SKKN Một số phương pháp đa dạng hóa cách thực hành phần “Project” – và giảng dạy hiệu quả Tiết Looking back and Project – Unit 7: Pollution - Tiếng Anh 8 mới

Ngày nay với xu thế hội nhập quốc tế,Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả năng sẵn có trong mọi lĩnh vực. Chính vì thế giáo dục Việt Nam hết sức coi trọng và đưa chương trình tiếng Anh như một môn chính khoá vào các bậc học trong hệ thống giáo dục. Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong thời điểm hiện tại khi mà thế giới đang có những đổi thay về kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục, quốc phòng an ninh, Tiếng Anh là yếu tố quan trọng mà chúng ta cần để vươn tới mọi cái đích của cuộc sống, nó là điều kiện giúp con người có thể tiếp cận, cập nhật những nguồn tri thức từ khắp thế giới, năng động trong môi trường xã hội, tự tin trong giao tiếp để khám phá những nền văn hóa của các nước trên thế giới. Chúng ta cũng thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã hội: là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận thông tin và khoa học kĩ thuật tiên tiến, tiếp cận những nền văn hoá khác cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng. Chương trình môn tiếng Anh THCS nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên bậc cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động. Trong nhà trường, tiếng Anh là môn có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê học hỏi của nhiều học sinh song củng không tránh khỏi những khó khăn làm nản trí người học, do đó giáo viên phải truyền cho học sinh trước hết là sự thích thú học môn tiếng Anh.

docx30 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp đa dạng hóa cách thực hành phần “Project” – và giảng dạy hiệu quả Tiết Looking back and Project – Unit 7: Pollution - Tiếng Anh 8 mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dụng tranh vẽ vào phần “Project” là hình thức hết sức hấp dẫn đối với học sinh, bằng hình thức này giáo viên có thể lôi cuốn được sự tập trung của học sinh, mang lại hiệu quả rất cao trong quá trình thực hành luyện nói của học sinh vì thông qua tranh vẽ học sinh có thể tự do sáng tạo những ý tưởng độc đáo của riêng mình, tự do sắp xếp, bố trí các ý tưởng của bản thân và qua đó học sinh dễ dàng nhìn thấy ý mình cần trình bày trước lớp, tránh được sự lặp ý trong khi trình bày. Học sinh được thực hành theo cá nhân hoặc theo nhóm 4- 6 em, chuẩn bị tranh vẽ theo nội dung bài trước ở nhà, sau đó trình bày ý tưởng của cá nhân (nhóm) trước lớp, học sinh (nhóm) khác nhận xét và đánh giá bài của bạn mình. Giáo viên có thể khuyến khích học sinh bằng cách cho điểm thực hành nếu học sinh thực hành tốt. Ví dụ khi dạy Unit 2: Life in the countryside , học sinh vẽ về bức tranh về làng quê rồi nói về bức tranh đó 
2.3. Sử dụng phần mềm Drawing, Power point 
 Hình ảnh hay phần mềm Drawing, Power point là một giáo cụ trực quan cực kì sinh động và hữu ích cho quá trình dạy và học ngoại ngữ bởi lứa tuổi học sinh lớp 6 mới chuyển từ cấp tiểu học sang, rất tò mò và hiếu kì, luôn muốn tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống xung quanh.Hình ảnh ở đây bao gồm hình ảnh từ các nguồn tài liệu, trong sách giáo khoa, trên mạng Internet. Sử dụng hình ảnh sẽ khiến cho hoc sinh cảm thấy hào hứng và gợi ra rất nhiều điều để thả sức tưởng tượng. Có rất nhiều chủ đề mà ta có thể sử dụng hình ảnh như các cảnh tượng ở lớp, trường, hoặc các tranh ảnh miêu tả người, gia đình, kì nghỉ,... Đó có thể là các hoạt động trực tiếp trong lớp học hoặc là các bức tranh giáo viên khai thác trên sách báo, tạp chí hoặc mạng Internet. Hình ảnh không chỉ kích thích thị hiếu nghệ thuật, tạo hứng thú học tập cho học sinh mà còn góp phần thể hiện, minh họa các nội dung ngôn ngữ một cách rõ nét, Thực vậy, trong quá trình dạy và học về hệ thống hình ảnh cũng đóng một vai trò cực kì hữu ích.
Có thể thấy rằng việc sử dụng hình ảnh là một lựa chọn hay giúp chúng ta đưa ra kiến thức một cách sinh động, trực tiếp và rõ ràng. Ngoài ra giáo viên có thể đưa ra một đoạn văn ngắn, miêu tả một cảnh gồm nhiều hoạt động khác nhau, hoặc một câu chuyện, yêu cầu học sinh nghe, và vẽ lại cảnh tượng đó. Sau đó yêu cầu học sinh dựa trên bức tranh vừa vẽ, miêu tả lại hoặc kể lại câu chuyện đó. Tính ngộ nghĩnh, hài hước trong mỗi bức tranh sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. 
Ví dụ ở Unit 4 : Our customs and traditions yêu cầu của Project là: 
 - Decide on a Vietnamese custom and traditionyou want to research 
Interview an old person about it
Interview a young person about it
Say about the change 
Với yêu cầu đó giáo viên hướng dẫn học sinh ngoài việc sử dụng hình ảnh, các em sử dụng các video trên mạng, sau đó thiết kế lại tạo thành bài Power Point, các em nên thu thập các hình ảnh từ các trang mạng để Project của mình đạt hiệu quả hơn và hấp dẫn hơn 
 How the customs and traddition changed 
Giáo viên cần gợi ý , hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ hình ảnh trong các phần Project có liên quan đến việc trình bày thứ tự của một vấn đề hay một sản phẩm sáng tạo nào đó của học sinh. Bởi sử dụng sơ đồ hình ảnh sẽ rất hiệu quả trong việc giúp học sinh nhớ và diễn đạt ý tưởng của mình một cách đầy đủ, trôi chảy, mạch lạc theo một trật tự nhất định hay theo đúng một quy trình nào đó 
2. 4. Sử dụng sản phẩm (mô hình) do học sinh sáng tạo ra.
Quan điểm về chương trình giáo dục mới là chuyển đổi việc truyền đạt tri thức sang giáo dục cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề, tìm kiếm, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Xu hướng truyền thống trong giáo dục là giáo viên sẽ gắng sức truyền đạt các tri thức khoa học đã được thừa nhận rộng rãi, được quy chuẩn hóa trong chương trình và sách giáo khoa mà quên mất không hướng dẫn học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu cơ chế những “chân lý” đó được tìm thấy như thế nào và tại sao người ta phải tìm kiếm nó. Không chỉ trong các môn khoa học tự nhiên mà các môn khoa học xã hội cũng cần phải chú ý tới điều này . Sau khi được tiếp nhận kiến thức, học sinh cần môi trường để nhận biết kiến thức đó trong thực tế, học sinh cần được thể hiện sự hiểu biết của mình qua việc sáng tạo ra những “sản phẩm” dựa trên vốn kiến thức mà các em đã học được. Đối với môn Tiếng anh là môn ngôn ngữ đặc thù, các em sử dụng ngôn ngữ Tiếng anh trong giao tiếp, trong thuyết trình một sự vật hiện tượng. Với sự hỗ trợ của các đồ vật thật và đặc biệt hơn là những sản phẩm do chính các em tự làm ra thì hiệu quả môn học lại tăng lên gấp 
 Với đặc điểm nhận thức của học sinh THCS là tư duy trừu tượng chưa thực sự phát triển nên các em rất dễ lúng túng khi gặp phải những câu giải thích lằng nhằng của lý thuyết ngữ pháp nhưng lại dễ sử dụng ngôn ngữ hơn khi tận mắt quan sát vật thật và vật đó lại chính do các em tự tay làm ra là rất cần thiết để giúp các em có thể dễ dàng nhận biết bằng trực quan, cụ thể hóa các tư duy trừu tượng, giúp các em hiểu rõ, chính xác và sâu sắc hơn về hệ thống các từ để vận dụng chúng một cách thuần thục vào các tình huống giao tiếp. 
 Qua đó, giúp rèn luyện năng lực nghiên cứu khoa học, khơi dậy tiềm năng và tư duy sáng tạo của học sinh, giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, xây dựng mơ ước trở thành những nhà sáng chế trong tương lai.
 Tôi đã áp dụng thành công qua một số tiết dạy Project trong chương trình Tiếng anh 8 mới như ở Unit 11: Science and technology 
 Project: Invent something new and talk about it 
A game that can be played by four people 
A sport that ca be played indoors by a group of people
A medicine that can make you do something great
A device that can prevet accidents at home
A machine that can recycle everything at home 
 Với đơn vị bài học trên các em cần phải có vật thật là 1 sản phẩm tự tay các em làm và sau đó giới thiệu về sản phẩm đó. Đây có thể sẽ là tiền đề tạo hứng thú cho các em say mê học môn Tiếng anh và đặc biệt sẽ khơi gợi trong các em sự say mê sáng tạo ở các môn học khác nữa.
2.5. Sử dụng hình thức đóng vai và trình diễn
Đóng vai và trình diễn là hoạt động mà học sinh sẽ tái tạo, mô phỏng lại nhân vật theo một tác phẩm văn học, một câu chuyện cổ tích, một bộ phim hoặc một tình huống trong cuộc sống. Đây là một hoạt động  giúp học sinh học được cách giải quyết vấn đề, xây dựng tính kiên cường và sự tự tin để giao tiếp và rèn được kĩ năng tương tác cũng như biểu cảm tốt hơn. Việc đóng vai và trình diễn sẽ giúp học sinh phát triển nhiều kĩ năng .Trò chơi đóng kịch là cách để trẻ tương tác với những đứa trẻ khác và hiểu hơn về sự hợp tác khi được thay phiên nhau thực hiện và tạo cơ hội cho những người khác. Điều này sẽ giúp học sinh phát triển cảm xúc và nâng cao các kỹ năng xã hội. Khi được tham gia vào các trò chơi đóng kịch, học sinh sẽ được sống trong thế giới riêng của mình. Điều này sẽ giúp học sinh dành thời gian cho bản thân và tìm hiểu thêm về những điều mình thích và không thích. Đóng kịch sẽ kích thích trí tưởng tượng và nâng cao khả năng sáng tạo. Khi tham gia, trẻ sẽ học những điều cơ bản về kể chuyện như cách diễn xuất cũng như cách thể hiện bản thân một cách sáng tạo. Điều này sẽ làm tiền đề để giúp trẻ xây dựng ước mơ trở thành nhà thiết kế, nghệ sĩKhi học sinh cố gắng diễn đạt về nhân vật hoặc cốt truyện cho mọi người, đây là lúc các em  phát triển từ vựng và ngôn ngữ. Không những vậy, điều này còn giúp các em nâng cao kỹ năng giao tiếp và học được cách chú ý lắng nghe. Hiểu được điều đó nên ở một số đơn vị bài học tôi thường yêu cầu các em tham gia đóng kịch và trình diễn. Cụ thể qua Unit 6 : Folktales phần Project tôi đã mạnh dạn thay đổi hình thức làm Project như sau:
- Work in groups of 7 or 9
- Choose one Folktale you like and rehearse it
- Present your rehearse to the class 
 3. Đa dạng hóa cách thực hành phần Project ở Unit 7: Pollution
 Lesson 7: Looking back + Project
Sử dụng tranh vẽ. 
Phần Project ở bài này học sinh cần thực hiện yêu cầu: “Imagine that your group is entering a competition to lead the Green Club in your school. What would you do to reduce pollution in you counry?” Thay vì giáo viên để học sinh tự tưởng tượng và thuyết trình về cách làm giảm ô nhiễm môi trường theo cá nhân riêng lẻ hoặc thảo luận theo nhóm, giáo viên yêu cầu học sinh tự sáng tạo vẽ ra bức tranh về ô nhiễm môi trường (giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị vẽ tranh trước ở nhà), 
học sinh treo tranh lên bảng hoặc trình chiếu trên Tivi và trình bày trước lớp. 
Có thể giáo viên hoặc học sinh sưu tầm những hình ảnh về sự ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hoặc ở thế giới sau đó yêu cầu học sinh trình bày các phương pháp làm giảm sự ô nhiễm môi trường trước lớp (hình ảnh sưu tầm trên mạng internet).
Học sinh thực hành cá nhân hoặc theo nhóm 3-5 em.
Trong khi cá nhân học sinh hoặc đại diện nhóm học sinh trình bày trước lớp, những học sinh khác theo dõi, nhận xét phần trình bày của bạn và có thể bổ sung nếu cần thiết.
Giáo viên đánh giá, và có thể khích lệ học sinh nói bằng nhiều hình thức, có thể cho điểm hoặc có những phần thưởng thích hợp khác.
Hình 1: Ô nhiễm nguồn nước
	Hình 1: Ô nhiễm không khí
Hình 2: Hậu quả của ô nhiễm
b. Sử dụng sơ đồ bằng hình ảnh minh họa:
Với việc phải tượng tượng và nhớ một số cách để làm giảm sự ô nhiễm môi trường, việc sử dụng sơ đồ hình ảnh sẽ rất hiệu quả trong việc giúp học sinh nhớ và diễn đạt ý tưởng của mình một cách đầy đủ, trôi chảy, mạch lạc. 
Ví dụ minh họa: + Ô nhiễm nguồn nước:
Should do:
Shouldn’t do:
Khác với các hình thức khác, thông qua kênh hình còn giúp học sinh tự suy nghĩ để sử dụng vốn từ riêng của mình một cách linh hoạt và việc sử dụng ngữ pháp cũng không bị áp đặt theo cấu trúc khuôn mẫu nào.
c. Sử dụng sơ đồ minh họa:
Với việc chuẩn bị ở nhà các sơ đồ minh họa theo cá nhân hoặc theo nhóm sẽ phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của mỗi thành viên, cũng như có thể tổng hợp được các ý tưởng sáng tạo, phát huy sức mạnh tập thể để phác họa được một sơ đồ nhằm minh họa cho một số cách để làm giảm sự ô nhiễm môi trường , việc sử dụng sơ đồ hình ảnh sẽ rất hiệu quả trong việc giúp học sinh nhớ và diễn đạt ý tưởng của mình một cách đầy đủ, trôi chảy, mạch lạc. 
Học sinh được chia theo nhóm 4-6 em, chuẩn bị sơ đồ theo nội dung bài học ở nhà, cử đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá.
 4. Giáo án cụ thể minh họa một tiết dạy có áp dụng một trong các phương pháp nêu trên.
UNIT 7: 	POLLUTION
 Lesson 7: LOOKING BACK + PROJECT
A. Aims:
By the end of the lesson, Ss will be able to review all grammatical points and vocabulary learned in Unit 7; complete all exercises given in the textbook; practice the four skills relating to leisure activities.
I. Language focus: 
- Grammar: The Tenses.
- Vocabulary: (revision)
II. Language skills: -Reading, Speaking, Writing.
III. Teaching aids: - Textbook, lesson plan, pictures.
B. Procedures:
I. VOCABULARY
Activity 1: Word forms
 Ss do this activity individually then compare their answers with a partner. Check and confirm the correct answers.
 Activity 2: Completing the word web
- Ss do this activity individually then compare their answers with a partner. 
- T asks Ss to write their answers on the board. Check and correct. 
Key: 1. radioactive pollution 2. noise pollution 3.visual pollution 
 4. thermal pollution 	 5.water pollution 6.land/soil pollution 
 7. light pollution 8.air pollution
Activity 3: Rewriting
Ss do this activity individually: Rewrite the sentences using the word given. 
 à Peer correction.
à Give feedback. 
Key:
II. GRAMMAR
Activity 4: Verb forms
Ss do this exercise individually then compare their answers with a partner. Call on some Ss to give the answers. Confirm the correct answers and write them on the board. 
Key:
1. won’t be; don’t take 2.continue; will be 3.were/was; would wear
4. do; will save 5.wouldtravel; didn’t have 6.wouldn’t be; didn’t take care
Activity 5: Completing sentences
Ss do this exercise individually then compare their answers with a partner. Give feedback: Accept all answers that are meaningful and grammatically correct.
III. COMMUNICATION
Activity 6: Discussion
- T asks Ss to read the instruction of Ex.6 at page 15: 
What would you say and do in each situation?
What would you say/do if your neighbor littered near your house?
What would you say/do if your friend wore headphones every day to listen to music?
What would you say/do if your brother dumped his clothes and school things on the floor?
What would you say/do if your sister had a bath every day?
Explain why you think so.
- T asks Ss to look at the example in the textbook and do the same way.
 A: What would you say/do if your neighbor littered near your house?
B: Oh, I would put a large sign up saying ‘NO LITTERING” there.
C: I think I would knock on the door and explain that it was polluting the area.
+ Finished: Ask Ss to complete the self-assessment. Identify any difficulties/weak areas and what areas the Ss have mastered.
Check Ss’ preparation for the Project. Remind them to present after Unit 8.
IV. PROJECT 
- Ask ss to read the information about the project.
- Ss work in groups to do the project following the instruction in the book.
- Answer Ss’ questions if there are any.
- One of the Ss in the group asks other group members: 
What would you do to reduce pollution in your?
- This Student then summarizes their group members’ answers and reports the results to the whole class 
 V. Homework: 
- Do all exercises in work book. 
- Practice talking about the ways to reduce pollution..
VI. Hiệu quả mang lại của sáng kiến.
	 Trong quá trình trực tiếp giảng dạy trong nhà trường, tôi đã sử dụng những kinh nghiệm trên để dạy phần Project: Kết hợp sử dụng giáo cụ trực quan,sử dụng tranh ảnh, sử dụng các phần mềm, trang mạng, sử dụng bản đồ thư duy trong việc thực hiện hoạt động tái hiện lại nội dung bài học và từ đó đặt các câu hỏi gợi mở cho học sinh, đa dạng hóa cách thực hành phần project và đa dạng hóa dạng bài tập luyện tập theo hướng giao tiếp cho học sinh, tôi đã đạt được hiệu quả cao trong các giờ dạy. Cụ thể tiết dạy này tôi đã dạy thử nghiệm ở hai lớp 8A và 8B và kết quả thu được như sau:
8A
8B
- Số lượng học sinh hào hứng, say mê tham gia xây dựng bài.
90 - 95
87 – 90%
- Số lượng học sinh tái hiện được tất cả ngữ liệu của bài học.
80 - 83%
70 – 75%
- Số lượng học sinh ghi nhớ được nội dung mình trình bày.
89 - 95%
80 – 87%
- Thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ.
 10- 15 phút
10 - 15 phút
 Tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép các phương pháp trên vào bài học đã làm cho quá trình dạy và học Tiếng Anh được tiến hành thuận lợi và hiệu quả cao hơn. ở đây thời gian được sử dụng hợp lí hơn là chỉ đơn thuần tập trung vào nội dung mà các em thể hiện qua các sản phẩm luyện tập của mình để ứng dụng vào nội dung phần Project sao cho phù hợp và tạo hấp dẫn cho bài học. Các phương pháp trên cũng giúp hình thành ở học sinh sự sáng tạo và chủ động do đó học sinh hiểu bài nhanh, tiếp thu bài tốt hơn, và vận dụng kiến thức ngôn ngữ linh hoạt hơn, hứng thú và niềm đam mê tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức.
 Qua các tiết dạy thực nghiệm, dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy việc ứng dụng các phương pháp trên vào các tiết dạy đã làm cho tiết dạy bớt nhàm chán, học sinh tích cực hơn trong học tập, do đó hứng thú đam mê với bộ môn được nâng lên rõ rệt, những học sinh yếu và trung bình thấy tự tin và có hứng thú khi giải quyết được nhiệm vụ trong các hoạt động có hướng dẫn, học sinh khá giỏi nâng cao được kiến thức trong các hoạt động trong khi đã nhuần nhuyễn với hoạt động có hướng dẫn. 
V. Khả năng ứng dụng và triển khai
Đề tài mà tôi đã nghiên cứu sẽ mang lại khả năng ứng dụng cao trong công tác giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng Anh 8 mới nói riêng. Có thể triển khai áp dụng cho toàn thể giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở bậc trung học cơ sở trên toàn huyện.
VI. Ý nghĩa của sáng kiến
 Sáng kiến này giúp các giáo viên Tiếng Anh THCS nói riêng và các bậc học khác nói chung nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động củng cố bài học đối với môn Tiếng Anh từ đó nhận thức đúng đắn hơn về quan điểm đối với phương pháp giáo dục của Đảng và nhà nước. Nhận thức rõ hơn vai trò,trách nhiệm của mình trong hệ thống giáo dục đào tạo nói chung và trong từng bài giảng cụ thể để góp phần tạo nguồn lực thích ứng với yêu cầu của xã hội, phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Với cách học mới tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng, tự nhiên trong các giờ học đã khuyến khích học sinh học tập hăng say tìm tòi khám phá cái mới dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm.
Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược đổi mới của ngành giáo dục và đang được toàn xã hội quan tâm. Thực tế Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và đang từng bước đổi mới chương trình sách giáo khoa, tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đáp ứng được mục tiêu của việc đổi mới toàn diện. “Phương pháp dạy học chủ động, tích cực, lấy học sinh làm trung tâm” đã và đang được chú trọng và áp dụng trong mọi cấp học, nghành học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Là một giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc Trung học cơ sở - một bậc học mà các em học sinh đang ở độ tuổi hiếu động, thích tìm tòi, thích sáng tạo, hình thành tư duy. Đây là đặc điểm thuận lợi để giáo viên có thể áp dụng phương pháp “mở” vào việc dạy học của mình để từng bước nâng cao chất lượng bộ môn. Song để áp dụng một cách thành thạo, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng học sinh, lớp học, bài học đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 
Để thực hiện được một tiết dạy thành công đòi hỏi giáo viên không chỉ có năng lực, sự nhiệt tình mà còn đòi hỏi khả năng vận dụng một cách sáng tạo những phương pháp dạy học phù hợp, cách tổ chức, điều khiển lớp như thế nào để đạt hiệu quả cao trong hoạt động mình đưa ra. 
Là một giáo viên cũng như bao đồng nghiệp khác, tôi luôn mong ước mang đến cho các em học sinh những giờ học thực sự sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn, tạo mọi điều kiện để các em đạt được thành tích cao trong học tập.
II. Kiến nghị đề xuất.
Để đạt được hiệu quả cao trong việc đa dạng hóa phương pháp tổ chức
phần “Project” vào soạn giảng, tôi xin kiến nghị một số vấn đề như sau:
- Cần bổ sung phương tiện dạy học đảm bảo chất lượng ở các đơn vị trường học như: máy tính xách tay, Tivi hoặc máy chiếu, loa, micro.
- Trong các buổi sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tổ, tổ liên trường cần được thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về việc áp dụng nhiều phương pháp thực hiện cho phần “Project”.
Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của tôi trong quá trình giảng dạy mà tôi mạnh dạn đưa ra, mặc dầu đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu nhưng chắc chắn rằng còn có nhiều khiếm khuyết chưa thật khoa học và chặt chẽ. Rất mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn với đề tài và công tác giảng dạy của mình.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong thời gian nghiên cứu đề tài này tôi đã tham khảo một số tài liệu sau:
- Tài liệu tập huấn chuyên đề mô hình trường THCS tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và xây dựng trường học thân thiện. 
Chủ biên: TS Trần Đình Châu.
 - Tài liệu tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng anh THCS
- Tài liệu tập huấn dạy chương trình sách mới của thầy Phạm Quốc Tuấn
- Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 8 mới - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
- Sách giáo viên Tiếng Anh lớp 8 mới - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
	- Một số trang Web trên mạng Internet.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_da_dang_hoa_cach_thuc_hanh_phan_proj.docx
Sáng Kiến Liên Quan