Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của công tác tư vấn học đường cho học sinh trường Trung học Phổ thông Tân Châu

Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

Ở các nước phát triển, nhà tâm lý học đường (School Psychologist) là thành

phần không thể thiếu trong hệ thống trường học. Nhiệm vụ chính của họ là giúp học

sinh thành công trong học tập, xã hội và đời sống tình cảm. Ngoài ra họ còn phối

hợp với giáo viên, phụ huynh, các nhà chuyên môn khác nhằm tạo môi trường học

tập an toàn, lành mạnh cho tất cả học sinh. Ở nước ta tham vấn tâm lý nói chung và2

tham vấn học đường nói riêng là lĩnh vực mới và phát triền tương đối muộn, đa số

mọi người còn khá e ngại trong việc tiếp cận với các hoạt động này. Thâm chí, một

số học sinh, cho rằng "chỉ học sinh "có vấn đề" mới đến phòng tư vấn học đường.

Thực tế, đại đa số những học sinh tìm đến phòng tham vấn học đường đều là những

em có tâm lý bình thường. Trong cuộc sống, các em gặp phải những vấn đề mà bản

thân không thể giải quyết được như: vấn đề học tập, vấn đề trong giao tiếp, vấn đề

trong tình yêu, trong quan hệ với gia đình, lựa chọn nghề nghiệp Những vấn đề

này là một bộ phận trong cuộc sống của chúng ta, việc tìm đến phòng tâm lý học

đường cho thấy những học sinh này biết quan tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần của

mình và có mục tiêu cuộc sống tương đối cao.

Theo quan điểm của công tác tư vấn học đường thì việc học sinh gặp phải

những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong học tập, giao tiếp bạn bè được coi

như lẽ tự nhiên của quá trình học tập và phát triển. Nhiệm vụ quan trọng của nhà

giáo dục là làm thế nào để giúp các em tự kiểm soát hành vi, thái độ đúng và vượt

qua khó khăn là điều quan trọng và cần thiết.

Tuy nhiên bản thân người làm công tác tư vấn học đường, chủ nhiệm lớp ở

các trường THPT hiện nay nhiều năm cũng không tránh khỏi và không ít lần có

những xử lí chưa hợp tình hợp lí, chưa thực sự thuyết phục họ sinh, đánh giá học

sinh dựa trên những biểu hiện hành vi vi phạm kỷ luật mà thiếu sự hiểu biết về hoàn

cảnh gia đình, về nguyên nhân dẫn đến những hành vi đó. Các biện pháp kỷ luật như

phê bình trước lớp, hạ hạnh kiểm, ghi học bạ, phê bình dưới cờ, đuổi học theo bản

thân tôi cũng không phải là những biện pháp giáo dục hiệu quả. Giáo viên cần gần

gũi các em, hiểu tâm tư tình cảm, hoàn cảnh gia đình, bằng tình thương yêu để cảm

hóa giúp các em tiến bộ.

Một bộ phận không thể thiếu hiện nay là giáo viên làm công tác tư vấn học

đường trước đây chưa có và nếu có chỉ dừng ở hình thức tổ tư vấn xã hội học đường

đã áp dụng ở đơn vị THPT Tân Châu trước năm học 2017-2018 do Sở lao động

thương binh và xã hội tỉnh An Giang – Trung tâm công tác xã hội bảo vệ trẻ em tổ

chức tập huấn cho các trường THPT huyện biên giới nhằm tư vấn, tham vấn để giúp

những em học sinh gặp khó khăn về tâm sinh lý, góp phần phòng chống tệ nạn buôn

bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới. Tuy nhiên khi áp dụng ở đơn vị THPT Tân Châu

số lượt các em học sinh tham gia tư vấn, tham vấn chưa nhiều.

pdf16 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của công tác tư vấn học đường cho học sinh trường Trung học Phổ thông Tân Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lí của một học sinh đó lại là những vấn đề rất nhạy cảm đối với các em 
khác. Chính điều này gây nên mặc cảm đối với học sinh gặp khó khăn. Vì vậy, bên 
cạnh việc hỗ trợ học sinh gặp khó khăn, giáo viên cần có những tác động tâm lí tới 
các em học sinh khác, để các em hiều và cùng chia sẻ, thậm chí cùng hỗ trợ đối với 
học sinh gặp khó khăn. Việc này cũng là sự hỗ trợ tâm lí chung cho các tập thể lớp, 
giúp các em có sự chia sẻ, tạo sự gắn kết tập thể các em. 
- Mặc dù không phải là nhà hướng dẫn, tư vấn chăm sóc tâm lí chuyên nghiệp, 
nhưng cách ứng xử của cô giáo chủ nhiệm trong tình huống phần nhiều sẽ làm cho 
học sinh thấy được hiểu, thông cảm và được yêu thương. Đây là một trong những 
cách quen thuộc và đơn giản nhất để chăm sóc hỗ trợ tâm lí cho học sinh THPT, 
nhất là đối với các em học sinh có vấn đề khó khăn về tâm, sinh lí cần trợ giúp. 
 - Định hướng cho các em các vấn đề tư vấn trong kế hoạch triển khai và theo 
thông tư 31/2017/TT-BGDĐT : 
 + Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị 
thành niên phù hợp với lứa tuổi. 
+ Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, 
xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. 
+ Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối 
quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác. 
+ Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp 
(tùy theo cấp học). 
+ Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải 
quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm 
lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của 
nhà trường. 
- Một số hình thức tư vấn tâm lí học sinh : 
+ Tiến hành khảo sát hành vi của học sinh; 
+ Tiến hành phỏng vấn học sinh; 
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục mang tính cá thể hóa cho các học sinh gặp khó 
khăn; 
+ Tổ chức các buổi tư vấn tâm lí cho học sinh; 
+ Tiến hành liệu pháp cá nhân đối với học sinh; 
+ Tiến hành liệu pháp nhóm đối với học sinh; 
+ Trao đổi với phụ huynh học sinh về hành vi và việc học của con họ; 
- Thực hiện trực tư vấn, ghi sổ trực theo thời khóa biểu quy định trong năm 
học. 
- Thực hiện sổ theo dõi tình hình tư vấn tâm lý trong năm học. 
- Thực hiện tốt việc giữ gìn bí mật 
3.3.2. Đối với học sinh : 
- Có thể tham gia tư vấn bằng nhiều cách khác nhau : 
+ Trao đổi trực tiếp với GVTV ở phòng tư vấn theo TKB cụ thể. 
+ Gián tiếp qua phiếu đăng ký tư vấn GVCN gửi lên tổ tư vấn, qua Zalo, 
Facebook, Mail của GVTV. 
 9 
- Học sinh sẽ được đảm bảo các nguyên tắc tư vấn thực hiện công tác tư vấn 
tâm lý cho học sinh phổ thông được quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2017/TT-
BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường 
phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (có hiệu lực từ ngày 
02/02/2018), cụ thể như sau: 
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường và sự 
tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh (gọi chung là cha 
mẹ học sinh) và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan trong các hoạt động tư 
vấn tâm lý học sinh. 
- Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh 
và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật. 
- Thầy cô làm công tác tư vấn sẽ thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp theo quy 
định 
 3.3.3. Một số giải pháp : 
 - Phối hợp trong nhà trường : Cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm 
lý cho học sinh phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, Bí 
thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn và các lực lượng 
giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học 
sinh. Thực hiện các biểu mẫu theo quy định. Các biểu mẫu không nêu rõ tên học 
sinh để đảm bảo thông tin tư vấn. 
MỘT VÀI PHIẾU HỖ TRỢ TƯ VẤN DO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
GỬI 
- Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài 
+ Phối hợp với cha mẹ học sinh: Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh; 
nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi 
và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát 
hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường 
của học sinh. 
+ Phối hợp với các chuyên gia, trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, cơ sở 
y tế, cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật để trị liệu tâm lý, xử lý kịp thời các trường 
hợp học sinh cần can thiệp chuyên sâu; 
+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức về khoa học tâm lý giáo dục, các trường 
sư phạm đủ điều kiện, chuyên gia, nhà khoa học nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, 
cán bộ tư vấn tâm lý về kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn, cần thiết để thực hiện 
công tác tư vấn, tham vấn tâm lý trong nhà trường; 
PHÒNG TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG TRƯỜNG THPT TÂN CHÂU 
+ Phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu 
niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội khác để tổ chức các 
hoạt động tư vấn tâm lý; 
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT DƯỚI CỜ ĐẦU TUẦN 
 10 
+ Phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng để tổ chức hoạt 
động tư vấn tâm lý phù hợp với nhu cầu của học sinh và yêu cầu giáo dục của nhà 
trường. 
 - Thực hiện các buổi báo cáo lồng ghép với các phiên họp HĐSP, lắng nghe ý 
kiến phản hồi của giáo viên và có những hình thức trao đổi, phản hồi để rút ra được 
những vấn đề cần làm cho công tác tham vấn, tư vấn học sinh. 
 - Báo cáo lại cho BGH các nội dung đã được học để thầy cô lãnh đạo trường 
có những chỉ đạo phù hợp cho công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường 
tốt hơn. Mỗi thầy cô cũng có thể là một nhà tư vấn tâm lý cần thiết cho học sinh. 
 3.3.3. Thực hiện một số biện pháp và các kĩ năng tư vấn, tham vấn. 
 * Đa số các vấn đề học sinh trường THPT Tân Châu cần tư vấn tập trung 
vào một số nội dung chủ yếu sau : 
 3.3.3.1. Phòng ngừa và quan sát học sinh 
3.3.3.2. Trị liệu can thiệp, phối hợp chuyên môn và tư vấn gián tiếp. 
3.3.3.3. Kĩ năng đặt câu hỏi 
- Các câu hỏi rất cần thiết để bắt đầu cuộc thảo luận với học sinh. Trong việc 
tham vấn cho các em học sinh tôi nghĩ việc đặt ra câu hỏi để các em trả lời một cách 
tự nhiên, thoải mái và chia sẽ thông tin với GVTV là rất quan trọng. Sử dụng câu hỏi 
đúng sẽ giúp tôi tránh được việc hỏi quá nhiều thậm chí GVTV trở thành người chất 
vấn. 
- Sử dụng các câu hỏi để gợi mở cho học sinh chia sẽ cảm xúc bằng lời. Ví dụ 
: Em cảm thấy thế nào ? Em cảm thấy gì khi nói về chuyện đó ? Em cảm thấy như 
thế nào khi chuyện đó xảy ra ?. Các câu hỏi mở thường là các câu hỏi có hiệu quả 
nhất trong tham vấn vì chúng hướng cho học sinh trả lời một cách chi tiết và đầy đủ 
hơn. Những câu hỏi này sẽ cung cấp cho GVTV nhiều thông tin hơn để từ đó tiếp 
cận hoàn cảnh của thân chủ. Các câu hỏi này thường bắt đầu với những từ : cái gì ? 
thế nào ? tại sao ? có thể,.., sẽ,...Ví dụ : Em sử dụng thuốc ngủ trong tình huống nào 
? Lí do khiến em sử dụng là gì ? Em có nhớ suy nghĩ và cảm giác của mình lúc đó 
không ? 
- Những câu hỏi nâng cao nhận thức của thân chủ : 
+ Hiện giờ em cảm thấy tình cảm đối với mẹ như thế nào ? 
+ Em có thể nói cho thầy biết hiện giờ em có suy nghĩ như thế nào ? 
+ Em có thể giải thích vì sao em khóc không ? 
- Câu hỏi lựa chọn : 
+ Bây giờ em sẽ làm gì ? Em muốn tiếp tục nói về đề tài này hay tạm ngừng ? 
+ Nếu tình huống y như thế xảy ra trong những tuần tới em nghĩ em sẽ làm gì 
? 
- Câu hỏi bậc thầy : hãy tưởng tượng một phút em là bậc thầy và ra lời khuyên 
cho một người nào đó giống như em. Em sẽ cho những lời khuyên như thế nào ? 
- Những câu hỏi về mục đích : Em nghĩ cuộc sống sẽ trở nên như thế nào nếu 
em không tức giận nữa ? 
- Sử dụng các câu hỏi đóng : các câu hỏi đóng thường kém hiệu quả hơn 
nhưng đôi khi nó cũng cần thiết để giúp GVTV thu thập được những thông tin nhanh 
và cụ thể, đưa lại sự rõ ràng, mạch lạc, giúp học sinh tập trung vào chủ đề của cuộc 
nói chuyện hoặc kết thúc cuộc thảo luận với GVTV. 
 11 
- Các câu hỏi đóng thường bắt đầu bằng những từ : có phải ? có không ? có 
hoặc không ? Hạn chế của loại câu hỏi này là không cho phép học sinh giải bày về 
tiến triển của sự việc và trách nhiệm tiếp tục cuộc nói chuyện thuộc về nhà tham 
vấn. 
- Loại câu hỏi này thường xác định cho học sinh biết GVTV đang muôn nghe 
thông tin gì. Ví dụ : khi nhà tham vấn hỏi thân chủ Em cảm thấy rất tệ có phải không 
? hoặc Em không thất vọng chứ ? làm cho học sinh hiểu rằng các em nên nghĩ, cảm 
xúc và xử sự như thế nào ? 
- Thông thường trong quá trình tư vấn, tham vấn tôi nhận thấy các câu hỏi mở 
có hiệu quả hơn trong việc xác định vấn đề của thân chủ và khai thác các giải pháp. 
3.3.3.4. Kĩ năng lắng nghe chủ động 
- Nghe chủ động là một quá trình hoạt động mà người nghe không chỉ chú ý 
đến người nói mà còn thể hiện những dấu hiệu cả phi ngôn ngữ và ngôn ngữ để 
người nói biết được rằng bạn thật sự lắng nghe họ nói. Vậy việc lắng nghe là rất cần 
thiết trong quá trình GVTV tiếp xúc học sinh để lấy học sinh làm trung tâm trong 
quá trình tư vấn. 
- Sự cần thiết phải lắng nghe khi tiếp xúc với học sinh tư vấn : 
+ Lắng nghe giúp GVTV thu thập được nhiều thông tin, hiểu được tâm trạn, 
cảm xúc của các em qua các câu chuyện và những thông tin mà các em trình bày. 
+ Hỗ trợ đắc lực, tìm ra nguyên nhân đích thực, động cơ, nhu cầu cảu các em. 
+ Giúp các em cảm nhận sự quan tâm, đồng cảm, sự tôn trọng của GVTV và 
các em săng sàng cung cấp thông tin. 
+ Lắng nghe là công cụ đắc lực cho hoạt động tư vấn. 
+ Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở trong giao tiếp của GVTV và học 
sinh. 
- Kĩ thuật lắng nghe : 
+ Bắt đầu gợi chuyện. 
+ Nghe học sinh trình bày và giữ im lặng đến mức cần thiết. 
+ Sử dụng các câu hỏi, sự tóm tắt các thông tin để làm sáng tỏ ý nghĩ, tâm 
trạng, thông tin mà học sinh trình bày. 
+ Nhìn vào học sinh nhưng sử dụng giao tiếp không lời đê bày tỏ sự thân thiện 
và cởi mở, thấu hiểu những gì các em nói thông qua cách phản hồi bằng một số từ : 
thế à...; có phải như vậy không ? hoặc GVTV có thể gật đầu thay đổi cường độ, nhịp 
điệu giọng nói,.. 
+ Kiên trì khi nghe học sinh nói, sẵng sàng nghe và nhìn nhận những thông tin 
tiêu cực, không phủ nhận hoặc đánh giá thấp những gì các em đang cố gắng nói và 
thể hiện mặc dù điều đó có vẻ không quan trọng theo quan điểm của GVTV. 
+ Tôn trọng học sinh và không là các em mất tự tin, không trách cứ gì về lỗi 
lầm của các em mắc phải. Làm cho các em thấy rằng vấn đề các em cần phải vượt 
qua là không dễ dàng nhưng mọi cố gắng gắng của các em đều được trân trọng và sẽ 
vượt được khó khăn. 
+ GVTV cần có thái độ tích cực chứ không phải kiểm saost các em học sinh 
trong quá trình tư vấn. 
- Những điều cần tránh để lắng nghe có hiệu quả khi GVTV tránh được các 
vai sau : 
 12 
+ Vai “ Tổng tư lệnh ” Luôn ra lệnh, chỉ huy không chấp nhận những ý nghĩ, 
cảm xúc mà học sinh muốn trao đổi. Ví dụ : đừng phàn nàn nữa ; nếu em bình tĩnh 
lại, thầy sẽ lắng nghe em ; em phải trả lời ngay lập tức. 
+ Vai “ Quan tòa ” Luôn phán xét kết tội thân chủ. Ví dụ : Sao em có hành 
động kì lạ như thế này với bạn ? Chắc chắn vì không được dạy bảo nên em mới thế 
này....Sao em lại có suy nghĩ ngu ngốc đến thế ? 
+ Vai “ Nhà thông thái ” Biết đủ mọi thứ và hay khuyên thân chủ. Ví dụ : 
Đừng ngớ ngẩn, điều đó không quan trọng ; Em nên làm việc này... ; Thầy đề nghị 
em nói với bố mẹ việc này.... 
+ Vai nhà khuyên giải : Trấn an qua loa, chiếu lệ khi thân chủ có điều ưu tư 
phiền muộn. 
3.3.3.5. Quan tâm đến hoàn cảnh, tâm lý học sinh và hướng các em đến 
những vấn đề tốt đẹp trong cuộc sống. 
- Mọi lớp học đều bao gồm nhiều cá thể học sinh với những cá tính, phong 
cách, đặc điểm và hoàn cảnh sống khác nhau. Hoàn cảnh, cá tính và sự khác biệt có 
tác động khác nhau lên việc học tập của các em và ảnh hưởng tới: Động lực học tập 
học của học sinh. Động lực thành công của học sinh. Lòng tự tin về năng lực của bản 
thân. Kĩ năng xã hội của học sinh. Cảm xúc của các em khi có người lớn ở bên cạnh. 
- Các chuyên gia tâm lý về trẻ em, những người nghiên cứu về hành vi của trẻ 
em ở trường học kết luận rằng những vấn đề về thái độ và cách cư xử trong trẻ em 
phần lớn bắt nguồn từ những vấn đề thực tế mà các em phải đối mặt trong cuộc 
sống. Đó thường là những vấn đề có liên quan đến môi trường, hoàn cảnh sống của 
các em - những khó khăn trong học tập (học yếu, mắt kém, khó khăn về nghe), 
những vấn đề ở gia đình (hoàn cảnh kinh tế, cha mẹ bất hoà, ly hôn, không quan 
tâm) những bức xúc khi các em bị tổn thương và bị hiểu lầm hay bị đối xử tàn tệ (bị 
chế nhạo, xúc phạm, bị đe dọa, bị bóc lột hay lạm dụng). Nhiều khi chỉ vì mong 
muốn nhanh chóng chấn chỉnh thái độ và cách cư xử của học sinh mà giáo viên bỏ 
qua việc tìm hiểu "cốt lõi" của vấn đề. 
 IV. Hiệu quả đạt được. 
 - Việc áp dụng đề tài : Vai trò của công tác tư vấn học đường cho học sinh 
trường trung học phổ thông Tân Châu bản thân nhận thấy được hiệu quả đối với giáo 
viên làm công tác tư vấn chủ nhiệm các khối lớp, đặc biệt là GVCN khối 12 và các 
em học sinh lớp cuối cấp. Đáp ứng đầy đủ hai mục tiêu quan trọng của công tác tư 
vấn : 
1. Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp 
phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù 
hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo 
dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. 
2. Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản 
lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe 
thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách. 
 - Đối với GVCN : 
Giảm được áp lực quản lý lớp học do học sinh hiểu và tự giác chấp hành 
kỉ luật từ công tác tư vấn. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. 
Xây dựng được sự đoàn kết, thống nhất cao trong lớp học. Nâng cao hiệu quả quản 
lý lớp học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
 13 
 Được sự đồng tình ủng hộ từ phía gia đình học sinh và xã hội vì đây là vấn đề 
cần thiết phải áp dụng cho các năm học tiếp theo. 
 - Đối với học sinh : 
Có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp những khó khăn 
các em gặp phải trong cuộc sống. Được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng 
nghe ý kiến, không mất niềm tin. 
Tích cực chủ động hơn trong học tập, Tự tin trước mọi người, khả năng 
của trẻ được phát huy. 
Có thể thay đổi chính bản thân mình qua cách ứng xử với bạn, thầy cô và 
những người thân trong gia đình, cảm thấy hoà nhập với tập thể được sự quan tâm 
của giáo viên, tiếp thu bài tốt hơn vui vẻ đến lớp, gần gũi vơí bạn bè, thầy cô hơn. 
Số liệu về xếp loại hạnh kiểm của học sinh qua các năm không có học sinh 
xếp loại yếu kém về học lực. Xếp loại hạnh kiểm loại tốt qua các năm đều đạt trên 
90%. 
 Bảng đối chiếu số liệu học lực, hạnh kiểm của học sinh các năm 2016-
2018 : 
Kết quả xếp loại học lực 
Xếp loại Cuối 17 – 18 Cuối 16 – 17 Ghi chú 
Giỏi 39,60% 40,12% 
Khá 52,40% 54,35% 
Trung bình 8,00% 5,53% 
Yếu 0,00% 0,00 
Kém 0,00% 0,00 
 Kết quả xếp loại hạnh kiểm: 
Xếp loại Cuối 17 – 18 Cuối 16 – 17 Ghi chú 
Giỏi 98,04% 99,04% 
Khá 1,32% 0,66% 
Trung bình 0,28% 0,29% 4 HS 
Yếu 0,00% 0,00 
Bảng đối chiếu số liệu học lực, hạnh kiểm của học sinh HKI năm 2018-
2019 : 
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh 
Xếp loại 
Cuối HKI 
18 – 19 
Cuối HKI 
17 – 18 
Ghi chú 
Tốt 97,49% 97,71% 
Khá 2,44% 2,22% 
Trung bình 0,14% 0,07% 
Yếu 0,00% 0.00% 
 Kết quả xếp loại học lực: 
 14 
Xếp loại 
Cuối HKI 
18 – 19 
Cuối HKI 
17 – 18 
Ghi chú 
Tốt 29,29% 32,94% 
Khá 55,12% 57,35% 
Trung bình 15,39% 9,43% 
Yếu 0,20% 0,28% 
Kém 0,00% 0.00% 
 V. Mức độ ảnh hưởng. 
- So với biện pháp cũ đã thực hiện trước đây thì biện pháp mới này đã hình 
thành ở học sinh một cách cảm nhận khác về thầy cô, bạn bè và tập thể lớp học môi 
trường học tập giúp các em ngoan hơn, tích cực và chủ động trong học tập vì các em 
cảm nhận mình được tôn trọng sẽ chia tư vấn giúp đỡ những khó khăn trong cuộc 
sống và trong học tập. 
- Các phương pháp và cách thức thực hiện như trên là một trong những 
phương pháp được áp dụng hầu khắp các trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang, 
ở đơn vị trường THPT Tân Châu đã thực hiện giai đoạn trước năm học 2018-2019 
với nhiều hình thức khác nhau, đã giúp hình thành cho học sinh niềm tin và tâm lý 
vững vàng, kĩ năng sống cần thiết cho quá trình học tập cấp THPT. 
- SKKN là một đóng góp nhỏ của bản thân qua những gì đã được học tập và 
trãi nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch tư vấn đạt hiệu quả hơn trong việc đổi mới 
phương pháp quản lí học sinh trong các năm học tiếp theo. 
- Bản thân đã và đang tiếp tục thực hiện công tác tư vấn đã và đang phát huy 
được hiệu quả. Đối với tổ chuyên môn và công tác ngoài giờ của trường SKKN này 
có thể đem ra bàn luận trong các phiên họp để có thể tham khảo ứng dụng cho các 
khối lớpphù hợp với từng đối tượng học sinh, và các giáo viên làm công tác chủ 
nhiệm. 
 VI. Kết luận. 
Theo các chuyên gia tâm lý học và nhà quản lý giáo dục, để đổi mới căn bản, 
toàn diện nền giáo dục cần chăm sóc đời sống sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh 
viên. Những vụ việc, hiện tượng liên quan đến học sinh, xảy ra ở môi trường học 
đường như: bạo lực học đường, bạo hành các đối tượng trong trường học, sự đảo lộn 
các mối quan hệ trong trường học, hay học sinh chán học, nghiện trò chơi điện tử, có 
hành vi chống đối, bạo lực hay phạm tội, hiện tượng trầm cảm, thậm chí tự tử... 
khiến xã hội lo lắng. Dù biểu hiện đa dạng nhưng thực trạng nêu trên là những rối 
nhiễu tâm lý ở lứa tuổi học sinh, có nguồn gốc liên quan đến các lĩnh vực tư vấn học 
đường cần can thiệp. 
Mọi cố gắng thay đổi của học chỉ có hiệu quả nếu được thực hiện theo hướng 
tiếp cận công tác tư vấn học đường vì các em chưa đủ lớn để có thể tự giải quyết 
mọi vấn đề trong cuộc sống. Do đó bản thân tôi luôn cố gắng tạo ra không khí thân 
thiện trong nhà trường nhằm tạo ra một môi trường cảm thông, chia sẻ, hợp tác 
trong các hoạt động giáo dục. Một môi trường học thân thiện là môi trường hoà 
nhập bình đẳng, hoan nghênh và chào đón tôn trọng tất cả trẻ em không có sự phân 
biệt về giới tính, do hoàn cảnh xuất thân hay địa vị xã hội của cha mẹ. Tất cả học 
sinh dù học giỏi, khá hay trung bình đều được đối xử công bằng với sự tông trọng. 
Môi trường học tập thân thiện còn là môi trường học tập an toàn, không bạo lực về 
 15 
thể chất cũng như về tinh thần, giúp mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh 
dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau, sự giúp đỡ và đồng cảm. Từ đó sẽ giúp các em giải 
áp tự trong học tập không gặp quá nhiều khó khăn trong học tập giao tiếp bạn bè và 
những khó khăn trong quan hệ gia đình thì GVTV cần phải làm tốt hơn nữa nhiệm 
vụ của mình được giao. 
Trong việc tư vấn cho học sinh bản thân trong từng thời điểm cũng gặp nhiều 
khó khăn do tác động tư vấn chủ yếu vẫn là công tác kiêm nhiệm nên bản thân sẽ 
không ngừng học hỏi, tự bổ sung kiến thức để hoàn bản thân và thực hiện tốt nhiệm 
vụ được giao. Nhưng tôi tin rằng với phương pháp trên cùng với sự giúp đỡ của 
giáo viên trong tổ, BGH nhà trường bản thân sẽ có nhiều cách thức hay, nhiều kiến 
thức hơn trong cuộc sống để hoàn thành tốt việc dạy chữ, dạy người giúp các em 
học sinh tích cực hơn trong cuộc sống và trong học tập. Bản thân sẽ luôn kiên trì 
phương châm : 
“Nhận thức thay đổi là tính tình thay đổi 
Tính tình thay đổi là thái độ thay đổi 
Thái độ thay đổi thì kết quả thay đổi” 
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 Võ Thanh Nhựt 
 16 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_vai_tro_cua_cong_tac_tu_van_hoc_duong.pdf
Sáng Kiến Liên Quan