Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn học vần Lớp một

1.Nhiệm vụ quan trọng của phát triển giáo dục hiện nay là nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực vả bồi dưỡng nhân tài nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến đến một xã hội văn minh, dân giàu, nước mạnh. Muốn vậy phải tiến hành đổi mới giáo dục một cách có hệ thống, đồng bộ trên nhiều phương diện, trong đó đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học là trung tâm.

Dưới ánh sáng của nghị quyết 40/2000-QH10 của quốc hội, chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của thủ tướng chính phủ, ngành giáo dục đã bắt đầu triển khai việc thay sách cho lớp một từ năm học 2002-2003. Sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp Một đã khắc phục đưuợc những hạn chế cơ bản của sách giáo khoa cũ và thể hiện được những ưu điểm sau :

* Chú trọng sự hình thành và rèn luyện cả 4 kỹ năng nghe, đọc, nói, viết.

* Tính tích hợp giữa nội dung dạy – học môn Tiếng Việt với các môn học khác được coi trọng.

* Coi trọng tính chặt chẽ của hệ thống ngữ âm Tiếng Việt, đặt biệt ở phần học vần.

* Hình thức và phương pháp trình bày các loại bài học được quan tâm sao cho giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học và thích học.

 Phân môn học chiếm khoảng 63% thời lượng dạy học so với cả môn Tiếng Việt 1, nó đặt một nền móng ban đầu rất quan trọng để hình thành và rèn luyện đồng bộ bốn kỹ năng đọc, viết nghe và nói cho học sinh lớp một, để phát triển tư duy và học tốt các môn học khác trong những năm đầu của bậc tiểu học.

 2. Việc triển khai dạy – học theo chương trình và SGK mới ở lớp một gần được bốn năm. Ưu điểm của SGK mới về cơ bản đã được khẳng định trong thực tiễn, tính hiệu quả của đổi mới chương trình, SGK lớp Một lần này đã được hầu hết giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy thừa nhận. Tuy vậy không có nghĩa là việc giảng dạy phân môn học vần, nói riêng, không phải không gặp những bất cập, làm cho một số ích học sinh không thuần thục bốn kỹ năng, nhất là đọc và viết trong đó có những học sinh (HS) đã được lên lớp hai.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12149 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn học vần Lớp một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NĂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP MỘT
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
 1.Nhiệm vụ quan trọng của phát triển giáo dục hiện nay là nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực vả bồi dưỡng nhân tài nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến đến một xã hội văn minh, dân giàu, nước mạnh. Muốn vậy phải tiến hành đổi mới giáo dục một cách có hệ thống, đồng bộ trên nhiều phương diện, trong đó đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học là trung tâm.
Dưới ánh sáng của nghị quyết 40/2000-QH10 của quốc hội, chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của thủ tướng chính phủ, ngành giáo dục đã bắt đầu triển khai việc thay sách cho lớp một từ năm học 2002-2003. Sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp Một đã khắc phục đưuợc những hạn chế cơ bản của sách giáo khoa cũ và thể hiện được những ưu điểm sau :
* Chú trọng sự hình thành và rèn luyện cả 4 kỹ năng nghe, đọc, nói, viết.
* Tính tích hợp giữa nội dung dạy – học môn Tiếng Việt với các môn học khác được coi trọng.
* Coi trọng tính chặt chẽ của hệ thống ngữ âm Tiếng Việt, đặt biệt ở phần học vần.
* Hình thức và phương pháp trình bày các loại bài học được quan tâm sao cho giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học và thích học.
 Phân môn học chiếm khoảng 63% thời lượng dạy học so với cả môn Tiếng Việt 1, nó đặt một nền móng ban đầu rất quan trọng để hình thành và rèn luyện đồng bộ bốn kỹ năng đọc, viết nghe và nói cho học sinh lớp một, để phát triển tư duy và học tốt các môn học khác trong những năm đầu của bậc tiểu học.
 2. Việc triển khai dạy – học theo chương trình và SGK mới ở lớp một gần được bốn năm. Ưu điểm của SGK mới về cơ bản đã được khẳng định trong thực tiễn, tính hiệu quả của đổi mới chương trình, SGK lớp Một lần này đã được hầu hết giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy thừa nhận. Tuy vậy không có nghĩa là việc giảng dạy phân môn học vần, nói riêng, không phải không gặp những bất cập, làm cho một số ích học sinh không thuần thục bốn kỹ năng, nhất là đọc và viết trong đó có những học sinh (HS) đã được lên lớp hai.
	Là giáo viên gắn bó với việc dạy lớp Một rất nhiều năm tôi thấy cần thiết phải tìm tòi, nghiên cứu hiện trạng và cách thức nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn học vần lớp một.
II. NHỮNG HẠN CHẾ PHỔ BIẾN TRONG VIỆC LĨNH HỘI PHÂN MÔN HỌC VẦN Ở HỌC VẦN LỚP MỘT
Qua việc dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp của khối một, bản thân nhận thấy tồn tại khá phổ biến những lỗi sau đây của học sinh lớp một. 
Giai đoạn học âm :
Khoảng 10% HS
* Đọc nhầm âm : gh với ngh, ch với tr. Ví dụ học sinh lẫn chữ nghé đọc là ghé hoặc ngược lại 
* Phát âm chưa chuẩn : l, n, r , th ,ch, tr, gi, đ. Ví dụ :lá đọc là ná, rì rà đọc là ghì gà. do đọc sai dẫn đến viết sai .
* Viết nhằm các âm :ch với tr, s với x, c với k, g với gh, ng với ngh, ph thành qh. Riêng với c-k, g- gh, ng- ngh, giai đoạn đầu học sinh chưa nắm quy tắc chính tả nên dễ sai, Khi đã cung cấp cho học sinh bản cung cấp cho học sinh bản qui tắc chính tả, học sinh sẽ thành thạo hơn khi sử dụng.
 2. Giai đoạn học vần :
 * Đọc nhằm vần : ươt thành ươc, at thành ac, uôn thành uông, ươn thành ương, iên thành iêng, oan thành oang, an thành ang.(thường là học sinh miền nam)
+ Do không chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ trực quan cần thiết khi dạy âm vần nên đã không khắc sâu được biểu tượng của chữ ghi âm, vần trong trí não các em và sẽ dễ quên.
+ Chưa giúp học sinh phân phân tích kỹ cấu tạo chữ ghi âm, vần và so sánh với cấu tạo của chữ ghi âm vần tương tự đã học, thí dụ ươc với ươt, iêu với iu.
+ Chưa giải thích từ khóa, từ ứng dụng một cách thật đơn giản và dễ hiểu đối với các em. Tất nhiên giải thích từ chưa phải là mục đích của bài nhưng nếu giúp HS hiểu càng rõ về những từ đó sẽ càng làm cho các em dễ nhớ và viết đúng. Bê nguyên xi cách giải thích từ như trong từ điển HS không hiểu được vì trong những từ dùng để giải thích có những từ các em chưa biết. Tốt nhất nên dùng từ đơn giản kết hợp với phương tiện trực quan.
+ Chưa tạo được tâm thế tích cực chủ động trong lớp : Chưa tổ chức tốt hoạt động tại lớp cho HS nhằm thực hành các âm, vần vừa học như trao đổi nhóm trò chơi .
+ Chưa hướng dẫn tỉ mĩ việc rèn luyện ở nhà. Ở đây sự phối hợp – hỗ trợ của phụ huynh là cần thiết.
b/ Người học : (học sinh )
+ Do đặc điểm tiếng địa phương, thói quen từ gia đình, phụ huynh chưa chú ý giúp các em nói thành câu, chưa phát âm chuẩn .
	Ví dụ : Miền nam : thùng thiếc (đọc là khùng khiếc), cô loan (đọc là cô lon). Miền bắc : mặt trời (đọc là mặt chời ), đi làm (đọc là đi nàm ), lộc ( đọc là nọc).. 
+ Một số ít học sinh nói ngọng, sức môi nên khó trong phát âm, dẫn đến phát âm sai – viết sai.
Một số biện pháp đã tiến hành :
*Phối hợp với phụ huynh chuẩn bị đầy đủ nhất các dụng cụ học tập sinh ngay từ đầu năm học gồm :Bộ SGK, bộ chữ cái, bút, bảng con có kẻ dòng li.
* Đánh vần sai : at (a-t-an), iêp(i-ê-p-iêm)
* Một bộ phận HS đọc chưa thông và viết chưa thạo những vần phức tạp như : ươu, uôi, ưu , iêu, iêm. 
3 . Giai đoạn tập đọc : ( Cuối giai đoạn tập đọc )
* 40% đọc đạt, 40% đọc chậm, 20% đọc còn phải đánh vần.
* Nắm tình hình cụ thể của một số lớp cho thấy :
Giai đoạn 
Không nhớ
Còn lẫn lộn 
Đọc TB
Đọc khá 
Đọc tốt 
Âm vần 
6%
14%
30%
30%
20%
Tập đọc
10%
50%
20%
20%
Những hạn chế của học sinh trong ngôn ngữ giao tiếp : (Phần luyện nói) học sinh có thói quen nói chưa thành câu, nghĩ sao nói vậy, ý chưa diễn đạt rõ ràng.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC :
Nguyên nhân:
a/ Về phía người dạy : (GV)
	Qua suy nghĩ, liên hệ việc giảng dạy của cá nhân tôi và một số đồng nghiệp ở trường, bản thân tôi tự rút ra những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế nêu trên của học sinh như sau:
* Phát âm sai: Trước hết do bản thân GV chưa thật chú ý, tỉ mỉ rèn việc phát âm cho học sinh thể hiện ở chỗ không chỉ dẫn kỹ cách phối hợp vị trí của lưỡi, miệng – môi khi dạy HS phát âm hoặc chính GV chưa thật gương mẫu phát âm chưa chuẩn, thí dụ âm ch, tr, an, ang, ươu, ưu. (do đặc điểm tiếng địa phương ).
* Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viết sai, chẳng hạn: bảng chữ ôn âm – vần – bảng viết chữ thường, chữ hoa, bảng quy tắc chính tả (do GV làm sẵn cho HS ), vở rèn viết thêm ở nhà 
Ví dụ minh họa :
 BẢNG ÔN ÂM – VẦN TIẾNG VIỆT LỚP MỘT 
Họ tên học sinh..
Lớp: 1A2
PHẦN ÂM
Nguyên âm
Phụ âm một con chữ 
Phụ âm 2,3 con chữ
a
b
ch
ă
c
kh
â
d
nh
o
đ
th
ô
g
gh
ơ
h
ngh
e
k
tr
ê
l
gi
i
m
qu
y
n
ph
u
p
ư
q
r
s
t
v
x
Dấu sắc : / ; dấu huyền : 	; dấu hỏi : ? ; dấu ngã : ; dấu nặng : . 
PHẦN VẦN 
(1)
ia
ua ưa
(5)
ong ông
ăng ân
ung ưng
eng iêng
uông ương
inh êng
(9)
op ap
ăp âp
ôp ơp
ep êp
ip up
iêp	ươp
(2)
oi	ai
ôi	ơi
uôi	ươi
ay	 â ây
(6)
om	am
ăm	âm
ôm	ơm
em	êm
im	um
iêm	yêm
uôm	ươm
(10)
oa	oe
oai	oay
oan	oăn
oang	oăng
oanh	oach
oat	oăt
(3)
oe	ao
au	âu
iu	êu
ưu	ươu
(7)
ot	at
ăt	ât
ôt	ơt
et	êt
ut	ưt
it	iêt
uôt	ươt
(11)
uê	uy
uơ	uya
uân	uyên
uât	uyêt
uynh	uych
(4)
on	am
ăn	ân
ôn	ơn
en	ên
in	un
iên	yên
uôn	ươn
(8)
oc	ac
ăc	âc
uc ưc
ôc uôc
iêc ươc
 ach
ich êch
BẢNG QUY TẮC CHÍNH TẢ :
Phụ âm 	Nguyên âm 
K
Gh	 e ê I 
ngh
* Chuẩn bị các phương tiện giảng dạy 
	Mấy năm nay, ngoài SGK, sách giáo viên (SGV) và bộ chữ cái để dạy âm – vần nhà trường chưa có đồ dùng nào khác nữa. Tuy mỗi giáo viên có một bộ chữ cái nhưng vẫn không đủ để dạy ghép các từ khóa. Để chủ động có đủ dụng cụ giảng dạy âm, vần tôi đã tự chuẩn bị thêm bộ dụng cụ riêng cho mình, gồm những thứ sau:
	+ Bổ sung thêm một số con chữ cho bộ chữ cái mượn ở trường để có đủ chữ cái khi dạy ghép âm vần, thí dụ ở bài 100 (uân, uyên) cần 7 con chữ u, 7 con chữ n . Để ghép từ khóa nhưng bộ chữ chỉ có 3 đến 4 con chữ cho mỗi loại.
	+ Là một số thẻ từ : Từ việc cắt đôi các bản con để ghi từ khóa, từ ứng dụng và dạy luyện viết. Ngoài ra GV kẻ thêm dòng trên lớp (chỉ kẻ một lần, dùng lâu dài). Làm các bản ôn âm, ôn vần trên khổ giấy rô – ky và treo thường xuyên ở lớp để giúp học sinh củng cố âm vần sau mỗi tiết học. ( Như phần minh họa )
	+ Làm thêm bộ ảnh và tranh với khổ giấy lớn để dạy âm vần và dạy luyện nói. Mỗi năm chuẩn bị thêm một số ảnh, tranh và dự tính sẽ có đầy đủ trong vài năm tới. (Thí dụ : dùng hình thật của cô ý tá và bụi tre ngà đưa vào máy tính rồi in ra giấy A3, có đủ màu để dạy bài 26 (y, tr). Vì SGK soạn chung cho cả nước nên hình ảnh trong tranh không thể đảm bảo phù hợp với từng địa phương và nếu đưa ra một hình ảnh quá xa lạ với HS trong thực tế chưa hẵn đã giúp HS tiếp thu tốt bài học, chẳng hạn, ở bài 9 (o , c), đối với HS ở vùng cao, GV nên thay bức tranh “vó bè” bằng một bức tranh khác gần gũi với HS thì tốt hơn, còn tranh “vó bè” trong SGK thì để tham khảo thêm ở nhà. Những bức tranh vẽ thiếu chính xác, ngay cả người lớn cũng khó hình dung cũng nên thay bằng hình ảnh thật sẽ tốt hơn, ví dụ ở bài 34(vần ui, ưi )bức tranh trong SGK rất khó chỉ ra đâu là đồi, đâu là núi, tôi đã thay bằng bức tranh thật và cảnh đồi núi (lấy từ lịch treo tường )và đã hấp dẫn được HS.
* Chuẩn bị bài soạn 
 Bài soạn chính là kế hoạch hoạt động một cách phối hợp giữa GV và HS, có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của tiết dạy trên lớp. Trong quá trình soạn bài, tôi đặc biệt chú trọng các vấn đề dưới đây :
	+ Cách thức sử dụng đồ dùng học tập như tranh, ảnh. Đối với bộ ảnh, tranh dạy âm vần thông thường tôi sử dụng như sau :
Đưa ảnh ra từ lúc giới thiệu từ mới( sau khi giới thiệu chữ ghi âm hoặc vần mới ở tiết 1)
GV chỉ vào ảnh và nói tên người hoặc vật hoạt động trong ảnh. Nếu HS biết tên người hoặc vật đó thì GV có thể chỉ vào ảnh để HS tự nêu tên. Có thể cho các em nói thêm vài điều đã biết về người hay vật trong ảnh. Cách làm này thể hiện rõ định hướng dạy Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp.
Sau đó GV chỉ tên đối tượng trong ảnh, tranh, được ghi sẵn trên ảnh, tranh và giới thiệu từ mới.
Tiếp đó GV gợi ý cho HS tìm ra chữ ghi âm hoặc chữ ghi vần trong bài mới.
 + Cách thức phân tích âm, vần, có so sánh với âm, vần đã học.
 + Dự kiến thêm một số từ ứng dụng gần gũi với các em trong thực tế. Phần này phục vụ thêm yêu cầu thực hành vận dụng âm, vần, đặc biệt giúp GV chủ động giải thích những từ thích những từ HS đưa ra.
 + Giải thích những từ cần thiết trong bài một cách đơn giảng, dễ hiểu nhưng đảm bảo sự chính xác tương đối. Đấy là vấn đề không đơn giản. Những từ cần thiết cùng lời giải thích của tôi đã được ghi lại cẩn thận trong một quyển vở riêng, coi như là quyển từ điển riêng của mình. Mỗi năm sẽ có bỗ sung từ, điều chỉnh sự giải thích một số từ sao cho rõ nghĩa và dễ hiểu với HS . Nhờ vậy tôi đã chủ động trong việc giảng giải từ và giúp HS khắc sâu hơn âm, vần thông qua hiểu rõ nghĩa từ khóa và từ ứng dụng.
	+ Để phần luyện nói từ từ tranh có hiệu quả cao, tôi đã chú ý nghiên cứu, đưa ra một hệ thống câu hỏi phù hợp giúp HS chủ động, tích cực tham gia thực hành luyện nói : nói chung không sử dụng nguyên xi các câu hỏi gợi ý trong SGV. Ví dụ trong phần luyện nói ở phần 34, tôi đã dùng những câu hỏi gợi ý sau: Trong tranh có những hình ảnh gì ? Hãy cho cô biết đâu là đồi, đâu là núi ? Trên núi , đồi thường có gì ? Núi khác đồi thế nào ? Ở huyện Dầu Tiếng mình có núi gì? 
* Khi dạy trên lớp 
+ Nói chung là trung thành với bài soạn, nhưng đôi khi có những điều chỉnh nhỏ cho phù hợp với tình hình của lớp lúc ấy. Chẳng hạn khi kiểm tra bài cũ, phát hiện HS chưa nắm vững vần của bài trước thì tôi cũng dành thêm một ích thời gian để củng cố bài cũ trước khi dạy tiếp bài mới. 
+ Rất coi trọng hướng dẫn tỷ mỷ cách học ở nhà cho HS, bao gồm ôn luyện bài mới học và chuẩn bị một bước cho bài hôm sau.
* Phối hợp với phụ huynh 
 Càng ngày phụ huynh càng quan tâm cụ thể hơn việc học hành của con em, đặc biệt là lớp một. Tôi chủ động phối hợp khá tốt với phụ huynh trong việc chăm sóc dạy dỗ HS, gồm những vấn đề sau:
+ Ngay từ đầu năm, tôi đã đưa ra một số quy định mà HS cần thực hiện thành nền nếp để phụ huynh cùng trao đổi. Thống nhất xong, tôi in ra cho mỗi phụ huynh một bản để tiện theo dõi, phối hợp hoạt động.
+ Tôi cũng có sự quy ước một số yêu cầu qua lại giữa GV và phụ huynh để cụ thể hóa việc phối hợp chăm sóc HS, như dụng cụ học tập, góc học tập, thời gian biểu ở nhà, việc theo dõi nhất nhở HS.
+ Phụ huynh học sinh rất có trách nhiệm muốn trực tiếp giúp con em học ở nhà nên nhân những buổi hợp phụ huynh học sinh (nhất là buổi hợp đầu năm học ) tôi hướng dẫn một số vấn đề nhằm giúp phụ huynh có thể chăm sóc, hướng dẫn thêm học sinh rèn luyện ở nhà có hiệu quả. Tôi cũng đã khuyến nghị một số phụ huynh chú ý cách phát âm nhằm giúp HS khắc phục thói quen phát âm sai, chẳng hạn các từ bắt đầu với âm n, l, th , kh hoặc tận cùng với âm c, t, n, ng.
* Phụ đạo học sinh yếu 
Tuy đã tích cực sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nêu trên nhưng thực tế luôn có một số ít HS yếu, không theo kịp trình độ chung của lớp. Vì vậy trong giai đọan học vần, nói chung tôi thường yêu cầu các em còn yếu ở lại thêm 10 – 15 phút để dạy cũng cố thêm cho các em, khắc phục kịp thời tình trạng đọc không trôi viết không rành.
4- Kết quả học tập của lớp phụ trách 
Năm
TSHS
Giỏi- khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
2004-2005
36
24
66.7
12
33.3
0
2005-2006
35
25
71.4
10
28.6
0
2006-2007
29
21
72.4
8
27.6
0
2008-2009
27
21
83.8
6
16.2
0
IV. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Chuẩn bị kỹ bài soạn : Trong đó chú trọng đồ dùng dạy học trực quan, giải thích từ, hệ thống câu hỏi gợi ý HS luyện nói theo tranh.
Chủ động làm thêm đồ dùng dạy học, riêng cho bản thân, nhất là các hình ảnh, tranh khổ lớn phục vụ dạy âm vần và luyện nói.
Tăng cường tính giao tiếp, tích cực chủ động trong việc dạy âm vần, luyện nói, đặc biệt tổ chức hoạt động cho HS theo nhóm.
Phát huy yếu tố tích hợp trong việc dạy âm vần.
Chủ động, cụ thể trong việc phối hợp với phụ huynh học sinh.
V. KẾT LUẬN:
 Phân môn học vần có nhiệm vụ phát triển kỹ năng nghe, nói và hình thành, rèn luyện kỹ năng ban đầu về đọc, viết cho HS, là tiền đề rất quan trọng để phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ và lĩnh hội các môn học khác.
 Những biện pháp mà tôi thực hiện trong ba năm học qua đã giúp cho HS lĩnh hội tốt hơn phân môn học vần cũng như môn Tiếng Việt, nói chung. Cái mới của những biện pháp nêu trên ít thể hiện về mặt lý thuyết mà chủ yếu ở tính thực tiễn, cụ thể, ở niềm tin, lòng kiên trì thực hiện qua tính khúc xạ qua lăng kính của người dạy.
	Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí - đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng giờ dạy của minh. 
Trân trong kính chào! 
	NGƯỜI THỰC HIỆN 

File đính kèm:

  • docSKKN_mon_hoc_van.doc
Sáng Kiến Liên Quan