Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 8 nghe hiểu Tiếng Anh đạt hiệu quả

THỰC TRẠNG

 Tiếng Anh đã trở thành một môn học trọng tâm như các môn học văn hoá khác nhưng vẫn là môn học khó và không phải bất cứ học sinh nào cũng có năng khiếu học ngoại ngữ để học nó một cách dễ dàng. Đặc biệt đối với những học sinh ở vùng nông thôn như trường nơi tôi công tác, đó là chưa đề cập đến những học sinh cá biệt còn thiếu ý thức học tập, thiếu tính kiên nhẫn trong học tập, còn lúng túng trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực hành kỹ năng.

1. Thuận lợi:

- Giúp cho học sinh dự định được điều mình sẽ được nghe từ đó gây được

hứng thú của học sinh vào chủ đề được nghe, được tìm hiểu.

 - Khi biết được chủ điểm, nội dung mà mình sẽ được nghe học sinh sẽ dễ dàng đoán được ý nghĩa của những từ mà chúng chưa quen từ đó học sinh có thể hiểu được cả câu, cả bài một cách chuẩn xác.

 - Giới hạn số lượng việc trước khi nghe giúp học sinh chỉ phải chọn những thông tin mà mình cần chú trọng nghe, tránh sự lan man, phân tán sự tập trung vào những thông tin không cần thiết.

 - Với một khoảng thời gian ngắn đầu giờ học, nếu giáo viên biết các sử dụng phương pháp giới thiệu bài một cách hợp lý thì sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh và một giờ dạy nghe - hiểu sẽ đạt được kết quả cao hơn mong đợi, góp phần vào sự thành công trong giảng dạy của chúng ta.

 Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào chúng ta khắc phục được những điểm yếu trên để góp phần nâng cao chất lượng học kĩ năng nghe, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, thành thạo.

 2. Khó khăn:

 Bên cạnh đó, nhiều em nhận thức về môn học này chưa đúng đắn, chưa hiểu hết ý nghĩa của môn học trong thời kì hội nhập quốc tế, có em chỉ học vì trí tò mò nên ngại khó, gặp trở ngại là buông xuôi, thả lỏng. Vì vậy, các em chưa thật sự nghiêm túc và chưa có động cơ học tập Tiếng Anh đúng đắn. Các em chưa có niềm say mê đối với môn học, vẫn còn nhiều em sợ học Tiếng Anh và tất nhiên là kết quả học tập sẽ không như mong muốn. Đây là một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giảng dạy cũng như chất lượng của bộ môn của trường.

 Nếu trong một giờ học nghe trước khi vào bài giáo viên chỉ nói “Listen to this” sau đó bật đài hoặc đọc to thì học sinh sẽ lúng túng và ở trong tình thế bị động vì chúng có thể sẽ không biết được mình sẽ nghe về vấn đề gì, thậm chí với những âm thanh nghe không rõ hay những từ không quen thì học sinh sẽ không thể đoán được đó là từ gì và ý nghĩa của nó.

 Vì các em không hiểu chủ điểm mà mình nghe hoặc nếu giáo viên có chỉ dẫn có giới thiệu nhưng sơ sài không hợp lý thì sẽ không gây chú ý, hứng thú cho học sinh vào việc nghe, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng học sinh e ngại khi phải nghe - hiểu và giờ học sẽ không đạt được kết quả cao như mong muốn.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 8 nghe hiểu Tiếng Anh đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP 
GIÚP HỌC SINH LỚP 8
NGHE HIỂU TIẾNG ANH ĐẠT HIỆU QUẢ
 Dương Quốc Dũng
 Giáo viên Trường THCS Thạnh Bình
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách. Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Chính vì thế, người dạy cần nắm bắt những nguyên tắc chính của phương pháp mới, tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả.
Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục đã đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp, là chìa khoá dẫn đến kho tàng nhân loại. Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học tiếng Anh trở thành cấp bách và không thể thiếu. Vì vậy, việc học Tiếng Anh của học sinh THCS được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên ngành giáo dục và cả nước đặc biệt quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn chính yếu trong chương trình học của học sinh.
Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục như hiện nay, dạy tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng hộ.Theo phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, với giáo viên để rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế: “Học đi đôi với thực hành”. Nét đổi mới nổi bật của nội dung chương trình này là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết dựa trên những chủ đề và tình huống hay nội dung giao tiếp có liên quan đến môi trường sống trong và ngoài nước. Sự thay đổi trên tạo điều kiện cho việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông trở thành việc dạy sinh ngữ thay vì là dạy từ ngữ như nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, trong thực tiễn rèn các kỹ năng cho học sinh, giáo viên gặp không ít khó khăn, đặc biệt là rèn kỹ năng nghe. Qua thực tế ở trường tôi khi bắt đầu học môn ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần học sinh lại chán học. Hầu hết các em rất yếu về kỹ năng nghe. Thật khó để các em nghe hiểu nội dung một bài văn hay đoạn hội thoại. Sau mỗi tiết dạy nghe giáo viên rất khó khăn trong việc kiểm tra lại thông tin mà các em đã nghe và việc kiểm tra bài cũ thường không dễ dàng gì.
Trước tình hình đó là một giáo viên trực tiếp dạy tiếng Anh khối 8, đối tượng đã được tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh qua 2 năm lớp 6 và 7, bản thân tôi trăn trở thật nhiều làm sao để học sinh có thể nắm vững , nghe hiểu lấy thông tin và vận dụng thành thạo thông tin. Trong quá trình vừa dạy vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tôi phát hiện việc rèn luyện kĩ năng nghe của học sinh có rất nhiều vấn đề. Phần lớn học sinh chưa biết cách học nghe, học sinh thường thấy luyện nghe là khó nhất. Trong lớp học, học sinh thường nói rằng dù trong bài nghe có rất nhiều từ đã biết nhưng nghe không ra. Làm thế nào để giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình để nghe hiểu hiệu quả? Do vậy trong quá trình dạy học, tôi tự tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy; sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh. Với phạm vi sáng kiến nhỏ này tôi mạnh dạn đi sâu vào một vấn đề : “Làm thế nào để giúp học sinh lớp 8 nghe hiểu Tiếng Anh đạt hiệu quả”.
 	 Điều trăn trở đối với những giáo viên dạy Tiếng Anh ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn chính là làm sao tạo được sự say mê, yêu thích của học sinh đối với môn Tiếng Anh để Tiếng Anh trở nên quen thuộc và là môn học được nhiều em yêu thích. Bởi lẽ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra được một giải pháp giúp các em học tập tốt hơn.
Đề tài này được tôi áp dụng qua nhiều năm giảng dạy, chủ yếu là các lớp tôi dạy và một số lớp của đồng nghiệp ở trường Trung Học Cơ Sở Thạnh Bình nơi tôi đang công tác. Tôi tập trung nghiên cứu các thủ thuật khác nhau đối với các dạng bài nghe khác nhau và tùy vào các đối tượng học sinh khác nhau? Tôi hy vọng, thời gian tới những kinh nghiệm nhỏ bé này sẽ được nhân rộng ra các trường khác để tôi có thể áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau chắc chắn giúp tôi tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý báu nhằm có những sự thay đổi cho phù hợp để đạt kết quả giáo dục như mong đợi.
II. THỰC TRẠNG
 Tiếng Anh đã trở thành một môn học trọng tâm như các môn học văn hoá khác nhưng vẫn là môn học khó và không phải bất cứ học sinh nào cũng có năng khiếu học ngoại ngữ để học nó một cách dễ dàng. Đặc biệt đối với những học sinh ở vùng nông thôn như trường nơi tôi công tác, đó là chưa đề cập đến những học sinh cá biệt còn thiếu ý thức học tập, thiếu tính kiên nhẫn trong học tập, còn lúng túng trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực hành kỹ năng. 
Thuận lợi: 
- Giúp cho học sinh dự định được điều mình sẽ được nghe từ đó gây được 
hứng thú của học sinh vào chủ đề được nghe, được tìm hiểu.
 - Khi biết được chủ điểm, nội dung mà mình sẽ được nghe học sinh sẽ dễ dàng đoán được ý nghĩa của những từ mà chúng chưa quen từ đó học sinh có thể hiểu được cả câu, cả bài một cách chuẩn xác.
 	- Giới hạn số lượng việc trước khi nghe giúp học sinh chỉ phải chọn những thông tin mà mình cần chú trọng nghe, tránh sự lan man, phân tán sự tập trung vào những thông tin không cần thiết.
 	- Với một khoảng thời gian ngắn đầu giờ học, nếu giáo viên biết các sử dụng phương pháp giới thiệu bài một cách hợp lý thì sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh và một giờ dạy nghe - hiểu sẽ đạt được kết quả cao hơn mong đợi, góp phần vào sự thành công trong giảng dạy của chúng ta.
 	Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào chúng ta khắc phục được những điểm yếu trên để góp phần nâng cao chất lượng học kĩ năng nghe, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, thành thạo.
	 2. Khó khăn: 
	Bên cạnh đó, nhiều em nhận thức về môn học này chưa đúng đắn, chưa hiểu hết ý nghĩa của môn học trong thời kì hội nhập quốc tế, có em chỉ học vì trí tò mò nên ngại khó, gặp trở ngại là buông xuôi, thả lỏng. Vì vậy, các em chưa thật sự nghiêm túc và chưa có động cơ học tập Tiếng Anh đúng đắn. Các em chưa có niềm say mê đối với môn học, vẫn còn nhiều em sợ học Tiếng Anh và tất nhiên là kết quả học tập sẽ không như mong muốn. Đây là một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giảng dạy cũng như chất lượng của bộ môn của trường. 
	Nếu trong một giờ học nghe trước khi vào bài giáo viên chỉ nói “Listen to this” sau đó bật đài hoặc đọc to thì học sinh sẽ lúng túng và ở trong tình thế bị động vì chúng có thể sẽ không biết được mình sẽ nghe về vấn đề gì, thậm chí với những âm thanh nghe không rõ hay những từ không quen thì học sinh sẽ không thể đoán được đó là từ gì và ý nghĩa của nó. 
 Vì các em không hiểu chủ điểm mà mình nghe hoặc nếu giáo viên có chỉ dẫn có giới thiệu nhưng sơ sài không hợp lý thì sẽ không gây chú ý, hứng thú cho học sinh vào việc nghe, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng học sinh e ngại khi phải nghe - hiểu và giờ học sẽ không đạt được kết quả cao như mong muốn.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Việc rèn luyện kỹ năng nghe trong một tiết học nghe được thực hiện qua 3 giai đoạn cơ bản sau đây: 
1. Pre- listening.
Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp học sinh tập trung sự chú ý vào chủ đề, đặc biệt là đoán trước những thông tin của chủ đề được nghe. Để khắc phục những khó khăn khi nghe trong tiết học, giáo viên cần giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống nội dung có liên quan đến bài nghe, khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe, gợi trí tò mò, tạo hứng thú cho các hoạt động của bài.
- Cho học sinh nghĩ, đoán trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định.
- Dạy từ vựng tuy nhiên lưu ý là không giới thiệu hết từ mới, nên để học sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
- Cung cấp mục đích nghe, soạn ra các yêu cầu nhiệm vụ và bài tập về nội dung nghe.
- Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan tranh ảnh minh hoạ kèm theo sẽ hổ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh gợi ý nội dung sắp nghe. Tranh ảnh còn là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh. Nghe xác định tranh có liên quan sắp xếp theo thứ tự.
- Cho học sinh xem tranh hay câu hỏi trong bài tập để đoán ra chủ để, thông tin cần thiết nghe.
Một số thủ thuật dạy trong giai đoạn này.
- True / False statements prediction.
- Open - prediction.
- Ordering.
- Pre - question.
Việc lựa chọn hoạt động nào để thực hiện trong giai đoạn này còn tuỳ thuộc vào một số yếu tố như thời gian tiến hành bài tập nghe, tài liệu có sẵn hay không có sẵn, trình độ và sở thích của học sinh. Điều kiện giảng dạy của lớp cũng là một trong những yếu tố đưa đến quyết định chọn lựa kĩ thuật nào. Ngoài ra mục đích giảng dạy của bài nghe và mục tiêu thực hiện cũng là những yếu tố cơ bản để giáo viên đưa ra các quyết định chọn lựa.
Ví dụ: Để dạy tiết nghe Unit 5: Study habits
Tôi tiến hành như sau:
Unit 5: Study habits
( Listen)
Pre-listening
Pre- teach vocabulary
- Behavior (n) (translation)
- A participant: (n) (explanation)
- Satisfactory ≠ unsatisfactory
- Cooperation: (n) (translation)
- Attendance:(n)(translation)
 - (to) appreciate: (translation)
Check vocabulary	
Slap the board	
Open prediction
Set the scene
? Read through Nga’s report and tell me what a, b, c are about? Predict the missing information and then compare with your partners?
a. Days present (1)................................
b. Days absent (2)..........................
c. Behavior - participant (3).........................
d. Listening (4).....................................
e. Speaking (5)........................................
f. Reading (6).........................................
g. Writing (7).................................
Feed back students precdiction 
2. While- listening
- Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp cho học sinh thực hành kỹ năng nghe tức là qua lời nói rút ra được thông tin cần truyền đạt.
- Cho học sinh nghe và làm bài tập, nếu phần trước cho học sinh đoán nội dung nghe thì ở phần này cho học sinh đối chiếu điều đã nghe với điều đã đoán.
- Đối với bài nghe khó giáo viên có thể chia quá trình nghe thành bài tập nghe từ dễ đến khó.
- Đối với bài nghe dài có thể dễ hoá bài nghe thành các dạng bài tập phù hợp trình độ học sinh.
- Một số hình thức thể hiện trong giai đoạn này.
+ Defining True- False
+ Check the correct answer
+ Matching
+ Filling in the grip / chart / gap
+ Answering comprehension questions
+ Selecting
+ Deliberate mistakes
+ Listen and draw
Ví dụ: Để thực hiện tiếp tiết nghe Unit 5: Study habits
While- listening
1. Listening
? Listen to the tape and check your prediction.
Feed back? Work in groups and write the answers on the poster.
Hang the poster on the board and correct.
Answer keys
1. 87 days present
2. 5 days absent
3. Participation: S
4. Listening: C
5. Speaking: A
6. Reading: A
7. Writing: B
2. Comprehension questions.
? Listen to the dialogue again and give the short answer for the questions.
a. Why did Nga miss five days of school?
b. How can she improve her listening skill?
Answer keys:
a. due to sickness.
b. watch English TV and listen to English programs.
3. Post- listening.
Mục đích của các hoạt động sau khi nghe nhằm:
- Kiểm tra xem học sinh có hiểu những thông tin được nghe theo yêu cầu hay không và có hoàn thành được các hoạt động trong giai đoạn “While- listening” hay không.
- Tìm ra nguyên nhân làm cho học sinh không nghe được hoặc không hiểu được một số phần nào đó trong bài tập nghe.
- Giúp học sinh có cơ hội đánh giá thái độ biểu cảm người thể hiện hội thoại qua ngữ điệu giao tiếp.
- Dùng bài tập mở rộng theo chủ đề bài nghe dùng kỉ năng bổ trợ thêm để luyện nghe.
+ Một số thủ thuật trong giai đoạn này.
- Cho đáp án và thông tin phản hồi.
- Cho học sinh nhắc hay nói lại một số điều /câu đã nghe. Feed back (While listening).
- Tổ chức cho học sinh nói về mình hay về bạn bằng cách dựa vào một vài thông tin trong bài nghe.
- Cho học sinh nêu vài nhận xét về kết quả nghe của nhóm.
- Cho học sinh đóng vai thể hiện lại cuộc hội thoại đã nghe.
- Dùng bài tập mở rộng để học sinh có thêm thông tin của bài nghe.
Tuỳ theo từng tiết cụ thể mà giáo viên có thể sử dụng một trong những hoạt động trên.
Ví dụ: Unit 5: Study habits
Post- listenig
Write it up
Transformation (writing)
? Bases on the following passage, write another passage about your study.
Trang has worked very hard this year and her grade are very good. She missed 3 days of school due to sickness. Her participation and cooperation are satisfactory. Her speaking and reading are excellent and her writing is good but her listening skill is not very good.
Feed back
Tuy theo đặc điểm của từng bài giáo viên có thể tiến hành thực hiện quy trình 3 bước luyện nghe hiểu cho học sinh, đặc biệt là bước thứ nhất sao cho có thể giúp các em hình thành và phát triển hứng thú khả năng tập trung, biết sử dụng thông tin suy đoán điều sẽ nghe. Nhờ vậy học sinh sẽ chủ động và tự tin hơn khi nghe.
Yêu cầu trong tiết dạy nghe cần: 
+ Đảm bảo chất lượng mẫu nghe.
+ Băng, máy cát-sét có chất lượng tốt.
+ Giáo viên đọc với tốc độ trung bình, phát âm chuẩn xác.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua thực tế các tiết dạy thăm dò ý kiến của học sinh và so sánh chất lượng của lớp. Trong quá trình dạy tôi nhận thấy các em không còn phải lo sợ khi đến tiết học nghe, các em hứng thú hăng say luyện tập và kết quả tiếp thu bài của học sinh tốt hơn.
Kết quả đạt được: qua đợt kiểm tra 
TT
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
8B
42
5
7.9
23
55.3
14
36.8
0
0
0
0
2
8C
37
0
0
0
0
11
29.7
26
70.3
0
0
3
8E
38
0
0
0
0
17
44.7
21
51.3
0
0
Tổng
113
5
7.9
23
18.6
42
37.2
47
41.5
0
0
b. So sánh:
So với kết quả khảo sát đầu năm tôi thấy
Chất lượng giỏi, khá tăng lên: 3.7 %
Số học sinh yếu kém giảm: 13.6 % ( đặc biệt không có học sinh kém)
Hầu hết các em đều làm tốt phần nghe trong bài kiểm tra định kỳ.
 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 	 Học tập là một công việc lâu dài vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy, giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học có hiệu quả, thu hút sự tập trung của các em. Hướng dẫn cho các em phương pháp học tập là rất quan trọng, đặc biệt cần khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống. Giáo viên cần phát hiện ra nhưng thiếu sót cơ bản của học sinh để có hướng khắc phục, quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém giúp các em quen dần với ngôn ngữ này và sử dụng trong cuộc sống . Bên cạnh đó, giáo viên cần biết lựa chọn các thủ thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh và tạo mọi điều kiện gây hứng thú cho học sinh học bộ môn này nói chung rèn luyện kĩ năng nghe nói riêng. Trong các tiết dạy, giáo viên cần tận dụng thời gian hướng dẫn cụ thể để học sinh hoạt động.
 * Kiến nghị, đề xuất: 
 Đối với nhà trường: 
 Mở các câu lạc bộ nói Tiếng Anh theo các chủ đề, chủ điểm theo tháng trong năm học, để học sinh có điều kiên giao tiếp Tiếng Anh.
 Người viết 
 Dương Quốc Dũng
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Thạnh Bình xác nhận: Biện pháp “Giúp học sinh lớp 8 nghe hiểu Tiếng anh đạt hiệu quả” của giáo viên Dương Quốc Dũng áp dụng có hiệu quả và lần đầu tiên được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Tân Phong, ngày 16 tháng 3 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
 Nguyễn Thanh Bình
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS .................................. xác nhận: Biện pháp ..................................................................................................................................................................................................................................................................của giáo viên .................................................. áp dụng có hiệu quả và lần đầu tiên được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Tân Phong, ngày 16 tháng 3 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
 Nguyễn Thanh Bình

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_8_nghe_hie.doc
Sáng Kiến Liên Quan