Sáng kiến kinh nghiệm Vì một môi trường nội trú xanh, sạch đẹp, hãy nói "không" với bao bì ni lông

Vào những tháng trước, tại phòng 7 và 8 dãy lầu II, KTX , các em học sinh lớp 6 trường PT-DTNT Buôn Hồ phải “di tản” sang phòng 9 và 10 (lớp 8A) tắm rửa, giặt giũ và xin nước sinh hoạt, cả phòng không hiểu chuyện gì đang xảy ra, thì có một bạn chạy xuống báo với Ban quản lí Nội trú về việc “ngập lụt” ở hai phòng trên.

 Trong lúc chờ sự trợ giúp từ thợ sửa chữa đến thì bạn Phượng bỗng lên tiếng: “Các bạn biết vì sao hai phòng học của lớp 6 lại tắc nghẽn và gây ngập úng không? Mình đã biết nguyên nhân rồi!”

 Cả phòng lao nhao : – Vì sao vậy?

 Phượng phân tích: Các bạn còn nhớ, năm đầu mới vào trường Nội trú, ở phòng mấy bạn trai lớp mình cũng hay xảy ra hiện tượng này. Và hôm qua chúng ta đã được học văn bản “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, chắc các bạn đã biết đến tác hại của việc dùng bao bì ni lông, khi trôi xuống cống, rãnh thì sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn, ngập lụt

 Cả phòng đồng ý với ý kiến của Phượng: - Đúng vậy nhỉ! Sau đó, một số bạn lớp 6 cho biết thông tin các bạn ấy đã bỏ bì dầu gội đầu mi ni sau mỗi lần gội đầu và bồn vệ sinh, chính điều đó đã gây ra tắc nghẽn và ngập úng. Nguyên nhân là do các em mới sinh hoạt ở môi trường nội trú nên chưa quen, còn chủ quan.

 Sau sự cố đó, chúng em đã được Ban quản sinh tập huấn về việc sinh hoạt nội trú, đặc biệt là việc xử lí rác thải sinh hoạt từ túi ni lông như:

 - Không xả chất liệu ni lông xuống bồn vệ sinh, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống cho các bạn nữ, không bỏ băng vệ sinh xuống bồn cầu.

 - Không ăn quà vặt trong KTX, không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng bao bì ni lông.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vì một môi trường nội trú xanh, sạch đẹp, hãy nói "không" với bao bì ni lông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đầu mi ni sau mỗi lần gội đầu và bồn vệ sinh, chính điều đó đã gây ra tắc nghẽn và ngập úng. Nguyên nhân là do các em mới sinh hoạt ở môi trường nội trú nên chưa quen, còn chủ quan...
	Sau sự cố đó, chúng em đã được Ban quản sinh tập huấn về việc sinh hoạt nội trú, đặc biệt là việc xử lí rác thải sinh hoạt từ túi ni lông như:
	- Không xả chất liệu ni lông xuống bồn vệ sinh, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống cho các bạn nữ, không bỏ băng vệ sinh xuống bồn cầu.
	- Không ăn quà vặt trong KTX, không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng bao bì ni lông..
	- Khuyến khích cả phòng mua chai dầu gội lớn (tránh tình trạng vỏ bì ni lông trôi xuống hầm cầu, và nhà tắm) , sau khi sử dụng xong, những chai lọ đó có thể trồng hoa vào đó tạo quanh cảnh xanh, sạch, đẹp cho khu nội trú
	Từ sự cố đó, chúng em đã thực hiện chiến dịch: Thu gom rác thải, sử dụng lọ dầu gội đầu lớn để dùng và đã tạo được một môi trường xanh, sạch, đẹp ở khu Nội trú, trước cửa phòng ở đều có những lọ hoa tươi xinh đẹp
	Từ khi chiến dịch được phat động, cùng với việc lĩnh hội bài học trên lớp, chúng em đã vận dụng kiến thức liên môn như: Hóa Học, Sinh Học, Địa Lý, Giáo dục công dân, Tin học, Âm Nhạc, Mỹ Thuật, Công nghệ, Nghề phổ thông và các kiến thức về Môi trường , kĩ năng sống, hiểu biết xã hội...vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn thông qua bài học " Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” (Môn Ngữ văn lớp 8- Tập I)
 Từ khi được tuyên truyền và đặc biệt thông qua bài học, chúng em đã chủ động, tích cực hơn trong việc lao động và học tập; các bạn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường học tập và sinh hoạt và tkhu KTX nội trú không còn xảy ra hiện tượng tắc nghẽn công trình phụ, đó là một điều đáng ghi nhận với tất cả công lao cũng như ý thức tự giác của mỗi bạn học sinh nói riêng và trường PTDT Nội trú chúng em nói riêng chung .
MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Nhằm vận dụng nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục, tiết kiệm thời gian học tập cho học sinh. 
- Thông qua tiết học chúng em sẽ linh hoạt vận dụng kiến thức của nhiều môn học như: Lịch Sử, Địa Lý, Giáo dục công dân, Hóa Học, Sinh Học, Toán Học, Tin Học, Công nghệ, Mỹ Thuật, Âm Nhạc , Nghề PT và kể cả kiến thức về thực tế đời sống xã hội  để hiểu rõ bản chất vấn đề được đặt ra trong bài học và giải quyết tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống.
- Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lý rác thải, sinh hoạt.
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những kiến nghị mà tác giả đề xuất trong văn bản.
- Tạo thành cuộc tuyên truyền rộng lớn thông qua nhà trường và mạng xã hội rèn nhiều  kĩ năng sống, nâng cao ý thức cho mỗi học sinh chúng ta về cộng đồng và  góp phần thiết thực giảm thiểu tác hại của bao bì ni lông làm cho môi trường ngày càng sạch đẹp, đặc biệt là môi trường nội trú- nơi chúng em học tập và sinh hoạt.
3. TỔNG QUAN  CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
a.Thành lập nhóm nghiên cứu:
- Đối tượng: Học sinh lớp 8, Trường PTDTNT Buôn Hồ, gồm:
Chu Thị Liền ( Nhóm trưởng)
Võ Thị Ngọc Lệ (Thành viên)
Nông Thị Phượng (Thành viên)
 b. Tiến hành nghiên cứu: 
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, tình huống đã xảy ra trong thực tiễn cuộc sống hằng
ngày.( Vận dụng Kĩ năng sống và hiểu biết xã hội, cũng như nội dung bài học có liên quan trực tiếp đến tình huống)
Bước 2: Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm
(tìm kiếm thông tin, nghiên cứu tài liệu, làm và phát điều tra (xác xuất) cho các phòng ở khu nội trú, thu thập và thống kê tỉ lệ; vẽ tranh về môi trường ( Tích hợp Mĩ thuật), làm thơ 8 chữ về môi trường ( Phần Văn ), viết bài tuyên truyền nêu và giải thích rõ tác hại của túi nilông (thực hành trong tiết luyện nói văn thuyết minh, phát thanh Măng non...); tìm hiểu làng nghề truyền thống ở địa phương để làm túi đựng thay thế túi ni lông như : Dệt thổ cẩm Của đồng bào Ê Đê và Mây tre đan ( của dân tộc Nùng); chuẩn bị túi đựng thân thiện môi trường để giới thiệu và tuyên truyền với các bạn HS trong lớp nói riêng, toàn trường nói chung.)
Bước 3: Nghiên cứu tình huống thông qua bài học cụ thể, được tích hợp kiến
thức liên môn, đồng thời thu thập, tìm hiểu tư liệu liên quan đến chủ đề thông qua tài liệu như sách, báo, internet... ( Kĩ năng tự nhận thức, tìm kiếm thông tin, xử lí tình hống...)
	- Bước 4: Vận dụng kiến thức liên môn của các lĩnh vực và các kĩ năng đã học để giải quyết tình huống trong thực tiễn cuộc sống như : Lịch Sử, Địa Lý, Giáo dục công dân, Hóa Học, Sinh Học, Toán Học, tin Học, Công nghệ, Mỹ Thuật, Âm Nhạc... 
Cụ thể:
Tích hợp trong phân môn: - Tích hợp với phần Tập làm văn trong phần "Luyện nói về bài văn thuyết minh" và viết bài văn thuyết minh, Viết bài Tập làm văn số 7 ( Nghị luận xã hội về môi trường).
 - Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết, Tích hợp trong bài" Tập làm thơ 8 chữ" về môi trường...
- Ngoài ra, còn tích hợp với việc Bảo vệ môi trường ( liên quan trực tiếp), Chương trình địa phương ( phần Văn) và Tập làm thơ lục bát ( Lớp 7) và thơ bảy chữ (Lớp 8) Về môi trường.
Tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh (về ý thức, trách nhiệm trong việc rèn lyện ý thức, tinh thần kỉ luật đối với bảo vệ môi trường); giáo dục Kĩ năng sống như ( Kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin, kỹ năng phân tích tình huống, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tự nhận thức, tự quản lí bản thân và những vấn đề xã hội có liên quan đến bài học để giải quyết các vấn đề mà dự án dạy học đặt ra.)
+ Tích hợp với những môn học khác như:
- Lịch sử: Thông qua phần "Giới thiệu văn bản", giúp HS nắm được hoàn cảnh ra đời về "Ngày Trái Đất" và thời gian Việt Nam tham gia "Ngày Trái Đất".
- Hóa Học: Dựa vào kiến thức Hóa học để học sinh hiểu được các 
thuật ngữ trình bày trong phần "Chú thích" để nắm được các chất có trong Hóa học, tác hại của nó khi ta đốt túi nilong.
- Sinh Học: Hiểu được những tác hại của bao bì ni-lông đối với môi trường và sức khỏe con người; 
- Địa Lý: Thấy được những đất nước tiên tiến trên thế giới đã có
những chiến dịch ra quân về việc kêu gọi mọi người hạn chế sử dụng túi ni lông và những vùng, còn lạm dụng túi đựng này, dựa vào kiến thức Địa Lý để giải quyết phần bài tập "Giải ô chữ" (phần củng cố).
Giáo dục công dân: Nhằm giáo dục ý thức thức lao động, bảo vệ
và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp; ý thức sử dụng bao bì ni-lông.
Môn Tin học: Áp dụng các kĩ năng đã học để tìm tòi thông tin bổ
ích liên quan đến vấn đề.
Môn Nghề PT: Nghiên cứu, tìm hiểu, làm ra các sản phẩm không phải 
bằng nhựa plactic.
Mỹ Thuật: Thông qua môn Mỹ Thuật, học sinh sẽ vẽ những bức
tranh về đề tài môi trường nói chung và thông điệp về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông nói riêng.
	- Công nghệ 7:Xử lí rác thải sinh hoạt bằng cách trồng hoa vào những chai, lọ bằng nhựa.
Môn Toán: Thống kê và tính tỉ lệ số bao ni lông thải ra môi trường mỗi ngày; số
lượng sinh vật chết vì nuốt phải bao nilon, biết được hiện nay có bao nhiêu nước tham gia Ngày Trái Đất, thống kê tỉ lệ % trong phiếu điều tra.
Môn Vật Lí: Tính chất Vật lí của túi ni lon, khó phân hủy nhưng có thể  tái sử dụng vào các mục đích khác ( dùng khi cần nối mạch điện khi bị hở...)
Âm Nhạc: Tích hợp môn Âm Nhạc 8, nhạc nền bài hát "Ngôi nhà chung của chúng ta" (lồng vào phần thi trò chơi ô chữ), hiểu được ý nghĩa của bài hát là một thông điệp bảo vệ môi trường, qua đó giúp các em khắc sâu hơn bài học.
	4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
	a. Thực trạng việc sử sụng túi nilông ở nước ta:
 	Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy, khi
thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Trái đất hiện nay đang bị chính con người hủy hoại một cách có ý thức và vô ỷ thức vì kém hiểu biết. Bao bì ni lông chi là một hiện tượng nhỏ có liên quan đến vấn đề lớn là bảo vệ môi trường thiên nhiên, liên quan đến việc giữ gìn Trái Đất, ngôi nhà chung của nhân loại. Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Ở nước ta, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt xã hội, chủ yếu và đặc biệt là loại túi siêu mỏng, thể hiện sự dễ dãi của cả người cung cấp cũng như người sử dụng; người bán sẵn sàng đưa thêm một hoặc vài chiếc túi nilon cho người mua khi được yêu cầu; người mua ít khi mang theo vật đựng (túi xách, làn) vì biết chắc chắn rằng khi mua hàng hóa sẽ có túi 
 Một buổi lao động của lớp 8a nilon kèm theo để xách về.
Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường chính là đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Pla-xtic còn gọi là chất dẻo hay nguyên liệu tổng hợp. Túi ni lông được sản xuất từ hạt PE (polyetylen), pp (polypropylen) và nhựa tái chế. Đặc tính của nó là không phân hủy trong môi trường tự nhiên. Nếu không bị thiêu hủy, nó có thể tổn tại mãi mãi. Tính chất bền vững đó đã gây ra hàng loại tác hại nối tiếp nhau trong nhiều lĩnh vực: Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đốn xói mòn ở các vùng đối núi. Bao bì ni lồng bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt ở các đồ thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. 
Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra màu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.Hiện nay, mỗi ngày người tiêu dùng sử dụng và thải bỏ hàng triệu bao bì ni lông. Chi một phần nhỏ được thu gom, còn phần lớn bị vứt bừa bãi khắp ndi, nhất là trên đường phố, sông ngòi, trong các công viên và cả ở những di tích, thắng cảnh nổi tiếng gây ô nhiễm môi trường, làm giảm đi rất nhiều vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống. Các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng: một trong những nguyên nhân làm cho cá chết nhiều là do lượng rác thải ni lông ném xuống sông hồ quá lớn. Hằng năm, trên thế giới có khoảng trên 100.000 chim, thú biển .chết do nuốt phải rác ni lông Có ba cách xử lí loại rác tai hại này, đó là: chôn lấp, đốt và tái chế nhưng đều gặp phải những khó khăn không nhỏ. Việc chôn lấp chiếm mất nhiều diện tích đất trồng trọt, đồng thời làm cho nguồn nước mạch bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Túi ni lông qua sử dụng đã là rác thải nhưng nó thường được tận dụng gói các loại rác thải hữu cơ khác. Rác đựng trong túi ni lông buộc kín sẽ khó phân hủy và sinh ra các chất khí độc hại. Phương pháp đốt rác thải rất tốn kém nên chưa phổ biến lắm ở nước ta. Việc đốt rác ni lông sẽ sinh ra các khí độc cực kì nguy hiểm, gây choáng ngất, khó thở, rối loạn chức năng hô hấp, thần kinh, tim mạch, thậm chí dẫn đến căn bệnh ung thư. Việc thu gom bao ni lông nhằm để tái chế cũng gặp nhiều khó khăn vì không đem lại lợi ích đáng kể, đã vậy lại gây ô nhiễm môi trường theo kiểu khác.Tóm lại, việc sử dụng bao bì ni lông là một vấn đề nan giải không chi VỚI Việt Nam mà cả thế giới. Trong khi chưa cổ giải pháp tối ưu thì chỉ có thể khuyếncáo mọi người hạn chế dùng bao bì ni lông. Các biện pháp nêu trong văn bản là tương đối hợp lí và có tính khả thi: Vì vậy chúng ta cần phải: - Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại. - Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết. Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gói thực phẩm. 
- Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho gia đình, bạn bè và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông trước khi thải bỏ bao bì ni lông bởi mức gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với mồi trường. Kết thúc bài viết, tác giả kêu gọi: Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa! Hãy bảo vệ Trải Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ồ nhiễm môi trường đang gia tăng. 
b/ Giải pháp: 
Để giải quyết tình huống trên, nhóm chúng em xin được đề nghị một số giải pháp sau:
 + Đối với xã hội:
 Thông qua các cơ quan truyền thông tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người hiểu được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ con người cũng như sinh vật.
 - Đưa vấn đề túi nilon vào các buổi hội họp của mọi tầng lớp thuộc các ngành nghề khác nhau trong các cuộc họp ở địa phương theo từng tổ chức đoàn thể.
 -Vận động toàn dân sử dụng bao bì thay thế bằng các chất liệu dễ phân hủy hoặc không gây độc hại như bao bì ni lông; vận động các nhà máy, siêu thị, cửa hàng đi đầu trong việc hạn chế dùng túi nilon cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra sức lan truyền rộng tới người tiêu dùng và khách hàng.
 - Vận động và tạo điều kiện cho mọi người phân loại rác, tái sử dụng ni lông, đổi bao nilon (đã giặt sạch) lấy túi thân thiện với môi trường.
 - Nêu cao khẩu hiệu về nội dung giảm thiểu tác hại bao bì ni lông ở nhiều nơi công cộng. Tổ chức lễ cam kết “ Không sử dụng túi ni lon” ở những nơi có điều kiện thực thi.
 - Đặt thêm nhiều thùng rác ở nơi công cộng, đường sá đến tận các vùng nông thôn.
 - Đánh thuế môi trường đối với túi ni lông. Tăng giá túi ni lông để giảm sử dụng, đồng thời giảm giá túi thân thiện với môi trường. 
 - Xử phạt những người sử dụng bao ni lông kinh doanh thực phẩm mà gây ngộ độc do thiếu ý thức và hiểu biết.Thưởng cho những người phát hiện hành vi vi phạm.
 + Đối với Nhà trường:
 - Đưa vấn đề này vào trong hoạt động thi tìm hiểu nhận thức thường xuyên để nâng cao ý thức, hành động của mỗi học sinh.
 - Tổ chức nhiều cuộc cổ động với khẩu hiệu: “Một ngày không sử dụng bao bì nilon”, “Hãy cùng nhau giảm thiểu tác hại của bao bì ni lông”, cho học sinh lớp 8,9 làm truyên tuyền viên nhỏ tuổi đến các trường cấp I, các lớp 6,7 để cho các bạn nhỏ đều biết tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông nhất là trong việc đựng thực phẩm.
 - Phát động cuộc thi vẽ tranh, sáng tác thơ về môi trường, đặc biệt là về ảnh hưởng của túi nilon. 
 - Cho học sinh làm “Kế hoạch nhỏ” thu gom bao ni lông sạch (đã dùng còn sạch hoặc giặt phơi khô) phân loại lớn nhỏ để dùng hoặc liên hệ bán lại với giá rẻ so với bao nilon mới cho những người kinh doanh các mặt hàng dùng bao ni lon (không liên quan đến thực phẩm như điện dân dụng, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc)
 Tạo quang cảnh trước phòng ở KTX
	- Tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền về tác hại của túi nilong trong các buổi phát thanh Măng Non; tổ chức, hướng dẫn, tập huấn cho học sinh lớp 6 "Tuần lế sinh hoạt tập thể " vào đầu năm học.
	- Sử dụng chai dầu gội lớn thay bằng gói dầu gội mi ni ( vì sẽ rất dễ trôi xuống cống , và bồn cầu...).
	- Thường xuyên mở " Chiến dịch" thu gom rác thải, làm sạch môi trường.
	- Các lớp tổ chức trồng rau sạch để cung cấp thực phẩm cho nhà ăn...
 + Đối với gia đình:
 - Hạn chế sử dụng bì nilon khi không cần thiết để giảm thiểu số túi nilon thải ra bên ngoài. 
 - Hạn chế và sử dụng túi nilon tiết kiệm và chỉ khi cần thiết, những túi sạch có thể giặt phơi và sử dụng lần nữa để tiết kiệm ngân quỹ của gia đình.
 - Loại bỏ thói quen sử dụng túi nilon, thay thế bằng những chất liệu khác như túi sinh thái, túi giấy dễ phân huỷ trong môi trường mà không mang chất độc hại, túi cói, túi xách làm từ các vật liệu nông sản như túi mây tre đan, túi dệt thổ cẩm...
	- Có thói quen mang giỏ nhựa lớn đi chợ, phân loại rác tại nguồn để thuận tiện cho việc xử lí.
	- Không mua, đựng thực phẩm bằng túi nilon, nhatá là thực phẩm còn nóng.
	5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
 Từ tình huống phòng ở khu KTX bị tắc nghẽn, ngập lụt vì bao ni lông, và cũng từ yêu cầu của cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong thực tiễn, nhóm chúng em đã có ý tưởng giải quyết vấn đề từ tình huống thực tế này. Vì có những giải pháp đề nghị vượt ngoài khả năng của chúng em xin được trình bày những việc làm mang tính giải pháp phù hợp lứa tuổi và điều kiện hiện tại như sau: 
 Hoạt động 1 : Điều tra thực tê về nhận thức của mọi người về tác hại bao bì ni lon.
 Hoạt động 2: Đến 2 phòng lớp 6 tuyên truyền cho các bạn biết nguyên nhân của việc bị tắc bồn cầu và nhà tắm là do vỏ bì dầu gội trôi xuống gây tắc nghẽn. 
 Hoạt động 3: Tham gia buổi tập huấn do BQL nội trú tổ chức về việc sinh hoạt ở nội trú,đặc biệt là việc sử dụng công trình vệ sinh, trong đó có tác hại của bao bì ni lon.
 Hoạt động 4: Vận động cả lớp sáng tác thơ văn, viết bài và cổ động tuyên truyền cho mọi người về tác hại của bao bì nilon. Phát thanh Măng non vào đầu tuần để nhắc nhở các bạn ý thức giữ gìn môi trường.
 Hoạt động 5: Tích cực tham gia lao động dọn vệ sinh sân trường , chăm sóc Đền thờ Trần Hưng Đạo( được phân công) và tích cực trồng rau, trồng hoa, chăm sóc cây cảnh...
 Hoạt động 6: Nhóm cũng đã thiết kế một vài sản phẩm để thay túi ni long bằng tre, nứa, Thổ cẩm.
 Hoạt động 7: Nhóm cũng đã làm thơ về môi trường và gửi báo Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 
 Một tiết học của lớp 8a và báo Nhi Đồng... 
Hoạt động 8: Thực hiện phân loại rác, sử dụng chai dầu gội lớn để trồng hoa, tạo quang cảnh xnh, sạch , đẹp trước cửa phòng ở nội trú.
Hoạt động 9: Nhóm cũng tạo được 1video dài 10 phút có sử dụng hình ảnh của lớp về những hoạt động bảo vệ môi trường, kèm theo bài hát " Ngôi nhà chung của chúng ta" ( Âm nhạc 8) để đăng tải trên trang Web của nhà trường...
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam nói chung và trên thế giới nói chung. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Đáng quan tâm hơn nữa là tác hại do việc sử dụng bao bì nilông đang là một trong những mối nguy hại đến toàn nhân loại. Vì vậy, bảo vệ môi trường sống quanh ta, đang bị ô nhiễm nặng nề là nhiệm vụ của xã hội. Một trong những việc làm cụ thể và cần thiết hằng ngày là hạn chế giảm thiểu việc sử dụng các loại bao bì bằng ni lông. 
	- Việc kết hợp kiến thức các môn học để giải quyết tình huống có trong thực tế , đặc biệt là vấn đề về rác thải sinh hoạt (là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay), nhất là đối với môi trường ở nội trú. chung chung
- Từ những tình huống xảy ra trong thực tiễn, giúp chúng em trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết để ứng phó với những tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống ( nhất là môi trường nội trú - nơi các em học tập và sinh hoạt). Đặc biệt là việc nhận thức được tác hại của việc dùng bao bì ni lông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường , sức khỏe và thậm chí là tính mạng của con người để từ đó có ý thức hạn chế tối đa việc sử dụng chúng; bên cạnh đó cũng tuyên truyền với mọi người( nhất là ở Buôn làng - nơi các em đang sinh sống) về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và từ đó khuyên mọi người thay đổi thói quen dùng bao bì ni lông để bảo vệ môi trường và sứ khỏe con người.
 - Qua kiến thức các môn học, các em sẽ tìm ra cách xử lí rác thải sinh hoạt một cách linh hoạt, có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Vì vậy, tích hợp liên môn trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự nhận thức, suy nghĩ, tư duy sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống, giúp các em học bài với niềm say mê hứng thú hơn.
Buôn Hồ, ngày 22 tháng 12 năm 2015
 Nhóm thực hiện :
 1. Chu Thị Liền
 	 2. Vy Thị Ngọc Lệ
 	 3. Nông Thị Phượng

File đính kèm:

  • docBai van dụng KTLM Lớp 8.doc
Sáng Kiến Liên Quan