Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn Âm nhạc thường thức

THỰC TRẠNG

- Tổng số CB-GV-NV: 33/19 nữ, trong đó: CBQL: 2/0 nữ; GV: 28/16 nữ; NV: 3/3 nữ.

- Tổng toàn trường: 15 lớp; 517 học sinh, trong đó

+ Lớp 6: 4 lớp; 145 học sinh; + Lớp 7: 4 lớp; 136 học sinh;

+ Lớp 8: 4 lớp; 136 học sinh; + Lớp 9: 3 lớp; 100 học sinh

Tôi chọn học sinh của 2 khối lớp 6 và lớp 7 với tổng số học sinh là 281 em để áp dụng biện pháp “Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn âm nhạc thường thức”.

Trong quá trình thực hiện biện pháp có những thuận lợi và khó khăn như sau:

1. Thuận lợi:

- Trường trung học cơ sở Giá Rai A là trường đạt chuẩn quốc gia nên có đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy bộ môn âm nhạc.

- Giáo viên giảng dạy bộ môn có trình độ đại học thuộc các trường chuyên ngành.

- Được nhà trường tạo điều kiện cho tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng chuyên môn.

 - Đa số các em học sinh yêu thích bộ môn âm nhạc.

 2. Khó khăn:

- Đa số các em học sinh là con em người dân tộc Khmer nên việc phát âm khi hát còn chưa chuẩn xác.

- Nhà trường chưa có phòng bộ môn.

- Do đánh giá kết quả học tập bằng hình thức xếp loại đạt và chưa đạt nên học sinh chưa coi trọng môn học. Nhiều em học sinh coi đây là môn phụ nên một số em hình thành thái độ chưa nghiêm túc, thiếu tập trung, chưa thực sự chú ý bài học nên làm ảnh hưởng đến không khí học tập chung của lớp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn Âm nhạc thường thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn âm nhạc thường thức
 Huỳnh Hữu Tân
 	Giáo viên trường THCS Giá Rai A
I. NHẬN THỨC 
	Môn học âm nhạc ở trường trung học sơ sở gồm có phân môn: Học hát, nhạc lý và âm nhạc thường thức. Trong đó “học hát” là phân môn được học sinh yêu thích nhất vì phân môn này học sinh được thực hành “học hát” đúng với tên gọi, không phải tư duy hay suy nghĩ quá nhiều.
	Còn lại phân môn “âm nhạc thường thức” là phân môn ít thu hút học sinh nhất vì phải tiếp thu lý thuyết tương đối nhiều (giới thiệu nhạc sĩ trong và ngoài nước, các loại hình sinh hoạt âm nhac, các loại nhạc cụ trên thế giới). Bên cạnh đó, đa số khi dạy phân môn này thì giáo viên thường giảng dạy theo lối mòn, truyền thụ kiến thức 1 chiều nên chưa phát huy được sự sáng tạo của học sinh cũng như sự hứng thú vốn có của môn học. 
II. THỰC TRẠNG
- Tổng số CB-GV-NV: 33/19 nữ, trong đó: CBQL: 2/0 nữ; GV: 28/16 nữ; NV: 3/3 nữ. 
- Tổng toàn trường: 15 lớp; 517 học sinh, trong đó
+ Lớp 6: 4 lớp; 145 học sinh; 	+ Lớp 7: 4 lớp; 136 học sinh; 
+ Lớp 8: 4 lớp; 136 học sinh; 	+ Lớp 9: 3 lớp; 100 học sinh
Tôi chọn học sinh của 2 khối lớp 6 và lớp 7 với tổng số học sinh là 281 em để áp dụng biện pháp “Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn âm nhạc thường thức”.
Trong quá trình thực hiện biện pháp có những thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
- Trường trung học cơ sở Giá Rai A là trường đạt chuẩn quốc gia nên có đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy bộ môn âm nhạc.
- Giáo viên giảng dạy bộ môn có trình độ đại học thuộc các trường chuyên ngành.
- Được nhà trường tạo điều kiện cho tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng chuyên môn.
 - Đa số các em học sinh yêu thích bộ môn âm nhạc.
	2. Khó khăn:
- Đa số các em học sinh là con em người dân tộc Khmer nên việc phát âm khi hát còn chưa chuẩn xác.
- Nhà trường chưa có phòng bộ môn.
- Do đánh giá kết quả học tập bằng hình thức xếp loại đạt và chưa đạt nên học sinh chưa coi trọng môn học. Nhiều em học sinh coi đây là môn phụ nên một số em hình thành thái độ chưa nghiêm túc, thiếu tập trung, chưa thực sự chú ý bài học nên làm ảnh hưởng đến không khí học tập chung của lớp.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Phần giới thiệu tác phẩm:
- Thay vì cho học sinh nghe các bài hát có sẵn trong băng, đĩa được cấp phát sẵn, chúng ta cho học sinh nghe các bài hát được hòa âm, phối khí mới nhất để tạo sự gần gũi, xóa bỏ khoản cách lứa tuổi (Những bài hát trong băng, đĩa được cấp phát sẵn thường được thu âm và xuất bản trong giai đoạn những năm 1985 – 1990).
Ví dụ: Khi dạy bài Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu”, chúng ta có nhiều sự lựa chọn cho phù hợp như: sự thể hiện của ca sĩ Võ Hạ Trâm, ca sĩ Thiện Nhân và đặc biệt là nhóm O.Plus trong chương trình “Giai điệu tự hào” vì giai điệu và hình ảnh sẽ tạo cảm xúc và gây ấn tượng mạnh cho học sinh.
Hoặc: Bài “Hò kéo pháo” – Đỗ Nhuận, giáo viên có thể dùng bài hát do nhóm F.M trình bày với phần hòa âm mới sẽ tạo sự phấn khởi, thu hút cho học sinh khi học bài hát này.
2. Phần giới thiệu các loại nhạc cụ:
- Cần có ví dụ minh họa bằng hình ảnh, âm thanh.
- Sưu tầm các video clip có đầy đủ các loại nhac cụ, các loại hình sinh hoạt âm nhạc để học sinh dễ hình dung.
3. Tổ chức trò chơi âm nhạc ngay trong tiết học Âm nhạc thường thức:
Ví dụ: Cho học sinh nghe tiếng các loại nhạc cụ rồi đoán tên từng loại đã được nghe.
- Đoán tên các bài hát tiêu biểu của các nhạc sĩ được giới thiệu trong chương trình âm nhạc Trung học cơ sở.
4. Phải tìm hiểu kĩ tác phẩm sắp được giới thiệu để làm phần mở bài giới thiệu, dẫn dắt bài cho học sinh thật tốt, tạo sự hứng thú, tò mò cho học sinh muốn nghe, muốn tìm hiểu thêm về bài hát.
Ví dụ: Trong bài “Biết ơn Võ Thị Sáu” của Nguyễn Đức Toàn, giáo viên cần tìm hiểu, sưu tầm các câu truyện về cuộc sời hoạt dộng cách mạng của Người con gái miền đất đỏ này.
5. Nếu có khả năng, giáo viên có thể trình bày bài hát trong phần âm nhạc thường thức. Khi trình bày được yêu cầu các bài hát sẽ tạo được sự gần gũi, dễ tiếp thu đối với học sinh. Nhưng đòi hỏi sự chuẩn xác khi thực hiện hoạt động này, tránh gây phản tác dụng.
	IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua thực hiện biện pháp “Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn âm nhạc thường thức” kết quả đạt được như sau:
- 100% học sinh yêu thích phân môn âm nhạc thường thức.
- 100% học sinh nhớ được tác phẩm nào là của nhạc sĩ nào.
- 100% học sinh tiếp thu được trọn vẹn kiến thức phân môn âm nhạc thường thức trong tiết học.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Những bài học kinh nghiệm được rút ra sau khi thực hiện biện pháp:
- Cần linh hoạt, chủ động trong việc sử dụng đồ dùng dạy học. Không nhất thiết phải sử dụng giáo án điện tử, có thể linh hoạt thay thế bằng loa, đàn, tranh ảnh
- Giáo viên phải tập luyện để trình bày hoàn chỉnh 1 bài hát trong phần âm nhạc thường thức để tạo sự hứng thú, gần gũi cho học sinh.
- Tránh tình trạng dạy học theo hình thức: học sinh đọc phần giới thiệu rồi đến giáo viên đặt câu hỏi – học sinh nhìn sách giáo khoa trả lời – kết thưc bài. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự nhàm chán cho học sinh khi học phân môn âm nhạc thường thức.
- Lắng nghe ý kiến, mong muốn của học sinh. Giáo viên phải biết xu hướng của học sinh như thế nào rồi hài hòa, khéo léo lồng ghép vào bài để tạo sự hứng thú đối với học sinh.
VI. KIẾN NGHỊ
Sau khi hoàn thành biện pháp “Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn âm nhạc thường thức”, tôi có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
1. Đối với nhà trường:
- Trang bị thêm 1 số thiết bị để hỗ trợ cho việc dạy học như: đàn Organ, loa
2. Đối với các cấp, ngành:
- Tổ chức các cuộc thi ân nhạc, ví dụ: thi trình bày các ca khúc học đường (Sách giáo khoa lớp 6, 7, 8, 9).
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về các nhạc sĩ, được giới thiệu trong chương trình âm nhạc trung học cơ sở.
- Mở các lớp tập huấn nâng cao chất lượng bộ môn.
 Người viết
 Huỳnh Hữu Tân
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Giá Rai A xác nhận: Biện pháp “Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn âm nhạc thường thức” của giáo viên: Huỳnh Hữu Tân áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phường 1, ngày 30 tháng 3 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
 Trần Hồ Quốc Huân

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_kh.doc
Sáng Kiến Liên Quan