SKKN Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên và cách phòng tránh xâm hại tình dục ở lứa tuổi học sinh Trung học Phổ thông

 Cơ sở thực tiễn

- Dựa vào thực trạng chung ở thanh thiếu niên trong toàn xã hội, và lứa tuổi

học sinh trƣờng tôi nói riêng cho thấy nếu không trang bị kiến thức sinh sản và

xâm hại tình dục cho vị thành niên, thiếu hiểu biết về các vấn đề sức khỏe sinh sản

vị thành niên sẽ đặt họ trƣớc những hiểm họa của sức khỏe cũng nhƣ đạo đức. Do

đó cần phải trao cho thanh thiếu niên “chìa khóa” để phòng thân, để tự bảo vệ

mình. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên chính là “chiếc chìa khóa” giúp vị

thành niên chủ động điều khiển những xúc cảm hành động phù hợp với yêu cầu xã

hội.

- Dựa vào kiến thức ở chƣơng Sinh sản trong sách giáo khoa Sinh học 11.

- Dựa vào phƣơng pháp truyền thông theo tình huống sử dụng phiếu học tập

để tích hợp kiến thức của học sinh sau khi nghe xong buổi truyền thông.

- Tâm lý né tránh khi nói về giới tính, các em chƣa có biện pháp phòng tránh

trong quan hệ tình dục, và một số em còn bị làm dụng, xâm hại tình dục mà không

hề hay biết.

pdf52 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên và cách phòng tránh xâm hại tình dục ở lứa tuổi học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần từ 
chối ngay. 
39 
+ Nếu đang trên đƣờng đi cần yêu cầu kẻ xâm hại quay lại, nếu hắn vẫn cố 
tình đi cần phải tìm cơ hội thoát ra bằng cách xuống xe (lấy lí do cần xuống xe để 
mua đồ, hoặc mua thuốc) sau đó đến chỗ đông ngƣời. 
+ Gọi điện báo cho ngƣời thân địa điểm, vị trí hiện tại và địa điểm mình 
đang ở để đƣợc giúp đỡ. 
+ Đây là vụ án có thật và cô gái trong tình huống đã bị xâm hại. 
 - Giáo viên đưa ra tình huống có thật vừa diễn ra ngày 11/10/2016 ở Hà 
Tĩnh: Cô gái 16 tuổi tên T đang bắt xe ôm về nhà dì ruột thì gặp Thắng, hắn khẳng 
định là biết đường đến nhà dì T và lừa em lên xe trở về nhà. Nhưng sau đó Thắng rủ 
Hùng đưa T đến nhà nghỉ và hãm hiếp 2 ngày liền (Nguồn:  
Tình huống 7: Nga và mẹ đang đón xe về nhà thì gặp một ngƣời quen (đàn 
ông) đi ngang qua. Do quen biết nên mẹ Nga nhờ ngƣời đàn ông đó chở em về 
nhà, còn mẹ về sau. Theo em Nga có nên đồng ý ngồi xe ngƣời quen về nhà trƣớc 
không? Vì sao? 
 - Học sinh thảo luận trao đổi, đa số các em đồng ý ngồi xe về nhà trƣớc vì 
nghĩ rằng đây là ngƣời quen nên sẽ không nguy hiểm gì, một số học sinh không 
đồng ý vì nghĩ rằng mình có thể gặp nguy hiểm dù đó là ngƣời quen. 
 - DCT tổng hợp lại các ý kiến của học sinhvà bổ sung: 
+ Đây là tình huống không an toàn các em học sinh nên đề cao cảnh giác. 
+ Dù là ngƣời quen nhƣng vẫn có thể nguy hiểm vì khi trở về nhà nếu không 
có ngƣời lớn ở nhà ngƣời đàn ông đó có thể xâm hại Nga. 
+ Thực tế cho thấy đã có nhiều vụ hiếp dâm xảy ra do mất cảnh giác với các 
tình huống tƣởng chừng nhƣ an toàn, ít ai nghĩ đây là tình huống không an toàn. 
+ Đây là vụ án có thật và cô gái trong tình huống đã bị xâm hại. 
 - Giáo viên đưa ra tình huống có thật vừa diễn ra ngày1/5/2017ở xã Hướng 
Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị như sau: 
 Cháu L sau khi cùng mẹ về quê cũ có việc, đang bắt xe về nhà thì gặp T là 
ngƣời quen, mẹ L đã nhờ T chở con về nhà trƣớc còn mình về sau. Về đến nhà, lợi 
dụng nhà vắng, T đã lấy dao đe dọa và xâm hại L. Sau khi thực hiện xong hành vi 
đồi bại T còn lấy điện thoại quay lại hình ảnh của L rồi dọa nếu em tố cáo sẽ phát 
tán clip này (Nguồn:  
 Từ các tình huống trên giúp các em nâng cao cảnh giác để tránh các tình 
huống không an toàn, giáo viên nhắc lại những tình huống không an toàn, gồm 
những tình huống sau: 
– Không đi một mình ở nơi tối tăm. 
– Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của ngƣời khác mà 
không biết lý do. 
40 
– Không đi nhờ xe ngƣời lạ. 
– Không cho ngƣời lạ đến gần đến mức độ họ có thể chạm tay vào ngƣời mình. 
– Không để ngƣời lạ vào nhà, nhất là khi chỉ có một mình ở nhà. 
– Không nói chuyện với ngƣời lạ khi đang ở nhà một mình. 
– Ngay cả với ngƣời quen nhƣng khiến trẻ cảm thấy có điều gì đó không ổn 
(khiến trẻ lo lắng, bất an) trẻ cũng cần tránh ở một mình với họ và từ chối đi cùng 
họ đến những nơi vắng vẻ. 
- Không nên mặc đồ hở hang trƣớc ngƣời lạ kể cả những ngƣời họ hàng trừ 
(ông bà, bố mẹ, anh, chị, em ruột) 
- Tin tƣởng vào linh cảm của mình nếu thấy việc không tốt sẽ diễn ra thì hãy 
tìm cách tự bảo vệ mình .... 
 Tình huống 8: Giải đáp thắc mắc của học sinh 
Câu hỏi 1: Em Nguyễn Thị Huyền Trang lớp 11A3 hỏi: Nếu bị quấy rối 
tình dục em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu1? 
Trả lời: DCT giúp các em trả lời câu hỏi này: 
- Cách xác định ngƣời giúp đỡ: 
+ Đó có phải là ngƣời sẵn sàng lắng nghe em không? 
+ Nếu kể câu chuyện của em với ngƣời ấy, em có nghĩ họ sẽ tin câu chuyện 
của em không? 
+ Em có cảm thấy ngƣời ấy sẽ giúp mình không? 
+ Em có dễ dàng gặp đƣợc ngƣời ấy không? 
- Tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu? 
+ Bố mẹ, thầy cô giáo, cán bộ y tế, chính quyền địa phƣơng. 
+ Công an 113 
+ Đƣờng dây tƣ vấn bảo vệ trẻ em- Cục BVCSTE – Bộ LĐ TBXH 
 Tổng đài: 18001567 ( phím số diệu kì) [1]. 
 Câu hỏi 2: Em Nguyễn Thị Giang lớp 12A5 hỏi: Nếu đã bị xâm hại rồi thì 
làm cách nào để tránh không bị mang thai, dấu hiệu nhận biết mình có thai là gì ạ? 
 Trả lời: DCT giúp các em trả lời nhƣ sau: 
-Nếu đã bị xâm hại rồi thì để tránh không bị mang thaicác em nên uống một 
viên tránh thai khẩn cấp sẽ tránh được mang thai ngoài ý muốn vì: Khi đã bị xâm 
hại xảy ra quan hệ tình dục thì trứng có khả năng đã gặp tinh trùng, cơ chế tránh 
1Trong trang này: Ở câu hỏi của em Nguyễn Thị Huyền Trang, đoạn “Cách xác định ngƣời giúp 
đỡTổng đài 18001567” đƣợc tham khảo từ TLTK số 1. 
41 
thai của viên thuốc tránh thai khẩn cấp là ngăn trứng làm tổ trong thành tử cung, 
nên uống thuốc trong vòng 24 tiếng sau khi quan hệ tình dục thì có hiệu quả tránh 
thai là 95%. 
 Tuy nhiên không đƣợc sử dụng quá 2 lần trong một kì kinh vì hiệu quả sẽ 
giảm và còn gây hại cho niêm mạc tử cung, gây trễ kinh, rong kinh. 
 Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ là trƣờng hợp bất đắc dĩ, các em 
không đƣợc lam dụng sẽ gây hậu quả đến vấn đề sinh sản sau này. 
 Tuy nhiên các em vẫn cần đi thăm khám tại chuyên khoa phụ sản để đƣợc 
điều trị tốt nhất. 
 DCT còn lƣu ý giúp các em phân biệt đƣợc thuốc tránh thai khẩn cấp và 
thuốc tránh thai hằng ngày (về cơ chế tránh thai, tác dụng, cách sử dụng của từng 
loại). 
 - Dấu hiệu nhận biết mình có thai là: 
+ Trễ kinh: Trễ kinh là dấu hiệu có thai sớm nhất mà bạn có thể nhận thấy 
sau 1 tháng vì sau khi trứng đƣợc thụ tinh, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ vắng mặt 
ít nhất trong 9 tháng tới đây. 
+ Đau lƣng. 
+ Ngực mềm, đau và lớn hơn. 
+ Buồn nôn, mệt mỏi, hụt hơi. 
+ Tâm trạng thay đổi. 
+ Các dấu hiệu khác nhƣ: Táo bón, dễ ngất xỉu, đi tiểu nhiều 
 Sau khi trải qua tất cả những dấu hiệu kể trên, gợi ý tốt nhất là hãy mua một 
que thử thai về để kiểm chứng những nghi ngờ của mình. Dùng que thử thai là 
cách nhanh nhất giúp bạn xác định liệu mình có đang mang thai hay không. Thông 
thƣờng, sau hai tuần trễ kinh, các em đã có thể dùng que thử thai để kiểm tra xem 
mình có “dính bầu” không. Que thử thai cho kết quả dựa trên nồng độ hormon 
HCG trong cơ thể. Đây là loại hormone chỉ xuất hiện khi mang thai. 
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
 Sau 2 năm thực hiện với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu của giáo viên môn 
sinh học, tìm hiểu học hỏi qua các đồng nghiệp ở các trƣờng lân cận, cán bộ trung 
tâm kế hoạch hóa gia đình của huyện. Đề tài của tôi đã tác động mạnh mẽ đến ý 
thức thái độ không những với học sinh mà còn cả phụ huynh. 
Qua những buổi truyền thông ngoại khóa thì đa số học sinh đều hứng thú 
với chủ đề này, các em rất hào hứng, tích cực trong thảo luận và trả lời các tình 
huống đƣa ra. Các em đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sức khỏe 
sinh sản vị thành niên và các kỹ năng xử lý tình huống, không còn gặp lúng túng 
khi gặp một tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Hình thành cho các em 
42 
một số kĩ năng trong việc giải quyết các vấn đề nhạy cảm. Các em không còn cảm 
thấy xấu hổ hay rụt rè khi nói đến vấn đề sức khỏe sinh sản. Các em đã thẳng thắn 
trao đổi thông tin cho nhau về sức khỏe sinh sản và đặc biệt hơn là giúp các em 
bảo vệ đƣợc mình và có cách phòng tránh xâm hại tình dục tốt hơn. 
Những năm học gần đây đã hạn chế đƣợc rất nhiều hiện tƣợng học sinh phải 
bỏ học giữa chừng vì có thai ngoài ý muốn. 
Trƣờng đã xây dựng phòng tƣ vấn tâm lý học đƣờng, các em đã đến để nghe 
tƣ vấn nhiều hơn, không còn ngại ngùng khi nói về vấn đề nhạy cảm này. 
Việc thực hiện sáng kiến này giúp tôi hiểu rõ hơn thực trạng của giới trẻ 
hiện nay mặc dù rất hiện đại, năng động nhƣng lại thiếu kiến thức để tự bảo vệ bản 
thân mình trƣớc sự phức tạp của xã hội. Tôi nghĩ mình cần mạnh dạn hơn trong 
việc giáo dục cho các em phòng tránh xâm hại tình dục nói riêng và giáo dục sức 
khỏe sinh sản vị thành niên nói chung để góp phần giúp các em có thể tự tin vững 
bƣớc trong cuộc sống. 
 SO SÁNH KẾT QUẢ THỤC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA HỌC SINH 
TT 
TRƢỜNG 
THPT 
Sốlƣợng 
GV/HS 
Trƣớc khi khảo 
sát và thực hiện 
đề tài 
(số học sinh 
hứng thú) 
Sau khi thực 
hiện đề tài 
(số học sinh 
hứng thú) 
1 2018 - 2019 1581 20% 50% 
2 2019 - 2020 1640 50% 85% 
43 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. KẾT LUẬN: 
Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là một trong những công tác 
quan trọng để duy trì và nâng cao chất lƣợng dân số, vì vậy công tác này cũng 
đƣợc thực hiện ở các trƣờng phổ thông nhằm nâng cao sự hiểu biết của học sinh về 
bảo vệ, chăm sóc SKSS cho bản thân. 
Những năm qua, vị thành niên, thanh niên Việt Nam đã có những bƣớc 
phát triển khá toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần; đã và đang đóng góp tích cực 
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống 
trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục cho lứa tuổi này.Ở nhiều nơi, việc học 
sinh mang thai ngoài ý muốn đã xảy ra và kéo theo những hệ lụy không nhỏ về 
sau. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu quan tâm, không có sự truyền thông giáo 
dục vì thói quen, tập quán ngại chia sẻ những kiến thức liên quan về giới, về 
SKSS. 
Các trƣờng phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tích hợp nội dung 
tuyên truyền kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên, tìm hiểu về HIV/AIDS, 
KHHGĐ trong từng tiết học, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, dàn dựng tiểu 
phẩm sinh hoạt dƣới cờ hàng tuần, tổ chức hội thi,... để trang bị cho các em kỹ 
năng tự bảo vệ bản thân, tránh đƣợc những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hƣởng đến SKSS 
của bản thân. Cụ thể nhƣ nguy cơ quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai ngoài ý 
muốn, nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đƣờng tình dục hoặc viêm nhiễm phụ 
khoa do thiếu hiểu biết. 
 - Với thực trạng trên qua những buổi truyền thông liên quan đến vấn đề sức 
khỏe sinh sản tôi nhận thấy các em có kiến thức vững vàng về vấn đề này (phiếu 
học tập số 1). 
 - Những buổi hoạt động ngoại khóa thành công tốt đẹp nhƣ một bài học bổ 
ích, thiết thực giúp cho các em hiểu hơn về cách phòng tránh xâm hại tình dục. 
Các em từ chỗ còn rất mơ hồ, lúng túng trƣớc các tình huống có nguy cơ bị xâm 
hại tình dục thì sau buổi thảo luận các em đã tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với 
bất cứ tình huống nào trong cuộc sống. 
 - Giáo dục giới tính - SKSSVTN và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục 
cho học sinh trung học phổ thông là rất cần thiết.Tuy nhiên để thực hiện đƣợc 
những chuyên đề ngoại khóa giáo dục giới tính cho học sinh đòi hỏi phải có sự 
phối hợp của nhiều tổ chức giáo dục trong nhà trƣờng và trong xã hội. 
 - Việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng bảo vệ bản thân không phải là 
công việc một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả 
tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt với các em. 
44 
II. KIẾN NGHỊ: 
 - Các nhà giáo dục và quản lý giáo dục nói chung cần có chƣơng trình hành 
động cụ thể liên quan đến chủ đề “Giáo dục giới tính - sức khỏe sinh sản vị thành 
niên và cách phòng tránh xâm hại tình dục” trong nhà trƣờng. Vì đây là giai đoạn 
cuối của tuổi vị thành niên, các em đang hoàn thiện cả thể chất lẫn tâm hồn. 
 - Tổ chức tập huấn đều đặn hơn hoặc có chƣơng trình đào tạo ngắn hạn cho 
nhân viên y tế học đƣờng về kỹ năng và kiến thức giảng dạy các buổi truyền thông 
về sức khỏe sinh sản vi thành niên và cách phòng tránh xâm hại tình dục. 
- Tổ chức các câu lạc bộ, đào tạo những tƣ vấn viên trong trƣờng học để 
công tác giáo dục thƣờng xuyên và hiệu quả hơn. 
 - Đầu tƣ cung cấp tài liệu truyền thông về giáo dục sức khỏe vị thành niên 
và cách phòng tránh xâm hại tình dục cho trƣờng học. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình hoạt động 
ngoại khóa, dù đã cố gắng rất nhiều, xong chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, 
thiếu sót. Rất mong đƣợc sự góp ý, chia sẻ từ quý thầy cô giáo, đồng nghiệp để tôi 
tiếp tục hoàn thiện hơn nữa trong công tác truyền thông. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
45 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bảo vệ sức khỏe sinh sản / Biên soạn: Lâm Trung Xƣơng.- Thanh Hóa.: 
Hồng Đức. 
2. 365 phƣơng pháp tự chăm sóc sức khỏe phụ nữ/ Biên soạn: Ngô Quang Trí. 
3. Cẩm nang sức khỏe sinh sản phụ nữ. 
4. Cẩm nang sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên/ / Biên soạn Phó Đức Nhuận- 
H.:phụ nữ. 
5. Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên/ 
Biên soạn ; Lê Văn Cầu , H.: Thanh niên. 
6. Băn Khoăn Tuổi Dậy Thì (Của Bạn Trai) 
7. Bỗng Nhiên Mà Họ Lớn 
8. Cẩm Nang Bé Gái Tuổi Dậy Thì 
9. Sức Khỏe Phụ Nữ Với Kế Hoạch Hóa Gia Đình 
10. Hỏi Đáp Cùng Bác Sĩ Bùi Chí Thƣơng – Những Vấn Đề Về Sức Khỏe Phụ 
Nữ 
11. Cẩm nang con gái 
12. Cẩm nang con trai 
13. Sách giáo khoa sinh học 11 
46 
PHỤ LỤC 
PHIẾU TRẮC NGHIỆM 
(Phiếu khảo sát dành cho các em nữ sinh) 
 Em hãy đọc kĩ các câu hỏi và khoanh tròn vào đáp án thích hợp với suy 
nghĩ của em (ghi chú: hãy trả lời khách quan, trung thực) 
Câu hỏi 1: Trong các biểu hiện biến đổi cơ thể sau đây của nữ ở tuổi dậy thì, biểu 
hiện nào là quan trọng nhất ? 
a. Tuyến vú phát triển 
b. Tăng nhanh chiều cao 
c. Xuất hiện kỳ hành kinh đầu tiên 
 d. Mọc lông ở những chỗ kín 
Câu hỏi 2: Vì sao trong GDDS-SKSS lại chú ý đến đối tƣợng là vị thành niên, đặc 
biệt là lứa tuổi dậy thì ? 
a. Phần lớn vị thành niên trong tuổi dậy thì, cơ thể có những biến đổi mạnh mẽ. 
b. Ở độ tuổi này bắt đầu yêu đƣơng. 
c. Ở độ tuổi này sắp trở thành ngƣời lớn. 
d. Ở độ tuổi này xuất hiện nhu cầu tính dục và khả năng sinh con. 
Câu hỏi 3: “Ở trƣờng cấp ba, bọn con trai kéo dây áo ngực sau lƣng tôi và nói 
những lời tục tĩu, chẳng hạn nhƣ tôi sẽ cảm thấy thích thú nhƣ thế nào nếu quan hệ 
với chúng”. 
Bạn có nghĩ rằng mấy đứa con trai đó đã 
A. Quấy rối tình dục bạn ấy? 
B. Chọc ghẹo, tán tỉnh? 
Câu hỏi 4:“Trên xe buýt, một đứa con trai đã nói những lời ghê tởm và chộp lấy 
mình. Mình đánh tay hắn ra và bảo hắn đi chỗ khác. Hắn nhìn mình nhƣ thể mình 
bị điên”. 
Bạn có nghĩ rằng đứa con trai đó đã 
A. Quấy rối tình dục bạn ấy? 
B. Chọc ghẹo, tán tỉnh? 
Câu hỏi 5:“Năm ngoái, có một đứa con trai cứ nói với mình là hắn thích mình và 
muốn hẹn hò, dù mình luôn nói thẳng là không. Đôi lúc, hắn vuốt cánh tay mình. 
Mình bảo hắn thôi đi, nhƣng hắn không chịu. Chẳng những vậy, khi mình đang cột 
dây giày thì hắn vỗ vào mông mình”. 
Theo bạn, có phải đứa con trai này đã 
A. Quấy rối tình dục bạn ấy? 
B. Chọc ghẹo, tán tỉnh? 
47 
Câu hỏi 6: Mẹ có dạy em về mang thai và dấu hiệu nhận biết mang thai không? 
 A. Có B. Không 
Câu hỏi 7: Mẹ có hƣớng dẫn em phân biệt tình huống an toàn, không an toàn và 
cách phòng tránh xâm hại tình dục không? 
 A. Có B. Không 
Câu hỏi 8: Tại công viên, có mấy ngƣời đàn ông lớn hơn tuổi mình, cứ khen mình 
đẹp và bảo ƣớc gì họ đƣợc trẻ lại, một ngƣời trong số đó bƣớc đến đằng sau và 
ngửi tóc mình. Em sẽ: 
A. Lờ đi và ráng chịu một chút, chắc ông ta sẽ dừng lại. 
B. Nói với kẻ quấy rối là bạn sẽ không chấp nhận lời nói và hành vi của hắn. 
Câu hỏi 9: Nếu bị sờ mó, đụng chạm, em có bình tĩnh và biết cách xử lí tình 
huống không? 
A. Có B. Không 
Câu hỏi 10: Nếu bị kẻ xâm hại dụ dỗ, dẫn dắt vào nơi vắng vẻ, riêng tƣ em có biết 
cách xử lí tình huống này không? 
A. Có B. Không 
Câu hỏi 11: Nếu bị xâm hại tình dục và kẻ xâm hại dọa dẫm nếu nói ra chúng sẽ 
giết, trong tình huống này em sẽ: 
A. Không nói cho bố mẹ, ngƣời thân vì sợ hãi và xấu hổ 
B. Nói cho ngƣời đáng tin cậy để nhận sự giúp đỡ 
Câu hỏi 12: Em có đi học một mình về buổi tối ở nơi tối tăm không? 
A. Có B. Không 
Câu hỏi 13: Em có nhận quà, tiền, sự giúp đỡ của ngƣời khác mà không biết lí do 
không? 
A. Có B. Không 
Câu hỏi 14: Em đang bắt xe về nhà thì có một ngƣời quen (đàn ông) bảo biết 
đƣờng về nhà và muốn chở em về, em có đồng ý không? 
A. Có B. Không 
Câu hỏi 15: Lan đang ở nhà một mình thì có chú H đến tìm bố mẹ Lan, Lan có 
nên cho chú H vào nhà không? 
A. Có B. Không 
Câu hỏi 16: Em có kết bạn với những ngƣời không quen biết qua mạng xã hội, 
nhắn tin và gặp gỡ họ không? 
A. Có B. Không 
48 
PHIẾU THĂM DÒ Ý VỀ HIỂU BIẾT SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI VỊ 
THÀNH NIÊN 
1. Bạn có thƣờng xuyên tìm hiểu 
về sức khỏe sinh sản không? 
- Thƣờng xuyên 
- Thỉnh thoảng 
- Không quan tâm 
2. Hình thức tìm hiểu? 
- Đọc sách, xem phim 
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở 
trƣờng 
- Không quan tâm 
- Ngại tìm hiểu 
3. Bạn thấy thái độ phục vụ của 
cán bộ y tế trƣờng nhƣ thế nào? 
- Vui vẻ, hòa đồng, tận tình chăm 
sóc 
- Có chăm sóc nhƣng không vui vẻ 
- Bình thƣờng 
- Không hài lòng 
4. Trong những ngày có kinh nguyệt 
có nên nghỉ học, làm việc không? và 
hàng ngày cần vệ sinh cơ quan sinh 
dục nhƣ thế nào? 
- Nên nghỉ học, không cần làm 
việc để an toàn tính mạng 
- vẫn học tập bình thƣờng, nhƣng 
làm việc nhẹ và nghỉ ngơi đầy đủ 
- Chơi nhiều hơn và vẫn động 
mạnh hơn. 
5. Em thấy trƣờng m ình tổ chức về 
tìm hiểu sức khỏe vị thành niên nhƣ 
thế nào? 
- Thƣờng xuyên và rất thú vị 
- Nhàm chán không có thay đổi 
- không tham gia, không quan 
tâm 
- Không có hoạt động nào 
6.Bạn có nhu cầu tìm hiểu về sức khỏe sinh sản 
tuổi vị thành niên không? 
- Hay tìm hiểu, rất tò mò 
- Cũng khá quan tâm 
- Không quan tâm 
- Rất xấu hổ 
7.Độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất là: 
- khoảng từ:18-35 
- khoảng từ: 22-29 
- khoảng từ: 18-30 
- khoảng từ: 20-35 
8.Nếu bạn có tâm sự về sức khỏe sinh sản 
tuổi vị thành niên bạn tìm ai để giải tỏa tâm 
lý 
- Bạn bè 
- Thầy cô 
- Tự tìm hiểu trên mạng, sách báo 
- Không tâm sự với ai cả 
9.Bạn nữ nào sau đây bị dậy thì muộn: 
- Trên 16 tuổi mà chƣa có kinh lần đầu. 
- Trên 17 tuổi mà chƣa có kinh lần đầu. 
- Trên 18 tuổi mà chƣa có kinh lần đầu. 
- Trên 19 tuổi mà chƣa có kinh lần đầu. 
10.Bạn có ý kiến đóng góp gì thêm không? 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
49 
DANH NGÔN HAY VỀ Y HỌC 
- Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm 
hiểm nguy, còn quyết định thì thật kho. Ngƣời thầy thuốc không phải chủ 
chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn làm cho bệnh nhân, ngƣời đi theo và 
các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa - Hippocrates. 
- Nếu y học phổ câp cho con ngƣời sự sáng suốt cũng nhƣ tri thức, đó sẽ là sự 
bảo vệ tố nhất đối với những bác sỹ có kỹ thuật và đƣợc đào tạo tốt - Rudolf 
Virchow 
- Nghệ thuật y khoa là việc làm bệnh nhân vui vẻ trong khi tự nhiên chữa 
bệnh - Voltaire. 
- Hãy cẩn thận khi đọc sách về sức khỏe. Bạn có thể bỏ mạng vì một lỗi in ấn 
- Marke Twain 
- Sức khỏe tốt và trí tuệ minh mẫn là hai điêu hạnh phúc nhất của cuộc đời - 
Publilius Syrus 
- Chỉ khi ngƣời giàu ốm họ mới thực sự hiểu sự bất lực của giàu sang - 
Benjamin Franklin 
- Ngƣời ta trả tiền cho công sức của bác sỹ, còn sự tử tế của bác sỹ vẫn mãi là 
món nợ ân tình - Seneca 
- Không có gì khiến con ngƣời tiến gần đến thần thánh hơn việc trao sức khỏe 
cho con ngƣời - Marcus Tulius Cicero 
 - Lƣơng y nhƣ từ mẫu - Hồ Chí Minh 
50 
MỤC LỤC 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .....1 
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI........1 
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.2 
 III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................... .....2 
 IV. PHƢƠNG PHÁO NGHIÊN CỨU ........................................................ .....2 
 V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....3 
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......4 
 I. . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN...4 
 1. Cơ sở lý luận.........4 
 2. Cơ sở thực tiễn12 
 II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI...12 
 1. Trẻ vị thành niên cần làm gì để phòng tránh các tác hại trên ..12 
 2. Tình huống truyền thông......13 
 2.1. Quy trình thiết kế tình huống.......13 
 2.2. Thực trạng truyền thông.....13 
 2.3. Số liệu thống kê........14 
 3. Cách thực hiện..16 
 4. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề..16 
 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI...41 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..43 
 I. KẾT LUẬN..............43 
 II. KIẾN NGHỊ.................44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...45 
51 
DANH MỤC VIẾT TẮT 
TT Chữ viết tắt Giải nghĩa 
1 DCT Dẫn chƣơng trình 
2 HS Học sinh 
3 QHTD Quan hệ tình dục 
4 SKSS Sức khỏe sinh sản 
5 SKTD Sức khỏe tình dục 
6 VTN Vị thành niên 
7 WHO Tổ chức y tế thế giới 
8 THPT Trung học phổ thông 
9 NPT Nạo phá thai 
10 BCS Bao cao su 
52 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_gioi_tinh_suc_khoe_sinh_san_vi_thanh_nien_va_c.pdf
Sáng Kiến Liên Quan