Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép dạy hát dân ca Nghệ Tĩnh vào trong chương trình âm nhạc THCS

Đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó: Âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc. Một nhà văn hoá đã ví dân ca “ Như dòng sông mênh mông tình đất, tình người, chắt lọc từ mạch nguồn cuộc sống, chảy qua nhiều thời đại, phản ánh tâm tư tình cảm, ước mơ khát vọng của con người trên mảnh đất quê hương của mình ”.Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam, là nhịp cầu thời gian để ta trở về với cội nguồn của ông cha, dân tộc.

Sau hơn 20 năm đổi mới, bộ mặt đất nước ta có nhiều thay đổi đáng kể. Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của văn hoá, xã hội bên cạnh những giá trị tích cực do nền kinh tế thị trường mang lại thì những hạn chế tiêu cực vẫn tồn tại và len lỏi mọi ngóc nghách của đời sống. Tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức ở một số bộ phận thanh, thiếu niên đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, bên cạnh đó hầu hết con trẻ hiện nay gần như quên hẳn các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca vốn rất phong phú và đa dạng mà ông cha ta đã để lại. trong đó hiện tượng lớp trẻ đang có xu hướng lãng quên các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, bởi lẽ, các em được tiếp xúc nhiều với luồng văn hóa ngoại lai, nhất là luồng văn hóa Phương Tây. Thực tế cho thấy, đa phần lớp trẻ ngày nay thích nghe và thích hát những bài hát trẻ trung, sôi động, nhạc ngoại . hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca, thậm chí không mấy mặn mà với các bài hát dân ca, và còn có quan niệm rằng: nghe dân ca là không sành điệu, lỗi thời

 

doc11 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép dạy hát dân ca Nghệ Tĩnh vào trong chương trình âm nhạc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a quan tâm, coi trọng: Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 05 về Văn hóa - Văn nghệ trong cơ chế thị trường trong đó có nội dung về xây dựng và phát triển “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đến Đại hội X, Đảng xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội; làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội; xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam; bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam.
Ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT về việc phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", trong đó có nôi dung đưa dân ca vào trường học. Bộ Giáo dục đã có hướng dẫn chỉ đạo cụ thể như:  Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường thông qua trò chơi dân gian, dân ca Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều giá trị văn hoá đang có nguy cơ bị mặt trái của cơ chế thị trường làm mai một, thì việc giáo dục cho mọi người nói chung và cho học sinh nói riêng biết phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ là vấn đề của riêng Ngành Giáo dục và Đào tạo mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Trong đó, việc chú trọng bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ biết yêu các làn điệu dân ca, biết chơi các trò chơi dân gian là hết sức cần thiết.
1.3. Ý nghĩa của việc đưa dân ca vào trường học
Như đã nói ở trên, việc đưa các làn điệu dân ca vào giảng dạy và các hoạt động giáo dục trong nhà trường không những có tác dụng to lớn đối với việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị tinh thần to lớn mà ông cha để lại mà còn mang lại cho các em sự thích thú khi được tìm hiểu về đời sống tinh thần, những nét văn hóa đặc sắc của quê hương mình, dân tộc mình.
Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dành cho những khúc hát dân ca quê hương một tình yêu lớn: Những câu hò, ví, dặm ... quê hương đã theo chân Bác từ thửa ấu thơ cho đến suốt quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, để đến lúc lâm chung Người cũng chỉ muốn được nghe một câu hò Huế, một câu ví dặm quê nhà hay một khúc quan họ thôi để mang cả hình ảnh quê hương xứ sở, hình ảnh miền Nam yêu thương vào cuộc trường sinh. Cả cuộc đời Người sống cho nhân dân, cho dân tộc, không gợn chút riêng tư, hành trang mà Người mang theo về "thế giới người hiền" chỉ là ước nguyện bình dị : Mang theo âm hưởng câu hát dân ca vào cõi bất tử. Người đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc, thấm thía rằng: Muốn yêu Tổ quốc mình, càng yêu tha thiết những câu hát dân ca. Bởi khúc dân ca là linh hồn, là nơi nắng đọng tình yêu, tinh hoa, bản sắc văn hoá dân tộc. Nó là nguồn sữa tinh thần bồi đắp và nuôi dưỡng tâm hồn con người. Trước lúc đi xa Người muốn thế hệ sau hãy yêu những câu hát dân ca, hãy trân trọng và giữ gìn nền văn hoá của dân tộc.
Đưa âm nhạc dân gian vào học đường là một trong những biện pháp cơ bản và quan trọng để truyền bá và giáo dục một cách gián tiếp cũng như trực tiếp lòng yêu mến, tự hào với những di sản âm nhạc dân gian nói riêng, văn hoá dân gian nói chung. Giáo sư Trần Văn Khê – Một trong những cây đại thụ về nghiên cứu Âm nhạc dân gian nước nhà đã phát biểu trong một Hội thảo về đưa dân ca vào trường học như sau: “ Nhà nước nên đưa dân ca vào trường học, cần làm cho học sinh Việt Nam hiểu dân ca nước ta là gì? Và dân ca nước ta hay như thế nào?”
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc trong đó biện pháp đưa dân ca vào giảng dạy cho lớp trẻ trong nhà trường lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh các thế lực thù địch, các phần tử phản động đã, đang và tiếp tục dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để đưa các loại văn hóa bạo lực, đồi trụy ... để truyền bá lối sống thực dụng, làm cho giới trẻ Việt Nam sống không có lý tưởng, ích kỷ và trụy lạc, làm cho họ lãng quên nền văn hóa với những giá trị nhân văn sâu sắc, những giá trị Chân – Thiện – Mỹ tốt đẹp mà ông cha ta đã dày công xây đắp nên.
Đưa dân ca vào các hoạt động trong nhà trường như giảng dạy nội khóa trong chương trình Âm nhạc hay hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động văn nghệ, câu lạc bộ . sẽ làm các em học sinh bớt đi những căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học tập văn hóa trên lớp, giúp cho các em thêm yêu thích và tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ trong nhà trường.
C. Phần thực hành: Dạy học hát dân ca Nghệ Tĩnh.
I. Mục tiêu:
            Học sinh học hát nói chung và học hát dân ca nói riêng là tiếp xúc với âm nhạc có lời. Mỗi bài hát, làn điệu là một cảm xúc riêng, có nội dung cụ thể về sự vật, hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học. Mỗi bài hát, làn điệu dạy trong một tiết ở Trung học với thời lượng là 45 phút. Dạy hát nhằm đạt được các mục tiêu sau:
            1. Mục tiêu về kiến thức: Học xong mỗi bài hát, làn điệu dân ca giúp học sinh thêm hiểu biết về đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, lao động sinh hoạt của ông cha ngày trước; Giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các em; Giúp phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn ngôn ngữ của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn.
            2. Mục tiêu về kĩ năng (đây là mục tiêu trọng tâm): Dạy hát dân ca nhằm phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. Dạy hát dân ca còn giúp học sinh biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, hát xướng, hát xô, hòa giọng .
            3. Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Dạy hát nhằm giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích âm nhạc đặc biệt là vốn âm nhạc cổ truyền của dân tộc, có khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học.
II. Quy trình dạy học hát:
Sau khi đã xây dựng chương trình cũng như trình chuyên môn duyệt nội dung tôi đã tiến hành cho học sinh tìm hiểu và dạy các bài hát dân ca trong chương trình trên cho học sinh theo quy trình dạy học hát như sau:
Bước 1: Giới thiệu bài hát: Trong phần giới thiệu bài hát này, một yêu cầu bắt buộc là người dạy phải giới thiệu và giải thích được cho học sinh về làn điệu và xuất xứ của làn điệu mà các em đang học. Ví dụ: Ví phường vải là lối hát của hội Phường vải, ví trèo non là lối hát của những người đi núi lấy củi . để các em có được những hiểu biết về thể loại và xuất xứ của nó trong lao động và sinh hoạt văn hóa của người dân xứ Nghệ.
Tiếp theo đó là giới thiệu về bài hát: Giáo viên dùng lời để giới thiệu vài nét ngắn gọn về bài hát, nội dung, xuất xứ hay là tác giả soạn lời cho làn điệu mà các em đang học
Cũng có thể giới thiệu bài hát dân ca Nghệ Tĩnh bằng cách phương tiện trực quan như xem tranh ảnh, xem băng hình diễn tả nội dung của làn điệu dân ca.
Bước 2: Nghe hát mẫu:
Giáo viên có thể thực hiện với các hình thức như sau:
+ Giáo viên trình bày bài hát, làn điệu dân ca: Nếu làm được điều này thì chắc chắn sẽ gây được ấn tượng mạnh với các em về làn điệu, bài hát mà các em sắp được học.
+ Dùng băng đĩa nhạc sưu tầm được để cho học sinh nghe làn điệu, bài hát
      sẽ học.
Bước 4: Tìm hiểu bài hát, giải thích từ khó:
Trước khi học hát giáo viên giới thiệu về cao độ, trường độ trong bài. Những
      chổ luyến láy, giải thích các từ khó.
Bước 3: Khởi động giọng:
 Trước khi học hát dân ca Nghệ Tĩnh chúng ta nên cho học sinh khởi động giọng bằng cách đọc thang âm  Mi – La – Đô của dân ca Nghệ Tĩnh để các em biết được sơ lược về âm hưởng của bài dân ca, đôi khi có thể cho các em luyện tập hơi thở với các nguyên âm a,u,ô  vì dân ca Nghệ  Tĩnh đặc biệt là các làn điệu ví rất cần nhiều hơi để hát các câu dài.
Bước 5. Dạy hát:
             Với nhiều đối tượng khác nhau có thể hát đúng cao độ, trường độ đã khó, để các em biết thể hiện tình cảm và các một số chỗ luyến, ngân dài  lại càng khó hơn. Điều này yêu cầu người dạy cho các em phải là người hát được dân ca Nghệ Tĩnh, có những kỹ năng ca hát nhất định.
Khi tập hát từng câu, người dạy nên hạn chế dùng đàn mà cần phải hát mẫu nhiều hơn để giúp học sinh hát đúng những chỗ khó, tiếng luyến láy, ngân nghỉ, cũng như thể hiện sắc thái đặc trưng của bài dân ca.
Để dạy hát dân ca Nghệ Tĩnh cho học sinh chúng ta nên tiến hành theo các bước như sau:
- Phân chia bài hát ra thành từng câu ngắn để các em có đủ hơi và không mệt khi tập. Sau khi hát mẫu xong kết hợp với phần đệm đàn giáo viên cho các em nhắc lại câu hát. Dạy hát từng câu nối tiếp nhau sau đó ghép lại từng đoạn và cả bài.
- Ở một số câu hát cần sự luyến, ngân  thì dành nhiều thời gian tập luyện hơn. Sau khi giáo viên hát mẫu xong, có thể cho một số em hát tốt hát lại, nếu có chỗ chưa đúng thì sửa luôn để cả lớp cùng nghe và nhận biết.
- Khi dạy hát, để nghe các em hát như thế nào và sửa sai giáo viên không hát cùng với học sinh. Lúc các em tái hiện lại câu hát thì tôi đệm đàn và lắng nghe để sửa sai và nhắc nhở các em.
- Nếu dạy hát để học sinh hát thuộc và đúng làn điệu, bài hát dân ca thì chưa đủ. Trong quá trình tập giáo viên cần luôn nhắc nhở các em thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, làn điệu dân ca.
Bước 6. Luyện tập, củng cố, kiểm tra:
Sau khi đã học bài hát tôi cho các em củng cố, ôn luyện làn điệu, bài hát vừa được học. điều này không chỉ giúp cho học sinh nhanh thuộc bài, hát chính xác mà còn nâng cao kỹ năng thể hiện tình cảm, sắc thái của bài. Phần củng cố, luyện tập được lặp đi lặp lại nhiều càng giúp học sinh cảm thụ, hiểu được cái hay của bài hát, làn điệu dân ca mà các em đang hát.
III.Thực hiện dạy lồng ghép trong giờ học nhạc đối với các khối 6,7,8.
Chương trình âm nhạc lớp 6 gồm có:
+ Tiết 8:- Giới thiệu dân ca Nghệ Tĩnh 
+ Tiết 16:- Học hát bài Hò khoan đi đường
+ Tiết 25:- Học hát bài Ví đò đưa sông la.
+ Tiết 33: Học hát làn điệu Hội làng sen
Chương trình âm nhạc lớp 7 gồm có:
+ Tiết 7: - Học hát bài Hò kéo lưới
+ Tiết 15: - Học hát làn điệu Hội Niềm tin
+ Tiết 25: - Học hát bài Ví chuyển phường vải
+ Tiết 33: - Học hát bài Hò trên sông
Chương trình âm nhạc lớp 8 gồm có:
+ Tiết 7: - Học hát bài Ví sông lam
+ Tiết 15: - Học hát làn điệu Hội đồng xuân
+ Tiết 25: - Học hát bài Ví phường cấy
+ Tiết 33: - Học hát Giặm sẩm
 IV.ứng dụng lí luận vào việc thiết kế một số tiết dạy lồng ghép dân ca Nghệ Tĩnh trong giờ học môn âm nhạc.
CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC 6.
Tiết 8: - Nội dung I: - ôn các nội dung đã học
Nội dung II: - Giới thiệu về dân ca Nghệ Tĩnh
Nội dung I: - Ôn các nội dung đã học ( 20 phút ) 
Ôn tập bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ; Vui bước trên đường xa.
Ôn tập đọc nhạc số 1,2,3.
Ôn tập nhac lí: Nhịp và phách; nhịp 2/4; các kí hiệu cao độ, trường độ của 
âm nhạc.
Nội dung II: Giới thiệu về dân ca Nghệ Tĩnh ( 20 Phút )
1.Vài nét về xứ Nghệ và dân ca Nghệ Tĩnh 
- Dân ca là gì ? Dân ca là những câu hát do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục và được truyền miệng từ đời này qua đời khác, một loài hình sinh hoạt văn hóa thông qua các thể hát xướng của cư dân một vùng miền để giao lưu tình cảm giưa con người với con người, con người với thiên nhiên. 
- Đến nay vẩn chưa có tài liệu,thư tích nào khẳng định sự xuất hiện của dân ca vào thời kì nào của lịch sử. Nhưng điều chắc chắn là từ khi con ngươi con người có tiếng nói hoàn chỉnh phát triển bắt đầu thời kì có chự viết và giao lưu làm ăn trao đổi buôn bán.
- Loài hát gì xuất hiện sớm nhất đến nay vẩn chưa có nhà nghiên cứu náo đưu ra kết luận. Nhưng quá trình lao động và phát triển của con người thì có hát ru và hò lao động là xuất hiện sờm, vì nó thực sự cần thiết, thiết thực với cuộc sống.
           - Nghệ Tĩnh là tên gọi chung của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, có cùng chung dãy núi Giăng Màn – Thiên nhẫn, có chung dòng sông Lam, có chung giọng nói và phong tục .Nghệ Tĩnh là một dãi đất trải dài từ 17,5 đến 19,3 độ vĩ Bắc, 104 đến 106,2 độ kinh Đông với diện tích 16 ngàn km2, có rừng núi trùng điệp, đồng bằng phì nhiêu, sông ngòi chi chít, bờ biển trải dài trên 200km.
            Ca dao xứ Nghệ có câu:
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô... 
            Xứ Nghệ được xem là mảnh đất địa linh nhân kiệt nơi sản sinh ra nhiều bậc danh nhân hiền tài cho đất nước trong đó tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hóa thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, nơi đây khí hậu cũng vô cùng khắc nghiệt, khi ngắng hạn ruộng đồng nứt nẻ, khi mưa dông lụt lội trắng đồng. Khó khăn, gian khổ do thiên nhiên không ưu đãi đã tôi luyện cho người dân xứ Nghệ tinh thần chịu thương, chịu khó, đức tính cần cù nhẫn nại, tình yêu cuộc ssống và nghị lực kiên cường. Những phẩm chất đáng quý ấy đã được kết tinh trong những bài dân ca mộc mạc, chứa chan tình người.
Đặc điểm xuất xứ của Âm nhạc cổ truyền Nghệ Tĩnh là hình thành từ lao động sản xuất nhưng lại được phát triển về chiều sâu bởi nhờ trí tuệ uyên thâm của các đồ nho, khiến cho người nghe thường cảm nhận rằng dân ca Nghệ Tĩnh lắng đọng và sâu đằm.
Về thể loại: Dân ca Nghệ Tĩnh là loại hình dân ca phong phú và đa dạng với nhiều làn điệu và có ở nhiều vùng, nhiều nơi. Có thể được chia thành 3 loại chính: Ví, dặm, hò. Trong mỗi một thể loại có những làn điệu riêng mang dáng dấp sinh hoạt, lao động của từng phường hội hay thôn làng.
 Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Dân ca ví giặm tại Nghệ Tĩnh là một di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp) .Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, dệt vải, trồng lúa... Lời ca của dân ca ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người. 
2. Sự ra đời của đân ca Nghệ Tĩnh
Ra đời trong bốn môi trường chính
Gắn liền với lao động như: Đi thuyền, đi bè, đi lưới.
Môi trường đồng quê: Đi cấy, đắp đập, chăn trâu
Môi trường núi non: Trèo non, đốt than, đi hái củi
 Môi trường thôn xóm: Quay tơ, dệt vải, làm nón
Một số vấn đề lí luẩn cơ bản về dân ca. 
Hát ví: 
Khái niệm
Hát ví là lối hát giao duyên gắn liền với sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian, hình thành do nhu cầu sinh hoạt về mặt tinh thần của nhân dân trong lúc lao động. Loại hình lao động nào cũng có hát ví . Người chèo thuyền trên sông có ví đò đưa sông Phố, đò đưa sông La, đò đưa sông Lam, đò đưa nước ngược và đò đưa chuyển qua Phường vải, là những điệu ví mà môi trường diễn xướng là trên sông nước, hát khi đưa đò, vừa hát vừa lao động như chống chèo, vượt suối để diễn tả tâm tình và đời sống lao động của mình, người đan lát rổ rá có ví phường đan; người đi hái củi có ví trèo non; người kéo vái có ví phường vải , ví phường nón; ví phường cấy; ví phường gắt...
 1.2 Đặc điểm
- Về nội dung: Lời chủ yếu ví von, so sánh. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho tên gọi ví từ đo mà thành.
2. Hát giặm
2.1. Khái niệm
Hát giặm là sinh hoạt văn nghệ tự túc, hình thành gắn liền với lao động sản xuất, nghề nghiệp, sau mời phát triển thành thể hát dân ca sinh hoạt, trữ tình. Hát giặm có hai hình thức: Hát giặm nam nữ và hát giặm vè.
2.2. Đặc điểm.
- Hát giặm không phụ thuộc vào thời gian: Người xứ Nghệ hát giặm quanh năm, hễ có dịp cùng nhau lao động, cùng gặp gỡ giữa bạn trai và bạn gái là hát giặm.
3. Hò
3.1. Khái niệm
Hò là những bài ca lao động , ra đời từ thời kì phát triển sớm của nhân loài khi con người bắt đầu biết hợp sức lao động để kiếm sống, biết cùng nhau hô lên để phối hợp thêm sức mạnh. Về sau, Hò được phát triến thêm những lới ca trữ tình phô diễn tâm tư, tình cảm của người lao động. Vì vậy mà Hò còn được sử dụng trong cả hát giao duyên, hát đám, hát hội. Có thể Hò chia thành ba loại: Hò gắn với động tác lao động có nhịp điệu và tiềng đệm như dô ta...,Hò mang tính chất sinh hoạt; Hò gắn với hội hè. 
3.2. Đặc điểm
 Về cấu trúc, Hò xứ Nghệ cũng như một số địa phương khác đều có hai phần: phần xướng và phần xô. Phần xướng là lời hò cái, hoặc người bắt cái, người cầm càng; phần xô là lời của người hò theo, gọi là hò con.
Về tính chất nhạc điệu, Hò xứ nghệ thường chắc khỏe, tiết tấu gắn với nhịp điệu của công việc lao động, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa xương và xô.
III. Những loại hình dân ca phổ biến trên đất Nghi Xuân.
Nghi Xuân vốn là một mảnh đất được lịch sử bao đời ca ngợi đánh giá là một vùng quê giàu vế các loại văn nghệ dân gian, trong đó có dân ca Nghệ Tĩnh. Những loại phổ biến được nghi nhận.
1.Hò vè, ví giặm:
Trước đây người dân Nghi Xuân thường hát các thể ví: Ví phường cấy, Ví đồng ruộng, Ví phường nón và Ví sông lam.
Ví giặm thì Nghi Xuân phổ biến là giặm vè (5 chữ) thỉnh thoảng có loại vè từ 5 chữ chuyển thành 6 chữ rồi lại quày về 5 chữ.
Ví dụ: 
Đất đồng môn dệt vải
Đất Cổ Đạm vắt nôi 
Đất Xuân Liệu bầy tui
Bắt một nạm cáy hôi
Về dâm dâm phơi phơi
Tay tôi múc miệng tui mời
Ruốc tôi ngọt lắm bà ơi
Ngon bằng ruốc bể
Ngọt bằng mười ruốc bể.
 Hò Nghi Xuân chủ yếu là hò tiếp vận và hò đắp đê, khác giống nhau chỉ là ơ hò và hò ơ hò. Còn phía sau thường lẫn lộn như nhau.Phần dô cơ bản giống nhau.
Ca trù:
Ở Nghi Xuân chỉ có xã Cổ Đạm là phát triển có quy mô giáo phường. Một số xã như Tiên Điền có hát nhưng chỉ rải rác một số nơi.Ca trù được xếp vào hạng âm nhạc văn chương ngôn ngữ bác học. Hiện nay huyện ta có hai câu lạc bộ ca trù câu lạc bộ ca trù Cổ Đạm và câu lạc bộ ca trù Nguyễn Công Trứ.
Trò Kiều:Trò Kiều còn gọi là chèo kiều ta tiếp thu của các huyện phía bắc Nghệ Tĩnh. Thể hát trò kiều là chèo pha tuồng.
+ Tiết 16: - Ôn tập các nội dung đã học ( 20 phút )
 - Học hát dân ca nghệ Tĩnh ( 20 phút ) 
 - Cũng cố ( 5 phút )
 Nội dung 1: Ôn tập các nội dung đã học ( 20 phút )
- Ôn hai bài hát: Hành khúc tới trường; Đi cấy
- Ôn hai bài TĐN: Số 4, Số 5
Nội dung II: Học hát dân ca Nghệ Tĩnh: : Bài Hò khoan đi đường (20 phút)
 Làn điệu Hò khoan đi đường
                                     Người hát: Đức Bằng
                                     Sưu tầm và ghi âm: Lê Hàm
Ơ! Hồng Sơn cao ngất mấy trùng
Khoan ơi hỡi hò khoan
Ơ! Lam Giang mấy trượng
Khoan ơi hỡi hò khoan
Ơ! Thì lòng bấy nhiêu
Khoan ơi hỡi hò khoan
Ơi hỡi hò khoan dô ơi dô hò khoan!
+ Tiết 25: - Ôn tập các nội dung đã học ( 20 phút )
 - Học hát dân ca nghệ Tĩnh ( 20 phút ) 
 - Cũng cố ( 5 phút )
 Nội dung 1: Ôn tập các nội dung đã học ( 20 phút )
- Ôn hai bài hát: Niềm vui của em; ngày đầu tiên đi học
- Ôn hai bài TĐN: Số 6, Số 7
Nội dung II: Học hát dân ca Nghệ Tĩnh: Bài Ví đò đưa sông la ( II )
 Người hát : Đức Duy
 Lời ca : Lương Hảo
 Ghi âm : Vi Phong
Người ơi dười bến tam soa sương trùm sống ơ ơ vỗ. Trên ngọn tùng sơn thông rủ gió gào. Cành buồn bạt gió lao đao, hận chìm đày nước hờn cao ngất ơ trời.
+ Tiết 33: - Ôn tập các nội dung đã học ( 20 phút )
 - Học hát dân ca nghệ Tĩnh ( 20 phút ) 
 - Cũng cố ( 5phút ) 
 Nội dung 1: Ôn tập các nội dung đã học ( 20 phút )
- Ôn tập 8 bài hát đã học
Nội dung II: Học hát dân ca Nghệ Tĩnh: Làn điệu Vui Hội làng sen
Mừng quê ta mở hội
Trên quê nhà mở hội
Đón bè bạn về với ngày vui
Đất Hồng lam sông núi đẹp tươi
Ngân vang xa bao thiết tha
Chúc muôn người sắc như ngàn hoa
Khúc tâm tình dâng lên bài ca

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_day_hat_dan_ca_nghe_tinh_vao.doc
Sáng Kiến Liên Quan