Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh vùng sâu, vùng xa học tốt câu tường thuật trong Tiếng Anh Lớp 8

Trong giai đoạn hội nhập như ngày nay, hơn bao giờ hết, các giáo viên dạy môn Tiếng Anh cũng cần phải học hỏi về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu giáo dục và giảng dạy các em học sinh. Một trong những sự học hỏi đó là phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo chiều hướng tích cực, học sinh dễ hiểu và thực hiện được các yêu cầu giáo viên nêu ra và giáo viên chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn học sinh trong học tập. Trước tình hình như thế, Ban lãnh đạo nhà trường THCS Bằng Doãn của chúng tôi đã phát động nhiều phong trào thi đua học tập, nâng cao chất lượng của các môn mà đặc biệt là ba môn Toán , Ngữ Văn và Tiếng Anh. Với tư cách là một giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh tôi luôn quan tâm và thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp mình phụ trách, tránh bệnh thành tích trong giáo dục và thi cử. Để đạt được mục tiêu đề ra tôi luôn phải tự học hỏi và trau dồi thêm các kỹ năng, kiến thức chuyên môn, mà hơn hết là tìm ra các giải pháp có hiệu quả trong việc giúp học sinh hiểu và làm tốt các dạng bài tập khó. Năm học 2011-2012 là năm thứ hai tôi đảm nhận trách nhiệm dạy lớp 8 nên tôi cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy của mình. Do đó, tôi đã đầu tư và nghiên cứu đề tài này giúp đỡ các em học sinh lớp 8 học tốt tiếng Anh hơn.

doc20 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5125 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh vùng sâu, vùng xa học tốt câu tường thuật trong Tiếng Anh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được thay đổi như sau: 
Đại từ
Chức năng
Trực tiếp
Tường thuật
Đại từ nhân xưng
Chủ ngữ
I
He, she
We
They
you
they
Tân ngữ
me
him, her
us
them
you
them
Tính từ sở hữu
Phẩm định
my
his,her
our
their
your
their
Đại từ sở hữu
Định danh
mine
his, hers
ours
theirs
yours
theirs
Học sinh cũng cần phải nắm các thay đổi ở tính từ và trạng từ chỉ nơi chốn và thời gian. Các thay đổi đó như sau: 
Câu trực tiếp
Câu tường thuật
Thay đổi về đại từ chỉ định
This
That
These
Those
Thay đổi về nơi chốn
Here
There
Thay đổi về thời gian
Now
Then
Today
That day
Ago
Before
Tomorrow
The next day/ the following day
Tonight
That night
Yesterday
The day before
Next week/month
The following week/month
Last year/
The previous year/the year/before
Việc giúp các học sinh lớp mình học thuộc các thay đổi trên đây sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng khi làm các bài tập đổi từ câu trực tiếp sang gián tiếp.Một khi các học sinh chưa thể nắm các thay đổi này, giáo viên không nên dạy tiếp câu tường thuật.Trở lại vấn đề, ta đang dạy học sinh cách xác định các dạng câu tường thuật và sau đây là dạng câu trực tiếp ở dạng trần thuật. 
Để chuyển từ một câu trực tiếp sang câu tường thuật ta lần lượt làm theo các bước sau: 
Bước 1: Xác định dạng câu tường thuật; 
Bước 2: Xác định số lượng các thành phần phải đổi;
Bước 3: Đổi theo người nói và người nghe;
Bước 4: Kiểm tra lại nghĩa của câu tường thuật.
* Ví dụ : ta có câu trực tiếp : He said , “ I ride my bike to school ”.
Thường thì chủ từ và động từ giới thiệu giáo viên đã cho. Ta hướng dẫn các em từng bước một
Bước 1: Xác định dạng câu tường thuật: Dựa vào công thức câu trần thuật ta thấy câu trực tiếp ở trên thoả mãn công thức của nó, S + V, “S + V + O + Adv” 
Bước 2: Xác định số lượng các thành phần phải đổi: Ta phải đổi chủ từ I, động từ “ride” hiện tại đơn và tính từ sở hữu “my”.
Bước 3: Đổi theo người nói và người nghe: Trong ví dụ trên chỉ có người nói nên ta đổi các thành phần theo người nói là “he”. Dựa vào công thức giáo viên đã cung cấp cách đổi ta tiến hành đổi.Trước tiên là He said (that) . Chủ từ I trong câu trên phải là he vì “he said that”, động từ “ride” ở thì hiện tại đơn ta đổi thành “rode” ở thì quá khứ đơn như cách đổi thì đã học. Tính từ sở hữu “my-của tôi” phải trở thành “his” vì anh ấy chạy xe đạp của anh ấy. Vậy ta có câu tường thuật lại như sau: He said that he rode his bike to school. 
Bước 4: Kiểm tra lại nghĩa của câu tường thuật: Việc kiểm tra lại nghĩa giúp ta biết xem mình đổi đúng hay không ? “ Anh ta nói là anh ta chạy xe đạp của anh ta đi học”, như vậy ta thấy nghĩa của câu tường thuật lại là phù hợp và trong trường hợp này người nghe cũng sẽ dễ hiểu hơn.
b/ Câu mệnh lệnh: (Commands in reported speech) Câu mệnh lệnh gồm có 02 loại, mệnh lệnh khẳng định và mệnh lệnh phủ định
* Mệnh lệnh khẳng định: (Affirmative commands)
Form: “ V + O/A”
→ S + told /ordered + O + to + V bare inf + O/A.
Ví dụ: “ Clean your bike”, Mr. Tuan said to me.
→Mr.Tuan told me
Với dạng bài tập này ta cũng hướng dẫn học sinh làm theo 4 bước như trên.Ta thấy đây là câu mệnh lệnh thuộc dạng khẳng định, có một thành phần cần thay đổi đó là tính từ sở hữu “your”.Ta căn cứ vào công thức biến đổi ta có câu tường thuật như sau : Mr. Tuan told me to clean my bike. Ở đây người nói là Mr. Tuan người nghe là “me” nên “your” phải đổi theo người nghe là “my”, tính từ sở hữu của chủ từ I.
* Mệnh lệnh phủ định: (Negative commands)
Form: “Don’t + V + O/A”.
→ S told / warned + O + not to + V bare inf + O/A.
Ví dụ: “ Don’t go out tonight”, my father said to me.
→ My father told me
Trước tiên ta xác định đây là câu tường thuật dạng mệnh lệnh phủ định do có “Don’t+ V”, trạng từ tonight cần phải đổi , ta áp dụng công thức đổi ta có: My father told me not to go out that night. Lưu ý trong cách đổi câu mệnh lệnh phủ định ta bỏ Don’t và thêm not to vào.Ta kiểm tra lại nghĩa của câu đã được tường thuật lại “ Cha tôi bảo tôi đừng (không) đi ra ngoài vào tối hôm đó”.
c/ Câu yêu cầu ở lời nói tường thuật: (Requests in reported speech) 
Câu yêu cầu cũng có hai dạng, yêu cầu khẳng định và câu yêu cầu phủ định. Khác với câu mệnh lệnh ở chỗ câu yêu cầu có chữ “please” trước hoặc sau.
* Câu yêu cầu khẳng định: 
Form: “ Please + V + O/A”, hoặc “ V + O/A, please”. 
→ S + asked / begged + O + to + V bare inf + O/A.
Ví dụ: “Please turn on the lights”, Miss Dung said to Lan.
→ Miss Dung asked Lan 
Trước tiên ta xác định dạng câu tường thuật này là câu yêu cầu ở thể khẳng định.Không có trạng từ hay đại từ cần phải đổi nên ta áp dụng công thức là làm được. Lưu ý, ta bỏ chữ “please” và cách làm như sau: 
→ Miss Dung asked Lan to turn on the lights. 
* Câu yêu cầu phủ định: 
Form: “Don’t + V +O/A, please” hoặc “Please + don’t + V + O/A”. 
→ S + asked /begged + O + not to + V bare inf + O/A.
Ví dụ: “ Don’t make a noise here, please”, He said to me.
→ He asked me ....
Câu tường thuật trên có dạng câu yêu cầu ở dạng phủ định.Trong câu có trạng từ “here” ta cần phải đổi.Áp dụng công thức đổi ta có: He asked me not to make a noise there.
Ngoài ra câu yêu cầu còn có các dạng: 
“Would/ Will + S + (not) + V + O/A, please ?”
“Could / Can + S + (not) + V + O/A , please ?”
“Would you mind + (not) + gerund + O/A ?” 
Ví dụ: “Could you turn off the fan, please ?”, She said to me.
→ She asked me
Trong câu trên ta cũng áp dụng công thức câu yêu cầu, do không có not nên ta dùng câu yêu cầu khẳng định. Dựa vào công thức ta có câu tường thuật lại như sau: 
She asked me to turn off the fan. Ta bỏ Could và you và bỏ luôn please.
d/ Lời khuyên ở lời nói tường thuật: ( Advice in reported speech)
Khi tường thuật lời khuyên sang lời nói gián tiếp (tường thuật), chúng ta thường dùng động từ tường thuật : Advised /recommended. Lời khuyên có cấu trúc : 
“ S + should /ought to/ had better + V bare inf + O/A”.
“ Why don’t +you + V bare inf + O/A ?”
→ S advised/ recommended + O (not) + to + V bare inf + O/A.
Ví dụ: “You had better work hard for the exam”, he said to me.
→ He advised me 
Xem xét ví dụ trên ta thấy đây là câu tường thuật dạng lời khuyên do có dùng had better ta chuyển sang câu gián tiếp như sau : He advised me to work hard for the exam.Ta có thể giữ nguyên động từ : had better/ should/ ought to bằng cách làm thứ hai là : He told me that I had better work hard for the exam. Trong câu trực tiếp, người nghe là me nên chủ từ You phải đổi thành I trong câu gián tiếp. 
e/ Câu tường thuật có dạng Yes/ No questions: (Yes/ No questions in reported speech) 
Câu tường thuật có dạng Yes/No questions là câu tường thuật mà người ta đem các trợ động từ : Do/Does/ Did hay các động từ to be như Am/ Is/ Are/ Was/ Were ra phía trước để đặt câu hỏi và nhiệm vụ của các em học sinh là phải tường thuật lại các câu hỏi đó. Câu tường thuật này có dạng: 
Form: “Do/Does/ Did/ + S + V bare inf + ? 
Hoặc “Am/ Is/ Are/ Was/ Were / + S + O + .?”
→ S + asked + O/ wanted to know/ wondered if / whether + S + V ( lùi thì) + O + .
Ví dụ: “ Are you a student ?”, he asked me.
→ He asked me 
Trong tình huống này ta thấy đây là câu tường thuật thuộc dạng Yes/ No questions do có “Are” được đem ra trước đặt câu hỏi. Ta làm như sau: Viết lại He asked me, thêm vào if và đổi you thành I , are thành was. → He asked me if (whether) I was a student. 
f/ Câu tường thuật có dạng Wh-questions: (Wh-questions in reported speech) : 
Câu tường thuật có dạng Wh-questions là câu tường thuật mà người ta dùng các từ để hỏi như : Who, What, Where, When, How, Why ? How much? How many ?...và nhiệm vụ của các học sinh là tường thuật lại các câu hỏi đó theo gợi ý hay một tình huống cụ thể.Câu tường thuật này có cấu trúc như sau: 
Form: S+ V , “ Wh-questions + did/ do/ does/ can / will/ should + S + V bare inf + O + ..?” Hoặc: S + V, Wh-questions + was/ were/ am/is/ are/ + S + O + ?”
→ S + asked + O/ wanted to know/ wondered + Wh-questions + S + V (lùi thì) + O + 
Ví dụ 1 : Minh asked me, “ What is your name ?”.
→ Minh asked me 
Ta làm như sau: Ta viết lại Minh asked me và giữ nguyên từ để hỏi What , your name phải đổi thành my name vì người nghe là me và động từ to be “ is” phải lùi về quá khứ đơn chia theo my name là was. Vậy ta có câu gián tiếp như sau: → Minh asked me what my name was. 
Ví dụ 2: He asked “ Why did my family have to leave here ?”.
→ He wanted to know .
Dựa vào cấu trúc cách biến đổi qua câu gián tiếp ta làm như sau: Ta viết lại He wanted to know, sau đó giữ nguyên Why, ta thấy my family ở đây tức là his family, ta đổi have to thành had to, here thành there.Vậy ta có câu tường thuật đúng như sau : → He wanted to know why his family had to leave there. 
3/ Hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm, theo cặp: (work in groups and pairs) 
Do đây là một điểm ngữ pháp có thể nói là khó với nhiều học sinh, đặc biệt là các học sinh vùng sâu, vùng xa nên chúng ta cần phải biết cách tận dụng và phối hợp tốt tất cả các phương pháp dạy học. Một trong các biện pháp hữu hiệu giúp các em tiếp thu và làm bài tốt hơn đó là hướng dẫn các em làm việc theo cặp và theo nhóm. Trong các nhóm phải có nhóm trưởng học lực từ khá, giỏi trờ lên , nhóm trưởng này sẽ có nhiệm vụ phân tích, biện chứng, đưa ra các tình huống có thể xảy ra cho nhóm thảo luận và tìm ra lời giải tốt nhất. Làm việc theo cặp cũng có nhiều tích cực. Trước hết, các em rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thảo luận và sau đó là học sinh khá, giỏi có điều kiện giúp các em học sinh yếu kém, trung bình tìm ra các lời giải tốt nhất. Tùy theo tình hình, số học sinh mà chúng ta có thể chia thành nhiều nhóm, lưu ý mỗi nhóm không quá 5 em học sinh. Ví dụ: một lớp học có sĩ số học sinh là 21, ta chia thành 3 nhóm , mỗi nhóm 7 em học sinh. 
Sau khi lớp học mà chúng ta dạy đã được chia thành các nhóm và các cặp như vậy cùng với việc chúng ta đã dạy lý thuyết, chỉ cho học sinh biết cách biến đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, biết xác định các dạng câu tường thuật ta chuyển sang giải pháp kế tiếp.
4/ Cho học sinh làm nhiều bài tập ở các dạng câu tường thuật: 
Các bài tập này được giáo viên tìm kiếm, sưu tầm hay tự suy nghĩ viết ra sau đó giáo viên phô tô cho các nhóm của lớp mình phụ trách. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm hoạch định thời gian rãnh của nhóm và hướng dẫn các thành viên của nhóm giải các bài tập đã cho. Vấn đề tiền phô tô, chúng ta vận động quỹ của lớp đóng góp. Ngoài việc các em học sinh có cơ hội cùng với các bạn làm các bài tập trong nhóm, giáo viên có thể cho các em giải các bài tập trong 20 phút đầu buổi, giờ học phụ đạo, trong tiết tự chọn. Giáo viên sau các tiết học cũng nên cho các học sinh ít nhất 5 câu viết từ trực tiếp sang gián tiếp. Khi học sinh được làm việc và học tập hằng ngày như vậy chắc chắn các em sẽ có nhiều vấn đề để hỏi và nhiệm vụ của giáo viên sẽ nằm ở giải pháp thứ 5.
5/ Giáo viên kịp thời giải đáp các thắc mắc của học sinh về các dạng bài tập : 
Đổi một câu từ trực tiếp sang câu tường thuật không phải là một việc làm dễ dàng chút nào đối với các em học sinh trung bình, yếu, kém. Do đó, trong quá trình các em làm việc theo cặp, theo nhóm các em sẽ có nhiều câu hỏi trong đầu như là : câu tường thuật này thuộc dạng nào ? dựa vào đâu để biết, dùng động từ giới thiệu nào cho đúng, ta phải đổi các thành phần nào ? trạng từ này có phải đổi không? Các em học sinh khá giỏi thì sẽ hỏi giáo viên về các cách làm khác nhau của một dạng bài tập.Trong những lúc như vậy, giáo viên và các học sinh lớp mình sẽ hòa mình vào nhau, cùng nhau chia sẻ các kỹ năng làm bài tập. giáo viên nên giải thích thật rõ ràng, ngắn gọn cho học sinh hiểu.
Ví dụ ta có câu : Nam said , “ My mom is waiting for me now”. Yêu cầu của bài tập này là đổi câu trực tiếp trên sang câu tường thuật với gợi ý là : Nam said that 
Nhiều học sinh sẽ không biết câu tường thuật này thuộc dạng nào trong cố các dạng mà giáo viên đã dạy và nhiều em sẽ không biết phải đổi những thành phần nào, me sẽ đổi thành cái gì ?....do đó, việc giáo viên hướng dẫn và giải đáp thắc mắc kịp thời sẽ giúp học sinh đã thông tư tưởng, các em sẽ cảm thấy thích thú hơn khi hiểu bài va làm được bài tập mà giáo viên đã cho. Tình huống này, giáo viên có thể giải thích như sau: trước tiên đây là câu tường thuật có dạng a statement tức là một câu trần thuật. Có các thành phần sau cần đổi, my, is waiting for, me, now. Người nói là Nam nên my mom phải là his mom, ta thấy đây là thì hiện tại tiếp diễn ta lùi về quá khứ thành quá khứ tiếp diễn, túc từ me theo người nói là Nam vậy me sẽ biến thành him, now ta đổi thành then. Từ đó ta có cách biến đổi sau: 
Nam said that his mom was waiting for him then. 
6/ Thống kê chất lượng qua các lần kiểm tra: 
Qua các lần kiểm tra 15 phút, một tiết có lien quan đến điểm ngữ pháp “Câu Tường Thuật” chúng ta cần có bước thống kê chất lượng các con điểm, đương nhiên bài làm phải được giáo viên gác nghiêm túc, chấm bài khách quan.Chúng ta thống kê số học sinh đạt điểm khá, giỏi, trung bình, yếu, kém. Cái quan trọng nhất của khâu thống kê là để chúng ta nắm bắt kịp thời tình hình học tập của học sinh, xem học sinh mình dạy có làm bài được không, từ đó phát hiện các em còn yếu, kém và kịp thời bồi dưỡng phụ đạo kiến thức mà các em đã không theo kịp các bạn khác. 
7/ Học hỏi kinh nghiệm từ phía các đồng nghiệp: 
Trong tổ Anh văn của trường tôi, có 02 giáo viên nên tôi có thể học hỏi kinh nghiệm của 01 đồng nghiệp còn lại.Trước tiên tôi thường xuyên tham gia dự giờ các tiết mà tôi cho là khó hiểu, như cách đổi một câu trực tiếp sang câu gián tiếp. Trong tiết dạy tôi xem xét cách truyền đạt kiến thức và chú ý ở mỗi người một cách riêng. Sau khi dự xong, tôi dành thời gian trao đổi các vấn đề mà tôi cảm thấy tổ chưa thống nhất trong cách làm. Bàn luận các giải pháp tốt nhất để giúp học sinh hiểu dạng bài tập này nhiều hơn.
8/ Kết hợp các lực lượng giáo dục khác: 
Ngoài việc giảng dạy trên lớp, tôi còn kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm của lớp mà tôi tham gia giảng dạy trong việc giáo dục, động viên các em yếu, kém học tốt hơn. Kết hợp mời phụ huynh các em có thái độ chay lười trong giờ học, ít phát biểu, ý kiến, ít tập trung là những nguyên nhân khiến nhiều em học sinh không hiểu cách làm bài tập. Tuy nhiên, việc kết hợp này phải được thực hiện một cách hài hòa và phù hợp nếu không sẽ có ảnh hưởng ngược lại. Chúng ta nên trao đổi một cách thân thiện với phụ huynh về tình hình học tập của các em và mong muốn phụ huynh can thiệp hỗ trợ tiếp giáo viên. Bên cạnh đó, chúng ta nên kịp thời báo cáo tình hình học tập cho Ban giám hiệu trường nắm rõ để có các biện pháp kích thích việc học tập của học sinh. 
IV/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
- Tôi đảm nhận trách nhiệm giảng dạy lớp 8 từ năm 2010-2011, trong quá trình dạy học tôi đã thực hiện các giải pháp như tôi đã trình bày ở trên. Qua 2 năm tôi thấy học sinh của mình có nhiều tiến bộ. Nhiều em có thể làm được các bài tập liên quan đến câu tường thuật. Nhiều em biết xác định dạng câu tường thuật, biết cách đổi các thành phần cần phải đổi như chủ từ, đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu, các trạng từ trong câu trực tiếp sang câu tường thuật. 
- Trong 2 năm qua số lượng học sinh thích học bộ môn nhiều hơn, các em tích cực tham gia phát biểu, xây dựng bài mỗi lúc càng nhiều, các em siêng năng làm các bài tập về câu tường thuật mà tôi đã cho về nhà hay cho các nhóm làm trong các giờ phụ đạo, trái buổi, 20 phút đầu buổi
- Các em học sinh khá giỏi có tinh thần giúp đỡ các bạn trung bình, yếu và kém khi làm việc theo nhóm hay theo cặp. 
- Nhiều em học sinh nắm vững kiến thức câu tường thuật, làm nền tảng cho việc học tiếng Anh lớp 9 hay thi tuyển sinh lên lớp 10 tốt hơn. 
- Nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân giáo viên vì lẽ giáo viên phải đầu tư, tìm tòi các tài liệu tham khảo về dạng bài tập câu tường thuật. 
- Góp phần giúp nhà trường đạt được các chỉ tiêu về chất lượng đã đề ra trong các năm học.
- Kết quả giảng dạy trong các năm học:
Năm học
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Cuèi học kỳ I
2011-2012
Lớp 9a+b
(Sĩ số : 42) 
4
9,5
7
16,7
20
47,7
11
26,1
0
0
C/ KẾT LUẬN: 
I/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
- Muốn đạt được mục tiêu về chất lượng thì ngay từ đầu giáo viên bộ môn cần phải tập trung giảng dạy thật kỹ về lý thuyết, hướng dẫn học sinh thực hành nhiều hơn các điểm ngữ pháp khó hiểu với học sinh.
- Cần kết hợp đa dạng các giải pháp nhằm mục tiêu giảng dạy tốt hơn, học sinh học tập tích cực hơn.
- Giáo viên cần tạo không khí học tập thoải mái, giải thích rõ ràng, chậm rãi, dễ hiểu các vấn đề học sinh còn chưa hiểu.
- Biết tận dụng sức mạnh của tập thể, thể hiện qua sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các em học sinh trong lớp học. Học sinh khá, giỏi giúp học sinh trung bình, yếu, kém.
- Biết lắng nghe các ý kiến phản hồi tích cực từ phía học sinh.
- Cần phải theo dõi sự tiến bộ của học sinh và kịp thời hướng dẫn các em lấy lại các kiến thức cơ bản.
II/ Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
- Trước tiên hết, sáng kiến này giúp tôi tự nghiên cứu, tìm tòi học hỏi nâng cao tay nghề dạy học đối với dạng bài tập câu tường thuật.
- Giúp các em học sinh hiểu bài và làm bài tốt góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Qua sáng kiến kinh nghiệm, học sinh có ý thức hợp tác, giúp đỡ và tham gia tích cực hơn trong các bài học
- Học sinh tự tin hơn vào bản thân vì các em có thể làm được bài tập khó.
- Giúp học sinh hứng thú nhiều hơn với bộ môn tiếng Anh
- Tạo ra không khí học hỏi, giao lưu kiến thức, kỹ năng trong các đồng nghiệp.
III/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI: 
- Sáng kiến kinh nghiệm này có thể là tài liệu tham khảo cho các giáo viên có cùng chuyên môn cùng cấp học, xem xét và tìm hiểu.
- Khả năng ứng dụng tốt với các em học sinh khá giỏi, trung bình, yếu, kém nếu các em này chịu học và tích cực nghe giảng bài, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, cặp, làm các bài tập được giáo viên giao về nhà
- Sáng kiến là tài liệu khá tích cực cho các em học sinh lớp 8, 9 ở các trường THCS khi muốn tìm hiểu tham khảo về cách chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp.
- Là một tư liệu dành cho các tổ chuyên môn Anh Văn cấp THCS
- Học sinh lớp 9 có thể tham khảo để dự thi tuyển sinh Anh văn lên lớp 10
IV/ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: 
Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có một số đề xuất sau đây: 
1/ Về phía Ban lãnh đạo trường : 
Tạo điêu kiện về cơ sở vật chất, thời gian cho học sinh tiếp tục học phụ đạo, tự chọn để nâng cao kiến thức và hiểu bài nhiều hơn.
Tổ chức thêm nhiều các Hội Thi Kiến Thức, Hái Hoa Dân chủ có liên quan đến môn học và điểm ngữ pháp đã nêu trong sáng kiến này.
Có chế độ khen thưởng khi giáo viên bộ môn dạy học có kết quả tốt.
2/ Về phía Hội đồng bộ môn tiếng Anh: 	
Tổ chức các chuyên đề cấp thị về cách làm các dạng bài tập lien quan đến câu tường thuật, cách truyền đạt cho học sinh hiểu về câu tường thuật
Tạo điều kiện cho giáo viên của các trường có cơ hội giao lưu, học hỏi các kiến thức có liên quan đến các điểm ngữ pháp khó.
Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng có liên quan đến dạng bài tập câu tường thuật.
Khen thưởng kịp thời các giáo viên có thành tích tốt.
V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
Ngữ pháp tiếng Anh nâng cao- Advanced English Grammar-NXB GIÁO DỤC-Tác giả: LÊ DŨNG
Học tốt tiếng Anh 8- NXB THANH NIÊN-Tác giả: LẠI VĂN CHẤM, NGUYỄN GIANG
MỤC LỤC
A/ ®Æt vÊn ®Ò: ...........Trang 1
I/ Bối cảnh của đề tài: .....Trang 1
II/ Lý do chọn đề tài : ......Trang 1,2
III/ Phạm vi nghiên cứu: ....Trang 2
IV/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu........Trang 2
B/ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò: 
I/ Cơ sở lý luận: ......Trang 2+3
II/ Thực trạng của vấn đề: .........Trang 3
III/ Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề : ..........Trang4=>15
IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: ......Trang 15=>16
C/ KẾT LUẬN: .....Trang 17
I/ Những bài học kinh nghiệm: ............Trang 17
II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm : .....Trang 17
III/ Khả năng ứng dụng, triển khai: ...............Trang 17
IV/ Những kiến nghị, đề xuất : ........Trang 18
V/ Tài liệu tham khảo: ......Trang 18

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan