Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí và giáo dục học sinh chưa ngoan đi vào nền nếp của lớp chủ nhiệm

- Là lớp học có số lượng học sinh trên 40 em trong đó có nhiều thành phần học sinh con nhà giàu, học sinh con hộ nghèo, học sinh con hộ có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh dân tộc khơmer, học sinh mồ côi, học sinh thiếu sự chăm sóc từ cha mẹ. Ở lứa tuổi trung học cơ sở là lứa tuổi mà các em muốn khẳng định bản thân, muốn tập làm người lớn nên các em sẵn sàn không nghe lời khuyên dạy của những người thân yêu. Lúc này các em chỉ nghe lời những ai có cùng suy nghĩ, có thể lúc này các em thường chạy theo đám bạn chưa ngoan nên dễ gây ra lầm lỗi như đánh nhau, chửi thề, tự giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực (bạo lực học đường).

- Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội tràn lan các em dễ sa vào nghiện ngập đặc biệt là nghiện game từ đó các em thường xuyên trễ giờ, cúp tiết, nghỉ học không lí do.

- Ngoài ra lớp còn một vài em gia đình không hạnh phúc, cha mẹ ly hôn.nên các em phải sống cùng ông bà nên thiếu vắng sự chăm sóc từ cha mẹ nên các em cũng sinh hoạt và học tập theo cảm tính (thích thì học không thích thì đi chơi) thường xuyên vi phạm nội quy khi đến lớp.

 

doc11 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí và giáo dục học sinh chưa ngoan đi vào nền nếp của lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên chủ nhiệm chúng ta có một vị trí đặc biệt quan trọng, là người thay mặt hiệu trưởng quản lí, giáo dục học sinh một lớp học, người tổ chức phối hợp các bộ phận giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Như vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất lớn, là người phát triển và hoàn thiện kỹ năng học tập đồng thời phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Quản lí giáo dục học sinh đã khó mà giáo dục học sinh chưa ngoan còn khó hơn nhiều. Quản lí học sinh ngoài quản lí hành chính như: tên, tuổi, địa chỉ...mà còn phải biết được gia cảnh của từng học sinh đặc biệt là học sinh chưa ngoan, đó chính là nền tảng góp phần tạo nên nhân cách, đạo đức của học sinh. Ngoài ra là giáo viên chủ nhiệm còn phải dự đoán được xu hướng phát triển nhân cách của học sinh chưa ngoan để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học và quản lí cho phù hợp. Giáo dục và quản lí học sinh chưa ngoan có liên quan mật thiết với nhau “Để giáo dục tốt phải quản lí tốt và quản lí tốt giúp cho giáo dục được tốt hơn”. Với những lí do trên bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quản lí lớp có nhiều học sinh chưa ngoan, để công tác chủ nhiệm - giáo dục học sinh chưa ngoan đạt hiệu quả tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp quản lí và giáo dục học sinh chưa ngoan đi vào nền nếp của lớp chủ nhiệm”.
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và đề ra một số biện pháp xây dựng, quản lí, giáo dục đạo đức nhân cách học sinh chưa ngoan đi vào nền nếp. Qua đó xây dựng một tập thể lớp đoàn kết trong học tập phát triển toàn diện về nhân cách.
1.4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
Khi nói về học sinh chưa ngoan thì hầu như cấp học nào cũng có, từ mầm non, cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông... tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi cấp học lại khác nhau. Các em khác nhau ở lứa tuổi, tâm sinh lí, môi trường khác nhau...bản thân tôi là một giáo cấp trung học cơ sở vì thế đối tượng nghiên cứu ở đề tài này là học sinh cấp THCS ở trường THCS Lương Nghĩa.
2. Phần nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
- Muốn học sinh của một lớp chủ nhiệm đi vào nền nếp đã khó mà muốn học sinh chưa ngoan của lớp đi vào nền nếp còn khó hơn nhiều. Vậy trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về “khái niệm học sinh chưa ngoan”:
+ Học sinh chưa ngoan được hiểu như học sinh thường vi phạm nội quy trường, nội quy lớp.
+ Là những học sinh xem thường bạn bè.
+ Là những học sinh luôn xem thường thầy cô.
+ Là học sinh nghiện game, bi da...
+ Những học sinh luôn chống đối thầy cô.
+ Những học sinh không tham gia vào các hoạt động của lớp, trường.
+ Là học sinh thường xuyên giải quyết mâu thuẩn bằng vũ lực.
+ Những học thường ăn nói thô tục.
+ Những học sinh thường có thái độ kì lạ khác thường
2.2. Thực trạng
- Là lớp học có số lượng học sinh trên 40 em trong đó có nhiều thành phần học sinh con nhà giàu, học sinh con hộ nghèo, học sinh con hộ có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh dân tộc khơmer, học sinh mồ côi, học sinh thiếu sự chăm sóc từ cha mẹ... Ở lứa tuổi trung học cơ sở là lứa tuổi mà các em muốn khẳng định bản thân, muốn tập làm người lớn nên các em sẵn sàn không nghe lời khuyên dạy của những người thân yêu. Lúc này các em chỉ nghe lời những ai có cùng suy nghĩ, có thể lúc này các em thường chạy theo đám bạn chưa ngoan nên dễ gây ra lầm lỗi như đánh nhau, chửi thề, tự giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực (bạo lực học đường)...
- Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội tràn lan các em dễ sa vào nghiện ngập đặc biệt là nghiện game từ đó các em thường xuyên trễ giờ, cúp tiết, nghỉ học không lí do....
- Ngoài ra lớp còn một vài em gia đình không hạnh phúc, cha mẹ ly hôn...nên các em phải sống cùng ông bà nên thiếu vắng sự chăm sóc từ cha mẹ nên các em cũng sinh hoạt và học tập theo cảm tính (thích thì học không thích thì đi chơi) thường xuyên vi phạm nội quy khi đến lớp.
 2.2.1.Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu và các bộ phận có liên quan trong nhà trường...
- Thầy cô giáo viên bộ môn nhiệt tình có trách nhiệm trong việc dạy học và giáo dục nhân cách cho học sinh. 
- Hầu hết quý phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học tập và phát triển nhân cách của con em mình.
- Đa số các em xác định được việc học tập của bản thân nên có động cơ học tập đúng đắn từ đó các em rất ngoan.
- Ban cán sự lớp là những học sinh tích cực, nhiệt tình có trách nhiêm, dễ hòa đồng luôn giúp đỡ bạn bè.
- Trường có nhiều câu lạc bô như: câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ mĩ thuật, câu lạc bộ thể thao,... đáp ứng được một phần nhu cầu sở thích của các em.
- Ngoài ra còn nhiều hoạt động tập thể thi đua sôi nổi giúp các em gần gũi và gắn kết nhiều hơn từ đó các em gạt bỏ những mặc cảm tự ti.
2.2.2. Khó khăn
- Lớp có hơn ¼ số học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên các em phải phụ giúp gia đình ít dành thời gian cho việc học do đó các em thường hay trễ học, không thuộc bài, không làm bài tập ở nhà....
- Trong xã hội thì tình trạng đói nghèo vẫn còn khiến các em phải kiếm sống nên dễ bị lôi kéo.
- Một số phụ huynh đi làm ăn xa không có thời gian chăm sóc các em, nhắc nhở thường xuyên nên các em cũng thường vi phạm nội quy, quy định của nhà trường.
- Một số học sinh khác lại chưa xác định được mục tiêu và nhiệm vụ học tập nên cũng thường xuyên vi phạm nội quy như: không soạn bài, không làm bài tập, không phát biểu xây dựng bài...
- Đây là lứa tuổi nhạy cảm dễ bị lôi kéo vào thói hư tật xấu như: uống rượu bia, la cà hàng quán bi da, game dễ ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
- Xu hướng bạo lực học đường đã và đang xâm nhập vào trường học dẫn đến đạo đức nhân cách của học sinh có xu hướng xuống cấp.
- Có những gia đình nuông chiều, bênh vực con quá mức nên con em được đà làm tới dẫn đến hư hỏng.
- Một số thầy cô quá chú trọng về dạy chữ ít quan tâm đến dạy người do đó ít chịu tìm hiểu hoàn cảnh hoặc do ngại mất thời gian nên chưa gần gũi quan tâm đến học sinh chưa ngoan.
.	2.3. Giải pháp:
2.3.1 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm:
- Đưa ra những yêu cầu hợp lí, vừa sức dành cho học sinh chưa ngoan từ thấp cho đến cao, vì đây được xem là công cụ điều khiển, định hướng, điều chỉnh hành vi của học sinh chưa ngoan. Đưa ra yêu cầu vừa sức hợp lí thì khả năng đáp ứng của học sinh chưa ngoan được cao hơn từ đó tạo ra động lực tốt cho học sinh.
- Khi đưa ra yêu cầu đối với học sinh chưa ngoan giáo viên cũng cần có thái độ kiên quyết làm cho học sinh thấy được đó là yêu cầu cần thiết cho bản thân. Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn học sinh chưa ngoan trong quá trình thực hiện yêu cầu khi cần thiêt. Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện yêu cầu (khen ngợi)
- Phân công nhóm bạn giúp đỡ hoặc một bạn cùng lớp mà thầy cô giáo viên chủ nhiệm cho rằng là có tiếng nói với học sinh chưa ngoan, có khả năng can thiệp vào suy nghĩ và hành vi của học sinh chưa ngoan vì đây có thể là một “chiến lược” trong công tác giáo dục học sinh chưa ngoan. Đó là yếu tố quyết định trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan thành một học sinh luôn thực hiện theo nội quy của lớp, của trường.
- Lựa chọn ban cán sự lớp thật sự công tâm, không bao che khuyết điểm, tuyệt đối tránh tạo ra sự đối lập giữa cán bộ lớp với các thành viên trong lớp. Phân công giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp quan tâm, chia sẽ gần gũi với các bạn chưa ngoan để cùng nhau tiến bộ.
- Thường xuyên theo dõi, bám sát học sinh lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình và có những điều chỉnh kịp thời nếu cần trong học tập chính khóa và kể cả học thêm.
- Đối với HS cá biệt, lười học thì phối hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra bài vở; nghiêm cấm việc HS bỏ học, bỏ giờ, ngồi học không ghi bài, thiếu bài kiểm tra,...
- Đối với các em vi phạm nội quy thường xuyên thì gặp riêng HS và phụ huynh để có biện pháp giáo dục, ngăn chặn kịp thời để HS không tái phạm.(nhắc nhở chân tình, gần gũi với HS.
 - Là giáo viên chủ nhiệm quý thầy cô cần gần gũi, quan tâm đối với học sinh chưa ngoan nhiều hơn, có thể là sự sắp xếp gặp gỡ “vô tình” hỏi thăm...có thể đạt hiệu quả hơn nhiều, thường thì học sinh chưa ngoan không thích bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trước tập thể. Đối với học sinh chưa ngoan nguyên nhân chính là thiếu thốn tình cảm, sự yêu thương của cha mẹ người thân vì thế cách giáo dục chủ yếu là tâm lí. Thầy cô chủ nhiệm cần giúp học sinh tìm lại sự đồng cảm để các em có thể tin tưởng mà tâm sự, khi các em đã tin tưởng thì các em sẽ cần sự chỉ bảo thì lúc này chúng ta cần khuyên bảo chân tình. Khi có bí mật mà các em không muốn nhiều người biết thì ta cũng nên giữ kín cho các em để tạo cơ hội cho các em phấn đấu. Bên cạnh đó cần theo dõi sự tiến bộ của các em, ghi nhận những cố gắng của các em, động viên để khuyến khích các em tiếp tục rèn luyện mình hơn. Khen ngợi kịp thời khi có dấu hiệu tốt, nhắc nhở uốn nắn ngay khi có dấu hiệu xấu. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm còn phải giữ vai trò như một người bạn để chia sẽ động viên kịp thời và cũng có thể là người mẹ người cha của các em vì thực tế có những chuyện các em không thể thổ lộ với cha mẹ nhưng lại dám nói hết với thầy cô vì thế lúc này thầy cô chủ nhiêm cần có những lời khuyên chí tình nhưng cũng không nên bắt các em theo một hướng nào đó mà chỉ để các em tham khảo, suy xét nên làm như thế nào là tốt nhất.
- Là giáo viên chủ nhiệm quý thầy cô sẵn sàn ủng hộ bảo vệ cái đúng đấu tranh với những hành vi sai trái như: chia rẽ, mất đoàn kết, bao che khuyết điểm...
- Kết hợp với các bộ phận trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh chưa ngoan.
+ Tổ chức các họat động học tập, vui chơi, rèn luyện nhằm hình thành, phát triển toàn diện nhân cách học sinh
+ Phối hợp tổ chức các họat động văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống, giáo dục lịch sử
2.3.2. Công tác phối hợp với giáo viên bộ môn: 
Giáo viên chủ nhiệm cùng với giáo viên bộ môn hợp thành tập thể sư phạm có tác dụng chủ đạo đến quá trình giáo dục học sinh chưa ngoan. Là giáo viên chủ nhiệm bạn đừng nghĩ chỉ một mình bạn sẽ dùng tâm lí để cảm hóa được các em trở thành người tốt mà quý thầy cô phải kết hợp với nhiều lực lương khác trong và ngoài nhà trường. Thực tiễn đã chứng minh rằng hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan phụ thuộc một phần quan trọng vào tập thể sư phạm nhà trường. Nếu tập thể sư phạm nhà trường luôn gương mẫu, tôn trọng, yêu thương học sinh thì chắc chắn đạt được thành công to lớn trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người tập hợp tất cả giáo viên bộ môn để cùng thực hiện các tác động sư phạm một cách đồng bộ đến từng học sinh chưa ngoan.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên để theo dõi thái độ và kết quả học tập của học sinh đồng thời phải thăm dò nguyện vọng, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải để giải quyết kịp thời. GVBM cũng nến thường xuyên quan tâm, hỏi thăm và có những hoạt động tích cực tạo cho các em chưa ngoan có cơ hội điều kiện thể hiện mình tốt như các bạn ngoan. 
Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn về tình hình học tập cũng như thái độ của học sinh để cùng với giáo viên bộ môn thực hiện liên kết với gia đình học sinh. Vì vậy lúc này giáo viên bộ môn là kênh thông tin quan trọng giúp giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh một cách chính xác.
2.3.3. Công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:
- Công đoàn: Đối với các em chưa ngoan phần lớn là hoàn cảnh gia đình khó khăn cha mẹ phải đi làm ăn xa ít có thời gian quan tâm các em nên từ đó các em thường vi phạm nội quy trường lớp từ những việc nhỏ như đi học trễ giờ, không làm bài tập, trốn học theo bạn bè và có thể dẫn đến nặng hơn như đánh nhau, trộm cấpVới phong trào nhận đỡ đầu học sinh trong mỗi năm học cũng góp phần rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt đối với học sinh chưa ngoan. Khi các em nhận được những món quà “đỡ đầu” từ các thầy cô tuy không lớn không thể giúp được cuộc sống của các em đầy đủ hơn nhưng các em có thể nhận ra được một điều là các em nhận được sự quan tâm đặc biệt là đối với các em chưa ngoan thiếu vắng sự quan tâm của cha mẹ thì đây cũng là món quà rất có ý nghĩa.
- Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên: là thế hệ trẻ nhất là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì các em cần phải vươn lên mạnh mẽ để đáp ứng kịp thời xu thế của thời đại văn minh, hiện đại. Do đó bên cạnh việc truyền đạt kiến thức trong giờ học thì các phong trào của Đoàn, Đội cũng giúp các em học sinh rèn luyện tốt hơn về nhiều mặt. Thông qua các hoạt động vui chơi thì các em có thể gần gũi bạn bè hơn, các em có thể tự tin hơn thể hiện bản thân...và thông qua các chức này giáo dục cho các em đặc biệt là những học sinh chưa ngoan về lòng yêu Tổ quốc, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức giữ vệ sinh, giáo dục về thái độ khiêm tốn, tính thật thà, ý thức xây dựng trường học xanh- sạch- đẹp.
- Tổ tư vấn tâm lý học đường trong nhà trường: có vai trò quan trọng là hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhân cách, năng lực, kỹ năng học tập, các mối quan hệ và cả những rối loạn cảm xúc, nhân cách...
2.3.4. Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh:
*Đề nghị trong học tập
- Đôn đốc, kiểm tra việc học hành của con ở nhà.
- Nhắc các em chuẩn bị bài, sách vở, đồ dùng học tập trước khi tới lớp.
-Tạo điều kiện thuận lợi cho con như mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, một số sách tham khảo, nâng cao,...
- Mỗi gia đình cần có góc học tập riêng cho con cái.
- Thường xuyên liên lạc trao đổi với giáo viên để phối hợp trong giáo dục.
*Đề nghị trong giáo dục đạo đức
- Gần gũi, quan tâm đến các em nhiều hơn. Tìm hiểu tâm tư, suy nghĩ của các em để sẻ chia và cũng như để can thiệp kịp thời nếu thấy các em có suy nghĩ lệch hướng
- Gia đình là ngôi trường đầu tiên của các em vì thế các em chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự giáo dục gia đình, do đó mà các thành viên trong gia đình hãy là tấm gương cho các em noi theo.
- Các thành viên trong gia đình luôn phải thành thật, khi con làm sai tránh đánh đạp con vì chính những hành động này sẽ làm cho các em sợ mà dẫn đến các em nói dối vì phụ huynh không thể kiểm soát bên con 24/24 giờ do đó cần sự chia sẽ chân thật để biết chính xác cuộc sống bên ngoài gia đình của con em mình ra sao, có đang gặp khó khăn gì hay không thì lúc này phụ huynh là “chuyên gia” tuyệt vời để hướng dẫn chỉ bảo cho con em mình.
- Hãy dạy cho các em cách chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm chỉ có cách này thì các em mới biết suy nghĩ, hành động cẩn thận hơn.
- Nhắc nhở con em mình phải coi lớp học, trường học như ngôi nhà thứ hai của bản thân mình từ đó có cách bảo vệ tốt nhất.
*Phối hợp với gia đình học sinh
Chúng ta là giáo viên chủ nhiệm nên việc phối hợp với gia đình học sinh là rất cần thiết, nếu thấy các em có biểu hiện xấu thì có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nếu ngăn chặn kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ học sinh chưa ngoan trở thành “học sinh hư” và giúp các em nhanh chóng “phục thiện” vì trên thực tế có những học sinh “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nhưng một điều quyết định là thầy cô chủ nhiệm phải tận tâm, môi trường giáo dục phải tốt.
Ta luôn xác định “gia đình” là trường học đầu tiên của các em. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình là nề móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các em, đó là tác động trực tiếp thường xuyên, liên tục và mạnh mẽ nhất. Vì vậy vấn đề đặt ra là nhà trường phải kết hợp với gia đình và ai là người kết hợp? Không ai khác đó là giáo viên chủ nhiệm
- Bàn bạc thống nhất nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục học sinh.
- Thường xuyên thông báo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Tư vấn cho phụ huynh học sinh những kiến thức về tâm lí lứa tuổi để có biện pháp, phương hướng giáo dục một cách phù hợp.
- Tạo điều kiện ghé thăm nhà học sinh (giáo viên cần xác định rõ mục đích, nội dung, yêu cầu của cuộc gặp gỡ nhằm tránh những tình huống khó xử xảy ra).
- Mời phụ huynh đến trường để trao đổi trực tiếp và bàn biện pháp giáo dục học sinh đạt hiệu quả.
- Trao đổi qua điện thoại...
2.3.5. Việc tranh thủ sự hỗ trợ của Ban giám hiệu:
- Báo cáo tình hình lớp nhất là học sinh chưa ngoan để đề xuất, xin ý kiến về giáo dục học sinh. 
- Phối hợp với các lực lượng khác như: giám thị, tâm lí học đường,...để giáo dục học sinh.
Làm nghề dạy học ai cũng muốn học trò mình ngoan ngoãn đặc biệt là đối với những thầy cô chủ nhiệm thì cũng rất muốn lớp mình vừa chăm lại vừa ngoan nhưng nếu có học sinh chưa ngoan thì phải dùng biện pháp giáo dục thích hợp để “chữa” cho những học sinh đó trở thành học sinh ngoan. Tuy nhiên việc này cũng cần mất nhiều công sức và thời gian cùng với cái tâm của nghề vì đó là trách nhiệm của người lớn mà nhà trường là nơi chủ chốt trong việc giáo dục học sinh trở thành trò ngoan. Có thể nói giáo dục thế hệ trẻ là một quá trình thống nhất và liên tục được diễn ra trong gia đình, ngoài xã hội, trong nhà trường. Cha mẹ luôn muốn con mình trở thành những đứa con ngoan. Đây cũng là mong mỏi của tất cả những thầy cô chủ nhiệm để có những học trò ngoan, có đạo đức và học giỏi để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
3. Hiệu quả đạt được
- Kết quả xếp loại học lực- hạnh kiểm năm học 2016-2017 khi chưa áp dụng sáng kiến:
TS
HS
HỌC LỰC
HẠNH KIỂM
40
G
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
TỐT
KHÁ
TB
YẾU
4
10
%
11
27.5
%
20
50
%
5
12.5
%
0
32
80
%
08
20
%
0
0
- Kết quả xếp loại học lực- hạnh kiểm cuối năm học 2017-2018 khi đã áp dụng sáng kiến:
TS
HS
HỌC LỰC
HẠNH KIỂM
40
G
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
TỐT
KHÁ
TB
YẾU
8
20
%
16
40
%
13
32.5
%
3
7.5
%
0
37
92.5
%
3
7.5
%
0
0
 So sánh giữa năm học 2016-2017 khi chưa áp dụng sáng kiến và năm học 2017-2018 khi đã áp dụng sáng kiến: 
Trong quá trình chủ nhiệm lớp tôi đã áp dụng sáng kiến này và kết quả đạt được rất khả quan:
- Về học lực: 
+Tỉ lệ xếp loại học lực giỏi tăng lên từ 10% năm học 2016-2017 lên 20% năm học 2017-2018.
+Tỉ lệ xếp loại học lực khá cũng tăng lên từ 27.5%năm học 2016-2017 lên 40% năm học 2017-2018. 
- Về hạnh kiểm: tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm tốt tăng từ 80% năm học 2016-2017 lên 92.5% năm học 2017-2018.
4. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt được ngày hôm nay tôi rút ra được các kinh nghiệm là người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải nắm được và am hiểu sự phát triển tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở để để có biện pháp giáo dục không phải là khuôn mẫu, mỗi con người đều có hoàn cảnh, có tâm sự, có tình cảm, tính tình khác nhau cho nên việc am hiểu các em và tìm biện pháp giáo dục thích hợp quả là không đơn giản. Nó vốn đã khó với một giáo viên lại càng khó hơn đối với một giáo viên chủ nhiệm mà đặc biệt là đối với những học sinh chưa ngoan. Nhưng càng đắng cay bao nhiêu thì thành quả lại càng ngọt ngào và đáng trân trọng bấy nhiêu.
5. Khả năng và đối tượng áp dụng:
	Với đề tài “Một số biện pháp quản lí và giáo dục học sinh chưa ngoan đi vào nền nếp của lớp chủ nhiệm”, sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng có hiệu quả thành công tại trường THCS Lương Nghĩa trong năm học 2017-2018. Theo tôi thì sáng kiến này có thể nhân rộng và áp dụng có hiệu quả tại các trường THCS trong huyện Long Mỹ.
	Với vốn kiến thức có hạn của mình, chắc rằng trong sáng kiến của tôi không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, kính mong quý lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp cho ý kiến đóng góp để giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
	 Xin trân trọng kính chào!
PHỤ LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Phần mở đầu
1
1.1
Tên sáng kiến kinh nghiệm
1
1.2
Lý do chọn đề tài
1
1.3
Mục tiêu nhiệm vụ cuả đề tài
1
1.4
Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
1
2
Phần nội dung
2
2.1
Cơ sở lí luận
2
2.2
Thực trạng
2
2.2.1
Thuận lợi
3
2.2.2
Khó khăn
3,4
2.3
Giải pháp
4
2.3.1
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm
4,5
2.3.2
Công tác phối hợp với giáo viên bộ môn
5,6
2.3.3
Công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
6
2.3.4
Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh
6,7,8
2.3.5
Việc tranh thủ sự hỗ trợ của Ban giám hiệu
8
3
Hiệu quả đạt được
8,9
4
Bài học kinh nghiệm
9
5
Khả năng và đối tượng áp dụng
9,10

File đính kèm:

  • docSKKN GVCN_12692018.doc