Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học

1. Lý do chọn đề tài

Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của

chúng ta, đặc biệt là sau mỗi giờ học tập và làm việc căng thẳng, người ta lại tìm đến

Âm nhạc để xua tan đi những căng thăng, lo toan trong cuộc sống. Đặc biệt trong các

trường phổ thông hiện nay, môn Âm nhạc đang có một vị trí đáng kể với tư cách là

một môn học độc lập. Nhất là lứa tuổi tiểu học, đây là giai đoạn mà trí não của trẻ

phát triển mạnh nhất. Bởi vậy, trong các trường Tiểu học, vai trò của giáo dục âm

nhạc trong việc xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh là hết sức quan trọng.

Kết hợp giáo dục và âm nhạc sẽ khơi dậy trong trẻ thơ bao niềm đam mê, tình yêu

quê hương đất nước, tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn .

Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo

dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong những năm gần đây nắm bắt được tình

hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều

chỉnh bộ môn giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc.

Âm nhạc trong trường phổ thông tuy không đào tạo các em thành ca sỹ, nhạc sỹ,

nhưng thông qua môn học này hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, hình

thành các kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt giúp các em có một thế giới tinh thần thoải mái

hơn, phong phú hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt văn, thể, mỹ

tạo cơ sở giúp các em học tốt các môn học khác

pdf17 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2947 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Luyện tập tiết tấu, luyện tập cao độ, bài tập đọc nhạc, lời ca rồi trình chiếu trên 
phần mềm PowerPoint theo ý đồ của giáo viên. 
 * Dạy bài giới thiệu nhạc cụ: 
 Sử dụng mạng Internet khai thác hình ảnh, lịch sử ra đời, tính năng, cách sử 
dụng của các nhạc cụ dân tộc Việt Nam cũng như các nhạc cụ nước ngoài với âm 
thanh thực minh họa. 
* Dạy kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc sĩ, nghe nhạc 
 Sử dụng mạng Internet để khai thác chân dung một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế 
giới như: Mozart, Beethoven, Chopin, Tschaikowski...và các tác phẩm Âm nhạc nổi 
tiếng của các nhạc sĩ này được thu thanh với chất lượng cao nhằm minh họa bằng âm 
thanh chuẩn của các tác phẩm này. 
c. Biện pháp cụ thể và kết quả khảo nghiệm,giá trị khoa học của vấn đề nghiên 
cứu 
1. Phân môn dạy hát: 
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
 Thông thường trong một tiết học dạy hát người giáo viên thường sử dụng tranh 
ảnh để minh họa cho nội dung và phần nhạc và lời của bài hát được photo to ra , tô 
màu rồi treo lên bảng, cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học sinh. 
Thực tế với cách giới thiệu bài vẫn là tranh ảnh minh họa nhưng chất lượng những 
bức ảnh rất cao có thể là ảnh động thì tác dụng của nó đã vượt trội so với cách làm cũ. 
 Ví dụ: 
Giới thiệu học hát bài: “Những bông hoa những bài ca”. Nhạc và lời: Hoàng 
Long ( Âm nhạc lớp 5 –Tiết 9 - trang 18) 
Thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm Powerpoint, các bức ảnh này có 
thể chuyển động theo ý đồ của giáo viên với phần giai điệu của bài hát được lồng ghép 
trực tiếp có thể phát đồng thời trong quá trình người giáo viên giới thiệu bài. 
 Với phần dạy hát, giáo viên có thể đưa toàn bộ phần nhạc và lời bài hát hoặc 
đưa riêng phần lời ca để hướng dẫn học sinh các cách gõ đệm: 
- Gõ đệm theo nhịp. 
- Gõ đệm theo phách. 
- Gõ đệm theo tiết tấu. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
Những bông hoa những bài ca
Những bông hoa những bài ca
Cách gõ đệm theo 3 cách:
Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô ...
x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x 
Với phần rèn luyện các kỹ năng như vận động phụ họa hoặc tập biểu diễn, tùy 
thuộc vào nội dung từng bài hát cụ thể mà người giáo viên có thể lồng ghép các 
Video clip vào cho học sinh xem và tự tìm cách vận động phụ họa hay biểu diễn một 
cách hoàn toàn chủ động và sáng tạo. 
 Ngoài ra việc xây dựng các kỹ năng hát nâng cao cũng rất dễ xây dựng trên 
một sơ đồ trực quan, thay cho việc giáo viên phải giải thích, dẫn giải. 
Ví dụ: 
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
 Bài hát “ Ước mơ” ( Nhạc : Trung Quốc -Lời Việt : An Hòa) Tiết 12 – trang 
22 sách Âm nhạc lớp 5 
Hát đệm:
Nhóm1:
Gió vờn cánh hoa bay dưới trời, 
 đàn bướm xinh dạo chơi...
Nhóm 2: ( Nhắc lại ) Đàn bướm xinh dạo chơi
Nhóm1: ( Hát tiếp ) Trên cành cây 
chim ca líu lo, như hát lên bao lời mong chờ...
Nhóm 2: ( Nhắc lại ) Như hát lên bao 
lời mong chờ
....
 Học sinh chỉ cần quan sát sơ đồ trên và nghe giáo viên gợi ý là đã tự biết nhiệm 
vụ của nhóm mình 
2. Phân môn Dạy tập đọc nhạc: 
 Ở lớp 4 và lớp 5 chương trình dạy tập đọc nhạc đòi hỏi giáo viên phải lần lượt 
rèn cho học sinh các kỹ năng cần thiết như: Luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu, tập 
đọc nhạc, ghép lời ca. Nếu chỉ đơn thuần treo tranh bài tập đọc nhạc lên bảng rồi với 
một cây đàn và giáo viên lần lượt thực hiện các thao tác trên thì học sinh sẽ tiếp thu 
bài một cách mơ hồ, thậm chí dẫn đến tình trạng học sinh học vẹt (Nghe bạn đọc rồi 
bắt chước đọc theo). Vậy thì với phần thiết kế bài giảng trên máy vi tính một cách 
trực quan, cụ thể các kỹ năng cần thực hiện học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu bài một cách 
chủ động tích cực bởi nếu bài giảng giáo viên thiết kế tốt đã gây sự tò mò của học 
sinh ngay từ đầu tiết học. 
Ví dụ: Sử dụng phần Encor 4.53 để soạn giảng bài tập đọc nhạc TĐN số 6 “ 
Múa vui” trang 31 ( sách Âm nhạc 4) 
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
 Với các hiệu ứng của phần mềm, các nốt nhạc trong phần luyện tập cao độ có 
thể đưa ra lần lượt khi luyện tập kèm cao độ chuẩn của nốt ấy khiến học sinh dễ dàng 
thẩm âm một cách chuẩn xác. ở phần luyện tập cũng vậy, giáo viên có thể tạo trường 
độ của các nốt bằng cách dùng các âm sắc của bộ gõ điện tử minh họa cho hình tiết 
tấu cần thực hiện. 
 Trong phần tập đọc nhạc và ghép lời ca, phần nhạc và lời có thể xuất hiện theo 
chủ ý của giáo viên, kết hợp với hệ thống câu hỏi cùng các hiệu ứng về âm thanh 
cũng như hình ảnh, tạo hiệu quả rất đặc biệt hỗ trợ tốt cho việc truyền đạt kiến thức 
cho học sinh. 
Ví dụ: Tập đọc nhạc số 5 “ Năm cánh sao vui” trang 34 sách Âm nhạc lớp 5 
1.Có những hình nốt nhạc gì được sử dụng
trong bài TĐN số 5?
2. Em hãy kể tên những nốt nhạc có trong bài
 TĐN?
Câu hỏi:
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
 Sau khi học sinh tự quan sát và trả lời hệ thống các câu hỏi trên, lúc này tự bản 
thân mỗi học sinh đã bắt đầu nắm được các kỹ năng cơ bản và các yêu cầu của bài tập 
đọc nhạc. Và học sinh đã có thể tự vỡ bài thông qua sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo 
viên: 
* Ghép lời ca:
- Khi hoàn thành các yêu cầu của bài học giáo viên có thể cho học sinh ôn bài 
bằng cách chơi trò chơi. 
Soạn thảo trên phần mềm Violet 1.5 “Nhận biết Nhạc sĩ qua tên bài hát” 
 Trên màn hình sẽ là các câu hỏi, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh các 
câu hỏi chắc nghiệm. 
3. Phân môn dạy âm nhạc thường thức: 
 Trong chương trình âm nhạc lớp 4 và 5 ngoài việc học hát, tập đọc nhạc học 
sinh còn được giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam và nhạc cụ nước ngoài, được 
nghe kể chuyện về một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giớiVới dạng bài dạy này nếu 
giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh họa thì hiệu quả của tiết học sẽ không 
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
cao, học sinh sẽ có ấn tượng mờ nhạt sau tiết học và không nhớ được nội dung bài 
học. Ngược lại nếu khai thác tốt thì đây là một dạng bài học sinh rất hứng thú bởi tính 
tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh là đặc điểm của lứa tuổi này. Thực tế đã 
chứng minh rằng trong các tiết học mà mọi thông tin cũng như các kiến thức liên 
quan mà giáo viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ đem đến hiệu quả rất cao trong 
việc tạo ấn tượng và gây được sự hứng thú cao trong học tập của học sinh. 
Ví dụ: Bài giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam 
 Ngoài hình ảnh của các nhạc cụ sẽ có hình ảnh minh họa tư thế chơi đàn và âm 
thanh thực minh họa thông qua các Video clip biểu diễn, thậm chí trong các tiết âm 
nhạc tăng cường giáo viên còn có thể giới thiệu cho học sinh lịch sử ra đời và cấu tạo 
cụ thể của các nhạc cụ này, tuy nhiên tất cả những vấn đề trên người giáo viên chỉ dạy 
học sinh ở mức độ mang tính giới thiệu vì với học sinh tiểu học chưa thể ghi nhớ một 
cách cụ thể các kiến thức nêu trên, nhưng với tinh thần gợi mở, khuyến khích tìm hiểu 
sẽ có tác dụng tích cực cho học sinh. 
Ví dụ: 
 “ Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc “ Tiết 6 – trang 10 sách Âm Nhạc 4 
Đàn Nhị (Cò líu)
Đàn Tam
Hay bài giới thiệu về các nhạc cụ nước ngoài. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
KÌ n Clarinette
* Lịch sử của kèn Clarinette bắt
đầu từ một nhạc cụ có tên
Chalumeau, là một loại kèn ống
dài, ra đời từ thời Trung cổ. Đến
ngày nay, qua bao nhiêu đổi
thay Clarinette đã có nhiều cách
tân để có thể chơi được nhiều
âm vực khác nhau trong dàn
nhạc giao hưởng. 
* Clarinette là một nhạc cụ rất
thông dụng, phù hợp với nhiều
thể loại âm nhạc khác nhau
như: opera, pop, jazz, thính
phòng... 
Ví dụ: “Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài “ Tiết 10 – trang 20 sách Âm 
nhạc 5 
KÌ n Saxophone
* Năm 1840 ông Aldonphe Sax 
(Người Bỉ) đã chế tạo ra 1 loại
kèn và lấy chính tên mình để đặt
tên cho cây kèn này.
* Đến năm 1857 ông trở thành
giáo sư bộ môn kèn Saxophone 
tại Nhạc viện Paris.
* Sau đó kèn Saxophone được
sử dụng trong một số tác phẩm
Giao hưởng. Đến đầu thế kỷ XX 
thì Saxophone là nhạc cụ chủ lực
trong các dàn nhạc Jazz. 
KÌ n Trompette
* Kèn Trumpet có xuất 
xứ ở Ai Cập từ thời xa 
xưa và được sử dụng
trong nhiều nghi lễ và 
trong quân đội thay cho
Tù và. 
* Ngày nay, kèn Trumpet 
được sử dụng cho nhiều 
mục đích và nhiều loại
hình âm nhạc như: Nhạc 
cổ điển, jazz, rock, 
blues, pop và nhạc đồng 
quê...
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
 Với cách giới thiệu này học sinh ngoài việc được quan sát, nghe giới thiệu còn 
có thể ghi nhớ được ngay âm sắc cụ thể của từng loại nhạc cụ. 
 Và cuối cùng là phần kể chuyện âm nhạc, các câu chuyện về các nhạc sĩ nổi tiếng 
trên thế giới cũng có thể biến thành một tiết học âm nhạc thường thức rất bổ ích, đặc biệt 
là hiện nay hầu hết các trường tiểu học đều có tiết học âm nhạc tăng cường. Người giáo 
viên có thể thay vì cách đọc hoặc kể cho học sinh nghe câu chuyện âm nhạc bằng việc cho 
học sinh biết chi tiết hơn về chân dung, ngày sinh, ngày mất của nhạc sĩ. 
Ví dụ: 
(Kể chuyện Âm nhạc: “ Khúc nhạc dưới trăng” –Tiết 28 – trang 44 sách Âm 
nhạc lớp 5) 
g i í i t h iÖu nh ¹ c sÜ
L .V. Beet h o v en
1770 - 1827
 Và các thông tin cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ: 
TiÓu sö:
- Beethoven sinh ra vµ lí n lªn t¹ i Born - T©y ®øc trong mét
dßng hä cã nhiÒu ng- êi ho¹ t ®éng ©m nh¹c næi tiÕng.
- 17 tuæi «ng sang ¸ o häc nh¹c nh- ng ph¶i quay vÒ vì mÑ
mÊt.
- 22 tuæi «ng sang h¼n ¸ o sinh sèng vµho¹ t ®éng ©m nh¹c.
- 26 tuæi «ng cã biÓu hiÖn cña bÖnh ®iÕc vµ ®Õn khi 31 tuæi 
«ng bÞ ®iÕc hoµn toµn. Tuy nhiªn kÓtõ khi bÞ ®iÕc «ng l¹ i 
s¸ ng t¸c ®- î c nhiÒu t¸c phÈm ©m nh¹c bÊt hñ.
- ¤ ng qua ®êi lóc 57 tuæi t¹ i ¸ o, ng- êi ta gäi ®¸ m tang cña 
«ng lµ ®¸ m tang vị “®¹ i t- í ng cña c¸c nh¹c sÜ” . 
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
Sù n g h iÖp s¸ n g t ¸ c :
- Beethoven viÕt nhiÒu t¸c phÈm ¢ m nh¹c ë nhiÒu thÓ
lo¹ i kh¸c nhau, trong ®ã ph¶i kÓ®Õn 9 b¶n Giao 
h- ëng, 32 b¶n Sonata cho ®àn Piano... HÇu nh- mäi 
t¸c phÈm ¢ m nh¹c cña «ng ®Òu héi tô ®Çy ®ñ c¸c 
yÕu tè ©m nh¹c ®Óråi nh©n lo¹ i lu«n ph¶i dï ng ®Õn 
2 tõ “BÊt hñ“ khi ®¸ nh gi¸ c¸c t¸c phÈm cña «ng.
- C¸c t¸c phÈm ©m nh¹c cña «ng th- êng cã chñ ®Ò vÒ 
hßa bình – chiÕn th¾ng.
 Sau khi nghe giới thiệu nhạc sĩ thì việc giáo viên cho học sinh nghe nhạc, hoặc giới 
thiệu các tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ (Thông qua các trang Web về âm nhạc của 
Thế giới và Việt Nam) là vô cùng có ý nghĩa. Trong bất kỳ thời gian nào về sau này, hễ cứ 
nghe thấy nét nhạc nào đã được nghe, học sinh đều có thể trả lời được ngay tên nhạc sĩ 
sáng tác một cách rất chính xác, hay khi nhìn thấy tấm chân dung của nhạc sĩ nào thì các 
em cũng nói ngay được tên nhạc sĩ đó, bởi vì trong tâm trí của các em đã có một ấn tượng 
sâu sắc, nhờ những kiến thức đã được thay đổi cách thức truyền đạt mà công nghệ thông 
tin là công cụ hữu ích nhất để thực hiện điều 
4/kết quả 
Trong những năm chưa có điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học, thiết bị 
dạy học chỉ có đàn Organ và máy cassette, một số học sinh có năng khiếu thì việc học 
rất đơn giản nhưng đa số học sinh khác việc tiếp thu và thực hành âm nhạc gặp rất 
nhiều khó khăn; vì vậy việc giáo dục văn hoá âm nhạc cho các em còn nhiều hạn chế. 
Thông qua các tác phẩm âm nhạc, thông qua thực hành ca hát giúp các em tiếp cận và 
lĩnh hội nghệ thuật nhưng thực tế do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu 
thốn nên việc dạy học âm nhạc chưa đạt hiệu quả. Từ khi nhà trường đẩy mạnh ứng 
dụng CNTT trong dạy học với tất cả các môn học, dần dần chất lượng giờ dạy được 
nâng cao, học sinh hứng thú hơn với môn học và bước dầu đã đạt được những kết quả 
nhất định. 
- 70% học sinh thích nghe nhạc. 
- 25% học sinh thích tìm hiểu về nhạc sĩ. 
- 05% học sinh không chú ý trong bài dạy. 
Với môn âm nhạc, khi được học và thực hành âm nhạc bằng những thiết bị 
công nghệ và các phần mềm được ứng dụng, đa số các em đều rất thích thú và chất 
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
lượng thực hành cũng cao hơn hẳn. Giờ học nhạc được tiến hành nhẹ nhàng hơn, lôi 
cuốn hơn. Các em có năng khiếu thì việc tiếp thu và thực hành bài học trở nên đơn 
giản và chất lượng, các em chưa phát triển được năng khiếu cũng tích cực hơn trong 
học tập. Đa số học sinh dần dần yêu thích môn học hơn, như trước đây số học sinh 
chưa phát triển năng khiếu âm nhạc thì giờ học nhạc đối với các em rất khó khăn, 
thường hay né tránh khi giáo viên yêu cầu thực hành. Trong những năm gần đây, thái 
độ của học sinh với môn học trở nên tích cực hơn, một tiết học âm nhạc có ứng dụng 
CNTT sẽ lôi cuốn các em, phương pháp dạy học hiện đại đã được chứng minh qua kết 
quả cụ thể. 
 Học sinh ngày càng mạnh dạn hơn trong thực hành âm nhạc, yêu thích ca 
hát và có thái độ đúng đắn với loại hình nghệ thuật này. Số học sinh khá, giỏi bộ môn 
âm nhạc ngày càng tăng, số học sinh yếu giảm; có thể năng khiếu chưa phát triển tốt 
nhưng học sinh tích cực hơn trong học tập và chất lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt 
 Phần III: PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Trên đây là một số công việc đã thường xuyên được thực hiện trong các giờ 
dạy âm nhạc tại trường tiểu học Lê Lợi, bằng cách làm này hiệu quả các tiết dạy âm 
nhạc đã được nâng lên rõ rệt, học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách 
chủ động, nhanh chóng. Tính chuyên nghiệp trong các tiết học âm nhạc dần được 
khẳng định, từng bước vượt ra khỏi việc dạy và học âm nhạc một cách đơn điệu, tẻ 
nhạt. Sự hiểu biết âm nhạc của học sinh được nâng cao rõ rệt, góp phần giáo dục thẩm 
mỹ âm nhạc và định hướng tốt cho việc cảm thụ và thưởng thức âm nhạc của học sinh 
về sau này. 
Ý nghĩa của việc giáo dục Âm Nhạc ở trường tiểu học trong quá trình đổi mới 
của chúng ta ngày nay là vô cùng cấp thiết. Tất cả các cấp chỉ đạo và giáo viên đứng 
lớp cần hiểu rõ điều này để môn Âm Nhạc ngày càng phát huy tác dụng góp phần vào 
sự nghiệp đào tạo giáo dục các em nhỏ cho tương lai của đất nước. 
Chương trình học tập của học sinh đã và đang được đổi mới, nâng cao nhiều cả 
về mặt nội dung và hình thức. Điều đó đồng nghĩa với việc áp lực học tập của học 
sinh cũng bị tăng lên. Vậy giáo viên luôn phải tìm cách làm cho giờ học của các em 
trở nên sinh động, không còn căng thẳng giống như các giờ học khác. Đồng thời 
thông qua các hoạt động âm nhạc đó học sinh được phát triển một các toàn diện về 
mọi mặt như : đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ. 
Chúng ta phải hiểu rõ: dạy học là một nghệ thuật, dạy học âm nhạc càng cần có 
nghệ thuật hơn. Bởi vậy tiết học hát ở bậc tiểu học không chỉ đơn thuần là một bước 
truyền bá tri thức, mà nó là một tiết nghệ thuật tràn đầy cảm xúc. Người giáo viên 
khéo léo sẽ giúp học sinh của mình tham gia các hoạt động một cách tích cực, để trí 
tưởng tượng của các em bay cao, bay xa, trở thành những hạt giống tốt, những nhân 
tài cho thế hệ tương lai. 
2. Kiến nghị, đề xuất 
Để công cuộc đổi mới giáo dục thành công tôi xin mạnh dạn đưa ra một số 
khuyến nghị sau: 
* Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo: 
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
- Cần có kế hoạch tổ chức chuyên đề, hội thảo giao lưu, trao đổi kinh nghiệm 
bằng các tiêt dạy có ứng dụng CNTT giữa các trường. 
- Tăng cường hỗ trợ kinh phí để các trường mua sắm thêm thiết bị dạy học hiện 
đại như máy tính, máy chiếu đa năng (mỗi phòng học 1 máy), máy phôtô, tạo điều 
kiện cho giáo viên thực hiện tốt hơn sự nghiệp của ngành 
* Đối với nhà trường Tiểu học 
- Xem việc ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ trọng tâm của cán bộ quản 
lý và của nhà trường. Cần làm cho giáo viên thấy rằng ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học là việc làm tất yếu và mang tính cấp bách. 
- Làm tốt hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục nhằm thu hút các nguồn lực để 
tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường 
 - Cần có phòng học âm nhạc riêng, được thiết kế bục biểu diễn hợp lý, tạo sân 
khấu biểu diễn cho học sinh. 
 - Có không gian để thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các chương 
trình hội diễn, giao lưu văn nghệ 
-Tăng cường các hoạt động chuyên môn âm nhạc, giúp giáo viên có điều kiện 
học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề. 
* Đối với giáo viên: 
- Tự giác học tập để nâng cao trình độ kiến thức, tiếp cận với công nghệ thông 
tin và đưa công nghệ thông tin vào dạy học một cách thường xuyên 
-Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập để kích thích các hoạt 
động học tập cho các em. 
* Do thời gian có hạn và còn nhiều mặt hạn chế sẽ không tránh khỏi nhiều 
thiếu sót. Rất mong được sự góp ý nhiệt tình của quý thầy cô giáo, của các đồng 
nghiệp nhằm xây dựng cho công tác giảng dạy ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân thành 
cảm ơn. 
 Ea Na, tháng 3 năm 2015 
 Người thực hiện 
 Phạm Thùy Giang 
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
 1. Sách Âm nhạc lớp 4, 5 ( Sách giáo khoa và sách Giáo viên )- Nxb Giáo Dục 
 2. Lịch sử Âm nhạc thế giới toàn tập - GS. Nguyễn Xinh 
Nhạc Viện Hà Nội. 
 3. Website www.vnstyle.vdc.com.vn - Viện Âm nhạc 
(Giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam) 
 4. Website www.nhacvienhanoi.vn - Nhạc viện Hà Nội 
 Phần tìm kiếm hình ảnh trong Website: www.google.com.vn 
5.Tài liệu tin học chuyên ngành (Phần mềm Encor 4.53 . Phần mềm Violet V1.5 ) 
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
MỤC LỤC 
 Trang 
PHẦN I: 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1,2 
2. Mục tiêu,nhiệm vụ của đề tài ........................................................................ 2 
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2 
4. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2 
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2 
PHẦN II: 
PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 2 
2. Thực trạng .................................................................................................... 3 
3. Giải pháp,biện pháp..4 
4. Kết quả ........................................................................................................ 14 
PHẦN III: 
1. Kết luận ....................................................................................................... 14 
2. Kiến nghị,đề xuất  15 
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... .17 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_mon_am_nhac_trong_truong_tieu_hoc_7476.pdf
Sáng Kiến Liên Quan