt chẽ, khách quan, công khai, dân chủ, công bằng thông qua việc nghiên cứu, thẩm định của Hội đồng Khoa học, sáng kiến nhằm đảm bảo đúng quy định của Luật Thi đua Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 

doc8 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4292 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn thủ tục hồ sơ và quy trình đăng ký, triển khai thực hiện Đề tài sáng kiến kinh nghiệm ngành Giáo dục và Đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 Số: 2223 /SGD&ĐT-VP
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 10 năm 2014
V/v hướng dẫn thủ tục hồ sơ và quy trình
đăng ký, triển khai thực hiện Đề tài SKKN ngành Giáo dục và Đào tạo
Kính gửi:
 	- Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố;
 	- Các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT.
Căn cứ Luật Thi đua Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua Khen thưởng ngày 16/11/2013; 	
Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/03/2012 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ sáng kiến và Thông tư 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/03/2012 của Chính phủ;
Căn cứ Hướng dẫn số 67/HD-HĐKHSK ngày 25/6/2014 của Hội đồng Khoa học, Sáng kiến tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xét duyệt đề tài Sáng kiến đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị các thủ tục hồ sơ và quy trình đăng ký, lập kế hoạch, triển khai thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp trong ngành như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Việc đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp là để ghi nhận những sáng kiến, giải pháp công tác, cải tiến kỹ thuật, đề tài nghiên cứu của cá nhân tham gia các phong trào thi đua, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác trong cơ quan, đơn vị.
2. Đề tài sáng kiến chỉ được xem xét khi thể hiện đầy đủ cả 3 nội dung (tính mới, khả năng áp dụng, có hiệu quả trong thực tiễn).
3. Đề tài sáng kiến phải có nội dung liên quan đến công việc thường xuyên mà nhiệm vụ chuyên môn phải làm.
4. Công tác tổ chức, xem xét, đánh giá đề tài sáng kiến đề nghị công nhận danh hiệu Thi đua phải được thực hiện một cách chặt chẽ, khách quan, công khai, dân chủ, công bằng thông qua việc nghiên cứu, thẩm định của Hội đồng Khoa học, sáng kiến nhằm đảm bảo đúng quy định của Luật Thi đua Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. Thành lập Hội đồng Khoa học, Sáng kiến các cấp.
1. Hội đồng Khoa học, Sáng kiến cấp trường/trung tâm :
Thành phần của Hội đồng bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng : Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền).
- Phó chủ tịch Hội đồng :
 + Các phó thủ trưởng của đơn vị.
 + Chủ tịch Công đoàn của đơn vị.
- Thư ký Hội đồng : Thư ký Hội đồng sư phạm của đơn vị.
- Thành viên Hội đồng : Là các tổ trưởng các tổ chuyên môn của đơn vị
Trong đó, Chủ tịch Hội đồng và các Phó Chủ tịch phụ trách 01 nhóm lĩnh vực (với tư cách là Tổ trưởng tổ chấm). 
2. Hội đồng Khoa học, Sáng kiến cấp Phòng GD&ĐT :
Thành phần của Hội đồng bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Trưởng phòng GD&ĐT (hoặc người được ủy quyền).
- Phó chủ tịch Hội đồng :
 + Các phó trưởng phòng GD&ĐT.
 + Chủ tịch Công đoàn ngành GD huyện.
- Thư ký Hội đồng : Trực thi đua của phòng GD&ĐT.
- Thành viên Hội đồng : 
 + Là các tổ trưởng và chuyên viên tổ chuyên môn của phòng GD&ĐT;
 + Một số CBQL, GV có kinh nghiệm và uy tín của các đơn vị trực trực thuộc phòng GD&ĐT (tùy theo yêu cầu công việc để mời).
 3. Hội đồng Khoa học, Sáng kiến cấp Sở GD&ĐT :
Thành phần của Hội đồng bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng : Giám đốc Sở GD&ĐT (hoặc người được ủy quyền).
- Phó chủ tịch Hội đồng :
 + Các phó giám đốc Sở GD&ĐT.
 + Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục.
- Thư ký Hội đồng : Trực thi đua của Sở GD&ĐT.
- Thành viên Hội đồng : 
 + Là các trưởng, phó phòng và chuyên viên các phòng, ban chuyên môn của Sở GD&ĐT;
 + Một số CBQL, GV có kinh nghiệm và uy tín của các đơn vị trực trực thuộc Sở GD&ĐT ( tùy theo yêu cầu công việc để mời).
B. Nội dung, hình thức, tiêu chuẩn, quy trình, đánh giá xếp loại SKKN các cấp
1. Về nội dung SKKN:
Nội dung các SKKN phải căn cứ vào các văn bản quy định của Đảng và Nhà nước, bám sát các chủ trương, định hướng trong các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của Bộ và của Sở GD&ĐT; các đề tài cần tập trung vào những nhóm nội dung như: đổi mới công tác quản lý giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học; công tác giáo dục cho học sinh (đạo đức, kỹ năng sống, . . .); bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo; công tác xã hội hoá giáo dục; công tác quản lý cơ sở vật chất, tài sản; triển khai các chủ đề lớn của ngành trong năm học,. . . theo các lĩnh vực cụ thể như sau:
- Triển khai thực hiện các chủ trương của ngành giáo dục và đào tạo; về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà đơn vị.
- Các hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên; về cải tiến nội dung bài giảng; đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng chất lượng đại trà, bồi dưỡng học sinh yếu kém; công tác hướng nghiệp, phổ cập giáo dục,
- Thực hiện quản lý, tổ chức hoạt động các phòng bộ môn, phòng thực hành, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; về xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, thư viện điện tử, 
- Xây dựng các phong trào do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; tổ chức học 2 buổi/ngày; tổ chức bán trú trong nhà trường; về công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động đoàn thể và công tác xây dựng Đảng; về đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; về việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh,
- Cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác thi đua - khen thưởng trong đơn vị.
2 Về hình thức SKKN:
a) Trình bày nội dung theo cấu trúc quy định dưới đây, ngôn ngữ diễn đạt chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ, rõ ràng, súc tích; ghi rõ nguồn tài liệu được sưu tầm, trích dẫn (nếu có).
b) SKKN được đánh máy vi tính, in một mặt trên khổ giấy A4; phông chữ (font Unicode), kiểu chữ (Times New Roman), cỡ chữ (13-14), định lề trên 2cm, lề dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 2cm, số trang đánh ở góc dưới bên phải mỗi trang của phần nội dung SKKN.
c) Số trang tối thiểu cho phần nội dung: đề tài cấp cơ sở từ 10 đến 12 trang; số trang tối thiểu cho đề tài cấp Tỉnh: 20 trang. Người viết chú ý phân chia dung lượng từng phần cho phù hợp - nhất thiết phải dành 2/3 số trang cho phần giải quyết vấn đề.
d) Bản SKKN được đóng tập theo thứ tự như sau :
1- Bìa (theo mẫu phụ lục 6)
2- Trang phụ bìa
3- Mục lục
4- Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có )
5- Phần nội dung SKKN 
6- Tài liệu tham khảo (nếu có )
7- Phụ lục (nếu có) 
8- Cuối mỗi bản SKKN, có chữ ký và lời cam đoan của Tác giả, có nhận xét, xếp loại của tổ chuyên môn và Hội đồng Khoa học, Sáng kiến của đơn vị (theo mẫu phụ lục 5). 
9- Phiếu chấm dành cho Hội đồng Khoa học, Sáng kiến của đơn vị (theo mẫu phụ lục 3).
Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới
Phiếu trắng
e) Cấu trúc nội dung SKKN gồm các phần sau:
Phần I. Lý do chọn đề tài: Cách đặt vấn đề nêu bật được thực trạng, tính cấp thiết, tính đổi mới của đề tài, những vấn đề cần được giải quyết để đem lại hiệu quả trong công việc.
Phần II. Giải quyết vấn đề: Nêu những giải pháp, biện pháp mang tính sáng tạo, tính mới, tính xác thực, tính khả thi để giải quyết vấn đề đặt ra; khả năng ứng dụng, sự lan tỏa, mức độ ảnh hưởng của đề tài; hiệu quả trong việc phát triển kinh tế - xã hội; hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành, lao động sản xuất, thực hiện nhiệm vụ được giao 
Phần III. Kết luận: Nêu được những bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề 
Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới
3. Tiêu chuẩn SKKN
a. Tính mới và sáng tạo:
Nội dung SKKN chưa được công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hay bất cứ hình thức nào khác; không trùng với nội dung của giải pháp đã đăng ký sáng kiến trước đó; sáng kiến là những phương pháp tổ chức điều hành công tác hoàn toàn mới và sáng tạo hoặc được cải tiến, đổi mới từ những phương pháp đã có từ trước
b. Khả năng áp dụng và nhân rộng:
Có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ chế tạo, dễ sử dụng, dễ áp dụng, dễ phổ biến; có thể ứng dụng một cách dễ dàng và đại trà trong đơn vị, trong toàn ngành giáo dục, được các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khác vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao.
c. Tính hiệu quả:
- SKKN nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất về thời gian và sức lực trong công tác dạy học, giáo dục và quản lý; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học, phát triển tư duy hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh.
- Có bằng chứng, có số liệu cho thấy việc áp dụng SKKN đã cho kết quả tốt hơn so với cách làm cũ.
4. Thang điểm cho đề tài SKKN
 Đề tài SKKN được chấm điểm theo thang điểm 100; mỗi phần của đề tài chỉ quy định điểm tối đa không quy định điểm tối thiểu, riêng phần “Giải quyết vấn đề” tùy theo nội dung và mức độ về tính mới và sáng tạo, khả năng, hiệu quả áp dụng mà mỗi đề tài có quy định điểm tối thiểu và điểm tối đa, cụ thể:
STT
Nội dung
Điểm
1.
Lý do chọn đề tài (đặt vấn đề, thực trạng, tính cấp thiết, tính đổi mới của đề tài)
10
2.
Giải quyết vấn đề, nội dung của đề tài nêu ra
80
2.1. Tính mới và sáng tạo
25
a) Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
21-25
b) Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ tốt
16-20
c) Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ khá
11-15
d) Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ TB
6-10
e) Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ thấp
1-5
2.2. Khả năng áp dụng và nhân rộng
25
- Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ tốt
21-25
- Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ khá
16-20
- Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ TB
11-15
- Ít có khả năng áp dụng và nhân rộng
1-10
2.3. Hiệu quả áp dụng và phạm vi của đề tài
30
- Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ tốt
26-30
- Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ khá
16-25
- Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ TB
11-15
- Ít có hiệu quả và áp dụng
1-10
3.
Hình thức trình bày (cấu trúc, ngôn ngữ, chính tả, văn phong, thể thức văn bản.)
10
5. Phân loại SKKN và áp dụng trong thi đua : 
5.1. Điều kiện hợp lệ của đề tài SKKN: 
- Tên đề tài phải được đăng ký từ đầu năm, đảm bảo quy trình thực hiện theo hướng dẫn của công văn này.
- Tên đề tài sau khi thực hiện phải khớp với tên đề tài đăng ký đầu năm. 
- Đề tài phải có chữ ký của tác giả, ý kiến nhận xét, đánh giá và xếp loại của tổ chuyên môn và của Hội đồng Khoa học, Sáng kiến của đơn vị.
5.2. Phân loại kết quả đề tài SKKN:
+ Đề tài sáng kiến đạt yêu cầu: đề tài có tổng số điểm đạt từ 70 điểm trở lên, trong đó có tổng số điểm ở mục 2 đạt tối thiểu là 60 điểm và không có nội dung nào ở mục 2.1, 2.2, 2.3 dưới 13.
	+ Đề tài sáng kiến không đạt yêu cầu: đề tài có tổng số điểm đạt dưới 70 điểm (hoặc trên 70 điểm nhưng tổng số điểm ở mục 2 đạt dưới 60 điểm hoặc có 1 tiêu chuẩn ở mục 2.1, 2.2, 2.3 đạt dưới 13 điểm).
5.3. Áp dụng kết quả đề tài trong việc xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”.
	- Đề tài SKKN được xếp loại đạt yêu cầu theo qui định ở mục 5.2 và được các thành viên Hội đồng Khoa học, Sáng kiến bỏ phiếu đồng ý đạt tỉ lệ từ 80% trở lên sẽ đề nghị xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” nếu có đăng ký đầu năm. 
	- Đề tài SKKN đạt từ 80 điểm trở lên, có tổng số điểm ở mục 2 đạt tối thiểu là 65 điểm và không có tiêu chuẩn nào ở mục 2.1, 2.2, 2.3 dưới 15 điểm và được các thành viên Hội đồng Khoa học, Sáng kiến bỏ phiếu đồng ý đạt tỉ lệ từ 80% trở lên sẽ được đề nghị xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” nếu có đăng ký đầu năm. 
	- Đề tài không hợp lệ hoặc không đạt yêu cầu sẽ không được xét danh hiệu CSTĐ các cấp.
6. Quy trình đánh giá SKKN của Hội đồng Khoa học, Sáng kiến:
6.1. Đối với các trường/trung tâm : 
Việc đăng ký, đánh giá, xếp loại SKKN của các đơn vị theo các trình tự như sau :
- Bước 1: Đối chiếu với tên đề tài đã đăng ký đầu năm, xác định tính hợp lệ của đề tài theo qui định hướng dẫn của công văn này.
- Bước 2: Tổ chuyên môn thẩm định, ghi nhận xét, đánh giá, xếp loại vào cuối bản SKKN và chuyển Hội đồng Khoa học, Sáng kiến của đơn vị.
- Bước 3: Hội đồng Khoa học, Sáng kiến của đơn vị thẩm định, ghi nhận xét, điểm chi tiết và xếp loại vào SKKN và phiếu chấm ở cuối bản SKKN.
- Bước 4: 
 + Hội đồng Khoa học, Sáng kiến của đơn vị họp để nghe báo cáo tình hình chấm, thống nhất kết quả và bỏ phiếu lấy ý kiến đồng ý để đề nghị xét danh hiệu chiến sĩ thi đua.
 + Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Sáng kiến của đơn vị xác nhận kết quả vào SKKN và phiếu chấm. 
- Bước 5: Hoàn thành đầy đủ các hồ sơ nộp về đơn vị quản lý cấp trên theo các mốc thời gian quy định.
6.2. Đối với cấp Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT : 
- Bước 1: Thẩm định đề tài theo từng môn/lĩnh vực; ghi nhận xét, điểm chi tiết, xếp loại vào SKKN và phiếu chấm (theo mẫu phụ lục 3). Các phiếu chấm được kẹp lại thành tập theo môn/lĩnh vực. 
- Bước 2: 
 + Hội đồng Khoa học, Sáng kiến họp để nghe báo cáo tình hình chấm, thống nhất kết quả và bỏ phiếu lấy ý kiến đồng ý để đề nghị xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
 + Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Sáng kiến xác nhận kết quả vào SKKN và phiếu chấm.
- Bước 3: Hoàn thành đầy đủ các hồ sơ nộp về đơn vị quản lý cấp trên theo quy định.
C. Thủ tục và thời hạn nộp hồ sơ
1. Hồ sơ đăng ký SKKN: 
 Nộp theo hồ sơ đăng ký thi đua đầu năm học, gồm có:
- Tờ trình
- Danh sách đăng ký SKKN (theo mẫu Phụ lục 1)
- File danh sách đăng ký đính kèm, định dạng theo file.xls
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định SKKN gồm:
- Tờ trình.
- Danh sách SKKN đề nghị xét danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp của đơn vị (theo mẫu phụ lục 2)
- Biên bản họp đánh giá xếp loại SKKN của Hội đồng xét SKKN của đơn vị (theo mẫu phụ lục 4); kèm theo danh sách (theo mẫu phụ lục 4.1).
- Các bản SKKN của cá nhân (CSTĐ cấp tỉnh: 3 bản chính +11 bản phô tô, CSTĐ cơ sở: 1 bản) đóng thành gói xếp thứ tự theo danh sách nộp SKKN.
- File danh sách nộp SKKN đính kèm, định dạng theo file.xls
3. Thời gian nộp hồ sơ SKKN (đối với các đơn vị trực thuộc Sở):
- Hồ sơ đăng ký SKKN: Chậm nhất là ngày 15/10 (của đầu năm khai giảng).
- Hồ sơ đề nghị thẩm định SKKN: Từ ngày 20/3 đến hết ngày 30/3 (của năm sau khai giảng)
- Nơi nhận hồ sơ: bộ phận Thi đua Khen thưởng Sở.
- File danh sách nộp SKKN được định dạng theo file.xls theo mẫu quy định, gửi qua địa chỉ mail: huynv@hue.edu.vn
Một số điểm lưu ý về thời gian, thủ tục, hồ sơ: 
- Các tổ chấm SKKN của Hội đồng Khoa học, Sáng kiến của Sở bắt đầu làm việc từ ngày 02/4 (của năm sau khai giảng).
- Nếu SKKN nào không hợp lệ hoặc không đạt yêu cầu thì không đề nghị lên Hội đồng Khoa học, Sáng kiến cấp trên.
- Các đơn vị trực thuộc Sở phân loại SKKN theo lĩnh vực hoặc môn học mà nội dung SKKN đề cập tới trước khi nộp về Sở (Xem phân loại lĩnh vực viết SKKN ở phụ lục 7), tránh nhầm lẫn giữa nội dung SKKN đề cập tới với chức vụ hoặc chuyên môn được giao của tác giả. 
Ví dụ: 
+ SKKN của giáo viên toán nhưng viết về công tác chủ nhiệm thì xếp vào lĩnh vực quản lý chứ không xếp vào lĩnh vực Toán. 
+ SKKN của hiệu trưởng viết về lĩnh vực hoạt động ngoại khóa thì xếp vào Hoạt động Giáo dục ngoài giờ, chứ không phải xếp vào lĩnh vực quản lý.
- Các đơn vị phải gửi đĩa CD chứa nội dung tất cả các tệp đề tài SKKN của tất cả các tác giả trong đơn vị về Sở theo các tên file quy định như sau:
lĩnh vực_tentacgia_tendonvi.doc (tên lĩnh vực ghi theo ký hiệu ở phụ lục 7) 
Ví dụ: SKKN môn Toán của cô Minh, trường THPT Gia Hội sẽ đặt tên tệp: Toan_Minh_Giahoi.doc .
III. HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, ỨNG DỤNG KẾT QUẢ SKKN
Các đơn vị có thể áp dụng các hình thức phổ biến ứng dụng SKKN sau:
1. Tổ chức hội thảo theo các chuyên đề nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm;
2. Tổ chức báo cáo, trao đổi thảo luận, sinh hoạt chuyên đề giới thiệu các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá xếp loại cao (qua sinh hoạt tổ chuyên môn, trong quản lý giáo dục...);
3. Áp dụng thử nghiệm các SKKN tại đơn vị; tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm;
4. Lưu giữ các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm tại đơn vị; giới thiệu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiên cứu;
5. Công khai các đề tài đạt yêu cầu trên website của đơn vị để áp dụng.
Trên đây là Hướng dẫn về thủ tục hồ sơ, quy trình xét duyệt, xếp loại Sáng kiến kinh nghiệm đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp của ngành GD&ĐT, yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện và phổ biến cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động biết và nắm rõ, trong quá trình triển khai nếu có gì vướng mắc thì báo cáo về Sở (qua bộ phận thường trực thi đua ngành GD&ĐT) để được hướng dẫn thêm./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban TĐ-KT tỉnh để báo cáo;
- Ban GĐ;
- Công đoàn GD tỉnh (để phối hợp);
- Các phòng, ban cơ quan Sở;
- Website Ngành;
- Lưu VT.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Ngọc Sơn

File đính kèm:

  • dochuong_dan_skkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan