Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 có kĩ năng viết văn miêu tả

Nội dung sáng kiến.

- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Thông thường giáo viên dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng đều đã có ý thức tìm hiểu kĩ nội dung, mục tiêu cần đạt của bài dạy, đã định hướng ra được những phương pháp dạy học sử dụng trong tiết dạy. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy giáo viên thường lệ thuộc vào sách giáo viên hoặc sách thiết kế bài dạy nên bài dạy thường hời hợt, chưa sâu, thiếu linh hoạt, rất ít giáo viên tìm tòi khám phá các tài liệu sách tham khảo khác, áp dụng các phương pháp dạy học mới để cho học sinh chủ động tích cực tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Sáng kiến này tôi đưa ra một số kí năng hữu hiệu để giúp giáo viên và học sinh học tốt phần văn miêu tả. Với những biện pháp này giúp giáo viên có một cái nhìn đầy đủ về thể loại văn miêu tả và cách thực hiện từng thể loại , từ đó chủ động hơn trong quá trình dạy học và việc tổ chức thực hiện các bài học của học sinh cũng linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả hơn. Sáng kiến này cũng giúp học sinh biết cách viết một bài văn miêu tả hay, có sáng tạo từ đó các em tự tin hơn và khắc sâu được kiến thức và các em sẽ có nhiều tiến bộ hơn khi học văn và cảm thấy thích học văn hơn.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 có kĩ năng viết văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, kĩ năng xây dựng đoạn văn, kĩ năng xây dựng đoạn mở bài, kết bài, sau đó là kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh. Trong từng tiết học nếu giáo viên quan tâm chu đáo đến việc rèn những kĩ năng đó thì việc học văn miêu tả của học sinh sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Giáo viên nên tận dụng tối đa thời lượng học của những tiết học bồi dưỡng hoặc phụ đạo vào buổi chiều để rèn kĩ năng viết văn cho học sinh dưới những hình thức nhẹ nhàng, thoải mái như các trò chơi: Em tập làm nhà văn, Em tập làm nhà thơ, hay Đi tìm nhà thơ của lớp ...Trong không khí học tập hào hứng như vậy các em sẽ thuận lợi hơn khi thể hiện sự sáng tạo của mình . Bởi văn miêu tả có mặt trong tất cả các thể loại văn khác nên giáo viên cần chú tâm đến quan điểm dạy học tích hợp. Khi dạy những phân môn khác như : Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả ... nếu nguồn ngữ liệu là một văn bản miêu tả thì giáo viên cũng nên có những dẫn dắt tinh tế, hợp lí để học sinh cảm nhận và học tập một phần nào đó cách viết của tác giả.
	VD: Khi dạy bài tập đọc: “ Sầu riêng ” Tiếng Việt 4 tập 2, giáo viên cũng nên có những câu hỏi để củng cố về văn miêu tả cho học sinh như:
Trong bài này tác giả tả theo trình tự nào ?
Trong bài này em thích nhất câu văn miêu tả nào của tác giả ? Vì sao ?
	Với cách dạy như vậy, kiến thức văn miêu tả của học sinh luôn được củng cố, mặt khác những câu hỏi kiểu đó vừa không làm ảnh hưởng đến trọng tâm của tiết học vừa tạo được cảm hứng cho học sinh.
4.1.2. Hướng dẫn học sinh quan sát:
	Trong văn miêu tả, bước quan sát là vô cùng quan trọng, nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ làm thơ hay như thế là bởi cậu có khả năng quan sát rất tinh tế. Chúng ta đều biết rằng những đồ vật nếu không được quan sát một cách có quy trình, có mục đích rõ ràng thì sự nhận thức của các em về chúng chỉ mang tính tự phát, hoang dã. Ở tuổi các em, các em đều biết được rằng: Quả me chua chua chát chát; quả ổi ngọt ngọt thơm thơm ...và các em cũng ghi nhận được qua cảm giác trẻ thơ bốn mùa của thiên nhiên hào phóng: bóng chim Vàng Anh bay chuyền thấp thoáng trên ngọn đa ven sông, những tán hoa phượng rực đỏ treo lơ lửng những chú sâu đo tinh nghịch, cái mát dịu sau cơn mưa giông dữ dội, những con dế sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ...Đó là những hình ảnh vô cùng sống động và vô cùng gần gũi đối với các em. Thế nhưng quan sát, ghi nhớ để lột tả lại hết những vẻ đẹp sống động đó thì không phải em nào cũng làm được. Vì vậy trong dạy học văn miêu tả nhất thiết giáo viên phải coi trọng việc dạy cho học sinh quan sát. Phải giúp học sinh hiểu rằng muốn miêu tả hay thì phải tập quan sát, phải có công quan sát. Công việc này mỗi em có thể làm khác nhau. Có em chỉ lặng im quan sát trong đầu rồi ghi nhớ, có em ghi chép rất tỉ mỉ, công phu. Từ những chuyện đơn giản nhất như khi cuốc vườn, xách nước thì quan sát thấy gì hay, người cuốc thạo, gánh thạo khác người mới cuốc, mới gánh như thế nào, đôi tay, cái vai, lưỡi cuốc khi bập vào đất ...Cho đến những gì phức tạp: Một cô gái khi e thẹn, khi giận dữ cũng một khuôn mặt ấy nhưng thay đổi thế nào; một em bé khi thèm một quả bóng thì nét mặt thế nào, khi mua được quả bóng rồi thì em nói ra sao ... Đôi khi mới nhìn thấy lần đầu một người nào đó, chúng ta có thể ghi nhận ngay nhưng thường phải quan sát đi quan sát lại mới thấy ra những điều gì mới và của riêng mình ...Trong quan sát cần hướng dẫn các em sử dụng các giác quan như mát nhìn, tai nghe, mũi ngửi thậm chí cả tay sờ nữa. Phải tạo mọi điều kiện cho học sinh được quan sát thực tế tranh thủ mọi điều kiện có thể quan sát được như đi trên đường, một buổi tham quan, lao động, một ngày đi chơi xa.
4.1.3. Luyện cho học sinh cách sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn.
 Để bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt, học sinh sẽ thực hành một số bài tập luyện viết như: với các từ cho sẵn, viết thành câu, luyện dùng từ bằng cách sửa lỗi dùng từ; từ ý đã cho viết thành câu gợi tả, gợi cảm, viết có sử dụng biện pháp tu từ theo yêu cầu, làm các bài tập mở rộng thành phần câu để cách diễn đạt được sinh động, gợi tả, gợi cảm hơn. Giáo viên cần tiến hành theo mức độ tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, sau yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm.
 VD: Một học sinh tả chiếc bàn học:
 Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu của một người bạn thân đã cần mẫn, miệt mài cùng em giải những bài toán khó.
 Miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người nghe.
 Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả và cũng không phải tự các em có sẵn tâm hồn văn chương như vậy. Học sinh có thể phát hiện tốt chi tiết có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nhưng khi viết văn lại khó vận dụng được. Giáo viên cần có biện pháp nào giúp các em? Tôi đã giúp các em bằng cách như sau:
VD: Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
- Cho học sinh phát hiện biện pháp nghệ thuật trong câu trên.
- Nêu tác dụng của việc so sánh như vậy.
- Giải thích vì sao có thể so sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm( mà không phải một con).
- Tập vận dụng so sánh tương tự: so sánh hoa phượng với hình ảnh khác theo cảm nhận của các em, hoặc so sánh loài hoa hay cây khác với hình ảnh nào đó. Chú ý giúp học sinh nhận ra những cách so sánh thú vị, giàu sức gợi tả và những so sánh không có giá trị.
- Yêu cầu các em ghi chép vào sổ tay những câu văn, thơ có sử dụng hiệu quả biện pháp nghệ thuật đó.
4.1.4. Hướng dẫn xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và xây dựng bố cục bài văn.
* Hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn:
- Đoạn văn mở bài: Học sinh được học hai cách mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Giáo viên nên để học sinh lựa chọn cách mở bài mà mình cho là hợp lí nhất và phù hợp với khả năng của từng em. Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ một vấn đề khác rồi mới dẫn vào vấn đề mình cần nói tới, có thể bắt đầu bằng một sự kiện, hoàn cảnh xuất hiện vật định miêu tả; hoặc bắt đầu bằng những câu thơ, ca daocó liên quan đến yêu cầu của đề bài.
- Thân bài: Có thể gồm một số đoạn văn, là toàn bộ nội dung miêu tả được viết theo từng phần, từng ý đã được sắp xếp khi quan sát, chuẩn bị viết bài. Trong đó, thể hiện được hình ảnh về đối tượng miêu tả với ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật mà người viết vận dụng để miêu tả. 
 - Đoạn văn kết bài: Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong một bài văn nhưng lại rất quan trọng bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của người viết với đối tượng miêu tả. Thực tế cho thấy học sinh thường hay liệt kê cảm xúc của mình làm phần kết bài khô cứng, gò bó, thiếu chân thực. Các em thường làm kết bài không mở rộng, điều đó khiến bài văn chưa có sự hấp dẫn. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý để học sinh biết cách và viết được phần kết bài mở rộng bằng cảm xúc của mình một cách tự nhiên. Giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi mở để khêu gợi cảm xúc của học sinh trong quá khứ, hiện tại, tương lai; hoặc trong hoàn cảnh nào đó đối với đối tượng được tả. VD: Tả cái trống trường: Ngày mới vào lớp 1, khi nghe tiếng trống trường, em có cảm giác gì? Bây giờ học lớp 4 rồi, ngày nào cũng nghe tiếng trống, em càng thấy như thế nào?...
 * Bài tập viết bài văn: thường được thực hiện trong cả một tiết học. Chúng luyện cho học sinh triển khai nhiệm vụ giao tiếp thành một bài. Bài văn phải có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại, các đoạn văn trong bài phải liên kết với nhau thành một bài văn hoàn chỉnh, được bố cục chặt chẽ theo ba phần: 
 Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả, thể hiện tình cảm, quan hệ của người miêu tả với đối tượng miêu tả.
 Thân bài: Dùng lời văn để tả, tái hiện, sao chụp chân dung của đối tượng miêu tả ở những góc nhìn nhất định. Có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật để lột tả hình ảnh một cách sinh động.
 Kết luận: Nêu những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ trực tiếp của người miêu tả và của mọi người nói chung đối với đối tượng miêu tả. 
 Nhóm bài tập viết đoạn, bài là những bài tập khó nhất, đòi hỏi sự sáng tạo nhất, yêu cầu học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết, cảm xúc về cuộc sống, về các đối tượng được tả và các kĩ năng ngôn ngữ đã được hình thành trước đó để tạo lập được đoạn, bài. Đây là một quá trình chuyển từ ý đến lời. Giáo viên phải luyện cho học sinh diễn đạt đúng những gì muốn tả. Ý có thể được diễn tả thành những lời khác nhau. Học sinh phải biết lựa chọn cách diễn đạt có hiệu quả nhất.
 Để rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh, giáo viên phải giúp học sinh xác định được mục đích của bài viết, chủ đề của bài viết và duy trì chủ đề này trong suốt bài viết để bài văn không lan man.
 Thật khó khi phân định đúng, sai ở một bài văn. Mà ta đánh giá bài văn đó có hay không, có đặc sắc không? Vì thế, bài văn phải bộc lộ tình cảm chân thành, hồn nhiên của các em ở từng câu, từng đoạn của bài, và cô đọng lại ở phần kết bài. Do vậy, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách tưởng tượng, bộc lộ cảm xúc trong bài văn một cách thường xuyên, liên tục; từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến những tiết xây dựng đoạn văn, tiết viết bài và cả trong tiết trả bài.
4.1.5. Coi trọng khâu chấm và trả bài.
 Mỗi bài làm của học sinh là một sản phẩm của cả một quá trình các em học tập và vận dụng để tạo ra. Vì vậy khi đánh giá, giáo viên cần hết sức thận trọng, trong chấm bài, sửa lỗi giáo viên cần đọc kỹ bài làm của học sinh phát hiện những ý tưởng hay, những câu văn độc đáo, sinh động để tuyên dương, làm 
gương đồng thời cũng ghi laị cụ thể những lỗi sai học sinh mắc về ý, diễn đạt, dùng từ, đặt câu,... để rút kinh nghiệm cho sai sót, hạn chế của bạn, của mình. Từ đó các em sẽ tránh mắc lại những lỗi đó ở những bài văn lần sau. Cũng ở tiết trả bài sau khi rút kinh nghiệm và sửa lỗi xong, việc cho học sinh viết lại một đoạn văn ở bài văn vừa viết cho hay hơn giúp ích cho học sinh rất nhiều trong việc rèn kỹ năng viết. Tuy nhiên để việc làm này đạt hiệu quả cao, giáo viên cần rèn sát đối tượng học sinh: Với học sinh có năng khiếu cần yêu cầu các em viết lại cho sinh động, diễn đạt linh hoạt thể hiện được sự sáng tạo và bộc lộ cảm xúc chân thành. Với học sinh đạt ở mức chuẩn yêu cầu các em sửa lỗi và viết câu cho gọn gàng. Với học sinh chưa đạt chỉ yêu cầu sửa lỗi. 
4.1.6. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
“ Người thầy giáo tốt truyền đạt chân lí, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí”. Trong dạy văn miêu tả nói riêng và dạy học nói chung, việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là vô cùng quan trọng. Bởi trong văn miêu tả, các em phải liên tục tái hiện, liên tưởng mô tả. Những thao tác đó nếu được giáo viên khéo động viên khích lệ thì các em sẽ phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, thể hiện được những sáng tạo riêng của bản thân mình. Nhờ đó những đoạn viết, bài viết của các em sẽ không giống nhau và sẽ hạn chế được tình trạng phụ thuộc văn mẫu. Ngoài ra hiệu quả học tập sẽ cao hơn nếu các em có cảm hứng học tập tốt. Muốn vậy giáo viên cần lưu ý đến việc tạo cảm hứng học tập cho học sinh qua việc tích cực sử dụng đồ dùng dạy học hay phối hợp phong phú các hình thức tổ chức dạy học. GV cần quan tâm đến dạy học phát huy năng lực học sinh: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp,...Một trong những cách dạy học phát huy tốt năng lực học sinh đó là sử dụng phương pháp học tập theo mô hình VNEN. GV cần sử dụng thường xuyên phương pháp dạy học này để tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học làm cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn. Với mọi đối tượng, giáo viên cần động viên kịp thời để các em thêm tự tin, phấn khởi, không ngừng phấn đấu vươn lên và giúp các em hình thành những kĩ năng cần thiết cho một lớp người mới phù hợp với sự phát triển không ngừng của xã hội.
4.2. Đối với học sinh:
4.2.1. Tích luỹ kiến thức
 Học văn, làm văn cũng như con người bước vào cuộc đời. Mỗi người bước vào cuộc đời đều phải mang theo mình những hành trang cần thiết, đó là những kinh nghiệm, những bài học của cuộc sống, những hiểu biết về tự nhiên, xã hội.
Muốn học môn Tiếng Việt tốt, muốn vận dụng môn Tiếng Việt tốt để viết các bài văn miêu tả các em phải hết sức coi trọng việc tích luỹ kiên thức. Về vốn kiến thức các em có hai nguồn để khai thác:
- Thứ nhất, đó là kiến thức của cuộc sống xung quanh ta. Một gia đình hoà thuận, vui vẻ mà các em sống với cha mẹ anh chị em sẽ cho các em những hiểu bíêt về những cách cư xử giữa những người trong gia đình với nhau. Rồi những đồ dùng trong gia đình bàn ghế, tủ giường, ti vi,...Kiến thức thực tế còn mở rộng ra trước mắt chúng ta, đó là những cảnh, những người những vật xung quanh ta: Con đường đến trường, lớp học thân thương, cánh đồng lúa xanh rờn.... Tất cả kiến thức thực tế cuộc sống giúp các em quan sát và miêu tả tốt.
 Nguồn kiến thức thứ hai vô cùng quan trọng nữa đó là kiến thức sách vở: Kiến thức trong chương trình môn Tiếng Việt và kiến thức do các bộ môn khác, sách báo cung cấp. Đó chính là những bài văn, bài thơ đặc sắc miêu tả về đất nước và con người, đó là những kiến thức về từ, câu và lý thuyết về Tập làm văn...Muốn tích luỹ được nguồn kiến thức này, các em phải đọc nhiều, đọc tích cực và có ý thức. Các em nên hình thành cuốn “ Sổ tay văn miêu tả” Trong cuốn sổ đó, các em ghi thành từng mục, những tục ngữ theo chủ đề, những câu tục ngữ hay, những đoạn văn hay, những câu văn hay...Sắp xếp thành chuyên mục như vậy các em dễ tìm, dễ lấy tư liệu để làm bài.
4.2.1. Rèn kỹ năng viết
“ Thiên tài chỉ có một phần trăm là do thiên bẩm, còn lại chín mươi chín phần trăm là do cần cù, nỗ lực mà nên”. Muốn viết văn tốt các em phải rèn luyện nhiều và rèn luyện một cách có ý thức. Mỗi ngày các em nên dành một lượng thời gian thích hợp để luyện kỹ năng viết, kỹ năng diễn đạt. Các em nên tập thói quen viết nhật ký, mỗi ngày ghi lại những việc mình thích hoặc những gì để lại ấn 
 tượng nhất với mình, hình thức viết có thể là thơ hoặc văn xuôi tuỳ khả năng và ý thích của từng em. Việc làm này nếu được các em thực hiện thường xuyên liên tục thì kỹ năng diễn đạt của các em sẽ tiến bộ từng ngày.
5. Kết quả thử nghiệm:
 Những biện pháp trên tôi cùng các đ/c giáo viên khối lớp 4 áp dụng vào quá trình giảng dạy từ năm học 2014 –2015 đến cuối năm học, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm qua hai đợt với một đề văn miêu tả cây cối và một đề văn miêu tả con vật.
Đề bài: 
Đề 1: Vườn trường em có rất nhiều lọai cây. Em hãy tả lại một câu gắn bó với em nhiều kỉ niệm nhất.
Đề 2 : Em hãy tả lại một con vật em yêu quý nhất.
Kết quả đạt được như sau:
Tổng số học sinh
 77 em
- Bài văn đúng cấu trúc, đúng trọng tâm, diễn đạt linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, có sáng tạo.
10 em = 13 %
- Bài văn đúng cấu trúc, có trọng tâm, văn có hình ảnh , câu văn gãy gọn, cảm xúc chân thành.
55 em = 71 %
- Bài văn đúng cấu trúc , đúng trọng tâm song dùng từ chưa hình ảnh, câu văn đôi chỗ chưa mạch lạc, diễn đạt chưa sinh động.
7 em = 9 %
- Phụ thuộc văn mẫu
5 em = 7 %
 Kết quả trên cho thấy, sau hơn một học kỳ rèn luyện học sinh của chúng tôi viết văn miêu tả đã tiến bộ hơn rất nhiều. Các em diễn đạt đã tự nhiên hơn, dùng từ có hình ảnh hơn, diễn đạt ý đã gọn gàng mạch lạc hơn, cảm xúc bài viết đã chân thành hơn và đặc biệt các em đã bước đầu có những phát hiện, liên tưởng mới mẻ của riêng mình, tuy đôi lúc còn vụng về nhưng hứa hẹn một sự sáng tạo độc lập.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
6.1. Với giáo viên
 Để làm tốt vai trò của mình người giáo viên cần thực sự tâm huyết với nghề, chịu khó tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, tích cực đổi mới phương pháp dạy học để phát huy hiệu quả giảng dạy . Để áp dụng sáng kiến này một cách có hiệu quả mỗi giáo viên cần:
- Cần tinh tế, linh hoạt, sáng tạo trước mỗi bài dạy. 
- Hướng dẫn quan sát một cách khoa học, bài bản.
- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn.Hướng dẫn học sinh cách thể hiện, cách viết cho sinh động, hấp dẫn.
- Hướng dẫn xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và xây dựng bố cục bài văn.
- Coi trọng khâu chấm bài, trả bài.
- Tích cực đổi mới phương pháp trong dạy văn miêu tả.
6.2. Đối với học sinh:
- Biết cách tích luỹ kiến thức, lập cuốn: Sổ tay văn miêu tả.
- Rèn kỹ năng viết thường xuyên liên tục, nên có thói quen viết nhật ký mỗi ngày.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 
 Một trong những mục đích quan trọng của việc dạy Tiếng Việt cho học sinh trong nhà trường là giúp cho các em hiểu và sử dụng thành thạo Tiếng Việt, một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của chúng ta. Hơn nữa, việc dạy học Tiếng Việt khồng phải chỉ đơn thuần nằm cung cấp cho học sinh một số những khái niệm hay quy tắc ngôn ngữ, mà mục đích cuối cùng cần phải đạt đến lại là việc giúp các em có được những kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Học sinh không thể chỉ biết những lí thuyết về hệ thống ngữ pháp Tiếng Việt, biết một khối lượng lớn các từ ngữ Tiếng Việt, mà lại không có khả năng sử dụng những hiểu biết ấy vào giao tiếp. Dạy Tiếng Việt cho các em, đặc biệt ở các lớp cuối cấp Tiểu học, không phải chủ yếu là dạy kĩ thuật ngôn ngữ mà là dạy kĩ thuật giao tiếp. Việc dạy Tiếng Việt gắn liền với hoạt động giao tiếp là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp học sinh nắm được các quy tắc sử dụng ấy. Vì vậy, có thể nói dạy Tiếng Việt cũng là việc dạy cho các em cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 Đặc biệt dạy Tập làm văn ở lớp 4 nói chung và văn miêu tả nói riêng, chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng mong muốn rằng học sinh của mình sẽ viết được những bài văn đẹp như những bức tranh đầy âm thanh và màu sắc. Cũng chính bởi lòng mong muốn đó mà chúng ta phải không ngừng học tập tìm tòi và sáng tạo để thắp lên trong các em những ngọn lửa nhiệt tình, để tâm hồn các em được mở rộng, sống gần gũi hơn với thiên nhiên, yêu quý và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
2. Khuyến nghị
 2.1.Về phía giáo viên:
- Điều tra nắm chắc trình độ học văn của học sinh. Biết từng điểm mạnh, điểm yếucủa mỗi học sinh.
 - Luôn sáng tạo hợp lý hình thức tổ chức dạy học với phương pháp đổi mới bằng cách hướng dẫn học sinh suy nghĩ độc lập, chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức và vận dụng vận dụng thực hành có hiệu quả.
 - Thường xuyên nghiên cứu, tham khảo để tìm ra phương pháp dạy học đổi mới có chất lượng cao.
- Đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh, thường xuyên khuyến khích động viên kịp thời chỉ ra những mặt chưa được của học sinh và đề xuất các biện pháp hỗ trợ.
2.2. Về phía tổ chuyên môn:
 - Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tăng cường trao đổi với nhau về kinh nghiệm các phương pháp dạy học văn miêu tả, bàn và đưa ra biện pháp tháo gỡ đối với những đề bài văn, những nội dung khó dạy trong phân môn Tập làm văn.
 - Mạnh dạn trao đổi với nhau về cách tổ chức, tiến hành xây dựng kế hoạch 
bài dạy đặc biệt là đối với những giáo viên trẻ mới ra trường.
2.3. Về phía nhà trường các cấp quản lý giáo dục:
 Để giúp cho việc dạy và học văn miêu tả được thuận lợi hơn, nhà trường cần tổ chức cho các em nhiều buổi ngoại khoá, tham quan những cảnh đẹp của địa phương để các em có dịp quan sát một cách khoa học và cảm nhận thế giới
 tươi đẹp quanh mình. Ngoài ra nhà trường cần triển khai được mô hình thư viện xanh một cách tích cực với nhiều đầu sách phong phú để học sinh được đọc nhiều từ đó tích lũy kiến thức nhiều hơn vì "mỗi cuốn sách là một chân trời mới".
 Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã nhận thức được và đã mạnh dạn áp dụng để nâng cao chất lượng dạy – học văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Với nhận thức và kinh nghiệm còn hạn chế kính mong các đồng nghiệp cùng thảo luận, góp ý bổ sung để áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan