Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường học

 Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của dân ca trong việc giáo dục thế hệ trẻ, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo về việc đưa các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian vào trường học và coi đó là một trong năm tiêu chí xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hưởng ứng phong trào ý nghĩa này, cả nước đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp khác nhau để đưa dân ca vào giảng dạy trong nhà trường với những tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên để đưa dân ca vào trường học vẫn chưa có tình đồng bộ và thống nhất, vẫn còn tồn tại thực tế là đưa dân ca của các vùng miền khác để giảng dạy cho học sinh trong khi đó dân ca của chính quê hương mình thì lại chưa được quan tam đúng, chú ý Dân ca nghệ Tĩnh là một trong số dân ca chưa được chú ý quan tâm như thế. Một số nơi cũng đẫ tiến hành các biện pháp đưa một số làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh vào tập hát cho học sinh nhưng chỉ tập hát thôi cho các em mà không cho các em được tìm hiểu nguồn gốc, hiểu được cái hay, cái đẹp và chất trí tuệ trong dân ca Xứ Nghệ thì khó mà đi vào lòng của trẻ thơ.

doc10 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN CHUYÊN ĐỀ: 
 Một số hình thức đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường học
Người báo cáo: Đ/c Nguyễn Thị Phượng
Thời gian báo cáo chuyên đề: Vào hồi 14h ngày 20 tháng 2 năm 2020
Ngày hoàn thiện chuyên đề: ngày 24 tháng 2 năm 2020
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của dân ca trong việc giáo dục thế hệ trẻ, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo về việc đưa các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian vào trường học và coi đó là một trong năm tiêu chí xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hưởng ứng phong trào ý nghĩa này, cả nước đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp khác nhau để đưa dân ca vào giảng dạy trong nhà trường với những tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên để đưa dân ca vào trường học vẫn chưa có tình đồng bộ và thống nhất, vẫn còn tồn tại thực tế là đưa dân ca của các vùng miền khác để giảng dạy cho học sinh trong khi đó dân ca của chính quê hương mình thì lại chưa được quan tam đúng, chú ý Dân ca nghệ Tĩnh là một trong số dân ca chưa được chú ý quan tâm như thế. Một số nơi cũng đẫ tiến hành các biện pháp đưa một số làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh vào tập hát cho học sinh nhưng chỉ tập hát thôi cho các em mà không cho các em được tìm hiểu nguồn gốc, hiểu được cái hay, cái đẹp và chất trí tuệ trong dân ca Xứ Nghệ thì khó mà đi vào lòng của trẻ thơ.
Mặt khác, hiện nay vẫn còn thiếu những tài liệu phục vụ và hỗ trợ cho việc đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường học. Các trường học mà chủ yếu là đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc đang lúng túng trong việc tìm kiếm nội dung để giảng dạy cho học sinh.
Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò của dân ca nói chung, dân ca Nghệ Tĩnh nói riêng với việc giáo dục cho thế hệ trẻ cũng như thực tế các biện pháp đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trong nhà trường đang còn thiếu và chưa hiêu quả. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tôi luôn trăn trở, tìm tòi các giải pháp cùng với nhà trường để thực hiện có hiệu quả việc đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục học sinh. Qua kiểm nghiệm hiệu quả thực tế, tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của mình là:“ Một số hình thức đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường học”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. ý nghĩa của việc đưa dân ca vào trường học:
Như đã nói ở trên, việc đưa các làn điệu dân ca vào giảng dạy và các hoạt động giáo dục trong nhà trường không những có tác dụng to lớn đối với việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị tinh thần to lớn mà ông cha để lại mà còn mang lại cho các em sự thích thú khi được tìm hiểu về đời sống tinh thần, những nét văn hóa đặc sắc của quê hương mình, dân tộc mình.
Đưa âm nhạc dân gian vào học đường là một trong những biện pháp cơ bản và quan trọng để truyền bá và giáo dục một cách gián tiếp cũng như trực tiếp lòng yêu mến, tự hào với những di sản âm nhạc dân gian nói riêng, văn hoá dân gian nói chung. Giáo sư Trần Văn Khê – Một trong những cây đại thụ về nghiên cứu Âm nhạc dân gian nước nhà đã phát biểu trong một Hội thảo về đưa dân ca vào trường học như sau: “ Nhà nước nên đưa dân ca vào trường học, cần làm cho học sinh Việt Nam hiểu dân ca nước ta là gì? Và dân ca nước ta hay như thế nào?”
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc trong đó biện pháp đưa dân ca vào giảng dạy cho lớp trẻ trong nhà trường lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh các thế lực thù địch, các phần tử phản động đã, đang và tiếp tục dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để đưa các loại văn hóa bạo lực, đồi trụy ... để truyền bá lối sống thực dụng, làm cho giới trẻ Việt Nam sống không có lý tưởng, ích kỷ và trụy lạc, làm cho họ lãng quên nền văn hóa với những giá trị nhân văn sâu sắc, những giá trị Chân – Thiện – Mỹ tốt đẹp mà ông cha ta đã dày công xây đắp nên.
Đưa dân ca vào các hoạt động trong nhà trường như giảng dạy nội khóa trong chương trình Âm nhạc hay hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động văn nghệ, câu lạc bộ . sẽ làm các em học sinh bớt đi những căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học tập văn hóa trên lớp, giúp cho các em thêm yêu thích và tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ trong nhà trường.
            Cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào về việc dạy học và tìm hiểu dân ca Nghệ Tĩnh cho thiếu nhi vì vậy nên khi chuẩn bị cho các tiết dạy giáo viên dạy âm nhạc rất lúng túng không biết chọn những nội dung hay làn điệu nào cho phù hợp với lứa tuổi của học sinh vì phần lớn dân ca Nghệ Tĩnh là dành riêng cho người lớn.
            Ở trường THCS Phổ Hải ,tôi đã tiến hành lồng ghép một số tiết dạy hát dân ca Nghệ Tĩnh trong chương trình nhưng vì những làn điệu dân ca của xứ Nghệ có những câu cần luyến láy rất khó hát, các em chỉ tập hát để cho thuộc bài thôi mà chưa hiểu được nội dung hay ý nghĩa của làn điệu đó
II. MỘT SỐ hình thức đưa dân ca Nghệ tĩnh vào trường học
II . 1 .DẠY HỌC HÁT DÂN CA NGHỆ TĨNH
A. Mục tiêu:
            Học sinh học hát nói chung và học hát dân ca nói riêng là tiếp xúc với âm nhạc có lời. Mỗi bài hát, làn điệu là một cảm xúc riêng, có nội dung cụ thể về sự vật, hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học. Mỗi bài hát, làn điệu dạy trong một tiết ở Trung học với thời lượng là 45 phút. Dạy hát nhằm đạt được các mục tiêu sau:
            1. Mục tiêu về kiến thức: Học xong mỗi bài hát, làn điệu dân ca giúp học sinh thêm hiểu biết về đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, lao động sinh hoạt của ông cha ngày trước; Giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các em; Giúp phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn ngôn ngữ của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn.
            2. Mục tiêu về kĩ năng (đây là mục tiêu trọng tâm): Dạy hát dân ca nhằm phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. Dạy hát dân ca còn giúp học sinh biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, hát xướng, hát xô, hòa giọng .
            3. Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Dạy hát nhằm giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích âm nhạc đặc biệt là vốn âm nhạc cổ truyền của dân tộc, có khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học.
B. Quy trình dạy học hát:
Sau khi đã xây dựng chương trình cũng như trình chuyên môn duyệt nội dung tôi đã tiến hành cho học sinh tìm hiểu và dạy các bài hát dân ca trong chương trình trên cho học sinh theo quy trình dạy học hát như sau:
Bước 1: Giới thiệu bài hát: Trong phần giới thiệu bài hát này, một yêu cầu bắt buộc là người dạy phải giới thiệu và giải thích được cho học sinh về làn điệu và xuất xứ của làn điệu mà các em đang học. Ví dụ: Ví phường vải là lối hát của hội Phường vải, ví trèo non là lối hát của những người đi núi lấy củi . để các em có được những hiểu biết về thể loại và xuất xứ của nó trong lao động và sinh hoạt văn hóa của người dân xứ Nghệ.
Tiếp theo đó là giới thiệu về bài hát: Giáo viên dùng lời để giới thiệu vài nét ngắn gọn về bài hát, nội dung, xuất xứ hay là tác giả soạn lời cho làn điệu mà các em đang học
Cũng có thể giới thiệu bài hát dân ca Nghệ Tĩnh bằng cách phương tiện trực quan như xem tranh ảnh, xem băng hình diễn tả nội dung của làn điệu dân ca.
Bước 2: Nghe hát mẫu:
Giáo viên có thể thực hiện với các hình thức như sau:
+ Giáo viên trình bày bài hát, làn điệu dân ca: Nếu làm được điều này thì chắc chắn sẽ gây được ấn tượng mạnh với các em về làn điệu, bài hát mà các em sắp được học.
+ Dùng băng đĩa nhạc sưu tầm được để cho học sinh nghe làn điệu, bài hát
      sẽ học.
Bước 3 : Tìm hiểu bài hát, giải thích từ khó:
Trước khi học hát giáo viên giới thiệu về cao độ, trường độ trong bài. Những
      chổ luyến láy, giải thích các từ khó.
Bước 4: Khởi động giọng:
 Trước khi học hát dân ca Nghệ Tĩnh chúng ta nên cho học sinh khởi động giọng bằng cách đọc thang âm  Mi – La – Đô của dân ca Nghệ Tĩnh để các em biết được sơ lược về âm hưởng của bài dân ca, đôi khi có thể cho các em luyện tập hơi thở với các nguyên âm a,u,ô  vì dân ca Nghệ  Tĩnh đặc biệt là các làn điệu ví rất cần nhiều hơi để hát các câu dài.
Bước 5. Dạy hát:
             Với nhiều đối tượng khác nhau có thể hát đúng cao độ, trường độ đã khó, để các em biết thể hiện tình cảm và các một số chỗ luyến, ngân dài  lại càng khó hơn. Điều này yêu cầu người dạy cho các em phải là người hát được dân ca Nghệ Tĩnh, có những kỹ năng ca hát nhất định.
Khi tập hát từng câu, người dạy nên hạn chế dùng đàn mà cần phải hát mẫu nhiều hơn để giúp học sinh hát đúng những chỗ khó, tiếng luyến láy, ngân nghỉ, cũng như thể hiện sắc thái đặc trưng của bài dân ca.
Để dạy hát dân ca Nghệ Tĩnh cho học sinh chúng ta nên tiến hành theo các bước như sau:
- Phân chia bài hát ra thành từng câu ngắn để các em có đủ hơi và không mệt khi tập. Sau khi hát mẫu xong kết hợp với phần đệm đàn giáo viên cho các em nhắc lại câu hát. Dạy hát từng câu nối tiếp nhau sau đó ghép lại từng đoạn và cả bài.
- Ở một số câu hát cần sự luyến, ngân  thì dành nhiều thời gian tập luyện hơn. Sau khi giáo viên hát mẫu xong, có thể cho một số em hát tốt hát lại, nếu có chỗ chưa đúng thì sửa luôn để cả lớp cùng nghe và nhận biết.
- Khi dạy hát, để nghe các em hát như thế nào và sửa sai giáo viên không hát cùng với học sinh. Lúc các em tái hiện lại câu hát thì tôi đệm đàn và lắng nghe để sửa sai và nhắc nhở các em.
- Nếu dạy hát để học sinh hát thuộc và đúng làn điệu, bài hát dân ca thì chưa đủ. Trong quá trình tập giáo viên cần luôn nhắc nhở các em thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, làn điệu dân ca.
Bước 6. Luyện tập, củng cố, kiểm tra:
Sau khi đã học bài hát tôi cho các em củng cố, ôn luyện làn điệu, bài hát vừa được học. điều này không chỉ giúp cho học sinh nhanh thuộc bài, hát chính xác mà còn nâng cao kỹ năng thể hiện tình cảm, sắc thái của bài. Phần củng cố, luyện tập được lặp đi lặp lại nhiều càng giúp học sinh cảm thụ, hiểu được cái hay của bài hát, làn điệu dân ca mà các em đang hát.
II.2 Thành lập câu lạc bộ “Hát làn điệu dân ca”:
Trên cơ sở tham mưu của tổ bộ môn Âm nhạc, nơi tôi công tác đã cho thành lập các câu lạc bộ theo sở trường năng khiếu, trong đó có câu lạc bộ “Hát làn điệu dân ca”.
1. Mục đích:
- Giúp học sinh có thêm những hiểu biết về nguồn gốc, làn điệu, xuất xứ cũng như trong đời sống hằng ngày của ông cha ngày xưa.
- Rèn luyện kỹ năng hát, biểu diễn và tham gia hoạt động văn nghệ trong nhà trường.
- Từ đó góp phần hình thành tình cảm yêu mến, quý trọng với vốn dân ca của dân tộc và trách nhiệm gìn giữ, phát huy ở các em.
2. Công tác tổ chức:
+ Tham mưu với nhà trường xây dựng ban chủ nhiệm câu lạc bộ trong đó giáo viên âm nhạc đóng vai trò chủ chốt.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ của câu lạc bộ.
+ Xây dựng nội quy của câu lạc bộ.
+ Tuyển chọn các thành viên cho câu lạc bộ: bằng cách các lớp giới thiệu, đề xuất các bạn có năng khiếu, yêu thích dân ca tham gia với số lượng: từ 30 đến 50 người.
+ Chuẩn bị địa điểm, nhạc cụ, tài liệu  dùng cho các buổi sinh hoạt.
3. Hình thức sinh hoạt:
- Thông qua các buổi sinh hoạt tập hát.
- Nghe kể chuyện về dân ca.
- Tổ chức trò chơi Âm nhạc.
- Xem biểu diễn qua băng đĩa nhạc.
- Các thành viên của Câu lạc bộ sau khi đã biết các làn điệu, bài hát quen thuộc có thể truyền đạt, tập lại cho các bạn khác hay cho các em trong trường qua các buổi sinh hoạt, tập văn nghệ
- Luyện tập biểu diễn.
- Tập viết lời mới cho làn điệu: Dựa vào giai điệu của các làn điệu trên, các thành viên trong câu lạc bộ có thể tìm tòi và viết lời mới với chủ đề về mái trường, quê hương, bè bạn.
             4. Thời gian sinh hoạt: Sinh hoạt mỗi tuần một lần vào buổi chiều trong tuần.
II.3 . Mời nghệ nhân, nghệ sỹ nói chuyện, giao lưu về dân ca Nghệ Tĩnh
1. Mục đích:
- Đây là dịp để học sinh được tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn về dân ca Nghệ Tĩnh qua các nghệ nhân, nghệ sỹ.- Là một hoạt động ngoại khóa Âm nhạc tạo nên không khí vui vẻ, phấn khới cho học sinh.
2. Hình thức:
- Nghe nghệ sỹ, nghệ nhân nói chuyện về dân ca Nghệ Tĩnh.
- Biểu diễn của nghệ sỹ, nghệ nhân và học sinh.
- Nghệ sỹ, nghệ nhân trả lời câu hỏi và giao lưu cùng với học sinh.
- Tổ chức các câu đố vui, trò chơi Âm nhạc 
3. Để tổ chức thành công buổi giao lưu nói chuyên này cần lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng:
- Thời gian:
- Địa điểm:
- Thành phần:
- Khách mời
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất, loa máy, các tiết mục biểu diễn, trang trí  đặc biệt quan trọng nhất là chuẩn bị về khách mời: Nghệ sỹ hay nghệ nhân về dân ca Nghệ Tĩnh - Người sẽ nói chuyện và giao lưu cùng học sinh.
4. Tiến trình thực hiện: Có thể thực hiện chương trình giao lưu như sau:
Bước 1: Ổn định tổ chức
Bước 2: Văn nghệ  1 đến 2 tiết mục dân ca Nghệ Tĩnh do học sinh và giáo viên trình bày.
Bước 3: Khai mạc, giới thiệu đại biểu, khách mời.
Bước 4: Giao lưu nói chuyện giữa nghệ nhân, nghệ sỹ và học sinh.
Bước 5: Tổ chức trò chơi, câu đố về dân ca Nghệ Tĩnh.
Bước 6: Biểu diễn nghệ nhân, nghệ sỹ và học sinh.
Bước 7: Kết thúc. Giáo viên có thể dặn dò học sinh về nhà viết bài cảm nghĩ sau khi được nghe nói chuyện, được xem biểu diễn của nghệ nhân, nghệ sỹ trong buổi giao lưu.
IV. Tổ chức hội thi hát dân ca.
Thực hiện công văn hướng dẫn cũng như chỉ đạo tổ chức hội thi tiếng hát Tuổi hồng cho học sinh, trường nơi tôi công tác đã tổ chức hội thi tiếng hát Tuổi hồng cho học sinh toàn trường. Mỗi chi đội dự thi hai tiết mục, một tiết mục bắt buộc phải hát dân ca, một tiết mục tự chon. Hội thi đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Đặc biệt năm học 2009-2010 trường tham gia hội thi Tiếng hát Tuổi hồng do huyện tổ chức, trường đạt hai tiết mục giải A trong đó một tiết mục dân ca tự biên. Đạt giải nhất hội thi Tiếng hát Tuổi hồng.
1. Mục đích, ý nghĩa:
- Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ giáo dục đào tạo phát động.
- Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong nhà trường.
- Giúp học sinh biết được nhiều làn điệu dân ca trong đó có dân ca Nghệ Tĩnh thông qua biểu diễn và xem biểu diễn trong hội thi.
- Thông qua hội thi có thể phát hiện các mầm non năng khiếu về dân ca để có kế hoạch bồi dưỡng tập luyện và tham gia biểu diễn Hội thi cấp huyện,cấp Tỉnh.
2. Hình thức tổ chức: Sân khấu hóa
3. Thể loại dân ca: Mỗi lớp chọn 2 tiết mục dân ca của các vùng miền trong cả nước trong đó lớp 8,9 phải có một bài, làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh để dự thi.
4. Chuẩn bị:
- Làm thể lệ hội thi.
- Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo.
- Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vất chất như: Sân khấu, âm thanh, nhạc cụ
5. Đối tượng tham gia: Các lớp cử đại diện là những em có năng khiếu tham gia.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Hứng thú của học sinh khi tìm hiểu và học hát dân ca Nghệ Tĩnh
   Hứng thú của học sinh chiếm vị trí quan trọng trong việc tìm hiểu và học hát của học sinh trung học. Đây là chỉ số quan trong để đánh giá tính tíchcực nhận thức của các em. Tôi cũng nhận thấy các em thích hoặc rất thích vì:
- Được tìm hiểu và biết thêm nhiều điều bổ ích về đời sống lao động và tinh thần của người dân xứ Nghệ.
- Được nghe những làn điệu dân ca khi thì thiết tha, sâu lắng, khi thì vui vẻ, sôi nổi nhưng không kém phần hóm hỉnh và giàu chất trí tuệ của người dân xứ Nghệ.
- Các em được học hát và có thể tập hát lại cho nhiều người trong đó có các em nhỏ ở lớp dưới 
- Sau khi học hát, các em đã tự tin tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường, được đại diện cho lớp mình tham gia hội thi Tiếng hát dân ca toàn trường
3. Những kết quả khác:
  Dân ca Nghệ Tĩnh đã đến gần hơn với các em, nhiều em đã biết sưu tầm, ghi chép cẩn thận những làn điệu được học vào sổ tay, đã biết đặt lời mới cho một số làn điệu quen thuộc...                             
 Trong các chương trình biểu diễn văn nghệ của nhà trường trong thời gian gần đây nhằm chào mừng các ngày lễ lớn, đón tiếp các vị khách quý, đại biểu về thăm và làm việc tại trường thì không thể thiếu dân ca Nghệ Tĩnh với các tiết mục như: “Hát nói mục đồng”, Xẩm thương: “Thập ân phụ mẫu”, Giận thương: “Hà Tĩnh yêu thương” .... do các thầy cô và các em trong câu lạc bộ “Em yêu làn điệu dân ca” của nhà trường trình bày luôn được sự đón nhận nhiệt tình của giáo viên, phụ huynh và học sinh toàn trường.
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
            Trên đây là cá nhân tôi đã tham mưu cho Ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường để tổ chức triển khai nội dung lồng ghép đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trườngổtung học cơ sở đặc biệt là giảng dạy trong chương trình Âm nhạc địa phương hay hoạt động ngoại khóa âm nhạc trong chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Từ thực tế triển khai các nội dung và hình thức trên, tôi rút ra những kết luận sau:
Dân ca Nghệ Tĩnh vốn phong phú và đa dạng, để tìm hiểu và học hết các làn điệu cần nhiều thời gian. Trong phạm vi hạn hẹp cho phép, tôi đã sưu tầm một số nội dung về dân ca xứ Nghệ phù hợp với nhận thức cũng như lứa tuổi của các em học sinh trung học để góp phần đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường trung học.
Dạy hát dân ca đã khó, việc dạy hát dân ca Nghệ Tĩnh lại càng không phải dễ dàng, đặc biệt là đối tượng học hát ở đây lại là các em học sinh trung học. Chính  vì vậy, người dạy hát cần phải có những kỹ năng nhất định về hát dân ca Nghệ Tĩnh, biết cách làm cho giờ học hát dân ca luôn gần gũi, vui vẻ, tạo cho các em có cảm giác như đang sống trong không khí lao động, sinh hoạt của người dân lao động xứ Nghệ.
Giáo viên âm nhạc cần tìm tòi, sáng tạo và lồng ghép cùng với các hoạt động khác để tạo cho học sinh niềm vui, hứng thú và tự hào khi được tìm hiểu và học hát dân ca của quê hương mình.
Việc dạy hát các bài, các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh cho các em học sinh không chỉ dừng lại ở chỗ các em hát thuộc, biết tên bài, hát đúng cao độ ..... của bài mà còn phải làm cho các em hiểu được nguồn gốc xuất xứ cũng như những nét đẹp tâm hồn, cốt cách của con người xứ Nghệ trong những làn điệu, bài hát mà các em được học.
Kiến nghị
Để triển khai thực hiện lồng ghép đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường trung học có hiệu quả góp phần vào hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường như đã trình bày trong phần đặt vấn đề tôi xin được đề xuất một số ý kiến sau:
Cần tìm nội dung các bài hát, làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh cơ bản, gần gũi, phù hợp với nhận thức cũng như khả năng của các em để tập hợp thành một tập tài liệu hỗ trợ cho việc đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường học.
Cần tổ chức các đợt chuyên đề, tập huấn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc về dân ca Nghệ Tĩnh để họ có thể truyền lại cho các em học sinh trong quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động Âm nhạc ngoại khóa trong nhà trường.
Không chỉ là dạy hát, học hát, chúng ta cần đa dạng hóa các hoạt động để các em được tìm hiểu nhiều hơn về dân ca Nghệ Tĩnh như: tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, phát thanh măng non, mời nghệ nhân về nói chuyện, tổ chức hội thi Tiếng hát dân ca trong đó khuyến khích các tiết mục dân ca Nghệ Tĩnh .... với mục đích đưa dân ca Nghệ Tĩnh đến gần hơn với các em.
Có thể tổ chức cuộc vận động sưu tầm các làn điệu, bài hát trong kho tàng ca dao dân ca xứ Nghệ hay cuộc thi viết lời mới cho các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh trong học sinh để các em thêm hiểu biết và yêu mến dân ca của quê hương mình.
Cuối cùng, để đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào nhà trường nói chung và trường trung học nói riêng thì cần có sự vào cuộc và sự nỗ lực thực sự của các cấp ngành, các nhà trường và toàn xã hội. Để các làn điệu, bài hát trong kho tàng ca dao, dân ca Nghệ Tĩnh luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày của lớp trẻ hôm nay và mai sau, được lưu giữ và phát huy cùng với nền văn hóa dân tộc.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_dua_dan_ca_nghe_tinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan