Tham luận Nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình trường học mới

I. Thực trạng:

 1.Thuận lợi:

- Trường có cơ sở trường lớp khang trang, thực hiện học 2 buổi/ ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức các hoạt động học cho học sinh.

- Được sự quan tâm của lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp

 - Được sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh khi mạnh dạn cho con theo học lớp học theo mô hình VNEN, sự cố gắng nỗ lực của học sinh.

2.Khó khăn:

- Số lượng hs làm tốt vai trò nhóm trưởng còn ít, phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế.

- Cha mẹ học sinh, cộng đồng, lâu nay vẫn có tâm lý “trăm sự nhờ thầy”,chưa có thói quen “làm bạn cùng con” trong việc học, nhất là việc hỗ trợ các con giải quyết các bài tập ứng dụng trong cuộc sống.

- Phòng học không đủ điều kiện áp dụng cho mô hình học theo mô hình VNEN.

- Nhà trương không có điều kiện thành lập lớp chọn khi tham gia dạy học theo mô hình VNEN.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình trường học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM  LUẬN
	NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
(VNEN)
I. Thực trạng:
 1.Thuận lợi:  
- Trường có cơ sở trường lớp khang trang, thực hiện học 2 buổi/ ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức các hoạt động học cho học sinh.
- Được sự quan tâm của lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp 
          - Được sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh khi mạnh dạn cho con theo học lớp học theo mô hình VNEN, sự cố gắng nỗ lực của học sinh.
2.Khó khăn: 
- Số lượng hs làm tốt vai trò nhóm trưởng còn ít, phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế.
- Cha mẹ học sinh, cộng đồng, lâu nay vẫn có tâm lý “trăm sự nhờ thầy”,chưa có thói quen “làm bạn cùng con” trong việc học, nhất là việc hỗ trợ các con giải quyết các bài tập ứng dụng trong cuộc sống.
- Phòng học không đủ điều kiện áp dụng cho mô hình học theo mô hình VNEN.
- Nhà trương không có điều kiện thành lập lớp chọn khi tham gia dạy học theo mô hình VNEN.
II. Giải pháp: 
- Một là: Vai trò quản lý, công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên phải được coi trọng, ưu tiên hàng đầu và nhất là phương pháp quản lý, phương pháp tập huấn giáo viên phải khác trước. Các buổi tập huấn, nếu chỉ hỏi và tranh luận về lí thuyết thì khó có hồi kết. Cần mạnh dạn tự tin bắt tay làm từ thực tiễn.
- Hai là: Đổi mới tổ chức quản lí lớp học: bao trùm là tổ chức hội đồng tự quản, sự tương tác của trò với trò, trò với giáo viên. Ta phải hiểu hội đồng tự quản về bản chất của nó, chứ không phải hình thức. Hội đồng tự quản có mục tiêu là phát huy năng lực công dân, chung sống hòa bình, tham gia dân chủ và tôn trọng sự khác biệt. HĐTQ là cả lớp, tất cả cùng tham gia, cùng phải nói, phải tư duy logic, phải hành động, phải tham gia dân chủ, cùng nhau giải quyết vấn đề  Đặc biệt, GV cần giúp cho từng hoc sinh lần lượt trải nghiệm, tham gia điều hành trong ban lãnh đạo HĐTQ .Dần dần các em biết được hoạt động nhóm là gì? Trách nhiệm của bản thân, ý thức tập thể, tự giác
- Ba là: Đổi mới hoạt động học cho học sinh: Học sinh là chủ thể của quá trình học. Bản chất của vấn đề là học sinh tự giác tuân theo tài liệu chỉ dẫn và hướng dẫn của giáo viên. Nhưng căn bản là các em cần được hướng dẫn cách học, cách hoạt động nhóm, cách thể hiện năng lực của bản thân. Điều này rất cần sự linh hoạt và tâm huyết của người giáo viên.
- Bốn là: Nâng cao kĩ năng sử dụng tài liệu hướng dẫn học. Tài liệu hướng dẫn học vừa là cuốn sách cho trò học, đồng thời là cuốn sách cho thầy cô dạy. Tuy nhiên, thầy cô cần có kĩ năng sử dụng, đánh giá tài liệu, những hoạt động sách đưa ra đã phù hợp với đối tượng, điều kiện dạy học của lớp chưa? Từ đó, giáo viên mạnh dạn điều chỉnh cho hợp lí.
- Năm là: Đổi mới kiểm tra đánh giá: Đánh giá nhiều chiều bao gồm: Tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhóm, của giáo viên và đánh giá của phụ huynh. Đặc biệt, chú trọng đánh giá kĩ năng và năng lực của học sinh.
- Sáu là: Nâng cao ba năng lực cơ bản của người giáo viên trong mô hình trường học mới: mô  hình có thể đạt được hiệu quả cần các thầy cô giáo thật sự thân thiện, nắm bắt tâm lí, thực hiện nguyên tắc tôn trọng trò và  tôn trọng  tiến độ học tập của trò; làm tốt mối quan hệ nhà trường – gia đình và cộng đồng. Trong quá trình dạy, giáo viên phải tìm cách phụ đạo, dạy bù, tìm mọi cách giúp từng em tiến bộ mỗi ngày, từng bước tiếp cận được với các bạn đã “đi trước”. 
Tương tự, những học sinh giỏi, có tốc độ học tập nhanh hơn, thì đồng thời với việc em này giúp đỡ, hướng dẫn các bạn trong nhóm làm việc, còn được cô giáo cho thêm bài nâng cao.
- Bảy là: Từng cấp, từng người GV phải biết mình có quyền gì để làm cho tốt hơn, thì mình cứ chủ động với "tinh thần VNEN", nghĩa là tăng cường hoạt động tự học, tự nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm, đi sâu vào những vấn đề thiết thực, căn cốt của mô hình mới. Đó là những thay đổi về cách dạy, cách học, cách thức tổ lớp học, cách kiểm tra đánh giá và cách phối hợp tham gia của phụ huynh học sinh, cộng đồng vào các hoạt động giáo dục; khuyến khích sáng kiến cải tiến sinh hoạt chuyên môn theo tổ nhóm, chủ động điều chỉnh nội dung dạy học khi thấy có những điều chưa ổn, chưa hợp lý trong tài liệu dạy học, quan điểm là vì lợi ích học trò, thấy làm thế nào tốt hơn thì mình làm, cho nhà trường, giáo viên được tự chủ cao hơn.
          Trên đây là một số giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học và kiểm soát chất lượng hs theo mô hình VNEN. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo, của đồng nghiệp và đặc biệt của phụ huynh học sinh để chúng ta đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
 Giáo viên thực hiện tham luận
 Nguyễn Đức Lực

File đính kèm:

  • doctham_luan_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_theo_mo_hinh_truong_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan