Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học khoa học Lớp 4

Qua một số tiết dạy những ngày đầu năm học, tôi nhận thấy một tồn tại trong việc học môn khoa học của học sinh lớp 4B là tính tích cực học tập của các em còn rất yếu, thể hiện qua một số dấu hiệu sau:

 + Học sinh ít giơ tay phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề giáo viên nêu ra (chỉ có 10% số học sinh cả lớp tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài trong mỗi tiết học)

 + Nếu được hỏi, học sinh chủ yếu lệ thuộc vào SGK, ít tư duy (95%).

 + Không thắc mắc hay đòi hỏi giáo viên phải giải thích cặn kẽ những vấn đề mà mình chưa hiểu rõ (98%).

 + Không khí của lớp rất buồn tẻ hoặc ít sôi nổi khi học sinh không thực hiện được yêu cầu của giáo viên.

 + Học sinh không có thói quen sưu tầm tư liệu phục vụ bài học; nếu có thì số lượng tranh rất ít, chất lượng sưu tầm chưa đúng yêu cầu bài học.

 Từ thực trạng trên, tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong giờ học môn khoa học.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 
 sáng kiến 
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, 
 sáng tạo của học sinh trong giờ học khoa học lớp 4
 Mụn: Khoa học
 Cấp học: Tiểu học
 Tờn Tỏc giả: ...........................
 Đơn vị cụng tỏc:Trường Tiểu ................
 Chức vụ: Giỏo viờn
 NĂM HỌC 2022 - 2023 “ Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học 
 sinh trong giờ học khoa học lớp 4 ”
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
 Ngay từ khi mới biết nhận thức, thế giới xung quanh luôn là điều mà con 
người khát khao tìm hiểu. ở tiểu học các kiến thức về tự nhiên, xã hội và con 
người; sự vận động và phát triển và mối quan hệ giữa chúng được trình bầy một 
cách đơn giản, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong môn khoa học.
 Việc dạy môn khoa học không chỉ nhằm tích luỹ kiến thức đơn thuần mà 
còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính 
khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với 
thực tế cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Chính vì vậy, khoa học là môn học 
quan trọng trong nhà trường.
 Bên cạnh đó, quá trình hội nhập của Việt nam và các nước trong khu vực 
và trên thế giới đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải có những đổi mới trong mục 
tiêu và nội dung dạy học. Sự đổi mới này đòi hỏi phải có những đổi mới về 
phương pháp dạy học. Theo định hướng đó, phương pháp giáo dục phổ thông 
phải phát huy tích tực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm của 
từng lớp học, môn học.
 Quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình lớp 4 .
 + Môn khoa học ở các lớp 4, 5 được xây dựng trên cơ sở tiếp những kiến 
thức về tự nhiên của các môn tự nhiên và xã hội các lớp 1, 2, 3. Nội dung chương 
trình được cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nâng cao theo 3 chủ đề (ở lớp 5 còn có 
chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên):
 + Con người và sức khoẻ.
 + Vật chất và năng lượng.
 + Thực vật và động vật.
 - Quan điểm chỉ đạo là tư tưởng tích hợp: Tích hợp các nội dung của khoa 
học tự nhiên (vật lý, hoá học, sinh học) và tích hợp các nội dung của khoa học tự 
nhiên với khoa học sức khoẻ.
 2/18 “ Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học 
 sinh trong giờ học khoa học lớp 4 ”
 Phần 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận
 Qua một số tiết dạy những ngày đầu năm học, tôi nhận thấy một tồn tại 
trong việc học môn khoa học của học sinh lớp 4B là tính tích cực học tập của các 
em còn rất yếu, thể hiện qua một số dấu hiệu sau:
 + Học sinh ít giơ tay phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề giáo viên 
nêu ra (chỉ có 10% số học sinh cả lớp tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài 
trong mỗi tiết học)
 + Nếu được hỏi, học sinh chủ yếu lệ thuộc vào SGK, ít tư duy (95%).
 + Không thắc mắc hay đòi hỏi giáo viên phải giải thích cặn kẽ những vấn 
đề mà mình chưa hiểu rõ (98%).
 + Không khí của lớp rất buồn tẻ hoặc ít sôi nổi khi học sinh không thực 
hiện được yêu cầu của giáo viên.
 + Học sinh không có thói quen sưu tầm tư liệu phục vụ bài học; nếu có thì 
số lượng tranh rất ít, chất lượng sưu tầm chưa đúng yêu cầu bài học.
 Từ thực trạng trên, tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo 
hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong giờ học môn khoa học.
II. Đặc trưng của phõn mụn Khoa học
 Mụn Khoa học ở cấp Tiểu học nhằm giỳp học sinh đạt được một số kiến thức 
về sự chao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, cỏch phũng trỏnh một số bệnh, ứng 
dụng của một số chất, một số vật liệu, dạng năng lượng thường gặp để cú kĩ 
năng ứng xử thớch hợp trong một số tỡnh huống hay học sinh biết quan sỏt làm 
thớ nghiệm thực hành đơn giản rồi phõn tớch, so sỏnh rỳt ra được những dấu hiệu 
chung và riờng từ đú học sinh sẽ cú thỏi độ tớch cực, ham hiểu biết khoa học và 
biết vận dụng vào đời sống.
III.Thực trạng vấn đề
 Chúng ta đều biết rằng quá trình dạy học Khoa học gồm hoạt động có 
quan hệ hữu cơ: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Cả 
hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục đích giáo dục.
 4/18 “ Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học 
 sinh trong giờ học khoa học lớp 4 ”
 • Loại nghiên cứu điều kiện (cái này là điều kiện của cái kia hoặc 
 hiện tượng kia).
 • Loại nghiên cứu tính chất của một vật.
 - Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm:
 + Liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện để tiến 
 hành thí nghiệm.
 + Vạch kế hoạch cụ thể (làm gì trước, làm gì sau).
 • Thực hiện thao tác gì ? Trên vật nào ?
 • Quan sát dấu hiệu gì ? ở đâu ? bằng giác quan nào hoặc 
 phương tiện nào ?
 - Bố trí, lắp ráp và làm thí nghiệm theo các bước đã vạch ra.
 * Khi làm thí nghiệm, giáo viên cần nắm vững và thực hiện các yêu cầu 
sau:
 + Học sinh phải chọn ra được một số yếu tố riêng có thể khống chế được 
để nghiên cứu hoặc phải tác động lên hiện tượng, sự vật cần nghiên cứu.
 + Học sinh cần phải theo dõi, quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí 
nghiệm.
 + Học sinh cần biết thiết lập các mối quan hệ (nguyên nhân - kết quả) giải 
thích các kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận.
 + Các điều kiện và quá trình được kiểm soát là thiết yếu đối với một số thí 
nghiệm.
 + Chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh khi làm thí nghiệm. 
 - Phân tích kết quả và kết luận: Phần này, giáo viên cần hướng dẫn học 
sinh chú ý đến các dấu hiệu bản chất. dạy học sinh cách so sánh, suy luận khái 
quát để rút ra kết luận.
 Lưu ý: Tuỳ từng thí nghiệm, tuỳ trình độ học sinh, giáo viên có thể yêu 
cầu học sinh làm thí nghiệm ở các mức độ khác nhau:
 • Học sinh nghiên cứu thí nghiệm được trình bày trong SGK đưa 
 ra giả thuyết, giải thích và kết luận.
 • Giáo viên làm mẫu, học sinh làm theo.
 6/18 “ Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học 
 sinh trong giờ học khoa học lớp 4 ”
 - Nhận xét: Nước trong cốc nào nóng hơn 
 Giáo viên chỉ làm mẫu cách quấn giấy vào cốc sau đó yêu cầu học sinh 
 tiến hành thí nghiệm theo nhóm 4.
 3. Quan sát thí nghiệm
 Học sinh đo và ghi lại nhiệt độ của từng cốc sau mỗi lần đo.
 Lần 1: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt có 
nhiệt độ cao hơn nước trong cốc được quấn giấy báo thường chặt
 Lần 2: Đo cách lần một 5 phút, nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn 
và chặt vẫn có nhiệt độ cao hơn nước trong cốc được quấn giấy báo thường chặt.
 4. Giải thích hiện tượng
 Học sinh dựa vào tính chất của không khí để giải thích hiện tượng nước 
trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy 
báo thường và quấn chặt như sau:
 Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các 
lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua 
cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn 
nóng lâu hơn.
 Sau đó học sinh tự rút ra kết luận không khí là vật cách nhiệt.
 * Ví dụ dạy bài 45: ánh sáng.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật
 1. Chuẩn bị:
 Một tấm bìa, quyển vở, tấm thuỷ tinh hoặc nhựa trong, mầu... đèn pin
 2. Cách tiến hành:
 Với các đồ dùng đã chuẩn bị như trên, các nhóm thử bàn với nhau xem 
làm cách nào để biết vật nào cho ánh sáng truyền qua, vật nào không cho ánh 
sáng truyền qua.
 Học sinh tiến hành làm thí nghiệm như đã bàn.
 Ghi lại nhận xét, kết quả theo bảng sau:
 Các vật cho gần nhau như Các vật chỉ cho một Các vật không cho ánh 
 toàn bộ ánh sáng đi qua phần ánh sáng đi qua sáng đi qua
 ......... ............ ............
 8/18 “ Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học 
 sinh trong giờ học khoa học lớp 4 ”
 + Khi dạy học nhóm, giáo viên sẽ có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự 
sáng tạo của học sinh trong học tập.
 * Muốn hoạt động nhóm đạt kết quả tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 + Mỗi thành viên trong nhóm đều biết và hiểu công việc của nhóm, của 
bản thân.
 + Mỗi thành viên đều tích cực suy nghĩ và tham gia vào các hoạt động của 
nhóm (như phát biểu ý kiến, tranh luận ...).
 + Mọi thành viên đều lắng nghe ý kiến của nhau, thoải mái khi phân tích 
và nói ra những điều mình suy nghĩ.
 + Toàn nhóm làm việc hợp tác và đồng lòng với quyết định của cả nhóm.
 + Mọi người biết rõ việc cần làm, giúp đỡ lẫn nhau, đều lo lắng tới công 
việc chung.
 + Vai trò của nhóm trưởng, thư ký, báo cáo viên ... được thực hiện luân 
phiên.
 Chính vì thế giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ càng từ việc tự làm thử thí 
nghiệm trước khi lên lớp đến cách tổ chức, giao việc để tránh gây lôn xộn hoặc 
học sinh không nắm bắt được yêu cầu kiến thức của tiết học. Muốn vậy, giáo 
viên cần chú ý:
 + Mệnh lệnh đưa ra rõ ràng, ngắn gọn (chia nhóm nhỏ, lớn).
 + Giao việc cụ thể cho từng nhóm.
 + Phân công nhiệm vụ cho các em.
 Trong nhóm thường có các thành phần:
 + Trưởng nhóm: Quản lý chỉ đạo, điều khiển nhóm hoạt động.
 + Thư ký nhóm: Ghi chép lại các kết quả công việc của nhóm sau khi đạt 
được sự đồng tình của nhóm.
 + Báo cáo viên: Trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm.
 + các thành viên khác trong nhóm có trách nhiệm tham gia tích cực vào 
các hoạt động của nhóm.
 Mỗi nhóm chỉ nên có khoảng từ 2 đến 6 em.
 * Ví dụ bài 20: Nước có những tính chất gì ?
 10/18

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_ti.doc
Sáng Kiến Liên Quan