Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho học sinh Lớp 1

Nội dung sáng kiến( cần làm rõ):

 - Để hình thành kỹ năng phát âm chuẩn cho học sinh, việc dạy tập đọc phải trải qua hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn này hình thành và xây dựng biểu tượng về chữ viết, giúp các em ghi nhớ được hình dáng, kích thước, quy định viết từng chữ cái. Cái hiểu biết này giúp học sinh viết chữ một cách tự giác. Nhờ vậy kết quả đạt được sẽ nhanh và chắc chắn hơn.

+ Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn củng cố, hoàn thiện biểu tượng về chữ viết thông qua các hình thức luyện tập viết chữ và học sinh ghi nhớ và biết đọc đúng các chữ vừa viết. Có đọc đúng thì mới viết đúng và ngược lại có viết đúng thì mới đọc đúng.

- Học sinh lớp Một còn nhỏ, ý thức tự giác trong học tập chưa cao, khả năng ghi nhớ cũng hạn chế nên thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để phối kết hợp nhắc nhở, giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếng có chứa dấu thanh ngã : bẽ, đỗ, lễ, ....
Khi gặp trường hợp các em phát âm sai tất cả các tiếng, từ trên thành tiếng có dấu thanh sắc thì giáo viên hướng dẫn HS luyện theo mẫu sau:
 bẽ= be + ẽ => bẽ
 đỗ = đô + ỗ =>đỗ
 lễ = lê + ễ=> lễ
Luyện cho HS đọc từ chậm từng tiếng sau đó đọc nhanh sẽ tạo thành tiếng theo yêu cầu.
Qua cách rèn như vậy chắc chắn các em sẽ sửa được lỗi phát âm của mình theo ngôn ngữ chuẩn.	
- Bước 3: Dạy học sinh phân biệt được nghĩa cơ bản của từ vựng:
Với học sinh lớp Một theo chuẩn kiến thức kĩ năng chỉ yêu cầu hiểu nghĩa của các từ ngữ thông thường và nội dung thông báo của câu văn. Vì vậy khi giải nghĩa chỉ cần hiểu nghĩa cơ bản của từ để phân biệt tốt khi phát âm hoặc những từ ngữ nào chỉ chứa âm này mà không chứa âm kia giáo viên cũng cung cấp cho học sinh bết luôn.
Ví dụ: 
Khi dạy bài âm l, HS tìm từ mở rộng (hoặc từ ngữ ứng dụng): lê (quả lê) khác với nê (Không tiêu hoá, đầy trong câu “Bụng phát nê vì ăn nhiều”, lễ hội (không có nễ), lắng (lắng nghe chỉ sự yên lặng để tập trung nghe, lắng đọng...) khác với nắng (ánh nắng: chỉ ánh sáng phát ra từ mặt trời). Sau khi phân biệt nghĩa giáo viên cho HS luyện đọc lại nhiều lần để các em không bị sai lặp lại.
- Bước 4: Xây dựng phong trào. 
	Khuyến khích học sinh tự phát hiện và sửa lỗi cho nhau. Để hình thành thói quen này, tôi luôn định hướng cho học sinh chú ý lắng nghe để phát hiện cách phát âm của chính bản thân cũng như các bạn. Tôi kịp thời động viên những em có ý thức phát âm đúng đồng thời khích lệ những em phát hiện chính xác những lỗi phát âm của bạn và nhắc nhở, giúp đỡ bạn sửa ngay.
Rèn cho HS có ý thức đọc đúng phát âm chuẩn được diễn ra trong tất cả các tiết học trong mọi lúc, mọi nơi, trong quan hệ giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gia đình, xã hộiViệc rèn cho học sinh phát âm chuẩn thể hiện nhiều nhất trong những tiết học âm vần, tập đọc. 
 Đối với học sinh Tiểu học các em rất thích được cô giáo động viên. Vì vậy trong quá trình giảng dạy trên lớp tôi luôn phát hiện những lỗi phát âm sai của học sinh sửa phát âm chuẩn cho từng lỗi sai, thường xuyên tuyên dương những em phát âm chuẩn có tiến bộ. Những lỗi sai mà HS thường mắc như: Một số em phát âm những tiếng có âm đầu là "l" thành tiếng có phụ âm đầu là "n" và ngược lại.
Ví dụ: "làm" phát âm thành "nàm' hoặc "năm" thành "lăm"
Hoặc có những em phát âm những tiếng có phụ âm đầu là "Tr" thành tiếng có phụ âm đầu là "ch" hoặc ngược lại. Một số em còn phát âm chưa chuẩn những tiếng có phụ âm đầu là s/x; những tiếng có thanh ngã thành tiếng có thanh sắc. Ví dụ: " ngoan ngoãn" đọc thành "ngoan ngoán". Để giúp học sinh phát âm tốt, giáo viên là người nói chuẩn, phát âm chuẩn, uốn nắn, rèn học sinh sửa phát âm sai thường xuyên; giúp các em phân biệt sự khác nhau giữa các tiếng hay lẫn ..
 Khi phát hiện học sinh phát âm sai giáo viên làm mẫu yêu cầu học sinh phát âm lại nhiều lần. Trong mỗi tiết Tiếng Việt, tập đọc tôi thường dành vài phút để cho các em học sinh thi đọc đúng với nhau, thi giữa cá nhân với nhau, thi giữa các tổ các nhóm giúp cho các em hứng thú đọc đúng, phong trào đọc đúng, tạo ra phong trào thi đua trong lớp, trong trường
4.3. Xây dựng mục" Đố vui, vui đố", trò chơi: 
Năm học 2020- 2021 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế . Năm học tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" nên việc kết hợp với các đoàn thể tổ chức các trò chơi học tập, trò chơi dân gian có lời để luyện nói cho HS một cách tự nhiên. Chẳng hạn thông qua những bài đồng dao trong trò chơi "nu na nu nống, thả đỉa ba ba, nhảy lò cò....". Với những trò chơi như vậy tôi thấy các em học tập rất vui, thoải mái, nhẹ nhàng và được khắc sâu cách phát âm l/n, tr/ch, s/x,...
	Phát động phong trào: "Vui học- học vui” tại các tiết đọc mở rộng( phần luyện tập tổng hợp) để chọn ra những nhóm, những cá nhân đọc tốt. Học sinh tự tìm những câu đố, những bài sưu tầm về những câu, từ phát âm hay lẫn.
 Ví dụ: "Lúa nếp là lúa nếp làng
 Lúa lên lớp lớp lòng nàng nâng nâng"
Hay là thi đọc đoạn thơ(đọc nối tiếp theo nhóm) trong đó có những đối tượng hay lẫn: Ví dụ:
Lá lá la la
Em là trò giỏi
Em là con ngoan
Ngày giúp mẹ chăm làm
 Lau nhà xách nước 
Tưới vườn na xanh.
	Ngoài ra tôi có thể tổ chức các trò chơi khác như tìm nhà đọc chữ, hay thả bóng đọc chữ hay tặng quà cho bạn có tên phụ âm đầu l/n, tr/ch (tặng cái làn cho bạn Nam, tặng quả na cho bạn Lan....) tổ chức trò chơi hát đối, đọc chữ....tuỳ thuộc vào mức độ hứng thú trong học tập của HS.
4.4. Khen ngợi- nêu gương:
Khen ngợi là biện pháp tích cực cổ vũ tinh thần các em. Với những em phát âm tốt, giáo viên cần tuyên dương và động viên các em tiếp tục phát huy đồng thời cho cả lớp học tập bạn. Đối với học sinh đọc chưa tốt (ngọng) tôi thường khen ưu điểm của các em rồi nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng dẫn các em phát âm lại để các em sửa chữa. Ví dụ: “ Em đọc nhanh, lưu loát rồi nhưng cần phát âm đúng một số tiếng có phụ âm l/n hay tiếng có dấu thanh ngã/ sắc, nhé”. Hoặc “ Em đọc đã có tiến bộ, em cần đọc to, phát âm rõ ràng hơn các tiếng có âm ch/tr; thanh ngã/ sắc,”. Sau đó tôi có thể yêu cầu học sinh đó đọc lại theo mẫu của cô, tránh tình trạng lúc nào cũng chê như “Em đọc kém lắm!”, “Em đọc chậm quá!”... Đối với học sinh đọc tốt, tôi yêu cầu cao hơn và không bằng lòng, thoả mãn với kết quả đạt được để các em luôn cố gắng vươn lên. Ví dụ: “Em đã đọc nhanh và đúng, cố gắng luyện đọc diễn cảm mềm mại hơn, hay hơn”. Có thể những phần thưởng bằng vật chất nho nhỏ như bút chì, quyển vở  hoặc một lời thông báo tới cha mẹ cũng làm tinh thần các em phấn chấn từ đó các em tiếp tục nỗ lực hơn. 
4.5. Kết hợp với phụ huynh:
Muốn cho HS có ý thức " Rèn kĩ năng phát âm chuẩn " thì ngoài việc rèn học sinh đọc trên lớp, việc học ở nhà cũng rất quan trọng cần sự hợp tác của phụ huynh. Do vậy ngay từ đầu năm tôi cho lớp họp phụ huynh học sinh. Thông qua đó để phụ huynh cùng giáo viên rèn, nhắc nhởBên cạch đó tôi thường xuyên trao đổi phương pháp dạy học cũng như việc: " rèn phát âm" cho học sinh với phụ huynh, luôn kết hợp giữa gia đình và nhà trường để cùng giáo dục các em đạt hiệu quả tốt nhất có thể.
5. Kết quả đạt được.
Việc rèn HS có ý thức: "Rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho HS lớp Một " không phải là một ngày hai ngày mà là cả một quá trình dài liên tục và thường xuyên. Đối với học sinh lớp Một các em chưa tự ý thức được việc làm của mình mà sự quan tâm, động viên, hướng dẫn sát sao của người giáo viên nó sẽ tạo đà, là động lực giúp các em đi theo những điều tốt ngay từ ban đầu.
Trên đây là một số biện pháp ngay từ khi nhận lớp, tôi đã đưa và áp dụng đối với lớp mình phụ trách. Sau khi dạy thực nghiệm tôi thấy các em học sinh tiến bộ hơn hẳn so với đầu năm. Những em hay sai mặc cảm bây giờ đã bạo dạn các em đã phát hiện và sửa sai cho nhau rất linh hoạt và chính xác. Sau đó tôi ra đề kiểm tra đọc ở 2 lớp: 1A và 1B với đề bài: đọc bài "Đầm sen"- sách tiếng Việt 1 - Tập 2 trang 123, trong bài có các từ cần luyện: ven làng, lá sen, lá cao, lá thấp, thuyền nan, rẽ lá, xanh mát... và kết quả thu được như sau:
*Lớp 1A:
Nội dung
Số HS điều tra đầu năm
Tỉ lệ
%
Số HS điều tra cuối năm
Tỉ lệ
%
Số HS phát âm lẫn phụ âm sai phụ âm l.
10/35
28,6
0
0
Số HS phát âm lẫn phụ âm sai phụ âm n.
9/35
25,8
1/35
2.9
Số HS phát âm đúng phụ âm phụ âm n- l.
17/35
48,6
34/35
97,1
Số HS phát âm lẫn thanh ngã với thanh sắc.
6/35
17,1
0
0
*Lớp 1B:	
Nội dung
Số HS điều tra đầu năm
Tỉ lệ
%
Số HS điều tra cuối năm
Tỉ lệ
%
Số HS phát âm lẫn phụ âm sai phụ âm l
9/35
25,7
4/35
11,4
Số HS phát âm lẫn phụ âm sai phụ âm n
8/35
22,9
3/35
8,6
Số HS phát âm đúng phụ âm phụ âm n- l.
16/35
45,7
28/35
80
Số HS phát âm lẫn thanh ngã với thanh sắc.
5/35
14,3
7/35
20
 Qua kết quả khảo sát( bảng thống kê) ta thấy việc rèn kĩ năng phát âm cho học sinh của tôi áp dụng vào lớp 1A đạt hiệu quả rất khả quan không những so với đầu năm mà còn hơn hẳn so với lớp đối chứng 1B. 	
	 Có được kết quả trên là do sự hướng dẫn sát sao của giáo viên và cũng là sự cố gắng của bản thân học sinh, đồng thời cũng là sự chỉ đạo đi sâu, đi sát của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi và tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm tôi nhận thấy:
 - Để đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học tập viết và "Rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh lớp Một" nói riêng và các môn học khác nói chung, mỗi giáo viên cần phải chú ý những yêu cầu sau:
+ GV phải có tâm huyết với nghề, có lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao luôn tìm ra những biện pháp để nâng cao kiến thức cũng như rèn học sinh. Người giáo viên phải thực sự mẫu mực trong từng lời ăn tiếng nói, trong mọi cử chỉ hành động, trong mọi nề nếp sinh hoạt. Ngôn ngữ của giáo viên phải chắt lọc, ngắn gọn, dễ hiểu. Hệ thống câu hỏi đưa ra theo hướng gợi mở nêu vấn đề.
+ Nghiên cứu kỹ chương trình và mức độ chuẩn cần đạt của mỗi khối lớp. Xác định rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp để chuẩn bị bài cho chu đáo, phù hợp với trình độ từng đối tượng học sinh của lớp mình.
+ Nắm chắc các phương pháp giảng dạy cũng như các hình thức dạy học của bộ môn. Vận dụng và kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng bài cụ thể. Mỗi tiết dạy, giáo viên cần biết cách tìm và lựa chọn cho mình những phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh; giúp các em tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Tạo điều kiện để học sinh được luyện tập và thực hành nhiều. Phải biết phân đối tượng học sinh để hướng dẫn luyện tập thực hành .
+ Có biện pháp động viên, khuyến khích kịp thời để khích lệ các em hăng say học tập. Nhất là với học sinh yếu, giáo viên cần tìm ra những điểm tốt (dù nhỏ nhất) để động viên các em, tạo cho các em niềm tin vào bản thân. Từ đó học sinh có sự cố gắng vươn lên trong học tập.
+ Phải kiên trì vượt khó, tìm tòi, sáng tạo và thường xuyên học hỏi đồng nghiệp.
+ Phải thực sự có lòng say mê nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn đặt chất lượng học tập của học sinh lên hàng đầu.
 - Đề tài " Một số biện pháp rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho học sinh lớp Một" đã thực hiện thành công , có hiệu quả đối với lớp Một của tôi và tôi thấy dạy theo phương hướng đổi mới này thực sự đã đổi mới cả về nội dung và hình thức, phương pháp so với lối dạy đại trà hiện nay. Tôi mạnh dạn cho học sinh tự tìm được nhiều tiếng, từ, câu mới và chọn câu học sinh thích nhất để thi đọc hay, đọc đúng, đọc chuẩn, đọc diễn cảm phát huy năng lực học tập của học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh tự tìm đọc ở sách báo chứ không nên bó gọn ở sách giáo khoa, giáo viên tự soạn các từ, các câu, đoạn văn thơ để rèn đọc chuẩn cho học sinh.
	- Kết quả cho thấy sự thành công của đề tài. Song bên cạnh đó cũng có những hạn chế. Đề tài còn ít nhiều mang tính lý luận, các phương pháp và bài dạy chưa nhiều, đặc biệt mới chú ý đến rèn kỹ năng đọc ở phần tập đọc chưa chú trọng nhiều tới hoàn cảnh giao tiếp ngoài giờ học của học sinh. Việc rèn kỹ năng đọc chuẩn cho học sinh yếu chưa rõ ràng cụ thể. Đề tài mới chỉ áp dụng trong phạm vi lớp chủ nhiệm chưa áp dụng rộng rãi tới các lớp của trường. Tôi hy vọng mình sẽ nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hợn. Giúp các em học sinh sửa được lỗi phát âm chưa chuẩn nhiều hơn không chỉ trong giờ học mà còn ở mọi hoàn cảnh giao tiếp. Để góp phần cho phong trào thi đua "chống phát âm lệch chuẩn n/l" do Sở giáo dục, Phòng giáo dục Đào tạo phát động có kết quả hơn. Điều đó góp phần "giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ". 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu rèn kĩ năng phát âm chuẩn ở lớp Một, để giúp cho HS đọc đúng, đọc tốt, đảm bảo tốc độ là một vấn đề giáo viên lớp Một rất quan tâm. Một trong những mục tiêu phải đạt sau khi dạy hết âm, vần là học sinh phải phát âm đúng. Vì vậy khi dạy học âm, vần rất cần thiết coi trọng rèn kĩ năng đọc. Sau mỗi loại bài âm, kiểu vần, giáo viên cần biết được học sinh của mình đã làm tốt kĩ năng nào, còn kĩ năng nào chưa làm tốt thì có kế hoạch giúp đỡ các em ở tiết Tiếng Việt cộng, tiết đọc mở rộng hoặc các tiết sau. Bản thân tôi, trong quá trình giảng dạy tôi đó áp dụng những kinh nghiệm nêu ở trên vào giảng dạy đạt kết quả khá tốt.
2. Khuyến nghị:
2.1. Về phía học sinh:
- Có ý thức tự giác luyện tập, ham tìm hiểu.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập
- Có sự quan tâm đúng mức của gia đình
2.2. Về phía giáo viên:
- Điều tra nắm chắc thực trạng phát âm cũng như năng lực học tập của học sinh. Biết điểm mạnh, yếu của mỗi học sinh.
- Phát huy tốt hơn nữa phương pháp rèn phát âm(luyện nói cho học sinh ,tăng cường tính thực hành ở buổi 2. Thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để đổi mới phương pháp dạy học 
- Đề cao, gương mẫu về sửa ngọng, chữ viết
- Phải luôn luôn học hỏi kinh nghiệm; phát âm chuẩn, diễn đạt tốt .
 - Tổ chức tốt các phong trào thi đua trong học sinh và giáo viên.
 - Làm tốt công tác tuyên truyền, quan hệ tốt với phụ huynh học sinh, nhân dân
2.3. Về phía nhà trường:
- Tổ chức các chuyên đề, áp dụng một số kinh nghiệm dạy phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương để giáo viên học hỏi lẫn nhau.
- Hưởng ứng và thực hiện tốt cuộc vận động "Khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn l/n" của Sở giáo dục, Phòng giáo dục và công đoàn ngành phát động.
 - Tạo mọi điều kiện về thời gian cũng như kinh phí để GV tổ chức hội thảo, hội thi.
 - Động viên khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên, những học sinh, những lớp có phong trào nổi bật.
2.4. Về phía các cấp quản lý giáo dục:
- Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên để từng bước tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học, từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất trong nhà trường.
- Cung cấp tài liệu, chuyên san kịp thời cho giáo viên nghiên cứu và học tập.
Trên đây là toàn bộ đề tài kinh nghiệm của tôi nhằm rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh lớp Một nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung .Thực tế dạy học cho thấy: Việc làm này đã thực sự đã giúp cho học sinh đọc, nói, viết chuẩn hơn. Giảm thiểu học sinh ngọng và làm dấy lên phong trào chống nói ngọng tại địa phương. Góp phần hình thành các năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mĩ, và các phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm và yêu nước, cho học sinh. Do trình độ và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, nên kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và vận dụng vào thực tế dạy học tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
PHỤ LỤC
Thiết kế bài soạn minh hoạ
Tiếng Việt: 
BÀI 13: L, M, N
I. MỤC TIÊU:
- Đọc, phát âm đúng các tiếng/ chữ có l, m, n . MRVT có tiếng chứa l, m, n
- Viết được được các tiếng/ chữ có l, m, n. Viết được chữ số 2.
- HS có ý thức học tập tốt.
- Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ học tập, có ý thức nghiêm chỉnh khi tham gia các phương tiện giao thông.
II. ĐỒ DÙNG:
- GV: Tranh ảnh, side minh họa từ khóa: lá, mạ, mụ. Mẫu chữ, chữ số l, m, n, 2 viết trên bảng li. Bảng phụ có chữ viết mẫu: lá, mạ, nụ
- HS: Bộ chữ học vần ( dùng cho HS), SGK, VBT 1/T1 và Vở TV1/1, phấn, bảng, giẻ lau...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Hoạt động 1: Khởi động:
1.1. GV cho HS hát bài “ Cháu lên ba” hát kèm vận động vui nhộn.
- Cho HS hát lại câu cuối: Là lá la la là là lá la la.
- HS làm theo hướng dẫn.
Hoạt động 2.Hoạt động chính
2.1.Khám phá âm mới
a, Giới thiệu l, m, n
- GV đưa hình ảnh lên màn hình tivi
- GV chỉ: đây là chữ gì? ( l)
- HD HS phát âm đúng
 ( Chữ m, n tiến hành tương tự - nếu HS không đọc được, GV đọc mẫu)
- HS quan sát tranh
- HS đọc
- HS đọc lại (CN, ĐT)
- Hãy chỉ các chữ l (m, n) trong các tiếng dưới tranh. 
- GV giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng học cách ghép tiếng từ l, m, n nhé.
- 1- 2 HS lên bảng chỉ, HS chỉ trong sách trong nhóm đôi
b. Đọc âm mới, tiếng/ từ khóa.
+ HD HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng lá:
- Theo dõi, hướng dẫn HS.
- HD học sinh phát âm l: + Lưỡi cong lên chạm vòm lợi trên, hơi đi ra hai phía bên rìa lưỡi, xát nhẹ.
+ GV phát âm mẫu
+ GV nghe và chỉnh sửa cho HS.
+ Tìm tiếng chứa âm l?
+ HD học sinh nhận xét chú ý nhận xét về cách phát âm âm l.
+ Thực hiện tương tự với tiếng mạ, nụ
+ GV HD học sinh cách phát âm âm n: Khi phát âm âm n đầu lưỡi chạm răng, hơi thoát qua cả miệng và mũi.
+ GV phát âm mẫu chậm cho HS quan sát, nhận biết.
+ GV HD học sinh nhận xét. Lưu ý sự khác nhau khi đọc 2 âm này giúp HS ghi nhớ để đọc đúng.
2.2. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- HS HS quan sát tranh, nhẩm từ, tìm.
- Tổ chức cho HS đọc từ chú ý sửa lỗi phát âm l/n cho HS ngay.
( giúp HS hiểu nghĩa từ le le qua hình ảnh)
- HD thêm với các em đọc sai, đọc chậm.
2.3. Tạo tiếng mới chứa l, m, n
- GV HD HS chọn âm bất kì ( tranh thanh cài các nguyên âm sẵn có trên bảng) ghép với âm vừa chọn tạo thành tiếng.
- Lưu ý HS tiếng có nghĩa.
2.4. Viết ( vào bảng con)
- GV đưa hình ảnh chữ l
- Cho HS nêu độ cao, độ rộng của chữ:
GV mô tả chữ mẫu: l nằm trong khung chữ cao 5 ô li, rộng 2 li: gồm 1 nét khuyết trên và 1 nét móc ngược.
- GV theo tác, chấm 1 số điểm cho dễ viết, viết mẫu.
- GV quan sát, chỉnh sửa chữ mẫu cho HS
( thực hiện tương tự với m, n, lá, mạ, nụ, 2)
- Đặc biệt lưu ý cách nối giữa chữ và cách đặt dấu thanh.
- HS: lờ - a - la - sắc - lá
- tiếng lá gồm âm l đứng trước, a đứng sau và thanh sắc....
- HS theo dõi.
- HS luyện phát âm( CN- nhóm- ĐT)
- HS tìm: tiếng chứa l là le, li 
- HS đọc tiếng vừa tìm được.
tiếng chứa n là nơ, tiếng chứa m là mì
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- HS theo dõi.
- HS tập phát âm âm n ( CN- N- ĐT)
- HS nhận xét bạn.
- HS thao tác trên bảng cài: la, là, lả, lã, lạ, lẻ, lo, mo, mò, nở, nợ, mê ...
- HS đọc tiếng, nghe và nhận xét bạn đọc chú ý cách phát âm tiếng có chứa âm l/n
- HS tìm thêm các tiếng khác
- HS đọc tiếng của bạn (ĐT)
- HS quan sát
- HS viết thử lên không trung
- HS chấm các điểm trên bảng con, tập viết theo hướng dẫn
Tiết 2:
1. Đọc đoạn ứng dụng:
 a, GV giới thiệu bằng cách cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những phương tiện giao thông nào?
-> Để trả lời câu hỏi chúng ta cùng đọc bài nhé!
- HS quan sát, dự đoán câu trả lời
b, Đọc thành tiếng:
-GV cho HS đánh vần, đọc trơn bài.
- GV kiểm soát lớp.
- Đọc mẫu bài.
? Tìm các tiếng chứa l, m, n?
- GV theo dõi, giúp đỡ HS đọc đúng. Phát âm đúng tiếng có âm l/n.
- HS tự nhẩm đọc trơn đủ cho mình nghe từng tiếng một.
- HS lắng nghe
- HS tìm tiếng
- HS đọc các từ có tiếng chứa l, m, n,: mẹ, Na, Lê
- HS luyện đọc từng câu (CN)
- HS luyện đọc câu nối tiếp ( đọc trong nhóm, đọc trước lớp)
- HS đọc cả đoạn.
2. Trả lời câu hỏi:
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi trong SGK trang 35.
GV HS HS: Tiếng in màu xanh là tiếng Ai.
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời:
? Ai đi đò? Ai đi ô tô?
GD HS ý thức tham gia các phương tiện giao thông an toàn, có trách nhiệm chung.
- HS đọc
- HS đọc thầm câu hỏi, đáp án, chuẩn bị câu trả lời.
- HS: Bà, bé Lê đi đò. Mẹ, bé Na đi ô tô.
3. Viết ( vào vở tập viết)
- HD HS mở vở, quan sát yêu cầu, nêu các chữ cần viết
- HD HS ngồi đúng tư thế.
- GV quan sát, hỗ trợ các HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nx, sửa bài cho một số HS.
- HS quan sát, nêu: l, m, n, lá, mạ, nụ ( cỡ vừa); 2 ( cỡ vừa và nhỏ)
- HS viêt vào vở TV1/1, trang 13- 14
4. Củng cố, mở rộng, đánh giá
- Chúng ta vừa học chữ gì?
- GV lưu lại góc bảng ( viết nối tiếp vài dãy phụ âm đã tạo từ bài trước)
? Tìm từ ngữ chứa tiếng/ chữ có l, m, n và đặt câu với từ tìm được?
- Nhận xét, đánh giá HS.
- Dặn HS ôn lại bài, luyện đọc nhiều lần và CBBS.
- HS nêu: l, m, n
- HS tìm từ, đặt câu

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_phat_am_chuan_cho_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan