Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt Tập đọc nhạc

Âm nhạc là một nội dung trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học, và quan trọng hơn nó là một “phương tiện giáo dục”hấp dẫn mang tính đặc thù. Vì là môn học đặc thù riêng nên để dạy tốt môn học này trong nhà trường tiểu học đòi hỏi giáo viên phải có trình độ nghiệp vụ sư phạm, phải có những suy nghĩ sáng tạo, chủ động tìm ra những phương pháp giảng dạy nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và mang lại hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cao.

 Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh có thêm một số “vốn liếng” bài hát, kỹ năng ca hát, kỹ năng thực hành tập đọc nhạc, giúp các em nâng cao lòng ham thích nghệ thuật Âm nhạc, xây dựng và hình thành thị hiếu thẩm mĩ Âm nhạc tốt, có thói quen ca hát từ đó tạo nên năng lực nhạy bén trong quá trình tiếp thu sự phát triển về trí tuệ và tình cảm gần gũi thân thiện với tất cả mọi người xung quanh.

 Mặt khác, tìm xem trong học sinh có năng lực về mặt nào nhiều nhất để điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp cho sự phát triển mạnh với năng lực ấy của học sinh. Có như vậy mới giúp được tất cả học sinh phát triển được năng lực của mình đến mức tối đa, đảm bảo cho mọi khả năng của học sinh nắm bắt được công cụ quan trọng góp phần đào tạo nhân tài ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11604 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt Tập đọc nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
----------o0o----------
 A. Sơ yếu lý lịch
Họ và tên: Phạm ánh Ngọc
Ngày tháng năm sinh: 25/ 05/ 1985
Năm vào ngành: 2007
Chức vụ : Giáo viên âm nhạc, Phó tổng phụ trách đội 
Đơn vị công tác: Trường TH Thanh Văn – Thanh Oai – Hà Nội
Trình độ chuyên môn: Trung cấp âm nhạc
Hệ đào tạo: Trung cấp sư phạm âm nhạc
Bộ môn giảng dạy: Môn Âm nhạc 
Năm học 2008 - 2009
B. Nội dung của đề tài
I.Tên đề tài
“Giúp học sinh học tốt Tập đọc nhạc”
II. Lý do chọn đề tài
1.Nhận thức về vai trò và nhiệm vụ của việc dạy môn Âm nhạc
	Âm nhạc là một nội dung trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học, và quan trọng hơn nó là một “phương tiện giáo dục”hấp dẫn mang tính đặc thù. Vì là môn học đặc thù riêng nên để dạy tốt môn học này trong nhà trường tiểu học đòi hỏi giáo viên phải có trình độ nghiệp vụ sư phạm, phải có những suy nghĩ sáng tạo, chủ động tìm ra những phương pháp giảng dạy nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và mang lại hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cao.
	Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh có thêm một số “vốn liếng” bài hát, kỹ năng ca hát, kỹ năng thực hành tập đọc nhạc, giúp các em nâng cao lòng ham thích nghệ thuật Âm nhạc, xây dựng và hình thành thị hiếu thẩm mĩ Âm nhạc tốt, có thói quen ca hát từ đó tạo nên năng lực nhạy bén trong quá trình tiếp thu sự phát triển về trí tuệ và tình cảm gần gũi thân thiện với tất cả mọi người xung quanh.
	Mặt khác, tìm xem trong học sinh có năng lực về mặt nào nhiều nhất để điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp cho sự phát triển mạnh với năng lực ấy của học sinh. Có như vậy mới giúp được tất cả học sinh phát triển được năng lực của mình đến mức tối đa, đảm bảo cho mọi khả năng của học sinh nắm bắt được công cụ quan trọng góp phần đào tạo nhân tài ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
2. Cơ sở thực tế
	Đối với học sinh ca hát là một hoạt động hấp dẫn, những lời ca hay, những từ ngữ đẹp, những giai điệu phong phú của các vùng miền, cùng với sự đa dạng của bài hát làm cho tâm hồn của các em được thêm mở rộng. Tiếng hát của các em là tiếng nói của tình cảm, là mối dây liên hệ cới cộng đồng trong môi trường mới, là phương tiện để các em tự giáo dục.
	Về mặt sinh lý khi ca hát các em được hít thở sâu hơn từ đó có tác dụng trực tiếp cho sự hô hấp, tuần hoàn, thần kinh được hưng phấn, dây thanh quản được vận động một cách tự nhiên giúp các em có tiếng nói trong trẻo, đẹp đẽ và truyền cảm.
	Tuy nhiên cho đến nay có nhiều người vẫn cho rằng giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông chỉ cần dạy hát mà không nhất thiết phải thanh toán nạn “mù chữ” nhạc cho học sinh. Họ cho rằng đọc nhạc là rất khó, chỉ có những em có năng khiếu mới học được. Nhận thức điều đó không đúng, nó sẽ dẫn học sinh của chúng ta tới thụ động trong đời sống âm nhạc của bản thân. Đọc được nhạc các em sẽ tự mình hát được những bài hát phổ thông từ đó sẽ phát triển được trí tưởng tượng, óc sáng tạo nhằm nâng cao năng lực cảm thụ tạo thói quen thích nghe nhạc và hoạt động âm nhạc. 
 Bộ môn âm nhạc nhằm giáo dục những phẩm chất, tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh góp phần đào tạo các em trở thành những con người phát triển toàn diện. 
3. Cơ sở lý luận
	Qua ba năm giảng dạy môn âm nhạc, tôi nhận thấy tình trạng chung trong việc học tập đọc nhạc của các em học sinh là rất yếu. Đa phần các em không đọc được bất cứ nốt nhạc nào trên khuông nhạc hay trên bài hát , cách gõ đệm cho một bài hát chưa chủ động còn dựa vào sự làm mẫu của giáo viên . Ngoài ra giáo viên dạy nhạc khác vẫn còn coi nhẹ tiết Tập đọc nhạc. Sau khi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường tiểu học Thanh Văn, tôi thấy tình trạng coi nhẹ giờ Tập đọc nhạc thực sự đã thấm sâu vào tư tưởng của mọi người, với lý do này tôi suy nghĩ mình cần phải cải cách suy nghĩ của mọi người, bởi tôi cho rằng tiết học tập đọc nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc học âm nhạc của học sinh.Nhờ có giờ học này mà học sinh được củng cố lại kiến thức âm nhạc đã học ở những giờ trước, bởi trong hầu hết tiết Tập đọc nhạc bao giờ cũng được lồng thêm với phần Ôn tập bài hát, các em sẽ đựơc ôn lại lời ca, giai điệu bài hát , các loại gõ đệm trong bất kỳ một bài hát nào. Cùng với đó là mở rộng sự hiểu biết về âm nhạc.
Ví dụ: 
- Tại sao nhìn vào bản nhạc lại hát được bài hát?
- Tại sao nốt nhạc có những cách viết khác nhau?
- Khóa son là gì? 
- Nhịp là gì?
- Khuông nhạc là gì? 
- Tại sao khi nghe nhạc lại cảm nhận được tâm trạng buồn, vui,?
	Ngoài những lý do trên tiết học này còn hỗ trợ cho các bộ môn khác như: Toán (sẽ giúp học sinh khả năng tính nhẩm, tư duy độc lập) – Tiếng Việt (sẽ giúp học sinh phân tích tóm tắt nội dung bài văn, thể hiện suy nghĩ của mình trong các bài Tập làm văn) – Thể dục (giúp các em tập đúng động tác cũng như đúng nhạc) Đối với học sinh lớp 4, 5 việc cung cấp những kiến thức âm nhạc và nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc là rất cần thiết. 
	Xuất phát từ vị trí của giáo dục tiểu học là đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
	Xuất phát từ nhiệm vụ dạy học góp phần chung vào việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh, thông qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với các em.
	Xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học của bậc Tiểu học và chương trình nội dung sách giáo khoa của Bộ giáo dục. 
	Với những ý nghĩ này, qua những năm giảng dạy, khảo sát tình hình học tập của học sinh tôi đã thực hiện đề tài
“ Giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc”
III. Phạm vi – Thời gian thực hiện đề tài
1/ Phạm vi: Khối 4, 5 trường TH Thanh Văn.
2/ Thời gian thử nghiệm là: Năm học 2008- 2009, 2009 - 2010.
2/ Thời gian thực hiện là: Năm học 2010 – 2011 (Từ tháng 09/2010 đến hết HKI năm học 2010-2011).
C. Quá trình thực hiện đề tài
* Khảo sát thực tế 
1/ Tình hình thực tế khi chưa thực hiện
	Đầu năm học 2008 – 2009 Được nhà trường phân công giảng dạy môn âm nhạc. Tôi thấy muốn làm tốt đề tài này cần phải điều tra nắm bắt được kiến thức chung của học sinh về môn âm nhạc:
- Khả năng thực hiện bài hát: Nhìn chung đã hát đúng giai điệu bài hát .
- Khả năng gõ đệm bài hát: Chưa biết chính xác mình đang gõ đệm theo loại hình nào( gõ đệm theo tiết tấu, nhịp hay phách).
- Lý thuyết âm nhạc: Chưa biết khoá son, khuông nhạc, âm hình nốt nhạc, tên nốt nhạc trên khuông nhạc, cách gõ các câu tiết tấu (khối 4) do lớp 3 chưa có giáo viên chuyên môn dạy.
	Nói chung sau 2 tháng khảo sát, tôi nhận thấy tình trạng học Tập đọc nhạc của học sinh trong trường là yếu.
2/ Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Khối
Thể hiện bài hát
Gõ đệm
Lý thuyết âm nhạc
4
75%
20%
5%
5
78%
25%
15%
* Nguyên nhân: 
- Do chưa có giáo viên âm nhạc chuyên trách.
- Do các em không hứng thú trong việc học Tập đọc nhạc.
- Do suy nghĩ coi đây là bộ môn phụ không quan trọng. 
- Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy bộ môn chưa đủ.
	Từ những nguyên nhân trên tôi đã có những suy nghĩ và đề ra được một số biện pháp cụ thể khi giảng dạy như sau: 
3/ Biện pháp thực hiện:
Sau khi nhận giảng dạy bộ môn âm nhạc, tôi đã đề ra cho mình quyết tâm phải nâng cao kiến thức âm nhạc cho học sinh về biểu diễn và lý thuyết âm nhạc.
	Tôi đã tìm hiểu phương pháp giảng dạy âm nhạc trong trường tiểu học và nắm chắc trọng tâm môn âm nhạc. Từ đó tôi nhận ra rằng muốn phát triển kiến thức âm nhạc cho học sinh phải kết hợp 2 yếu tố:
+ Có phương pháp giảng dạy khoa học.
+ Tinh thần trách nhiệm – lòng nhiệt tình đối với học sinh.
Các bước tiến hành : 
1/ Làm quen với học sinh. Tìm hiểu cụ thể ý thức, học lực của từng em thông qua giáo viên chủ nhiệm và kết quả năm học trước.
2/ Tôi nghĩ rằng, khi giảng dạy một bài hoặc phần kiến thức nào đó thì đòi hỏi giáo viên phải làm tốt các khâu như:
- Chuẩn bị bài soạn
- Chuẩn bị đồ dùng giảng dạy
- Tiến hành bài giảng trên lớp.
A. Chẩn bị bài soạn
Đối với phần ôn bài hát
-Ôn lại giai điệu.
-Cho hs biểu diễn.
-Hát múa phụ họa.
Đối với phần tập đọc nhạc
- Giới thiệu bài tập đọc nhạc.
- Tập nói tên nốt nhạc.
- Luyện cao độ
- Luyện tập tiết tấu.
- Tập đọc từng câu ngắn
- Tập đọc cả bài.
- Ghép lời ca
- Củng cố kiểm tra.
B.Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Đàn, bộ gõ.
- Tranh ảnh minh họa bài hát.
- Tranh vẽ khuông nhạc, khoá son, âm hình nốt nhạc, tên nốt nhạc trên khuông nhạc, giá trị trường độ của từng hình nốt nhạc.
- Hình các nốt nhạc.
C. Tiến hành bài giảng trên lớp
C.1: Bước đầu ôn tập bài hát yêu cầu học sinh hát đúng lời ca, giai điệu: (học sinh nghe đàn khi giáo viên tấu, yêu cầu học sinh hát đúng theo tiếng đàn), biết hát kết hợp gõ đệm theo phách qua 2 tuần và biết gõ đệm theo nhịp, phách trong 4 tuần tiếp theo. Sau khi đã giới thiệu các cách gõ đệm cho một bài hát, để củng cố kiến thức đã học, giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi phân biệt các cách gõ đệm đó(để học sinh phân biệt 3 cách gõ đệm nhịp, phách, tiết tấu giáo viên nên dùng một bài hát cùng một tốc độ học sinh sẽ dễ dàng nhận ra nhịp: gõ đệm ít nhất, tiết tấu: gõ đệm nhiều nhất, còn lại là phách: thói quen khi hát có vỗ tay). Qua 6 tuần ngoài biết hát kết hợp gõ đệm khi biểu diễn, yêu cầu học sinh biết hát có phụ hoạ ( Giáo viên hướng dẫn một số động tác cơ bản,chủ yếu phát huy tính sáng tạo của học sinh qua từng bài hát) hoặc biết trình bày bài hát theo hình thức: Tốp ca, song ca, tam ca, lĩnh xướng hoà giọng, đơn ca
C.2: Tập đọc nhạc: Giáo viên dạy như một bài hát mới.
	Khi luyện tiết tấu cần giới thiệu cho học sinh các âm hình tiết tấu trong bài ( Đen, trắng, đơn.), hướng dẫn học sinh cách đọc tiết tấu bằng số( Đen= 1, đơn: phách mạnh là số 1, phách nhẹ là số 2, trắng= 1,2 số 2 ngân giữ tay). Giáo viên nên tìm câu nhạc có trong những bài hát đã học lồng vào câu tiết tấu để học sinh thực hiện bài tiết tấu dễ hơn. Sau mỗi bài tiết tấu yêu cầu học sinh tìm những câu nhạc phù hợp với câu tiết tấu và gõ lại đúng với câu tiết tấu đó.
	Với bài tập đọc nhạc: Giáo viên giới thiệu khuông nhạc, khoá son, tên 7 nốt nhạc trên khuông nhạc, nhịp của bài hát. Sau khi học sinh nắm bắt được kiến thức cơ bản giáo viên đưa một số bài hát học sinh đã biết lời ca, giai điệu để học sinh tìm được số khuông nhạc, vị trí của khoá son, tên các nốt nhạc trong bài hát đó, số chỉ nhịp và vị trí của số chỉ nhịp. Qua đó tạo hứng thú tìm hiểu âm nhạc trong mỗi bài hát.
+ Để học sinh nhớ vị trí của nốt nhạc trên khuông nhạc giáo viên nên cho học sinh chơi trò chơi “gắn nốt nhạc và tên nốt nhạc trên khuông nhạc”.
 a. Gắn hình nốt nhạc( giáo viên ghi sẵn tên nốt và đánh dấu vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc, yêu cầu học sinh tìm thật nhanh hình nốt tương ứng với yêu cầu bài) : Son- đơn, đô- đen, mi- trắng.
 b. Gắn tên nốt nhạc( giáo viên cho sẵn hình nốt nhạc trên khuông nhạc yêu cầu học sinh xác định đúng tên của nốt nhạc trên khuông nhạc): móc đơn, đen, trắng ..ở vị trí nốt son, la, si, pha 
+ Sau khi học sinh nắm đựoc tên nốt, vị trí nốt nhạc giáo viên cho học sinh đọc tên nốt nhạc không có cao độ trong thang âm và bài tập đọc nhạc.
+ Giáo viên đàn để học sinh đọc cao độ của thang âm theo chiều đi lên hoặc đi xuống, với bài tập đọc nhạc giáo viên đàn giai điệu từng câu 1-2 lần để học sinh nghe và có thể nhẩm theo. Sau đó giáo viên đàn lại để học sinh đọc từng câu nhạc. Khi đọc giáo viên cho học sinh nhận xét lẫn nhau phát hiện chỗ sai, giáo viên kết hợp sửa sai cho học sinh.
+ Cho học sinh đọc tên nốt không có cao độ kết hợp gõ tiết tấu.
+ Giáo viên hát mẫu bằng nốt nhạc sau đó ghép lời ca bài hát.
+ Giáo viên đệm đàn giai điệu bài tập đọc nhạc cho học sinh ghép lời (tuỳ từng lớp nếu có học sinh học tốt đọc nhạc có cao độ giáo viên nên mời học sinh đó đọc mẫu cho cả lớp).
	Sau đây tôi sẽ trình bày một giáo án về phương pháp giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc để cùng tham khảo ý kiến.
 Ôn tập bài hát:Trên ngựa ta phi nhanh
Tập đọc nhạc: TĐN số 2
I. Mục tiêu
-HS hát thuộc lời ca,đúng giai điệu và sắc thái của bài .Trên ngựa ta phi nhanh...
-Tập trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc,hát có lĩnh xướng ,đồng ca và đối đáp.
-HS thể hiện đúng cao độ,trường độ bài TĐN số 2 Nắng vàng.Tập đọc nhạc ,ghép lời kết hợp gõ phách.
II Chuẩn bị:Đàn, thanh phách,bảng phụ, tranh ghi bài TĐN, hình nốt nhạc.
III Tiến trình dạy học
 1. ổn định tổ chức (2’) : Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở tư thế ngồi của HS
2. Kiểm tra bài cũ : Tiến hành trong quá trình ôn tập
3. Bài mới :(30’)
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A: Ôn tập bài hát Trên ngựa ta phi nhanh (10’)
-Ôn lại giai điệu.
-Cho hs biểu diễn.
-Hát múa phụ họa.
- Đàn cho HS ôn tập
- Hướng dẫn HS hình thức ôn tập
- GV nhận xét, đánh giá
-Hát kết hợp phụ họa.
-GV nhận xét.
- Nghe đàn và đồng thanh hát kết hợp gõ đệm nhịp, phách, tiết tấu
- Hát ôn theo các hình thức:đối đáp ,đồng ca và lĩnh xướng hoà giọng.
- Từng nhóm, từng cá nhân biểu diễn bài hát 
- Lắng nghe
-HS hát và múa phụ họa như đã chuẩn bị.
+Từng nhóm lên múa.
+Một nhóm múa đẹp, hay nhất múa mẫu cho cả lớp tham khảo.
+Lớp múa theo
-Lắng nghe.
B.Học bài TĐN số2:Nắng vàng (20’)
a.Giới thiệu bài.
b..Luyện cao độ
c.Luyện tiết tấu
d. Đọc nhạc từng câu
e. Đọc nhạc cả bài
g. Ghép lời ca.
-Treo bảng phụ và đặt câu hỏi:
+ Bài TĐN có mấy khuông nhạc, khoá son, viết ở nhịp mấy?
+Cao độ của bài gồm những nốt gì?
+Trường độ của bài gồm những hình nốt gì?
-GV nhận xét.
-GV đàn cho hs luyện cao độ của thang âm theo chiều lên, xuống.
-GV cho hs luyện những câu tiết tấu có trong sgk.
-GV đàn từng câu cho hs nghe.
-GV đàn cho hs đọc câu 1
-Học câu 2 tương tự
-GV đàn cho hs đọc nhạc cả bài.
- GV nhận xét sửa sai.
-GV cho hs đọc nhạc không có đàn để sửa sai cho hs.
-GV đàn cho hs vừa đọc nhạc kết hợp ghép lời ca và gõ đệm theo phách.
-HS quan sat và trả lời:
+ Có 2 khuông nhạc, 2 khoá son, bài viết ở nhịp 2.
+Đồ,Rê,Mi,Son
+Đen, trắng,.
-HS lắng nghe.
-HS nghe đàn và luyện cao độ.
-Từng dãy luyện.
-HS gõ câu tiết tấu:
 | | | | | | |
 đen- đen- đen- trắng
+HS kết hợp vừa gõ vừa đọc.
-HS nghe đàn và đọc nhẩm theo
-HS đọc câu 1 theo đàn
-Học câu 2 tương tự như câu 1.
-HS nghe đàn và đọc nhạc cả bài theo các hình thức: đồng thanh, nhóm, cá nhân.
- Nhận xét
-HS đọc nhạc không có đàn và sửa sai nếu có.
-Một dãy đọc nhạc, một dãy ghép lời ca và ngược lại.Thực hiện kết hợp gõ đệm theo phách.
+Từng nhóm thực hiện.
+Cá nhân thực hiện.
4. Củng cố- Dặn dò (3’)
a. Củng cố: 
- Đàn cho cả lớp hát đồng thanh lại bài TĐN.
- Nhận xét tiết học, biểu dương những em có tinh thần học tập, nhắc nhở những em chưa thực hiện tốt yêu cầu của bài cần cố gắng trong giờ sau.
b. Dặn dò : Dặn HS về học thuộc cả bài, chuẩn bị bài mới, đặt lời mới cho bài tập đọc nhạc vừa học.
IV. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
	Qua một năm thực hiện đề tài tôi thấy đã có những tiến bộ trong mỗi học sinh và phong trào văn nghệ của lớp, trường. Cụ thể như sau:
Khối
Thể hiện bài hát
Gõ đệm
Lý thuyết
4
85%
50%
65%
5
87%
57%
70%
Từ số liệu trên thì đa phần các em học sinh đã biết những kiến thức cơ bản về âm nhạc. Ngoài ra trong đó một số học sinh đã biết cách biểu diễn những tiết mục âm nhạc với sự sáng tạo hơn, các em tự tin hơn khi biểu diễn, hứng thú trong những giờ âm nhạc, tham gia sôi nổi, nhiệt tình các phong trào văn nghệ của lớp, của trường
 Tôi nghĩ rằng có kết quả trên là do sự nỗ lực phấn đấu của giáo viên đã đầu tư vào chuyên môn của mình để có những phương pháp tối ưu truyền thụ kiến thức cho học sinh và chất lượng của các em sẽ lên cao.
V.Những kiến nghị đề nghị sau khi thực hiện đề tài
 Sau một thời gian thử nghiệm và thực hiện đề tài tôi có một số đề nghị sau:
Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các phong trào văn nghệ.
Hội đồng đội huyện thường xuyên tổ chức thi chuyên hiệu “nghệ sĩ nhỏ tuổi” cho các đội viên.
Phòng giáo dục cần mở nhiều các cuộc hội thảo về chuyên đề âm nhạc cho học sinh và giáo viên để tôi và đồng nghiệp tiếp tục được học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời có những buổi cập nhật công nghệ thông tin ứng dụng vào giảng dạy nói chung và ứng dụng vào giảng dạy bộ môn âm nhạc nói riêng.
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi ngoại khoá âm nhạc cũng như tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy để có những giờ học đạt được chất lượng chuyên môn tốt nhất.
Đây là lần đầu tiên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm, tôi dựa trên kiến thức chuyên môn đã được đào tạo và kết quả cụ thể trong quá trình giảng dạy của mình chứ không có tài liệu tham khảo nên không thể tránh khỏi những sơ suất. Rất mong hội đồng khoa học các cấp góp ý kiến trân thành giúp đỡ tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Tôi xin cảm ơn!
 Thanh Văn, ngày 10 tháng 04 năm 2009
 Người viết
 Phạm ánh Ngọc
ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại 
 của hội đồng khoa học cơ sở
Chủ tịch hội đồng
(Ký tên đóng dấu)
Phụ lục
A. Sơ yếu lí lịch.
Trang 1
B Nội dung đề tài...
Trang 2
I. Tên đề tài
Trang 2
II. Lý do chọn đề tài...
Trang 2
III. Phạm vi chọn đề tài..
Trang 4
IV. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng..
Trang 11
V. Những kiến nghị
Trang 12

File đính kèm:

  • docSKKN_Am_nhac.doc
Sáng Kiến Liên Quan