Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để hoàn thành chương trình và đảm bảo chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 1 năm học 2019-2020

Trước thời gian nghỉ học tại trường do thực hiện phòng, chống dịch Covid-2019 đa số học sinh các trường mới bước vào thực hiện chương trình học kỳ 2 một số tuần. Trong thời gian 03 tháng nghỉ học, các nhà trường đã triển khai nhiều hình thức học tập để duy trì kiến thức đã học cho học sinh dưới nhiều hình thức, như: phát phiếu ôn tập, hướng dẫn học tại nhà, dạy học trực tuyến (Zoom; Viettel Study; Microsoft Teams ), học qua truyền hình, qua các ứng dụng khác như Zalo, facebook, hướng dẫn học tại nhà dưới sự hỗ trợ của cha mẹ, anh chị,

 Với sự nhiệt tình, tận tâm của thầy/cô, bằng nhiều hình thức dạy học đã giúp học sinh duy trì, ôn tập, củng cố, nâng cao được kiến thức, thậm chí có trường lớp đã triển khai dạy chương trình theo tiến độ khung biên chế năm học. Tuy nhiên, ở một số vùng miền nhiều học sinh đặc biệt là học sinh lớp1việc ôn, học còn gặp rất nhiều khó khăn. Khi trở lại học tại lớp, trong lớp sẽ xuất hiện nhiều nhóm đối tượng (có mức độ kiến thức bài học) học sinh khác nhau, như: nhóm học sinh đọc, viết khá tốt; nhóm học sinh đọc, viết còn phải đánh vần, đọc chậm; nhóm học sinh quên mặt chữ và có thể có em không đọc, không viết được (đặc biệt là đối với các vần khó có nhiều âm ghép như iên, iêt, uôn, uốt, oang, oac, ). Bên cạnh đó nhiều thói quen trong học tập như các quy định, thực hiện các lệnh làm việc, một số kỹ năng như cách cầm bút, tư thế ngồi viết đã bị mai một.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để hoàn thành chương trình và đảm bảo chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 1 năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số giải pháp 
để hoàn thành chương trình và đảm bảo chất lượng
môn Tiếng Việt lớp 1 năm học 2019-2020
Trước thời gian nghỉ học tại trường do thực hiện phòng, chống dịch Covid-2019 đa số học sinh các trường mới bước vào thực hiện chương trình học kỳ 2 một số tuần. Trong thời gian 03 tháng nghỉ học, các nhà trường đã triển khai nhiều hình thức học tập để duy trì kiến thức đã học cho học sinh dưới nhiều hình thức, như: phát phiếu ôn tập, hướng dẫn học tại nhà, dạy học trực tuyến (Zoom; Viettel Study; Microsoft Teams), học qua truyền hình, qua các ứng dụng khác như Zalo, facebook, hướng dẫn học tại nhà dưới sự hỗ trợ của cha mẹ, anh chị, 
	Với sự nhiệt tình, tận tâm của thầy/cô, bằng nhiều hình thức dạy học đã giúp học sinh duy trì, ôn tập, củng cố, nâng cao được kiến thức, thậm chí có trường lớp đã triển khai dạy chương trình theo tiến độ khung biên chế năm học. Tuy nhiên, ở một số vùng miền nhiều học sinh đặc biệt là học sinh lớp1việc ôn, học còn gặp rất nhiều khó khăn. Khi trở lại học tại lớp, trong lớp sẽ xuất hiện nhiều nhóm đối tượng (có mức độ kiến thức bài học) học sinh khác nhau, như: nhóm học sinh đọc, viết khá tốt; nhóm học sinh đọc, viết còn phải đánh vần, đọc chậm; nhóm học sinh quên mặt chữ và có thể có em không đọc, không viết được (đặc biệt là đối với các vần khó có nhiều âm ghép như iên, iêt, uôn, uốt, oang, oac,). Bên cạnh đó nhiều thói quen trong học tập như các quy định, thực hiện các lệnh làm việc, một số kỹ năng như cách cầm bút, tư thế ngồi viết đã bị mai một. 
	Chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1 là nền tảng vững chắc để thực hiện tốt chương trình giáo dục trong những năm học tiếp theo. Để đảm bảo hoàn thành chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 có chất lượng trong thời gian còn lại (khoảng:120-140 tiết/9-10 tuần), xin gợi ý một vài giải pháp sau: 
1. Tiếp tục khảo sát (đánh giá) mức độ kiến thức học sinh 
- Đánh giá về kiến thức: Khảo sát các kiến thức đã học về ngữ âm, chữ viết và Quy tắc chính tả của học sinh.
- Đánh giá về các kỹ năng: Tập trung vào 02 kỹ năng đọc và viết
+ Về kĩ năng đọc: Đọc âm, vần, tiếng và bài ứng dụng (mức độ: đánh vần, đọc trơn, đọc trôi chảy).
Sau khi phân loại mức độ kiến thức, kỹ năng cơ bản của học sinh ở những 
buổi học đầu tiên khi trở lại trường học tập, giáo viên tiếp tục đánh giá học sinh ở các tiết học tiếp theo. Mức độ đánh giá dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng đạt được tại thời điểm nghỉ học. 
	+ Về kĩ năng viết: Yêu cầu viết cỡ chữ vừa và nhỏ; nội dung viết: tô chữ hoa; bài tập viết, bài viết chính tả đúng cỡ chữ và đảm bảo tốc độ, bài viết chính tả thực hiện viết theo hình thức nghe - viết (Giáo viên đánh giá theo chuẩn KT, KN mà học sinh đã học trước khi nghỉ học). 
	+ Chú ý tư thế đọc, viết của học sinh (đảm bảo yêu cầu).
	+ Các kỹ năng nghe, nói triển khai đánh giá một cách linh hoạt.
	+ Cơ sở vật chất: Khoảng cách bàn-ghế và chiều cao của học sinh; Các dụng cụ học tập, như: bút viết (loại bút), phấn viết bảng, giẻ lau
2. Triển khai dạy học
Với thực trạng chất lượng học sinh trong một lớp không đồng đều, khập khiểng, thời lượng dạy học còn lại và yêu cầu phải hoàn thành chương trình có chất lượng trong cái nóng bức của mùa hè là một thử thách lớn với giáo viên. Do vậy, có thể triển khai đồng bộ, linh hoạt một số giải pháp khi dạy môn Tiếng Việt 1 trong thời gian còn lại của năm học như sau:
- Xây dựng kế hoạch: 
+ Đảm bảo dạy học theo chương trình (tinh giản của Bộ GDĐT). Dựa trên kết quả khảo sát để điều chỉnh và chọn nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng; khi xây dựng nội dung, chọn hình thức dạy học của bài học cần chú trọng tăng cường các hoạt động hướng dẫn cá nhân trong quá trình học tập.
+ Linh hoạt điều chỉnh kế hoạch theo mức độ nắm kiến thức của học sinh;
+ Kế hoạch được điều chỉnh nhằm tăng cường cho học sinh được hoạt động (cụ thể cho mức độ đọc, viết của từng học sinh, hoặc nhóm học sinh).
	- Dạy học tại lớp:
	+ Tập trung thực hiện quy trình dạy học 4 bước, nhưng phải rất linh hoạt khi quan sát, đánh giá kết quả hoặc mức độ tham gia học tập của từng học sinh;
	+ Tăng cường dạy học “cá thể hóa” hoạt động cá nhân của học sinh:
	Tùy kết quả việc đánh giá đầu vào (mới vào học trở lại, qua kết quả ngày học), theo dõi mức độ tiếp nhận bài học hàng ngày giáo viên có những điều chỉnh hợp lý cho mỗi học sinh về kĩ năng đọc, viết; Cần phân tích rõ từng nguyên nhân cụ thể (Ví dụ: Mức độ đọc của học sinh, như: phát âm các âm, đánh vần các vần thông thường, vần khó; đọc trơn tiếng và bài ứng dụng, ngắt, nghỉ ở chỗ có dấu câu; đọc thuộc một số đoạn hoặc bài văn ngắn. Từ đây có hướng dẫn cụ thể học sinh điều chỉnh, tư vấn phụ huynh hướng dẫn học sinh sửa chữa, bổ sung cho các em).
	- Dạy học theo đối tượng:
	Tùy vào điều kiện của mỗi lớp học/nhà trường để xây dựng kế hoạch kèm cặp, phụ đạo thêm cho nhóm đối tượng học sinh tiếp thu bài chậm và quên kiến thức đã học. Nhà trường/giáo viên có thể bố trí phụ đạo thêm cho cá nhân học sinh/theo nhóm/lớp vào thời gian buổi chiều (sắp xếp buổi học, GV dạy một cách hợp lí về tâm lý học sinh, con người và điều kiện CSVC, thời tiết) để giúp học sinh theo kịp các bạn và nắm vững kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt. 
	3. Hướng dẫn học tập ở nhà
Với tinh thần hiện tại học sinh chỉ đến trường học tập 01 buổi còn 01 buổi học ở nhà, nên giáo viên có điều kiện để hướng dẫn và giao bài để tự học ở nhà; giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh học tại nhà (tự học và tự học có hướng dẫn) bằng các hình thức sau:
	- Giao bài và hướng dẫn cách học (hoàn thành) bài ở nhà trong sách, vở;
	- Phiếu học tập (dạng bài tập đọc, viết); 
	- Đọc các loại truyện, tin nhắn, báo chí (mượn tại thư viện, in trên trên giấy, mạng tại nhà);
	- Ghép tiếng, từ, mô hình: Hướng dẫn học sinh sử dụng các bộ chữ viết để ghép thành tiếng, từ khóa; sử dụng xếp hình- xếp thành hình yêu thích và viết tên gọi (cao hơn là viết cảm nhận) về mô hình vừa lắp ghép (chụp hình gửi cho giáo viên qua ứng dụng trên mạng internet).
	- Việc đánh giá sản phẩm tự học của học sinh luôn tuân thủ Thông tư 22 (chỉ ra cụ thể điểm chưa đạt, tư vấn sửa chữa và chú trọng lấy khuyến khích, động viên học sinh); GV chú ý khen ngợi, khích lệ học sinh từ những tiến bộ nhỏ nhất.
	- Phối hợp với cha mẹ (ông/bà, cha mẹ, anh chị) học sinh: Đây là một kênh quan trọng để hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy học trong điều kiện hiện tại (chỉ học 01 buổi ở trường và tính cấp bách của thời gian, mục tiêu). Giáo viên cần hướng dẫn phụ huynh cách hướng dẫn học sinh học, cách đọc-luyện đọc; cách viết: cầm bút, điểm đặt bút, độ cao, rộng (qua điện thoại, tin nhắn, clip, các ứng dụng); cách đánh giá kết quả bài tự học của con em mình. Khi đề xuất phối hợp cần lưu phụ huynh về tư thế đọc, viết đúng; tốc độ hoàn thành bài đọc, viết.
	4. Duy trì các phương thức dạy học khác phù hợp như dạy-học trực tuyến trực tuyến, duy trì sử dụng các ứng dụng zalo, fecebook để giao bài, nhận kết quả bài làm của học sinh, ý kiến phản hồi của cha mẹ học sinh.
	5. Giảm bớt một số thao tác không cần thiết trong quy trình 4 việc (khi dạy theo tài liệu CGD). Ví dụ: giảm bớt phần vẽ mô hình, phần luyện đọc có ba hình thức đọc thầm, đọc nhẩm, đọc to (thay bằng một hình thức đọc nhẩm) v.v, chuyển một số nội dung (ví dụ: bài Tập viết ở phần Ngôi nhà có thể cho học sinh về nhà viết), một số hoạt động thay cho hoạt động tại lớp; tích hợp, kết hợp nội dung bài đọc có thể tích hợp được để giảm áp lực cho học sinh. Ngoài ra, chú trọng xen kẽ các hình thức trò chơi, giải trí phù hợp tạo không khí thoải mái trong học tập.
	Với khoảng thời lượng còn lại, yêu cầu hoàn thành chương trình và đảm bảo chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 (đọc được, viết được và đọc tốt, viết tốt - trong yêu cầu của chuẩn) việc duy trì linh hoạt 3 hình thức dạy học (trực tiếp; trực tuyến, qua các ứng dụng công nghệ thông tin; tự học có hướng dẫn) và sử dụng hình thức hợp lý cho mỗi đối tượng học sinh, điều kiện CSVC, vùng miền cùng hỗ trợ, kèm cặp con em học tại nhà của phụ huynh là yếu tố rất quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi giáo viên.
 Lê Hữu Tân

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_de_hoan_thanh_chuong.doc
Sáng Kiến Liên Quan