Sáng kiến kinh nghiệm Rèn ký năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Mỗi một môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với Tiếng Việt thì Toán học là một môn học có vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong đời sống và khoa học kĩ thuật hiện đại. Nó góp phần đào tạo học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của khoa học công nghệ trong xã hội thời kỳ đổi mới. Việc dạy học giải toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành, với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học mà giúp học sinh cố điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới.

 Trong dạy học Toán thì giải toán có lời văn là loại toán riêng biệt, là biểu hiện đặc trưng của trí tuệ. Và cũng là mục tiêu của việc dạy học toán ở Tiểu học nói chung và giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 nói riêng. Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 là dạng toán khó. Do đó, việc dạy dạng toán này đạt kết quả chưa cao vì:

 - Giáo viên đã hướng dẫn học sinh giải toán nhưng chưa xác định được chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu của sách giáo khoa. Giáo viên chưa chủ động, linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy. Khi dạy chưa phân hóa đối tượng học sinh.

 - Giáo viên chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán, hiểu nội dung bài toán và tóm tắt bài toán để tìm phương pháp giải (cách giải) bài toán theo các bước. Do vậy, việc rèn luyện tư duy của học sinh còn hạn chế.

 - Học sinh đọc bài toán chưa thông thạo, chưa hiểu nội dung bài toán, chưa xác định được yêu cầu của bài toán: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Đa số học sinh chưa biết cách trình bài giải.

 Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở Tiểu học.Lµ mét ng­êi gi¸o viªn trùc tiÕp d¹y líp 1, t«i nhËn thÊy việc học toán và giải toán có lời văn cho häc sinh líp 1 lµ rất quan trọng và cần thiết,t¹o nÒn t¶ng v÷ng ch¾c cho c¸c em ë líp trªn. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cÇn phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng. Hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lôgíc thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện.

 

doc34 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn ký năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài toán, nhưng phần tóm tắt cũng phải được luyện kĩ để cho học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Trong giải toán có lời văn, bước tóm tắt cũng không kém phần quan trọng như các bước khác, nếu các em tóm tắt đúng cũng đồng nghĩa với việc các em đã hiểu bài rồi, còn tóm tắt như thế nào cho dễ hiểu, dễ làm thì giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho các em qua từng dạng bài, từng tiết dạy cụ thể và xuyên suốt chương trình Toán lớp 1, giáo viên chúng ta không thể nôn nóng, cứ kiên trì từng chút một thì dần dần các em sẽ nhớ và làm tốt. 
 Trong khi tóm tắt đề toán, tôi hướng dẫn các em viết thẳng cột để dễ hiểu và có thể lựa chọn phép tính giải, nhưng dòng cuối phần tóm tắt là một câu hỏi viết ngắn gọn lại, cần phải đặt dấu chấm hỏi (?) ở cuối câu.
VD:Bài 1 - Trang 117 - SGK Toán 1.
 Tóm tắt:
 An có : 4 quả bóng
 Bình có : 4 quả bóng
 Cả hai bạn có : ...quả bóng?
 Bài 2 - Trang 118 - SGK Toán 1.
 Tóm tắt:
 Có : 6 bạn
 Thêm : 3 bạn
 Có tất cả : ...bạn?
- Tôi hướng dẫn cho học sinh có ba dạng chính để tóm tắt bài toán, để từ đó, các em có thể lựa chọn phù hợp với từng bài cụ thể trong quá trình giải toán.
+ Tóm tắt dạng dưới câu văn ngắn gọn.(Như 2 VD trên).
+ Tóm tắt dạng dưới bằng sơ đồ đoạn thẳng
VD: Bài 3 - Trang 151 – SGK Toán 1.
VẼ SƠ ĐỒ.
+ Tóm tắt dưới dạng các hình vẽ.
Có: 
Thêm: 
Có tất cả.....con thỏ?
Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu và dễ làm bài hơn.
 Các kiểu tóm tắt như thế này khá gần gũi với cách đặt tính hàng dọc nên có tác dụng gợi ý cho học sinh lựa chọn phép tính giải đúng rất tốt.
c.Bước 3: Hướng dẫn cách giải.
 Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái cần tìm. Công việc quan trọng tiếp theo là định hướng cho học sinh tìm được câu trả 
lời, ghi phép tính và đáp số. Để làm bài tốt, tôi hướng dẫn các em từng bước sau.
 VD: Quay trở lại: Bài toán mẫu - Trang 117 - SGK Toán 1.
Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?
- Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà thì con làm thế nào? (Học sinh trả lời: Ta lấy 5 + 4 = 9)
- Hoặc tôi hỏi: Nhà An có mấy con gà? (9 con gà).
- Con tính thế nào để được 9 con gà? (5 + 4 = 9)
 Tới đây, giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “ 9 này là 9 con gà”, nên ta viết “ con gà” vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 ( con gà).
 Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi hướng dẫn viết câu trả lời còn khó hơn việc chọn phép tính và tính ra đáp số. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên làm quen với cách giải loại bài này nên các em còn rất lúng túng. Thế nào là câu lời giải? Vì sao phải chọn câu lời giải? Thật không dễ dàng gì mà giải thích cho các em hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ được. Nên tôi đã giúp các em hiểu và nắm được cách làm, có thể dùng một trong các cách sau để hướng dẫn các em tìm ra câu lời giải:
Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu “ Hỏi” và cuối “ mấy” thêm từ “ là” để có câu lời giải:
 “ Nhà An có tất cả là:” 
Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu “ Hỏi” và thay từ “ mấy,bao nhiêu” bằng từ “ số” thêm từ “ là” để có câu lời giải:
 “ Nhà An có tất cả số con gà là:” 
Cách 3: Đưa từ “ con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ “ số” (ở đầu câu), từ “là” ở cuối câu để có:
VD: Số con gà nhà An có tất cả là:
Cách 4: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là “từ khóa” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít để có câu trả lời đúng.
 VD: Từ dòng cuối của tóm tắt: “ Có tất cả.... con gà?”
 Theo hướng dẫn học sinh viết được câu lời giải:
Có tất cả số con gà là:
Hoặc: Nhà An có tất cả số con gà là:
Cách 5: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “ Nhà An có tất cả mấy con gà?” để học sinh trả lời miệng: “ Nhà An có tất cả 9 con gà” rồi chèn phép tính để có cả bước giải ( gồm lời giải và phép tính).
Nhà An có tất cả: 
5 + 4 = 9 ( con gà).
Cách 6: Sau khi học sinh tính xong: 5 + 4 = 9 ( con gà), tôi chỉ vào 9 và hỏi: “ 9 con gà ở đây là số gà của nhà ai?” (Là số gà nhà An có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh, tôi giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: 
 Số gà nhà An có tất cả là:
Hoặc: Nhà An có tất cả số gà là:v,..v...
Nhưng tôi thiết nghĩ giáo viên chúng ta cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các em tự nêu câu lời giải khác nhau, sau đó cùng bàn bạc để chọn câu trả lời hay và thích hợp nhất. Còn đối với học sinh yếu, tôi hướng dẫn các em bám sát vào câu hỏi để có câu lời giải sát và đúng nhất.
d. Bước 4: Trình bày bài giải bài toán có lời văn.
 Có thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm tư duy.Thực tế hiện nay, nhiều học sinh lớp 2, 3 còn chưa biết trình bày bài cho hợp lý, khoa học. Nên ngay từ đầu, khi học sinh chưa tự mình biết trình một bài toán. Tôi đã chú ý đến rèn nền nếp, rèn tính cẩn thận, cách trình bày khoa học, sạch đẹp cho dù làm trong vở nháp, bảng con hay vở ô li Toán, một cách tỉ mỉ...tất cả đều rất quan trọng.
 Việc hướng dẫn cho học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu cần lớn trong quá trình dạy học. Tuy nhiên việc học sinh làm sai hoặc viết câu trả lời chưa đúng là điều khó tránh khỏi. Đây là một số trường hợp học sinh lớp tôi hay mắc khi mới làm quen dạng toán này và tôi đã có biện pháp khắc phục luôn.
Trường hợp 1:
 VD: Bài 1 - Trang 117 - SGK Toán 1.
 Bài giải
 4 + 3 = 7 quả bóng.
Đáp số 7 quả bóng.
( Cao Tâm Như,Nguyễn Bảo Chi. Học sinh chưa biết câu trả lời và trình bày bài chưa cân đối.)
Vì em đọc chưa thạo nên tôi đã cho em đọc lại đề nhiều lần, hỏi đi hỏi lại cái đã cho, cái cần tìm và hướng dẫn cho em dựa vào câu hỏi để viết câu trả lời. Thay và thêm một vài từ để có câu trả lời đúng nhất. Sau vài lần giúp đỡ em, thì tôi thấy em không còn bỡ ngỡ nữa và làm toán rất thạo.
Trường hợp 2: 
VD: Bài 1 - Trang 121 - SGK Toán 1.
Bài giải
Có tất cả bao nhiêu cây chuối là:
12 + 3 = 15 ( cây ) 
Đáp số: 15 cây chuối.
( Ngô Xuân Thắng,Trần Quang Châu. Học sinh không biết viết câu trả lời).
Tôi hướng dẫn lại cho em đọc lại đề, phân tích đề rồi tỉ mỉ chỉ cho em cách trả lời dựa vào câu hỏi như đã hướng dẫn ở bước 1. Thay “ bao nhiêu” bằng chữ “ số”. Cứ như vậy, chỉ cần đến bài toán thứ ba là em đã biết làm.
Trường hợp 3:
VD: Bài 1 -Trang 148 - SGK Toán 1.
Bải giải
Số con chim còn lại là:
8 + 2 = 10 ( con chim)
 Đáp số: 10 con .
(Nguyễn Hữu Bảo,Nguyễn Anh Tuấn. Học sinh không biết làm phép tính).
Với các em, tôi cũng cho em xác định lại đề toán, phân tích hỏi lại một số thuật ngữ toán như: còn lại, cho, bay đi, tặng, biếu,...thì thuộc dạng toán nào? Tôi nhấn mạnh cho các em thấy đây là bài toán thuộc dạng toán đơn về “bớt”, ta thực hiện phép tính trừ. Tôi cũng đặc biệt quan sát mỗi khi em làm bài để nhắc nhở em.
Trường hợp 4:
VD: Bài 3 - Trang 151 - SGK Toán 1.
Bài giải
Sợi dây còn lại số xăng - ti - mét là:
13 - 2 = 11 ( sợi)
Đáp số: 11 sợi dây.
( Nguyễn Văn Tú. Học sinh không xác định được đơn vị đi kèm).
Tôi hướng dẫn cho em thấy, mẹo đơn giản nhất để biết đơn vị đi kèm là gì, chỉ cần nhìn vào chữ liền kề của “bao nhiêu”, “mấy”... 
VD: Còn lại bao nhiêu cái kẹo?, thì đơn vị sẽ là “cái kẹo”.
 Có tất cả bao nhiêu bưu thiếp?, thì đơn vị sẽ là “bưu thiếp”.
 Còn lại bao nhiêu trang chưa đọc?, đơn vị sẽ là “ trang”.
 Còn lại mấy xăng - ti - mét? , đơn vị sẽ là “ xăng - ti - mét” hoặc có thể viết là “cm”
Nhưng bao giờ tôi cũng hướng dẫn chung cho các em, từ “ Bài giải” lùi vào 5 ô vuông.
Câu lời giải cách lề khoảng 2 đến 3 ô vuông, chữ cái đầu viết hoa, cuối câu thêm chữ “ là” và dấu hai chấm ( :).
 Viết phép tính lùi vào 3 ô vuông.
Đáp số lùi vào 5 ô vuông hay dễ ghi nhớ nhất là hướng dẫn các em viết đáp số thẳng dấu bằng (=) của phép tính. Sau tiếng số có dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính không cần viết trong dấu ngoặc đơn nữa.
VD: Bài 3 - Trang 155 - SGK Toán 1.
Lớp 1A trồng được 35 cây, lớp 2 A trồng được 50 cây. Hỏi cả hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây?
Với bài này ta trình bày như sau:
Bài giải
Cả hai lớp trồng được tất cả số cây là:
35 + 50 = 85 ( cây)
 Đáp số: 85 cây.
 Lưu ý: Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một thường có thói quen khi làm xong bài không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Tôi rèn thói quen này cho các em bằng cách hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán qua tranh vẽ, hoặc mẫu vật thật. Sau đó viết hoặc tự sửa sai phép tính và kết quả đúng. Sau khi hướng dẫn xong một bài toán tôi khắc sâu cho các em thấy được:
 Quy trình giải bài toán có lời văn.
Gồm các bước:
- Tìm hiểu bài toán.
- Tóm tắt bài toán.
- Giải bài toán. ( Gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính và đáp số).
Qua mỗi bài toán tôi luôn hướng dẫn và nhấn mạnh cho các em thấy, bài toán thuộc dạng toán “thêm” hay “bớt” để các em một lần nữa xác định phép tính một cách chính xác.
5. Bài tập tình huống vận dụng nâng cao.
 Trong quá trình dạy bài toán có lời văn, sau khi được tôi hướng dẫn cụ thể và sửa sai trực tiếp thì 100 % học sinh lớp tôi đã làm đúng các bài tập ứng dụng.
 Trong năm học này, tiếp tục thực hiện thông tư 22 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30. 
 Trong đó việc ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực của học sinh theo Thông tư 22, theo tôi là rất hiệu quả, qua đó giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được một cách chắc chắn từng đối tượng của học sinh lớp mình, để có kế hoạch phụ đạo bồi dưỡng hợp lý và hiệu quả hơn.
 Đối với lớp tôi, các kiến thức cơ bản của bài toán có lời văn 100% học sinh đã làm rất tốt. Do vậy vào các tiết Hướng dẫn học buổi 2 tôi dành thời gian cho các em làm quen với dạng nâng cao, mở rộng.
VD1: Sau khi biếu bà 15 quả trứng, thì mẹ còn lại 2 chục quả trứng. Hỏi lúc đầu mẹ có bao nhiêu quả trứng?
Tôi hướng dẫn: - Bài toán cho biết gì? 
 - Bài toán hỏi gì? 
 - Trong đề toán có gì cần lưu ý? ( 2 chục)
 - 2 chục là bao nhiêu? ( 20)
 - Lưu ý “ lúc đầu” làm phép tính gì?
Cứ như vậy học sinh sẽ từng bước là làm bài đơn giản.
 Bài giải
 Đổi : 2 chục = 20
 Lúc đầu mẹ có số quả trứng là:
 15 + 20 = 35 ( quả)
 Đáp số: 35 quả trứng.
VD 2: Năm nay mẹ 40 tuổi, mẹ hơn con 30 tuổi. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi?
 Tôi lưu ý cho học sinh ở bài tập có từ “ nhiều hơn”, học sinh dễ nhầm lẫn cho nên làm phép tính cộng. Vì vây, tôi giảng giải cho học sinh hiểu, bài toán hỏi tuổi của ai? ( con). Trong thực tế bao giờ tuổi mẹ cũng nhiều hơn tuổi con, cũng có nghĩa tuổi con bao giờ cũng ít hơn tuổi mẹ. “ Năm nay mẹ 40 tuổi, mẹ hơn con 30 tuổi” có nghĩa là con kém mẹ 30 tuổi. Nhờ vậy, học sinh hiểu nội dung bài toán và giải được bài toán được một cách dễ dàng.
Bài giải
Tuổi con năm nay là:
 40 - 30 = 10 ( tuổi)
 Đáp số: 10 tuổi.
VD 3 : Hoa gấp được 20 bông hoa,Hoa gấp được nhiều hơn Hà 10 bông hoa.Hỏi Hà gấp được bao nhiêu bông hoa?
VD 4: Hoa gấp được 20 bông hoa,Hoa gấp được ít hơn Hà 10 bông hoa.Hỏi Hà gấp được bao nhiêu bông hoa?
Tương tự các ví dụ trên tôi lưu ý cho học sinh ở bài tập có từ “ nhiều hơn”(VD 3), “ ít hơn”(VD 4), học sinh dễ nhầm lẫn cho nên làm phép tính cộng
(VD 3), phép tính trừ (VD 4).Vì vây, tôi giảng giải cho học sinh hiểu, bài toán hỏi số hoa của ai?(Hà) . Sau đó tôi hỏi và giảng giải cho hs hiểu:
 Hoa gấp được nhiều hơn Hà .Vậy Hà gấp được nhiều hơn hay ít hơn Hoa?
(ít hơn).Từ đó hs sẽ xác định được phép tính của bài toán:trừ (VD3).
Tương tự cộng (VD4).
Tôi cũng lưu ý các em các dữ liệu chưa thống nhất thì chúng ta phải đổi. Ghi nhớ các từ khóa như: Lúc đầu, ban đầu, nhiều hơn, ít hơn, cao hơn, kém... để làm phép tính cho thích hợp.
Tóm lại: Trong quá trình dạy học, muốn học sinh làm bài tốt giáo viên không những phải có phương pháp dạy học tốt mà phải có thái độ ôn hòa, cởi mở, hòa nhã với học sinh. Kiên trì uốn nắn, sửa từng câu từ, con chữ, con số, lời giải cho các em, để các em tiếp thu bài một cách nhanh nhất. Phần thưởng cho các em có thể là một bông hoa, một tràng pháo vỗ tay hay một lá cờ đỏ cắm vào góc năng khiếu của lớp. 
 Với hình thức tổ chức dạy học ở trên với lớp tôi chủ nhiệm, đặc biệt là các em làm bài chậm, trình bày chưa sạch đẹp, tôi thấy các em cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm cùng với các bạn, làm bài nhanh hơn, chữ viết và cách trình bày khoa học hơn. Nhờ đó, các em đã mạnh dạn hơn, tự tin và hòa đồng cùng các bạn.
D. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
I. Kết luận:
1.Những đánh giá cơ bản nhất:
Qua quá trình nghiên cứu thử nghiệm, qua tài liệu, bạn bè đồng nghiệp và nhất là thực tế đang giảng dạy ở lớp 1. Từ đầu năm học tôi đã kiên trì dạy học, tích cực áp dụng nhiều phương pháp linh hoạt, phù hợp với từng bài dạy, bám sát quy trình dạy học môn Toán ở lớp, nhất là phần giải toán có lời văn với thực tế học sinh của lớp mình và tôi thấy:
 + Chất lượng học tập của cá nhân cũng như của cả lớp được nâng lên rõ rệt.
 + Học sinh thoải mái, tự tin , tích cực tham gia các hoạt động học tập và rất thích học môn Toán.
 + Học sinh khá, giỏi tăng lên, không có học sinh yếu toán. Chắc chắn một điều rằng với lớp tôi sẽ không có hiện tượng học sinh ngồi nhầm chỗ. Và đây là tâm nguyện mà tất cả các gv nói chung và giáo viên lớp 1 nói riêng mong muốn.
 + Các em ham thích học toán. Tự tin trong giao tiếp và mạnh dạn trao đổi 
ý kiến trước lớp, với cô giáo.
 + 100 % các em hoàn thành bài đúng thời gian, trình bày bài viết rõ ràng, khoa học, sạch đẹp. Đạt chất lượng cao.
 + Giờ học sôi nổi, hào hứng, cô và trò kết hợp nhẹ nhàng đạt chất lượng hiệu quả, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, chăm chỉ trong học tập. Giúp các em có bước khởi đầu quan trọng trong việc học các môn học khác.
2.Kết quả:
 Sau khi thực nghiệm theo phương pháp đổi mới, học sinh được luyện tập nhiều qua các dạng toán nên các em đã nắm vững các bước giả toán. Học sinh đã làm thành thạo dạng toán có lời văn và đạt kết quả cao. Bản thân tôi đã sát sao bước đi cùng các em trong các tiết học đó. Nếu lúc đầu nhiều em chưa biết giải toán như đã nêu ở trên thì đến cuối học kỳ II kết quả giải toán của các em đạt được những thành quả rất cao.
 KẾT QUẢ SAU KHI GIẢNG DẠY BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN.
Số HS / Tổng số
 Lỗi của học sinh trong bài khảo sát
Tỉ lệ %
 23/ 35
 Giải đúng,trình bày sạch,đẹp.
65,7
 10/ 35
 Trình bày còn bẩn, chưa khoa học.
28,6
2
 Chỉ làm đúng phép tính và đáp số đúng,câu trả lời còn sai.
 5,7
0
0
 Với việc áp dụng triệt để và linh hoạt các biện pháp nêu trên với lớp tôi dạy, tôi thấy học sinh tiến bộ ngày một rõ rệt không những ở môn Toán mà còn ở tất cả những phân môn khác. Các em mạnh dạn hơn khi làmbài, đọc bài, tự tin hơn khi giao tiếp. Đây chính là nền tảng vững chắc cho các em tiếp tục học ở các lớp cao hơn. 
 Từ kết quả trên tôi khẳng định con đường tìm tòi nghiên cứu và áp dụng biện pháp trên là đúng, đem lại kết quả khả quan trong giảng dạy. 
 Nhờ kết quả của môn Toán mà kéo theo kết quả của các môn còn lại của lớp tôi đạt kết quả rất cao. Các em vận dụng đọc đề, hiểu đề, phân tích rất tốt. Nhiều em làm bài tốt, trình bày sạch đẹp.
Các em không chỉ học tốt môn Toán nói riêng và các môn khác ở lớp 1 nói chung. Mà các em con đẩy mạnh chất lượng về các mặt kiến thức, kĩ năng, năng 
lực và phẩm chất của lớp mình ở tất cả các môn học lên cao. 
 Theo kết quả khảo sát chất lượng phần kiến thức kĩ năng của Ban giám hiệu vào cuối tháng Tư: 
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CUỐI NĂM.
Tổng số HS
 Năng lực
 Phẩm chất
Kiến thức, kĩ năng.
HT Tốt nhiệm vụ năm học.
Tốt
Đạt
Tốt
Đạt
Hoàn thành
tốt
Hoàn thành
35
21em
 14 em
21 em
14em
21em
14 em
21 em
II. Đề xuất và khuyến nghị. 
 Từ thực tế giảng dạy và quá trình nghiên cứu học tập, cải tiến, đổi mới, tôi rút ra được những vấn đề mà cá nhân tôi cho là bài học kinh nghiệm để rèn kĩ năng giải toán có lơi văn cho học sinh lớp 1. 
 1.Đối với nhà trường:
 - Chuẩn bị tốt cơ sở, vật chất để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
 - Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra chất lượng môn Toán của học sinh qua các tiết dự giờ, qua đó giúp giáo viên có kế hoạch cụ thể để rèn kĩ năng giải toán cho học sinh lớp mình.
 - Tổ chức các chuyên đề về môn Toán ở tất cả các khối lớp, để giáo viên học hỏi, trao đổi về kiến thức, kinh nghiệm với bè đồng nghiệp. 
 2.Đối với giáo viên:
 - Trên hết là sự tận tâm, lòng yêu nghề, luôn có ý thức tìm tòi và sáng tạo trong giảng dạy. Yêu thương học sinh như con em mình. Luôn bám sát các em từng ngày, từng giờ.
 - Luôn tự học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, mở rộng tìm nhìn, mở rộng giao lưu, dự giờ bạn bè đồng nghiệp, dự giờ trên mạng để làm giàu thêm 
kiến thức và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho mình.
- Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt từ khâu soạn bài, đồ dùng trực quan. Đặc biệt giáo viên thật gương mẫu để học sinh noi theo.
 - Nắm vững đặc trưng, phương pháp, yêu cầu, nhiệm vụ của môn Toán nói chung và phần Giải toán có lời văn nói riêng. 
- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức dạy học độc lập, dạy phải biết phân hóa đối tượng học sinh, dạy mở rộng và nâng cao ở buổi 2.
- Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, động viên, khuyến khích học sinh tìm ra câu trả lời ngắn gọn.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, phát hiện kịp thời những điểm yếu của học sinh và hướng dẫn cho phụ huynh cách rèn đọc cho con em mình ở nhà.
 - Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời những học sinh tiến bộ về cách làm toán, giáo viên gần gũi, yêu thương các em. Tuyên dương khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
 Để giúp học sinh khắc phục được những nhược điểm đó, người giáo viên phải kiên trì nhẫn nại tận tình, linh hoạt trong giảng dạy. Chính sự nhiệt tình, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của giờ học.
 3.Đối với học sinh:
 - Cần chuẩn bị đọc bài trước ở nhà, suy nghĩ về nội dung bài học. Chủ động tìm ra cách làm đúng, hay phù hợp sát với yêu cầu bài học.
 - Tham gia tích cực các hình thức làm việc trên lớp.
 - Tạo cho mình thói quen và lòng ham học hỏi để tích lũy kiến thức cho bản thân. 
 - Cần phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo trong các hoạt động học tập. Mạnh dạn, tự tin nêu và phát biểu ý kiến với cô giáo, với cả lớp. Rèn luyện cho mình bản lĩnh tự tin, biết ứng xử thông minh đúng đắn với mọi vấn đề xung quanh. 
 Kết quả của việc rèn kĩ năng giải toán cho học sinh không phải ngày một ngày hai mà có được. Đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo.
 Qua thực hiện một số biện pháp, kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1A5 vừa nêu trên. Song bản thân tôi thấy việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh không dừng lại ở phân môn Toán mà cần phải lồng ghép vào nhiều môn học khác như: Tập đọc, Chính tả, Tập viết để giúp các 
em biết đọc, viết đúng và trình bày sạch đẹp.
 Các biện pháp nêu trên, không tránh khỏi những phần còn hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để đề tài được hoàn thiện, được áp dụng rộng rãi, đưa chất lượng giải toán có lời văn của học sinh ngày một tốt hơn.
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến tự tay tôi viết, không sao chép của ai. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 
Xin chân thành cảm ơn!
 Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2018.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Toán lớp 1: ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Vở Bài tập Toán lớp 1: Tập 1, Tập 2. ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Vở Luyện Tập Toán lớp 1: Tập 1, Tập 2.( Nhà xuất bản Đại học Sư phạm).
Sách giáo viên Toán 1: ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Sách thiết kế Toán 1: ( Nhà xuất bản Hà Nội).
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học chu kỳ III 
( 2003 - 2004), Tập 2.
Giáo trình Toán 2. ( Nhà xuất bản Đại học sư phạm).
Tâm lý lứa tuổi Tiểu học. ( Nhà xuất bản Đại học sư phạm).
Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SƠ.
 Ngày..tháng..năm 2018.
 Chủ tịch Hội đồng
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN
	 Ngày..tháng .năm 2018.	
 Chủ tịch Hội đồng
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ.
 Ngày  tháng  năm 2018.
 Chủ tịch hội Đồng.

File đính kèm:

  • docSkkn_Toan1_ThuTDa.doc
Sáng Kiến Liên Quan