Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh khối 9 trường trung học cơ sở Liên Phương

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục được ghi tại điều 2 của luật giáo dục của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu cần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Căn cứ vào việc xây dựng con người mới, con người năng động, tự chủ, sáng tạo, biết tự mình vận động, tự tìm kiếm công ăn việc làm, con người luôn có chí hướng phấn đấu chiếm lĩnh đỉnh cao về khoa học trong xã hội.

Căn cứ vào chiến lược phát triển con người trong giai đoạn công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, con người làm chủ khoa học trong xã hội, biết áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn. Bác Hồ, vị lãnh tụ thiên tài đã nói: " Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng người có tài mà không có đức là người vô dụng". vậy cái đức là nguồn gốc, là nền móng tiền đề của sự phát triển nhân cách con người trong xã hội.

Căn cứ vào tình hình thực tế về đạo đức học sinh lớp 9 của trường trong nhiều năm học trước đã xảy ra hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô giáo, vi phạm các tệ nạn xã hội như cờ bạc, đánh nhau, gây rối trật tự ngoài đường, nơi công cộng, vi phạm luật giao thông, ăn cắp của nhau dẫn đến học sinh lười học, chán học, bỏ giờ, boe lớp đi ngồi lang thang ở một số hàng quán, chơi điện tử, pia, hát Karaoke.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh khối 9 trường trung học cơ sở Liên Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hĩ rằng việc giáo dục đạo đức là việc của gia đình học sinh và của xã hội. Giáo viên chủ nhiệm có nhiều đồng chí còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý , giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong khi các em học sinh lớp 9 đã là cuối khóa, chỉ còn 1 năm học nưaz sẽ ra trường nên dễ có tư tưởng buông lỏng kỉ luật.
Giáo viên bộ môn ít quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh, hay nghĩ rằng việc giáo dục đạo đức cho các em thuộc trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo nhà trường. Trong các giờ học, một số giáo viên chưa đưa việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức khoa học của bộ môn mình giảng dạy.
2. Về phía học sinh:
Do đặc điểm tâm lý của các em phát triển không cân đối, các em nghĩ mình là học sinh lớn nhất trong trường nên nhiều khi thể hiện những hành vi giống người lớn. Do suy nghĩ chỉ còn 1 năm học nữa tại trường nên các em thường có suy nghĩ tự do, coi thường nội quy của nhà thường, không thích tham gia các hoạt động của đội thiếu niên, làm việc tự phát không theo sự chỉ đạo của tổ chức khi tham gia các hoạt động ngoại khóa hay tham quan du lịch với từng nhóm học sinh, thích giao lưu với học sinh các trường xung quanh.
Do đó rất dễ tiếp xúc với nhưng tệ nạn xã hội như cờ bạc, điệ tử, lang thang trong các hàng quán, phim ảnh thiếu lành mạnh, môi trường thương mại.
3. Về phía lãnh đạo nhà trường:
Phía nhà trường đã có những biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để giải quyết vấn đề, tuy nhiên khi thực hiện còn đơn thuần, chưa mang lại được hiệu quả cao.
Việc phối kết hợp với các lực lượng, đoàn thể của địa phương cũng đã được thực hiện nhưng không được thường xuyên, chưa liên tục. ít có kỉ luật đích đáng đối với học sinh vi phạm về đạo đức.
Cũng đã có tổ chức các đợt tham quan cho học sinh, các buổi sinh hoạt tập thể ngoài giờ nhưng còn chưa được nhiều và đều đặn.
4. Thực trạng kết quả ban đầu:
Xếp loại
 Lớp
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
S.L
%
S.L
%
S.L
%
S.L
%
9A
48 học sinh
11
22,9%
15
31,3%
17
35,4%
5
10,4%
9B
47 học sinh
12
25,5%
13
27,6%
16
34,1%
6
12,8%
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
Do học sinh chưa hiểu được khái niệm đạo đức và các chuẩn mực về đạo đức.
Học sinh chưa nắm được điều lệ của nhà trường, nội quy nhà trường, chưa biết được tiêu chuẩn xếp loại đạo đức trong nhà trường.
Các buổi sinh hoạt tập thể chưa phát huy được tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Chưa có sự kết hợp thống nhất đồng bộ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn.
Sự phối kết hợp giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể ở địa phương chưa được thường xuyên và chặt chẽ.
Qua điều tra về học sinh tại trường thấy rằng có nhiều học sinh ở trong tình trạng: lười học, chán học, thường xuyên trốn học, thiếu sách vở và đồ dùng học tập, không chuẩn bị bài đày đủ, nói chuyện riêng, nghịch ngầm trong lớp học, nói tục, chửi bậy, nghỉ lao động và không tham ra sinh hoạt tập thể, trêu các bạn cùng lớp, đánh nhau voíư bạn cùng học, nói dối cha thầy cô, cha mẹ, chống chế thầy cô giáo.
Qua thực tế đó càng thấy rằng sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội khác là chưa đảm bảo tính giáo dục, chưa tạo dựng được môi trường để các em rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Từ gia đình đến các đoàn thể tổ chức xã hội đều coi việc giáo dục đạo đức thuộc về riêng phía nhà trường và trách nhiệm thuộc về các thầy cô giáo.
Tổ chức sinh hoạt tập thể của lớp của học sinh chưa đạt được hiệu quả giáo dục đạo đức, chưa tạo dựng được mối quan hệ bạn bè giúp đỡ nhau cùng tiến bộ cả về tri thức và đạo đức.
Có nhiều tệ nạn xã hội tác đôngụ trực tiếp đến học sinh.
b. các giải pháp thực hiện
1. Dạy cho học sinh nắm được khái niện đạo đức và các chuẩn mực đạo đức.
Đạo đức là điều cần được nhận thức sâu sắc, nhưng biểu hiện của đạo đức cần được thể hiện bằng hành động cụ thể chứ không phải chỉ là lời nói. Chỉ nói được nhưng điều đạo đức mà khong làm được những việc làm mang ý nghĩa đạo đức thì khôngthể gọi là người có đạo đức. Nhiều khi đạo đức đàu lưỡi cũng nguy hiểm không kém hành vi vô đạo đức. Vì vậy việc giáo dục đạo đức khôngthể chỉ bằng nhừng lời thuyết giáo mà phải bằng việc tổ chức những hành động cụ thể. Không ai có thể thấy được một con người là tốt hay xấu, thiện hay ác khi mà người đó chỉ đóng kín cửa không giao tiếp với xã hội. Đạo đức phải được thể hiện sinh động và cụ thể trong những mối quan hệ xã hội.
2. Cho học sinh học điều lệ trường trung học cơ sở.
Học sinh phải yêu quý, kính trọng các thầy cô giáo và nhân viên phục vụ trong nhà trường, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, cùng nhau phấn đấu xây đựng và phát huy truyền thông tốt đẹp vốn có của nhà trường. Học sinh cần nghiêm chỉnh thực hiện các điều lệ, nội quy của nhà trường, chấp hành các điều luật về trật tự an toàn xã hội.
Hoàn thành nhiệm vụ học tập của một ngời học sinh theo yêu cầu của thầy cô giáo và nhà trường.
Rèn luyện thân thể để có một sức khỏe tốt mới có thể học tập tốt. Luôn luôn giữ gìn và bảo vệ môi trường sống lành mạnh. 
Tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của nhà trường, Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường cũng như tài sản của xã hội. Giúp đỡ bạn bè, gia đình, tham gia lao động công ích và các công tác xã hội.
Mỗi học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện. Được đảm bảo các điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất để học tập ở trường lớp và ở nhà.
Được tôn trọng và đối sử bình đẳng, dân chủ, được phép chuyển trường học khi có lý do chính đáng, được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu nếu có đủ điều kiện, được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể cho học sinh:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là các họat động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp nó giúp cho học sinh có thể củng cố được những kiến thức sơ đẳng về đạo đức, mẫu hành vi đạo đức mà các em thu nhận được qua bài học. Đồng thời cũng bổ xung thêm những kiến thức xã hội, khoa học mà trong giờ lên lớp chưa có đủ điều kiện hay thời gian cung cấp cho học sinh.
Là dịp để các em học sinh được thực hành và rèn luyện mẫu hành vi đạo đức đã được học để nhận xét đánh giá hành vi đạo đức của người khác qua đó tự liên hệ, đánh giá hành vi của bản thân.
Tạo điều kiện để mỗi học sinh được thể hiện thái độ đối với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường và xã hội.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thứcc đa dạng đã thu hút các em học sinh tham gia vào các hoạt động để các em có điều kiện bày tỏ thái độ của mình trước mọi người và trước tập thể.
Như vậy ở góc đọ nhất định, hoạt động giáo dục ngoài giờ đã đóng góp đáng kể vào việc củng cố và bổ xung những tri thức đạo đức đã học, đồng thời là dịp tôt để học sinh được rèn luyện các hành vi đạo đức thông qua các hình thức hoạt động và các tình huống liên quan đến đạo đức nảy sinh trong quá trình tham gia hoạy động.
4. Tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh để kết hợp gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Gia đinh là nơi cung cấp các nguồn thông tin đa dạng từ thế giới bên ngoài đến với các em thông qua sách báo, tạp chí, tài liệu, truyền hình ,mà các bậc phị huynh theo nhu cầu sở thích của mình đã thu thập được. Thường xuyên tự nguyện, tự giác bổ xung vào đó những thông tin thông qua các kênh truyền hình, các kênh phát thanh, mạng internet ...vv
Ngoài thời gian các em lên lớp, phần lớn thời gian các em ở gia đình. Gia đình chính là nơi quản lý các em và cùng với nhà trường thực hiện các nội dung giáo dục đối với học sinh. Giúp cho học sinh có nhưng định hướng đúng đằn trong cuộc sống.
Gia đình là nơi thực hiện sự phối hợp tốt nhất với nhà trường, kiểm nghiệm trên thực tế hiệu quả các tác động giáo dục đối với học sinh. Thực tiễn đã khẳng định chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình thì việc giáo dục học sinh mới đạt được hiệu quả.
Về nội dung giáo dục của gia đình đối với học sinh trong điều kiện hiện nay cần tiến hành toàn diện trên tất cả các mặt trí tuệ, đạo đức, thể dục thể thao, mỹ dục và giáo dục giới tính.
5. Phối hợp với các tổ chức xã hội đoàn thể khác trong địa phương.
Mục tiêu cao nhất của giáo dục đạo đức là làm cho thế hệ trẻ của chúng ta có được đạo lý làm người với những truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, tôn sư trọng đạo, thương người như thể thương thân....vv là đạo lý dân tộc cần được thấm vào từng nhân cách. Nếu như nhân cách là điều khiến cho người này khác so với người khác thì đạo lý làm người là yếu tố để dân tộc chúng ta trở thành chính mình. Chính vì vậy các tổ chức như hội cựu chiến binh, Hội nông dân tập thể, Hội phụ nữ , Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học đều phải có trách nhiệm kết hợp cùng nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các đợt thi đua, kỷ niệm, truyền thống của ác nghành, hôi.
Thường xuyên nêu gương người tốt việc tốt trên sách báo và trong cuộc sống hàng ngày, nêu gương truyền thống đia phương và các vị lãnh tụ.
6. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm - giáo viên bộ môn và lãnh đạo nhà trường.
Đối với giáo viên chủ nhiệm là một lực lượng quan trọng, có thể ví như một hiệu trưởng nhỏ trong phạm vi lớp học. Vì vậy ban giám hiệu nhà trường phải chọn những giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực sư phạm làm công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt tăng cường đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tốt cho các lớp học có nhiều học sinh cá biệt, mặt khác trong công tác quản lí , cần có chế độ bồi dưỡng, khuyến khích những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm. Cần có những hội thảo về công tác chủ nhiệm ngay trong nhà trường để cùng nhau trao đổi kinh nhiệm, học tập những mô hình tiên tiến.
Kết hợp chẹt chẽ với hội đồng bộ môn và giáo viên bộ môn để có thông tin đầy đủ và chính xác về thông tin của lớp học. Thông qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể trao đổi ý kiến về việc giúp đỡ, rèn luyện những học sinh cần yếu kém.
c. thực nghiệm và kết quả đạt được
Năm học 2007-2008 Trường có 2 lớp 9 với tổng số 95 em học sinh được chia thành 2 lớp:
Lớp 9A do đồng chí Nguyễn Thị Phương Thảo làm chủ nhiệm lớp. Với tổng số 48 em học sinh trong đó có 18 em học sinh nữ và 30 em học sinh nam. Có 5 em học sinh là đoàn viên được kết nạp từ năm lớp 8 ( năm học 2006-2007).
Lớp 9B do đồng chí Trần Thị Chuyên làm chủ nhiệm. Với tổng số 17 em học sinh trong đó có 21 em học sinh nữ và 26 em học sinh nam. Có 4 em là đoàn viên được kết nạp đoàn năm lớp 8 ( năm học 2006-2007).
Bản thân Tôi là người quản lý và được phân công dạy môn toán lớp 9A. Trước thực trạng về đạo đức của học sinh lớp 9 Tôi đã quyết định áp dụng một ssố biện pháp giáo dục đạo đức vào lớp 9A trong năm học 2007-2008.
1. Ngay từ đầu năm học Tôi đã đề nghị cô giáo chủ nhiệm dành tiết sinh hoạt lớp để dạy cho học sinh khái niệm về đạo đức. Yêu cầu học sinh thực hiện các nội quy, các quy tắc sinh hoạt ở trường, gia đình và ngoài xã hội.
Những quy tắc đạo đức này phải trở thành nếp sống, thói quen của học sinh, giúp học sinh có những hành vi sử thế văn minh và lịch sự. Giáo dục đạo đức phải tạo được sự hứng thú học tập, có kỷ luật, có tự giác trong học tập, sống tự giác, trung thực, không lừa dối người khác.
Sống có tư duy trung thực là sống đẹp và nhân ái, sống có lương tâm.
2. Tổ chức cho học sinh học điều lệ trường phổ thông:
Từ đó học sinh nắm được các nghĩa vụ và quyền lợi của người học sinh, và đặc biệt là các điều cấm đối với học sinh như các hành vi: vô lễ, xúc phạm nhân phẩm danh dự của bạn, đánh nhau gây rối trật tự an ninh trong nhà trường và ngoài xã hội, đánh bạc, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma túy, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, các loại hóa chất độc hại, lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy, hut thuốc, uống bia rượu... Đó là những hành vi cấm đối với người học sinh, nếu viphạm sẽ bị xử lý theo điều lệ và quy chế của nhà trường.
Cho học sinh nắm vững tiêu chuẩn xếp loại đạo đức của học sinh trung học cơ sở, cụ thể với nội dung sau:
+ Tiêu chuẩn để xếp loại tốt: Không vi phạm các điều cấm trong điều lệ nhà trường.
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh quy định tại điều 36 điều lệ trường trung học
 Kính trọng thầy cô giáo , đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của thầy cô giáo và của nhà trường, Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường, tham gia đầy đủ và làm tốt các hoạt động tập thể....
3. Tổ chức cho học sinh cả lớp lao động dọn cỏ, quét vôi trang trí phòng học.
Yêu cầu học sinh tham gia đầy đủ, thực hiện theo đúng kế hoặch của giáo viên chủ nhiệm, có tổ chức phân công, quá trình thực hiện công việc, kiểm tra đánh giá từng nhóm, cá nhân nhằm rèn luyện đức tính cần cù, yêu lao động, biết bảo vệ thành quả lao động của mình, học sinh nên nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết tương trợ lẫn nhau.
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi sát sao lớp ngay trong các buổi tập thể dục giữa giờ yêu cầu các em xếp hàng, tập trung theo đúng quy định, sơ đồ của cô giáo chủ nhiệm, các tổ chức thi đua theo dõi, đôn đốc lẫn nhau, xây dựng tập thể lớp đoàn kết tương trợ lẫn nhau.
Trong đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Tập thể lớp 9A luôn dẫn đầu trong mọi phong trào như trang trí lớp học, làm báo tường, văn nghệ, thể dục. Đặc biệt, trong lớp các em đã bầu được mỗi môn có 1 cán sự để giải quyết những khó khăn trong học tập. Các em đã có ý thức tự giác phân công nhau trong mọi công việc để hoàn thàn tốt mọi nhiệm vụ của cô giáo chủ nhiệm hay nhà trường giao cho, tất cả các em trong lớp đều ý thức được việc học tập và rèn luyện bản thân.
Nhân dịp kỷ niện ngày thành lập Quân đội nhân dan Việt Nam, Tôi đã mỡi bác Nguyễn Đăng Tuy là chủ tịch hội cựu chiến binh đến nói truyền thống quân đội cho các em nghe và đặc biệt là truyền thống cách mạng địa phương để các em nắm được địa phương có 88 liệt sỹ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Có 61 thương binh tại các chiến trường B, C, K và có 4 bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong có có 1 bà mẹ được phong tăng và 3 bà mẹ được truy tặng, có hàng ngàn thanh niên tham gia quân đội để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thể dục thể thao, trong lớp có 5 em học sinh nam được tham gia vào đội bóng đá của trường. Tôi đã cùng giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh của 5 học sinh trên về sinh hoạt cùng với lớp để cùng bàn về kế hoạch cho 5 bạn luyện tập thi đấu mà vẫn đảm bảo được học tập. Tập thể lớp là các cổ động viên của đội bóng đá nói chung và của 5 bạn đó nói riêng nhưng đều có tổ chức khoa học và hợp lý, được nhân dân khen ngợi.
Tổ chức cho lớp đi tham quan du lịch Tây Thiên nhândịp ngày thành lập đoàn 26/3 đảm bảo 100% học sinhh của lớp được tham gia vì các bạn còn khó khăn về kinh phí đã có hội phụ huynh của lớp hỗ trợ. Qua đợt thăm quan, dã ngoại về các em càng thấy mình cần có một tổ chức, tập thể lớp thật sự là nơi các rèn luyện và học tập tốt hơn.
Trong tháng 3, còn có ngày quốc tế phụ nữ 8/3, tổ chức cho các em thăm hỏi các bà, các mẹ của nhau qua đó các em hiểu được lịch sử ngày 8/3. giáo dục cho các em truyền thống đoàn kết, lòng hiếu thảo của các em đối với cho mẹ đúng là một truyền thống đạo đức lâu bền của dân tộc ta. Đặc biệt trong ngày hội truyền thống của quê hương ( ngày 15/3 âm lịch) tổ chức cho các em tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tham gia một số hoạt động phục vụ lễ hội nhằm giáo dục truyền thống quê hương cho các em . Tổ chức cho các em viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ nhân ngày lễ hội truyền thống của quê hương và ngay 27/7.
4. Ngay từ đầu năm tổ chức họp hội nghị phụ huynh học sinh nhằm giúp phụ huynh nhận thức được việc giáo dục con em mình, đặc biệt là giáo dục về đạo đức, lối sống. Hội phụ huynh đã bầu ra ban đại diện để thường xuyên liên hệ với nhà trường. Qua ban phụ huynh phối hợp tốt với các ban nghành, đoàn thể để giáo dục các em ở mọi nơi, mọi lúc ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Kết hớp với ban công an xã giúp các em nắm được các quy định của pháp luật, các nội quy của địa phương để các em thực hiện tốt.
Nhân dịp 19/5, tổ chức cho học sinh tìm hiểu về Bác Hồ, trên cơ sở đó giúp các em nhận thức về tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở giáo dục cho học sinh truyền thống của các danh nhân của daan tộc.
5. Kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thông qua một số môn học để giáo dục đạo đức cho học sinh, bởi vì nhân cách là thể hiện bản chất đạo đức của con người thông qua thái độ đối với con người nói chung, đối với cộng đồng, đối với mọi cám dỗ vật chất hay tinh thần cũng như trước mọi thách thức.
Tất nhiên thái độ đó được biểu hiện cụ thể trong lời nói, việc làm, cách ứng xử. Cơ sở hình thành bản chất đạo đức đó trước hết là đạo đức rồi đến trí tuệ và ý chí. Qua môn lịch sử có vai trò hình thành cho các em phẩm chất lao động, đó là biết trân trọng giá trị lao động, có thái độ đúng đắn và quý trọng người lao động một yếu tố quan trọng trong nhân cách con người Việt Nam, giáo dục lòng biết ơn tổ tiên, người có công với cách mạng, với tổ quốc, các vĩ nhân trong lịch sử dân tộc.
Trong việc hình thành nên nhân cách cho học sinh, môn Văn Tiếng Việt có vai trò cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học về tiếng Việt và rèn luyện cho các em kỹ năng sử dụng tiếng Việt ở cả 4 dạng là: nghe, nói, đọc, viết. Nhưng như ông cha ta đã nói: " Tiên học lễ, hậu học văn", vì vậy cùng với tất cả bộ môn khác trong nhà trường, môn Văn Tiếng Việt cũng có những nhiệm vụ hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức, những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp. Chính vì vậy những giờ Văn tiếng Việt của cô giáo Thảo đã góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Sau thời gian 1 năm học Tôi đã chỉ đạo các đồng chí giáo viên áp dụng các biện pháp vào lớp 9A còn lớp 9B vẫn giữ trạng thái như năm học trước để có thể so sánh. Kết quả cuối năm, xếp loại đạo đức của 2 lớp như sau:
Xếp loại
 Lớp
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
S.L
%
S.L
%
S.L
%
S.L
%
9A
48 học sinh
17
35,4%
22
45,8%
9
18,8%
0
0%
9B
47 học sinh
10
21,3%
11
23,4%
18
38,3%
8
17%
Nhận xét:
Qua một năm áp dụng mọtt số biện pháp giáo dục đạo đức vào tập thể học sinh lớp 9A. Kết quả chất lượng tăng lên rõ rệt.
Qua bảng thống kê, qua so sánh 2 lớp 9A và 9B:
Chất lượng đầu năm: tương đương nhau.
Chất lượng cuối năm:
 Xếp loại Lớp
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
9A
+ 12,5%
+ 14,5%
- 16,6%
- 10,4%
9B
- 4,0%
- 4,3%
+ 4,1%
+ 4,4%
 Ghi chú: Tăng ( + )
 Giảm ( - )
Vậy với các giải pháp trên, bước đầu việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh khối 9 trường trung học cơ sở Liên Phương đã có kết quả tốt.
c. kết luận
Với các giải pháp trên áp dụng vào việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh khối 9 trường trung học cơ sở Liên Phương dạt kết quả tốt. Qua thực tế đó ta thấy đạo đức của học sinh xuống cấp do rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ quanvà nguyên nhân khách quan.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi phải phối hợp nhiều lực lượng, kết hợp hài hòa, đồng bộ giữa nhà trường với gia đình, các tổ chức đoàn thể khác ngoài nhà trường, học sinh phai được giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc, ở bất kì môi trường nào cũng phải là môi trường giáo dục , lực lượng xã hội nào cũng phải là lượng lượng giáo dục, và phải là giáo dục thực sự của toàn xã hội, cảc xã hội phỉa chăm lo cho giáo dục và dặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở.
Việc chăm lo đến các hoạt động của học sinh và hướng các em voào các hoạt động tập thể có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống có tác động lớnt tới nhân cách đạo đức của học sinh. Từ truyền thống gia đình, dòng họ, quê hương, dân tộc và nhân loại đều tác đọng tích cực trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho dạy và học, tạo được môi trường giáo dục tốt sẽ thu hut được các em vào học tập, vui chơi có tổ chức, bài trừ các tệ nạn xã hội xâm nhập vào môi trường giáo dục, từ đó học sinh rèn luyện được nhân cách phẩm chất đạo đức tốt.

File đính kèm:

  • docSKKNMotsobienphapgiaoducdaoduchslop9doc.doc
Sáng Kiến Liên Quan