Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động thi đua và trò chơi trong môn Âm nhạc

CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ THỰC TIỄN

 Để góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện, ngày nay, Đảng ta đã chú trọng đưa Âm nhạc vào trường phổ thông. Bởi vì, việc tạo hứng thú học tập thông qua các hoạt động thi đua và trò chơi càng làm cho các em yêu thích nghệ thuật, hình thành ở các em một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, lòng khao khát sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát, tạo tính mạnh dạn trước tập thể, tính tự nhiên trước mọi người. Đồng thời, bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai sau này và phát hiện những học sinh có năng khiếu, động viên giúp các em phát triển. Hơn thế nữa, đặc trưng của bộ môn là: Học mà chơi - chơi mà học, nên tạo cho các em hứng thú say mê học tập là cần thiết trong giảng dạy âm nhạc.

Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học là nội dung cần quan tâm nhất trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với bộ môn Âm nhạc ở trường THCS, việc dạy học âm nhạc qua tổ chức hoạt động thi đua và trò chơi có vị trí quan trọng nhằm giáo dục, nâng cao năng lực cảm thụ và thẩm mĩ âm nhạc ở mức độ cần thiết, vì đó là động lực để phát huy tính tích cực và tinh thần học tập của học sinh, làm cho không khí học tập sôi nổi hơn. Đó cũng là hình thức ôn tập, củng cố kiến thức và kỹ năng âm nhạc. Đồng thời, qua việc tổ chức hoạt động thi đua và trò chơi còn có thể kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh giảm bớt sự căng thẳng sau mỗi tiết học.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động thi đua và trò chơi trong môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 	Nghị quyết BCHTW Đảng CSVN khoá 7 ( Tháng 1 năm 1993 ) đã khẳng định: " Giáo dục là quốc sách hàng đầu" điều đó càng thể hiện tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đào tạo thế hệ trẻ đối với đất nước. Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho sự phát triển kinh tế. Chính vì thế, trong những năm qua Giaó dục đã từng bước cải cách, đổi mới không ngừng. 
Ở nước ta, bắt đầu đồng loạt triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trên cả nước từ những năm 2002-2003. Ngoài những đổi mới về nội dung chương trình, việc đổi mới về phương pháp dạy học trong nhà trường cũng được diễn ra rầm rộ và quyết liệt. Tinh thần đổi mới phương pháp dạy học đã biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của người giáo viên. 
Có thể nói rằng, Âm nhạc không thể thiếu trong giáo dục phổ thông ngày nay, bởi để giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện trên các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ không chỉ thông qua các bài giảng ở Văn học, Lịch sử, Địa lý hay Giáo dục Công dân mà thông qua các bài hát trong bộ môn Âm nhạc cũng giáo dục được các em về tâm hồn, về đạo đức, lối sống có văn hoá phù hợp với truyền thống của người Việt Nam.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu của môn học Âm nhạc nói riêng, tôi khẳng định Âm nhạc không những có vai trò giáo dục học sinh phát triển toàn diện, mà còn phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc và những năng khiếu khác. Bên cạnh chức năng giáo dục thẩm mỹ môn Âm nhạc trong trường THCS còn đem lại cho học sinh hứng thú học tập và niềm vui. Với tâm lí lứa tuổi bậc THCS khá hiếu động, lại say mê ca hát, nhất là các em đã được tiếp xúc đổi mới dạy học âm nhạc từ bậc Tiểu học nếu giáo viên tạo được hứng thú học tập và biểu diễn trong nghệ thuật mỗi bài hát, mỗi tiết dạy thì sẽ đem lại cho các em sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học có hiệu quả hơn. 
 Từ thực tiễn giảng dạy trong những năm đổi mới ở trường và những lí do nói trên, tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động thi đua và trò chơi có thể góp phần thực hiện điều này. Đây là một kỹ thuật dạy học mà giáo viên dạy Âm nhạc cần quan tâm và đó cũng là lí do để tôi trình bày sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức các hoạt động thi đua và trò chơi trong môn Âm nhạc.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1.Tìm hiểu vai trò, tác dụng của việc tổ chức hoạt động thi đua và trò chơi trong dạy học âm nhạc ở THCS.
2.Tìm hiểu thực trạng, các cơ sở khoa học,cơ sở thực tiễn để sử dụng các giải pháp về tổ chức thi đua và trò chơi âm nhạc đạt hiệu quả.
3. Minh hoạ một số biện pháp chủ yếu về việc tổ chức hoạt động thi đua và trò chơi trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS Sen Thuỷ.
4.Tìm hiểu thực trạng khai thác và sử dụng hiệu quả các giải pháp tổ chức thi đua và trò chơi trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS Sen Thuỷ.
5. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Một số hoạt động thi đua và trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS Sen Thuỷ.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Trong học năm học 2010-2011 tôi được phân công giảng dạy môn Âm nhạc 6,7,8,9. Vì vậy, sáng kiến được phổ biến cho các đối tượng học sinh trường THCS Sen Thuỷ.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: 	 Đọc tài liệu, giáo trình liên quan đến đề tài.
2. Phương pháp quan sát: Thông qua các gìơ dạy đồng nghiệp để tìm hiểu, rút kinh nghiệm.
3. Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các giải pháp về Tổ chức thi đua và trò chơi âm nhạc tại trường THCS Sen Thuỷ.
4. Dùng phương pháp trắc nghiệm: kiểm chứng tính khả thi, đồng thời làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC THI ĐUA VÀ TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN ÂM NHẠC.
 I. CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Để góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện, ngày nay, Đảng ta đã chú trọng đưa Âm nhạc vào trường phổ thông. Bởi vì, việc tạo hứng thú học tập thông qua các hoạt động thi đua và trò chơi càng làm cho các em yêu thích nghệ thuật, hình thành ở các em một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, lòng khao khát sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát, tạo tính mạnh dạn trước tập thể, tính tự nhiên trước mọi người. Đồng thời, bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai sau này và phát hiện những học sinh có năng khiếu, động viên giúp các em phát triển. Hơn thế nữa, đặc trưng của bộ môn là: Học mà chơi - chơi mà học, nên tạo cho các em hứng thú say mê học tập là cần thiết trong giảng dạy âm nhạc.
Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học là nội dung cần quan tâm nhất trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với bộ môn Âm nhạc ở trường THCS, việc dạy học âm nhạc qua tổ chức hoạt động thi đua và trò chơi có vị trí quan trọng nhằm giáo dục, nâng cao năng lực cảm thụ và thẩm mĩ âm nhạc ở mức độ cần thiết, vì đó là động lực để phát huy tính tích cực và tinh thần học tập của học sinh, làm cho không khí học tập sôi nổi hơn. Đó cũng là hình thức ôn tập, củng cố kiến thức và kỹ năng âm nhạc. Đồng thời, qua việc tổ chức hoạt động thi đua và trò chơi còn có thể kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh giảm bớt sự căng thẳng sau mỗi tiết học.
 II. THỰC TRẠNG: 
 1.Về phía giáo viên: 
 Qua tìm hiểu cho thấy, ở các trường học còn có không ít giáo viên dạy chưa đúng với chuyên môn đào tạo ( dạy chéo môn) nên còn nhiều hạn chế trong phương pháp dạy học, đặc biệt là cách thức tổ chức để tạo nên sự hứng khởi trong học tập môn học này. 
 Đôi với bản thân tôi là giáo viên được đào tạo về chuyên môn giảng dạy âm nhạc, giàu lòng đam mê và tâm huyết với bộ môn. Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông gần 2 năm, tôi đã không ngừng học hỏi phương pháp từ các đồng nghiệp, theo dõi và nắm bắt kiến thức âm nhạc qua các phương tiện truyền thông đã giúp tôi có được một số kinh nghiệm, một số nghệ thuật trong việc tạo hứng thú học tập thông qua việc tổ chức hoạt động thi đua và trò chơi. 
 2. Về phía học sinh: 
 a. Đặc điểm tình hình
	 Học sinh bậc THCS nói chung và học sinh trường THCS Sen Thuỷ nói riêng đã được tiếp xúc đổi mới Âm nhạc từ bậc Tiểu học nên phần nào các em đã có tính mạnh dạn, ít bỡ ngỡ hơn. Các em đã được học tập theo phương pháp dạy học mới ( tự học tự chiếm lĩnh) nên đã rèn luyện được tính tự tin, tính độc lập của mình. Các em tự ý thức mình là người lớn và thích tham gia các hoạt động có tính chất thi đua để khẳng định năng lực của mình. Trong thực tế, bên cạnh việc học sinh thích học môn Âm nhạc vẫn còn không ít em chưa thực sự say mê môn học này. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc, hoạt động thi đua và trò chơi là động cơ tích cực để thu hút tất cả các em tìm được hứng thú và nổ lực hơn trong học tập.
 b. Chất lượng bộ môn qua khảo sát đại diện một số lớp đầu năm học :
Lớp
Sỉ số
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
37
7A
30
8A
32
9A
32
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU:
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THI ĐUA VÀ TRÒ CHƠI
 1. Hoạt động thi đua và trò chơi thực hiện ở các phân môn:
- Hoạt động này có thể tổ chức ở các phân môn: Học hát, Nhạc lý, Tập đọc nhạc hay ÂNTT nhưng dễ thực hiện nhất ở phân môn Học hát, TĐN.
 2. Thời điểm tổ chức: 
 * Hoạt động thi đua: 
 	- Với phân môn học hát: Giáo viên có thể tổ chức hoạt động thi đua trong tiết dạy hát hoặc ôn tập. Với bài hát dễ thuộc, giáo viên có thể tổ chức thi đua trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
- Phân môn TĐN: Thời gian tổ chức cũng tương tự như dạy hát.
- Với phân môn Nhạc lý và Âm nhạc thường thức: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị theo nhóm ở nhà với các nội dung của bài mới.
 * Tổ chức hoạt động trò chơi :
 	- Giáo viên nên tổ chức vào đầu hoặc cuối tiết học để không làm gián đoạn tiết học:
+ Tổ chức vào đầu buổi nhằm tạo không khí sôi nổi vui tươi có tác dụng khởi động cho tiết học. 
+ Tổ chức vào cuối buổi nhằm giải toả những căng thẳng sau tiết học. 
II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
+Thi đua cá nhân.
+ Thi đua giữa các bàn.
+ Thi đua giữa các nhóm.
+ Thi đua giữa các tổ
+ Thi đua giữa các dãy bàn
+ Trò chơi nghe nhạc và vận động.
+ Trò chơi hát to, hát nhỏ.
+ Trò chơi hát và chuyển đồ vật.
III. KỸ THUẬT TỔ CHỨC :
 - Đây là hoạt động mang lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh, tuy nhiên để hoạt động này không ảnh hưởng đến thời gian học tập giáo viên nên :
+ Tìm hiểu sở thích, hứng thú của học sinh.
+ Chọn điểm tổ chức.
+ Dự tính thời gian thực hiện.
+ Chuẩn bị nội dung và hình thức rõ ràng, cụ thể.
+ Trong tổ chức giáo viên cần chú ý bao quát lớp đảm bảo sự nghiêm túc.
+ Động viên khích lệ những học sinh còn rụt rè.
+ Cuối các hoạt động, giáo viên cần tổ chức cho học tham gia đánh giá kết quả thực hiện bạn. 
 IV. CÁCH THỨC TỔ CHỨC:
 a. Một số hoạt động thi đua:
 *Thi đua cá nhân.
 Ví dụ :Khi dạy tiết 14 ( ở lớp 6). Bài: Sơ lược về một số loại nhạc cụ dân tộc phổ biến
 Giáo viên bấm trên phím đàn điện tử âm thanh của một số loại nhạc cụ và yêu cầu học sinh nhận biết đó là âm thanh của nhạc cụ nào hoặc giáo viên có thể tổ chức thi đua bằng cách yêu cầu học sinh kể tên các loại nhac cụ dân tộc mà em biết và cho biết một số loại nhạc cụ dân tộc ở địa phương em có? 
Giáo viên yêu cầu học sinh ghi tên các loại nhạc cụ ra giấy trong thời gian 5 phút, em nào có kết quả tốt nhất thì tuyên dương, ghi điểm.
 Mục tiêu của hoạt động này là để học sinh nhớ lại các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc và của địa phương nhằm tạo không khí học tập sôi nổi hơn. 
* Thi đua giữa các bàn
Ví dụ 1: Khi dạy lớp 9. Bài: Lý kéo chài
Đây là bài hát ngắn và học sinh nghe khá quen vì thế bài này các em nhanh thuộc. Thời gian còn laị giáo viên yêu cầu các bàn sáng tác thêm lời mới cho bài hát. Sau khi có kết quả giáo viên trình bày lời ca do học sinh viết, phân tích một số lỗi rồi đánh giá. Thực tế, nhiều em viết rất hay lời ca rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.
 Mục tiêu là phát huy tính sáng tạo của học sinh. 
Ví dụ 2: Khi dạy tiết 15 ( ở lớp 8) 
 	Giáo viên có thể yêu cầu các bàn thực hiện bài tập trắc nghiệm sau: 
Hãy điền vào trong ngoặc đơn ở cột A số thứ tự bài hát ở cột B sao cho đúng tên bài hát đó.
A
B
- Đất nước như vì sao ( )
-Tình tính tang tang ( )
-Theo lời ca mênh mang ( )
-Cánh chim đại bàng ( )
-Bạch dương tươi tốt ( )
-Đi xây những ước mơ ( )
-Điểm tô non sông ( )
-Bao tháng năm học trò ( )
-Trong tâm hồn bao người ( )
-Về phương mặt trời mọc ( )
1.Lên đàng
2.Tuổi hồng
3. Trở về Su-ri-en-tô
4. Bóng cây Kơ -nia
5. Quê hương (TĐN lớp7)
6. Ca- chiu sa(TĐN lớp7)
7. Mùa thu ngày khai trường
8. Một mùa xuân nho nhỏ
9. Nhạc rừng
10.Lý dĩa bánh bò
* Thi đua giữa các nhóm:
 Ví dụ: Thi làm Album Âm nhạc: ( Phần này các nhóm chuẩn bị ở nhà)
 	 - Giáo viên yêu cầu các nhóm làm Album về các nhạc sỹ được học trong phần Âm nhạc thường thức .
 	-Yêu cầu Album phải thể hiện đủ các nội dung: Chân dung các nhạc sỹ, tiểu sử và một số tác phẩm nổi tiếng (nếu có băng đĩa hoặc bản nhạc càng tốt).
 	- Mục tiêu: Giúp học sinh thể hiện tinh thần đoàn kết, tạo cơ hội cho tất cả các em được thể hiện mình với các bạn, sử dụng Album để học theo nhóm trong phần Âm nhạc thường thức ở tất cả các tiết khác trên lớp.
- Thực tế cho thấy học sinh rất hào hứng, trình bày Album khá đẹp, đảm bảo đúng theo yêu cầu. Giáo viên cho điểm những nhóm có Album đầy đủ và đẹp nhất hoặc cũng có thể kết hợp để cho điểm 15 phút... 
- Ngoài hình thức trên giáo viên có thể tổ chức hoạt động này ở phần học hát hay TĐN, học sinh tự chọn nhóm và trình bày trước lớp, nhóm nào trình bày tốt cho điểm động viên. 
* Thi đua giữa các tổ:
- Tổ chức ở hoạt động Học hát và TĐN là chủ yếu, trong các tiết ôn tập, giáo viên yêu cầu các tổ trình bày lại các bài hát và TĐN vừa học .
Ngoài ra ở tiết ôn tập giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đua các tổ với nhau bằng cách yêu cầu học sinh kể tên và hát các bài hát có từ về thầy, cô, mái trường hay có từ về ba, Mẹ.
Mục tiêu nhằm ôn lại kiến thức và đồng thời cũng cố thêm tình cảm về mái trường, gia đình.
 b. Một số trò chơi ( được tổ chức vào đầu và cuối ở tất cả các tiết học)
 -Trò chơi tìm bài hát gốc: (tổ chức cuối tiết học)
Mục tiêu: Học sinh được ôn tập và hát lại một số bài hát đã học trong và ngoài chương trình , tạo không khí nhẹ nhàng cho tiết học.
 Cách tiến hành: Giáo viên chuẩn bị nội dung các ô chữ, tổ chức 2 dãy bốc xăm, dãy nào hơn mở trước 1 ô chữ, mở trúng ô chữ có từ gì thì hát bài có từ đó, nếu mở trúng ô màu đỏ thì nhường lượt chơi cho đội bạn, mở và hát đúng mỗi bài được 10 điểm, nói được tên bài hát gốc được 30 điểm.
VD : 5 ô chữ trong bài hát Đi học của nhạc sỹ Bùi Đình Thảo (Phần phụ lục ÂN 8)và một số bài hát khác.
Nước 
Suối
Trong 
Thầm
Thì
- Trò chơi những nốt nhạc vui: (tổ chức cuối tiết học)
 Mục tiêu: Luyện tập tai nghe, rèn luyện thêm kỹ năng nhớ và hát một số bài hát ngoài chương trình.
 	 Cách tiến hành: Giáo viên đàn giai điệu một số nốt nhạc đầu của mỗi câu trong các bài hát thiếu nhi như: Cả nhà thương nhau, Em yêu trường em, Bụi phấn, yêu cầu học sinh lắng nghe và nhận biết tên bài hát, em nào nhận biết đúng được thưởng một tràng pháo tay. 
 -Trò chơi hát to,hát nhỏ: ( Tổ chức đầu tiết học)
 Mục tiêu: Tập kỹ năng hát với cường độ to nhỏ.tạo không khí vui tươi sôi nổi.
 	Tiến hành: Giáo viên bắt nhịp để học sinh cùng hát một bài đã học, giáo viên dang tay ở tư thế chuẩn bị đánh nhịp, học sinh vừa hát, vừa quan sát tay của giáo viên; khi giáo viên đưa tay lên cao học sinh phải hát to, hát nhỏ; khi tay đưa xuống thấp, học sinh hát vừa khi tay để ngang ngực, nếu ai thực hiện không đúng phải nhảy lò cò hoặc hát một bài.
 -Trò chơi nghe nhạc và vận động: ( tổ chức cuối tiết học)
Mục tiêu: Luyện tai nghe, tập phản xạ, tạo không khí học tập sôi nổi
Cách tiến hành: Giáo viên đàn 3 âm Đô, Mi, Son. Khi nghe âm Đô, học sinh đứng thẳng, hai tay chống vào mạng sườn. Khi nghe âm Mi học sinh đứng thẳng hai bàn tay đặt lên vai. Khi nghe âm Son học sinh đứng thẳng hai tay đưa lên cao . Giáo viên tiến hành đàn một số âm bất kỳ từ tốc độ chậm rồi nhanh dần ,cử 4 tổ trưởng làm trọng tài, học sinh nào sai sẽ bị phạt nhảy lò cò.
- Trò chơi hát và chuyển đồ vật: (tổ chức đầu tiết học)
Mục tiêu : Ôn lại bài hát,tập phản xạ và tạo không khí học tập vui tươi nhẹ nhàng.
Tiến hành: Giáo viên bắt nhịp để cả lớp cùng hát lại bài hát vừa học, đồng thời đưa một cây bút hoặc một bông hoa cho 1 em HS, em này phải chuyển đồ vật cho HS khác, khi bài hát kết thúc và đồ vật đó có ở HS tổ nào thì tổ đó phải hát hoặc múa một bài.
V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ĐẠT ĐƯỢC QUA GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG.
Kết quả trắc nghiệm bằng câu hỏi của 250 học sinh: 
 Qua quá trình giảng dạy của cô giáo ở trường em hãy đánh dấu vào ô trống theo ý nghĩ của mình ( không cần ghi họ tên ). 
Câu 1: Em có thích học môn âm nhạc không? 
 	Rất thích
 	Thích vừa
	Không thích
 	Câu 2: Khi học âm nhạc em có thích tham gia vào hoạt động thi đua và trò chơi không?
	 Rất thích
 Thích vừa
 Không thích
Qua phát phiếu điều tra đã thu được kết quả của tổng 151 học sinh đại diện 4 như sau:
Câu trả lời
Câu 1
Câu 2
Số lượng
 %
Số lượng
 %
Rất thích
Thích vừa
Không thích
Kết quả khảo sát ( đại diện mỗi khối một lớp) học kỳ I (2008 . 2009)
Lớp
Sỉ số
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
37
7A
30
8A
32
9
32
PHẦN III . KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Qua quá trình giảng dạy ở trường - kết hợp với việc áp dụng thực nghiệm và những kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã thực hiện như đã trình bày ở trên. Tôi mạnh dạn dạn đưa ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Thứ nhất: Phải tạo hứng thú học tập ngay từ đầu tiết học 
- Thứ hai: Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức cho từng phân môn.
- Thứ ba: Giờ học nhạc phải có đầy đủ phương tiện dạy học để tạo được hứng thú, xúc cảm cho các em.
- Thứ tư: Phải phát huy được tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của học sinh 
-Thứ năm: Phải luôn tạo sự thoải mái, gần gũi với các đối tượng học sinh giúp các em bớt dè dặt, e thẹn .
- Thứ sáu: Tổ chức hoạt động thi đua và trò chơi phải đúng cách, thời gian tổ chức hợp lý, phải có mục tiêu cụ thể cho các hoạt động. 
 II. KẾT LUẬN CHUNG:
 	- Qua sáng kiến nhỏ của bản thân, một lần nữa tôi khẳng định rằng: việc tạo hứng thú học tập có tầm quan trọng đặc biệt trong dạy học môn Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
 	 - Hoạt động thi đua và trò chơi là kỹ thuật dạy học nhằm tăng cường tư duy, sự vận động, phát huy tính sáng tao và rèn luyện kỹ năng âm nhạc cho học sinh, góp phần hình thành tốt nhân cách cho lứa tuổi học sinh THCS.
	 - Hoạt động thi đua và trò chơi được tổ chức thường xuyên điều này sẽ đem lại không khí lớp học tự nhiên, sôi nổi, giúp giáo viên nâng cao kỹ năng tổ chức và đa dang hình thức dạy học.
	- Để nâng cao chất lượng bộ môn, mỗi một giáo viên chúng ta ai cũng đều có một cách thức, nghệ thuật dạy học riêng. Sáng kiến “ Tổ chức hoạt thi đua và trò chơi trong dạy học Âm nhạc” của bản thân đã đưa lại hiệu quả thiết thực ở trường THCS Tân Thuỷ, hy vọng với sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, cô giáo cùng các đồng nghiệp, sáng kiến này sẽ được áp dụng rộng rãi và hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
III. ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ:
 1. Về phía nhà trường:
 - Nhà trường cần bố trí phòng học bộ môn Âm nhạc tách riêng với các lớp học để khỏi ảnh hưởng đến giờ học.
 - Nhà trường cần mua sắm bổ sung thêm các thiết bị dạy học như đài đĩa, đĩa nhạc CD ,VCD 6,7.
 2. Về phía Giáo viên.
 - Tìm hiểu hứng thú sở thích của học sinh để lựa chọn nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động thi đua và trò chơi phù hợp với môn học và từng đối tượng. 
 - Không ngừng học tập, đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
	 Sen Thuỷ, ngày 20/11/2009
 Người viết
 Đinh Mậu Huynh	
. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_thi_dua_va_tro_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan