Chuyên đề Phương pháp, hình thức tổ chức dạy cộng trừ trong phạm vi 10

Cơ sở lý luận:

 Để đạt được mục tiêu dạy học, yêu cầu giáo viên phải đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp, áp dụng linh hoạt các phương pháp - hỡnh thức dạy học. Mà phương pháp- hỡnh thức dạy học toán là tổ chức các hoạt động học toán cho học sinh. Giáo viên không áp đặt, thông báo kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh tìm tòi, phát hiện, chủ động tự chiếm lĩnh chi thức thông qua các tình huống, ví dụ cụ thể.

 Học sinh khi vào lớp 1, những hiểu biết của các em rất gần với những kiến thức ở môn toán lớp 1, nhiều học sinh thậm chí đã biết đọc biết viết các số, tính toán trước khi vào lớp 1. Nhưng các em chưa nắm được kí hiệu để ghi lại. Môn Toán giúp các em nắm được kiến thức về ngôn ngữ, để tính toán trong cuộc sống, nhận ra cái hay, lí thú khi học toán.

 Như vậy, môn toán lớp 1 là nền móng của bậc tiểu học. Dạy toán lớp 1 có nhiệm vụ rất lớn lao giúp các em có tri thức, cơ sở ban đầu về toán học, hình thành kĩ năng thực hành tính toán, đo lường, giải toán có lời văn và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng gây hứng thú học tập toán. Phát triển hợp lí khả năng suy luận, biết diễn đạt đúng bằng lời bằng chữ viết góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt và sáng tạo. Học sinh phải hoạt động, tìm tòi phát hiện hình thành kiến thức cho mình.

 Dạy học toán ở tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng theo phương châm"nghe thì quên, nhìn thì nhớ và làm thì hiểu". Giáo viên không nói nhiều, làm thay, học sinh không thụ động, chỉ biết nghe và ghi nhớ. Vì vậy tổ chức hoạt động học toán cho học sinh đó là định hướng đổi mới phương pháp dạy học sâu sắc nhất ở tiểu học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp, hình thức tổ chức dạy cộng trừ trong phạm vi 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYấN ĐỀ 1
PhƯơng pháp - hình thức tổ chức dạy cộng trừ
 trong phạm vi 10
--------------------
A. Lý do viết chuyên đề
	1. Cơ sở lý luận:
	Để đạt được mục tiêu dạy học, yêu cầu giáo viên phải đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp, áp dụng linh hoạt các phương pháp - hỡnh thức dạy học. Mà phương pháp- hỡnh thức dạy học toán là tổ chức các hoạt động học toán cho học sinh. Giáo viên không áp đặt, thông báo kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh tìm tòi, phát hiện, chủ động tự chiếm lĩnh chi thức thông qua các tình huống, ví dụ cụ thể.
	Học sinh khi vào lớp 1, những hiểu biết của các em rất gần với những kiến thức ở môn toán lớp 1, nhiều học sinh thậm chí đã biết đọc biết viết các số, tính toán trước khi vào lớp 1. Nhưng các em chưa nắm được kí hiệu để ghi lại. Môn Toán giúp các em nắm được kiến thức về ngôn ngữ, để tính toán trong cuộc sống, nhận ra cái hay, lí thú khi học toán.
	Như vậy, môn toán lớp 1 là nền móng của bậc tiểu học. Dạy toán lớp 1 có nhiệm vụ rất lớn lao giúp các em có tri thức, cơ sở ban đầu về toán học, hình thành kĩ năng thực hành tính toán, đo lường, giải toán có lời văn và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng gây hứng thú học tập toán. Phát triển hợp lí khả năng suy luận, biết diễn đạt đúng bằng lời bằng chữ viết góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt và sáng tạo. Học sinh phải hoạt động, tìm tòi phát hiện hình thành kiến thức cho mình.
	Dạy học toán ở tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng theo phương châm"nghe thì quên, nhìn thì nhớ và làm thì hiểu". Giáo viên không nói nhiều, làm thay, học sinh không thụ động, chỉ biết nghe và ghi nhớ. Vì vậy tổ chức hoạt động học toán cho học sinh đó là định hướng đổi mới phương pháp dạy học sâu sắc nhất ở tiểu học.
	2. Cơ sở thực tiễn:
	Thực tế cho thấy trong một lớp học có những học sinh tiếp thu nhanh và có những học sinh tiếp thu chậm. Trong giảng dạy cho thấy một số em còn mải chơi chưa tích cực học tập nên việc nắm bắt kiến thức mới còn lơ mơ. Một số em trí nhớ không tốt nên vừa học đã quên ngay. Giáo viên chưa thực sự chú trọng đầu tư thời gian, nghiên cứu kĩ bài dạy. 
Yêu cầu đặt ra là giáo viên phải làm cho tất cả học sinh đều nắm được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng để đạt trình độ chuẩn, đồng thời chú ý đến đối tượng học sinh để các em không cảm thấy nhàm chán. Một bài học có những yêu cầu mức độ khác nhau, giáo viên phải gia công về kiến thức và kỹ năng để phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Với những lý do trên tổ 1 đã mạnh dạn đưa ra chuyên đề: '' Phương phỏp và hỡnh thức tổ chức dạy cộng trừ trong phạm vi 10”
B . Nội dung
1) Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề bằng cách:
+ Quan sát hình vẽ, nêu đề toán ứng với hình vẽ.
- Giáo viên chỉ rõ bản chất của khái niệm (chú ý: Tên gọi - ký hiệu)
Ví dụ: "Một thêm một bằng hai"
Ta viết như sau: 1 + 1 = 2
- Bài học có nội dung là kiến thức mới, hình thành các phép cộng, phép trừ phải thông qua các từ: "Thêm, bớt". Sau đó học sinh sử dụng đồng bộ đồ dùng học toán thực hành, chọn các số và dấu lập các phép tính cộng, trừ tương ứng. Học sinh ghi nhớ các phép tính cộng, trừ và luyện tập.
2) Dạy học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới
- Do sách giáo khoa chia nội dung kiến thức thành các mạch bài giống nhau nên khi dạy giáo viên cần chú ý:
+ Giúp học sinh phát hiện, tự nêu vấn đề thông qua các hình vẽ (mô hình)
+ Học sinh giải quyết vấn đề bằng khái niệm "thêm, bớt" trả lời cho đề toán với hình vẽ (mô hình)
+ Học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới bằng cách tự chọn các số, các dấu lập các phép tính cộng, trừ (kiến thức vừa mới học) vận dụng làm bài tập thực hành.
3) Dạy học sinh cách thức phát hiện kiến thức mới và chiếm lĩnh kiến thức mới
- Học sinh nêu vấn đề thông qua việc quan sát các hình vẽ (mô hình)
- Học sinh giải quyết vấn đề trên cơ sở: Giáo viên đặt vấn đề ... Học sinh rút ra kết luận.
- Học sinh ghi nhớ phần bài học và áp dụng vào thực hành, luyện tập.
Lưu ý: Giáo viên cần hiểu rõ hơn bản chất của phép cộng, phép trừ.
* Phép cộng: Là phép hợp của hai tập hợp hữu hạn không giao nhau.
- Khi dạy các phép cộng trong phạm vi 10 cần tiến hành theo 3 bước:
+ Quan sát hình vẽ (mô hình, nêu vấn đề toán).
+ Trả lời cho đề toán đã nêu (giải quyết vấn đề).
+ Hình thành các phép tính cộng.
* Phép trừ: Bản chất của phép trừ là phép tính ngược của phép cộng.
(Theo quan niệm toán học là: Đi tìm phần bù của một tập hợp)
- Khi dạy các phép trừ trong phạm vi 10 cũng cần tiến hành theo 3 bước:
+ Quan sát hình vẽ (mô hình, nêu vấn đề toán).
+ Trả lời cho đề toán đã nêu (giải quyết vấn đề).
+ Hình thành các phép tính trừ.
C. Phương pháp
Dạy các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 cần áp dụng các phương pháp dạy học sau:
1- Phương pháp quan sát.
2- Phương pháp đàm thoại (hỏi - đáp).
3- Phương pháp luyện tập.
4- Phương pháp kiểm tra.
Các phương pháp dạy học này được giáo viên áp dụng một cách linh hoạt và kết hợp cùng với việc sử dụng các thiết bị dạy học thể hiện trong tiến trình một tiết dạy.
D. Hình thức tổ chức dạy học cho học sinh thành lập các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10
I. Dạy các phép cộng, trừ trong phạm vi 5
	Khi dạy hình thành các số hiển nhiên học sinh nhận biết được các số từ 1 đến 5. Do vậy, các số từ 1 đến 5 là các số trực giác. Vậy lên khi dạy các phép cộng, trừ trong phạm vi 5 cũng là trực giác thông qua số đếm.
1) Dạy phép cộng trong phạm vi 3
a) Giới thiệu phép cộng 1 + 1 = 2
 - Đây là phép cộng đầu tiên giáo viên giới thiệu với học sinh biết và hình thành phép cộng. Do đó giáo viên cần chỉ rõ bản chất của khái niệm.
- Giáo viên giới thiệu hình vẽ gồm hai con thỏ.
+ Tổ chức học sinh quan sát, nêu đề toán ứng với hình vẽ.
+ Yêu cầu học sinh trả lời cho đề toán nêu.
+ Giới thiệu cho học sinh tên gọi và ký hiệu của phép tính.
"Một thêm một bằng hai" ta viết như sau: 1 + 1 = 2
+ Giáo viên giới thiệu dấu +, phép cộng.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc, cách viết phép tính cộng 1 + 1 = 2.
+Hướng dẫn học sinh chọn các số, dấu, lập phép tính: 1 + 1 = 2.
b) Giới thiệu phép cộng 2 + 1 = 3, 1 + 2 = 3
- Giới thiệu hình vẽ (mô hình) gồm 3 hình vuông.
+ Quan sát hình vẽ (mô hình) nêu đề toán. (Hai hình vuông thêm một hình vuông là mấy hình vuông ?)
+ Trả lời đề toán vừa nêu.
+ Chọn các số và dấu lập phép tính ứng với đề toán vừa nêu:
	2 + 1 = 3
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Vẫn sử dụng hình vẽ (mô hình) 3 hình vuông đó: Hãy nêu đề toán khác ứng với mô hình. (Một hình thêm hai hình vuông là mấy hình vuông ?)
+ Chọn các số và dấu lập phép tính cộng ứng với đề toán vừa nêu:
	1 + 2 = 3.
2) Thành lập và ghi nhớ phộp cộng trong phạm vi 4, 5 tiến hành tương tự như thành lập ghi nhớ phộp cộng trong phạm vi 3
II. Dạy các phép trừ trong phạm vi 5
Hình thức tổ chức dạy học sinh thành lập các phép trừ trong phạm vi 5.
1) Dạy phép trừ trong phạm vi 3
Hình thức tổ chức dạy học sinh thành lập các phép trừ trong phạm vi 3 tơng tự các phép cộng trong phạm vi 3.
a) Giới thiệu phép trừ: 2 - 1 = 1
- Giáo viên giới thiệu hình vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ tự nêu bài toán. (Có hai con ong đậu trên cành hoa, một con ong bay đi. Hỏi còn lại mấy con ong ?)
+ Hướng dẫn học sinh tự trả lời câu hỏi của bài toán.
+ Giáo viên giới thiệu tên gọi, ký hiệu: "Hai bớt một còn một, ta viết như sau: 2 - 1 = 1".
- Giáo viên giới thiệu dấu trừ, phép trừ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc: "Hai trừ một bằng một". 
b) Tương tự giáo viên giới thiệu hai phép tính trừ: 3 - 1 = 2, 3 - 2 = 1.
+ Quan sát hình vẽ, lập các phép trừ, thích hợp.
+ Vì sao em lập được các phép trừ đó ?
- Sau khi giới thiệu xong các phép trừ trong phạm vi 3. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết bước đầu về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
2) Dạy phép trừ trong phạm vi 4,5 tương tự như dạy phộp trừ trong phạm vi 3
* Dạy các phép cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9 , 10.
III. dạy các phép cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9 , 10.
1) Dạy phép cộng trong phạm vi 6
Hướng dẫn học sinh thành lập các phép cộng trong phạm vi 6.
a) Hướng dẫn học sinh lập phép tính 5 + 1 = 6, 1 + 5 =6
- Giới thiệu hình vẽ (mô hình) gồm 6 hình tam giác
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, nhận xét: Bên phải (bên trái) hình vẽ có mấy hình tam giác ?
+ Yêu cầu học sinh nêu đề toán ứng với hình vẽ. (Có năm hình tam giác, thêm một hình tam giác là mấy hình tam giác ?)
+ Yêu cầu học sinh chọn các số và dấu lập phép tính: 5 + 1 = 6
- Giáo viên yêu cầu nêu đề toán khác ứng với hình vẽ 6 hình tam giác.
+ Yêu cầu học sinh chọn các số và dấu làm phép tính: 1+ 5 = 6
b) Hướng dẫn học sinh lập các phép tính: 4 + 2 = 6; 2 + 4 = 6
- Giáo viên giới thiệu hình vẽ ( mô hình) gồm 6 hình tròn.
- Quan sát hình vẽ, lập các phép tính ứng với hình vẽ:
	4 + 2 = 6
	2 + 4 = 6
+ Vì sao em lập được phép tính đó ?
c) Hướng dẫn học sinh lập các phép tính: 3 + 3 = 6
- Giáo viên giới thiệu hình vẽ (mô hình) gồm 6 hình vuông.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các phép tính ứng với mỗi hình vẽ: 3 + 3 = 6.
+ Vì sao em nêu được các phép tính 3 + 3 =6.
2) Dạy phép cộng trong phạm vi 7, 8, 9, 10 tương tự
IV. Dạy các phép trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10
- Hình thức tổ chức học sinh lập các phép trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10 tương tự như dạy các phép cộng trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10.
- Chỉ khác là: Phép trừ là phép tính ngược của phép cộng.
Hình vẽ (mô hình) để học sinh quan sát, nêu đề toán cần thể hiện các phần tử của một tập hợp: Vì bản chất của phép trừ là đi tìm phần bù của một tập hợp.
- Trong tiết học: Học sinh chủ động nắm kiến thức thông qua các hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó việc thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh để lập các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 bằng nhiều hình thức khác nhau là rất cần thiết và nên thực hiện để tiết học nhẹ nhàng hơn mà học sinh lại tiếp thu được kiến thức mới thuận tiện hơn.
 Sau hoạt động hướng dẫn học sinh lập được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 giáo viên cần luyện cho học sinh đọc và ghi nhớ các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. Từ đó học sinh vận dụng kiến thức mới vừa học vào thực hành, luyện tập.
V- Hình thức tổ chức hƯớng dẫn học sinh thực hành - luyện tập
Phần thực hành thường được gắn liền sau phần hình thành kiến thức mới ở các tiết toán lớp 1. Những bài tập thực hành nhằm luyện kỹ năng làm tính, kỹ năng tính toán cho học sinh.
Trong quá trình học tập: Học sinh tự tìm ra kiến thức rồi áp dụng kiến thức vào thực hành. Ngược lại, những bài tập thực hành giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Vậy nên khi hướng dẫn học sinh phần thực hành giáo viên cần sử dụng nhiều hình thức để trong khoảng thời gian nhất định của tiết học học sinh cần phải giải quyết hết các bài tập trong bài học.
- Các hình thức tổ chức học sinh làm bài tập thực hành:
+ Học sinh thực hiện trên bảng con: Viết phép cộng, trừ theo hàng ngang, cột dọc.
+ Học sinh tính nhẩm.
+ Học sinh lên bảng làm bài (Học sinh dưới lớp tính nhẩm, nhận xét).
+ Học sinh thực hành làm bài trong sách giáo khoa (Học kỳ 1)
+ Học sinh thực hành làm bài tập vào vở ô ly (Học kỳ 2).
- Khi học sinh làm xong bài tập trong sách giáo khoa hoặc trong vở ô ly, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đổi vở cho nhau theo cặp để các em tự kiểm tra kết quả bài làm của bạn, nhằm giúp học sinh tự đánh giá được kiến thức của bạn.
Tuỳ theo trình độ học sinh của lớp mà giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức giúp các em giải quyết hết các bài tập theo yêu cầu của bài học.
Giỏo ỏn minh họa
Tiết 58: Phép cộng trong phạm vi 10
A - Mục tiêu 
- Học sinh biết làm tính cộng trong phạm vi 10.
- Học sinh có ý thức chăm chỉ học tập để thuộc bảng cộng trong phạm vi 10 và làm tính cộng nhanh, đúng.
B - Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Mô hình 10 hình vuông, 10 hình tròn, 10 hình tam giác, 10 quả táo, 10 bông hoa, sách giáo khoa, bảng phụ, que chỉ.
- Học sinh: Bảng con, sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán thực hành.
C - hoạt động dạy học chủ yếu
I. Kiểm tra bài cũ: 4 – 5’
 - Hai học sinh lên bảng làm bài:
	8 + 1 = 	9 - 2 =
	9 - 4 = 	6 + 3 =
 - Học sinh ở dưới lớp đọc thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 (2 - 3 học sinh)
II. Bài mới:
1. Hình thành và ghi nhớ phộp cộng trong phạm vi 10: 8-10’
a) Hình thành phộp cộng trong phạm vi 10: 5- 6’
- Giáo viên giới thiệu mô hình gồm 10 hình vuông:
Lập phép tính: 9 + 1 = 10; 1 + 9 = 10
+ Quan sát mô hình, nêu đề toán.
+ Chọn các số và dấu lập các phép cộng ứng với mô hình.
+ Đọc các phép tính lập được
- Học sinh quan sát hình vẽ, nêu đề toán rồi chọn các số và dấu lập các phép cộng tương ứng.
- Giáo viên giới thiệu mô hình gồm 10 hình tròn:
Lập phép tính: 8 + 2 = 10; 2 + 8 = 10
+ Quan sát mô hình, nêu đề toán.
+ Chọn các số và dấu lập các phép tính cộng.
+ Đọc các phép tính.
- Học sinh quan sát hình vẽ làm tương tự.
- Giáo viên giới thiệu mô hình gồm 10 hình tam giác:
Lập phép tính: 7 + 3 = 10; 3 + 7 = 10
+ Quan sát mô hình, Lập các phép cộng ứng với mô hình.
+ Đọc các phép cộng vừa lập được.
+ Vì sao em lập được phép tính đó.
- Học sinh quan sát hình vẽ nêu các phép tính rồi giải thích cách làm.
- Giáo viên giới thiệu mô hình gồm 10 quả táo:
Lập phép tính: 6 + 4 = 10; 4 + 6 = 10
+ Quan sát mô hình, nêu các phép tính ứng với mô hình.
+ Vì sao em nêu được phép tính 6 + 4 = 10 ? 
	 4 + 6 = 10 ?
+ Đọc các phép tính.
- Học sinh quan sát hình vẽ nêu các phép tính rồi giải thích cách làm.
- Giáo viên sử dụng mô hình gồm 10 bông hoa:
Lập phép tính: 5 + 5 = 10
+ Quan sát mô hình, viết các phép tính ứng với mô hình.
+ Vì sao em viết phép tính 5 + 5 = 10 ?
- Học sinh quan sát hình vẽ, viết phép tính thích hợp vào bảng con rồi giải thích cách làm.
b) Luyện đọc phộp cộng trong phạm vi 10: 3- 4’
- Luyện đọc các phép cộng trong phạm vi 10
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh.
- Xoá bớt thành phần của phép tính, yêu cầu học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 10. 
- Khuyến khích học sinh đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10.
- Nghỉ giữa tiết: Học sinh hát.
2. Thực hành:18 - 20’
Bài 1: 
a- Thực hiện trên bảng con:
 1 2 3 4 5 9
 + + + + + +
 9 8 7 6 5 1 
- Học sinh đặt tính trên bảng con.
b- Giáo viên sử dụng bảng phụ:
1 + 9 = 	 2 + 8 = 	 3 + 7 = 	 4 + 6 =
9 + 1 = 	 8 + 2 = 	 7 + 3 = 	 6 + 4 =
9 - 1 = 	 8 - 2 = 	 7 - 3 = 	 6 - 3 =
+ Hai học sinh lên bảng làm bài.
+ Nhận xét 2 phép tính cộng trong một cột
- Học sinh tính nhẩm nêu kết quả rồi nhận xét.
Bài 2
+ Giáo viên sử dụng bảng phụ.
+ Một học sinh lên bảng làm tính tiếp sức.
- Học sinh tính nhẩm, nahạn xét bài làm của bạn.
Bài 3: Bài toán yêu cầu gì ?
+ Học sinh làm bài trong SGK 
+ Viết phép tính thích hợp.
+ Vì sao em viết phép tính 6 + 4 = 10 ?
	hoặc	 4 + 6 = 10 ?
- Học sinh làm bài rồi giải thích cách làm 
3. Củng cố: 2-3’
 - Học sinh đọc các phép cộng trong phạm vi 10
- Nhận xột giờ học.
 Quang Khải, ngày 15 thỏng 10 năm 2019
	 NGƯỜI VIẾT
	 Nguyễn Thi Hà
í KIẾN CỦA BAN GIÁM HIỆU
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docchuyen_de_phuong_phap_hinh_thuc_to_chuc_day_cong_tru_trong_p.doc
Sáng Kiến Liên Quan