Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hành cặp, nhóm trong tiết học nói (speaking) Tiếng Anh

 Môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới đã đưa vào chương trình giáo dục tiểu học ( Học sinh được học Tiếng Anh kéo dài mười năm từ Tiểu học đến Trung học phổ thông ) là một môn chính trong các kỳ thi phổ thông. Với mục tiêu giúp các em học sinh trên cơ sở rèn luyện 4 kỹ năng : Nghe, nói, đọc, viết, đạt được khả năng đọc hiểu tiếng Anh ở chương trình phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tìm hiểu khoa học kỷ thuật hiện đại và kho tàng văn hóa phong phú của thế giới. Đối với một lớp học Tiếng: ( Anh, Pháp , Nga, Trung.), lớp có tổng số học sinh trên 18 em được xem là một lớp học đông( large classes).Trong tiết học Tiếng Anh, đối với tiểu học mỗi tiết học là uốn nắn cho các em từng cách nghe và nói đúng một từ, một câu, một đoạn. để các em bắt chước, từng bước làm quen thực hành phát âm đúng ngữ điệu Tiếng Anh.

Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh tiểu học, việc học tiếng Anh hoàn toàn mới lạ và ý thức học tập của các em chưa quen.Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc nghe, nói. Nói được coi là việc quan trọng hàng đầu trong tiết dạy Tiếng Anh. Nghe và nói được là cơ sở giao tiếp. Thực hành nói theo cặp, nhóm là nhóm hoạt động thường xuyên thực hiện trong tiết học nói của các em. Hoạt động theo nhóm là hoạt động học tập trong lớp ngoại ngữ gồm nhiều học sinh làm việc với nhau có sự quản lý và giúp đỡ của cô giáo. Sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo để giải quyết một nhiệm vụ học tập. Việc lựa chọn mỗi nhóm học sinh tôi thường áp dụng vào đầu mỗi năm học. Đến mỗi tiết học nói, các em có thói quen làm việc theo nhóm như tôi đã sắp xếp, tránh mất thời gian cho công việc này trong mỗi tiết học.

doc21 trang | Chia sẻ: trantien2 | Ngày: 25/12/2022 | Lượt xem: 3591 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hành cặp, nhóm trong tiết học nói (speaking) Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp dạy học các em học sinh lớp 4 trong năm năm. Tôi nhận thấy trong tiết dạy nói, việc giúp cho các em thực hành nhóm, cặp là cần thiết, vì thế tôi chọn đề tài:“Một vài phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hành cặp, nhóm trong tiết học nói (speaking) Tiếng Anh”.
 2.2/ Mục đích nghiên cứu:
 Hoạt động cặp nhóm không phải là phương pháp giảng dạy mà là các cách thức tổ chức lớp học.Trong hoạt động theo cặp, giáo viên chia lớp học ra làm các cặp. Mỗi học sinh làm việc với một người bạn của mình và tất cả các cặp cùng làm việc một lúc.Trong hoạt động nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 4 đến 5 học sinh). Cũng như hoạt động theo cặp, tất cả các nhóm cùng làm việc một lúc. Tuy nhiên nhiệm vụ của mỗi nhóm có thể khác nhau và làm việc theo cặp và theo nhóm là hai hoạt động giao tiếp có rất nhiều điểm lợi.
Hoạt động cặp nhóm làm tăng sự tham gia của học sinh. Nếu một chủ đề trong lớp được năm hay sáu nhóm thảo luận trong cùng một thời gian thì điều này có nghĩa là số lượng người nói và thời gian thảo luận của từng cá nhân được tăng lên từ năm đến sáu lần. Hơn hữa, sự tham gia nhiều không những cuốn hút được những học sinh tích cực mà còn cả những học sinh rụt rè nữa. Học sinh sẽ thấy thoải mái hơn khi giao tiếp trong các nhóm nhỏ, do đó có thể tự diễn đạt những suy nghĩ của  mình một cách tự nhiên hơn.
Hoạt động cặp nhóm thông thường học sinh thích hoạt động theo nhóm hơn là phải trả lời giáo viên trước lớp. Lí do là vì, khi giao tiếp trong nhóm nhỏ kiểu ngôn ngữ các em dùng để diễn đạt thường cụ thể, thân mật và các em có điều kiện để thử nghiệm ngôn ngữ mà không bị áp lực từ bên ngoài.
Một mục đích nữa của hoạt động giao tiếp theo cặp và theo nhóm là trong khi tiến hành những hoạt động giao tiếp này, học sinh có nhiều điều kiện để giúp đỡ nhau hơn, các em sẽ học nhau một cách hữu thức hay vô thức thông qua việc chữa lỗi cho nhau và bổ sung kiến thức cho nhau do đó cùng nhau phát triển các kĩ năng. Giúp các em từng bước quen cách thực hành trước nói trước lớp. Qua quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác, tự do suy nghĩ và tranh luận rút ra được nhiều bài học bổ ích, để đề xuất vấn đề đang thảo luận và giải quyết vấn đề một cách cụ thể hơn. Các em là đối tượng trung tâm, cho các em thực hành theo cặp, nhóm để các em giao tiếp với nhau giúp các em thực hành dễ dàng và sửa lỗi cho nhau kịp thời. Những em yếu có thể học được từ bạn phương pháp tự học theo phương châm: “ Học thầy không tầy học bạn”
III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
 Hoạt động theo cặp, theo nhóm trong lớp ngoại ngữ gồm nhiều thủ thuật trong đó hai hay nhiều học sinh cùng làm việc với nhau và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo. Là hoạt động tương tác ngoại ngữ giữa học sinh với nhau. Trong một lớp đông, nhiều học sinh sẽ không có điều kiện nói, hoạt động trong nhóm nhỏ học sinh có điều kiện giao tiếp, mặt đối mặt với nhau, có thể thương lượng, trao đổi ý kiến, diễn đạt ý cá nhân mình một cách sáng tạo. Trong nhóm nhỏ, các thành viên khó có thể thu mình, ẩn nấp được, thời lượng dành cho mỗi thành viên cũng tăng lên đáng kể. Tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp, nhóm cứ mỗi năm trôi qua lại xuất hiện những thử thách mới vì thế giới luôn thay đổi từng ngày và giáo viên phải luôn sẵn sàng tiếp nhận và truyền lại những kiến thức mới cho học sinh của mình. Một vấn đề khiến nhiều giáo viên trăn trở là làm sao để giới thiệu, tổ chức cho các em thực hành nói theo nhóm, cặp có hiệu quả nhất để các em không những hiểu, vận dụng thực hành mà còn cảm thấy thú vị. Những bộ não non nớt của các em sẽ vô cùng áp lực trước những phương pháp giới thiệu và kiểm tra máy móc nhồi nhét và bắt học thuộc lòng. Nếu không có những cách tổ chức hoạt động linh hoạt, phù hợp gây hứng thú thì các em sẽ coi việc học nói, việc thực hành mẫu câu là để đối phó với những lần kiểm tra. Việc nói đúng Tiếng Anh gồm từ vựng, ngữ âm, ngữ điệu ngay từ lúc các em bắt đầu tiếp cận với Tiếng Anh là thực sự quan trọng.
Hoạt động theo cặp, hoạt động theo nhóm tạo hứng thú cho học sinh sử dụng ngoại ngữ, các cá nhân suy nghĩ và đề nghị ý kiến xây dựng bài bằng ngoại ngữ, điều này làm cho học sinh thích thú và tích cực tham gia nói. Hoạt động theo cặp, hoạt động theo nhóm tạo cho học sinh tâm lý an toàn, thoải mái. Nhóm nhỏ trở thành một cộng đồng bao gồm những thành viên như nhau vì một mục tiêu chung là giải quyết nhiệm vụ học tập được đề ra. Học sinh, đặc biệt là những học sinh hay e thẹn sẽ cảm thấy vững tâm, ít lo lắng khi phát biểu trước một số ít bạn bè hơn là phải thể hiện mình trước toàn lớp, trước giáo viên sẽ không lo sợ bị sai, bị cô sửa lỗi bài học trước mặt bạn bè. Hoạt động theo cặp, hoạt động theo nhóm các học sinh giúp đỡ lẫn nhau, chia sẽ ý kiến với nhau tăng cường tinh thần trách nhiệm và tính độc lập của mỗi thành viên.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỂN
 Dạy học môn Tiếng Anh không một giáo viên nào là không biết đến cách tổ chức hoạt động theo cặp hay theo nhóm. Tuy nhiên để hiểu rõ và vận dụng vào từng lớp có mức độ tiếp thu bài khác nhau, tùy từng bài dạy cụ thể mà giáo viên chuẩn bị sẵn để định hướng cho các em thực hành hoạt động theo cặp, theo nhóm áp dụng bài học lý thuyết vào thực hành là điều cần chú ý đến.
 Kỷ luật trong lớp học là vấn đề rất cần thiết mà mỗi giáo viên cần phải chú ý đến. Tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp, theo nhóm thì vấn đề lớp học có giữ được trật tự hay không là điều không phải là thứ yếu. Lớp học có trật tự, kỷ luật quá trình dạy và học mới được thực hiện tốt. Một lớp học có trật tự, giáo viên quản lý lớp tốt, trong lớp có sự hợp tác giữa thầy và trò, học sinh được động viên và có hứng thú hoạt động, phát biểu xây dựng bài, hoạt động trong lớp học sôi nổi. Tất cả những điều đó phụ thuộc rất lớn vào người giáo viên với khả năng chuyên môn và tư cách cá nhân của mỗi giáo viên đứng lớp. 
 Để có được những hoạt động theo cặp, theo nhóm trên lớp thành công, ngay từ những buổi đầu giáo viên phải tỏ ra kiên quyết với học sinh, bài dạy chuẩn bị kỹ lưỡng, giáo viên bắt đầu bài dạy một cách hấp dẫn và cố gắng duy trì được hứng thú và sự tò mò của học sinh trong suốt giờ dạy. Lời nói của giáo viên phải rõ ràng, duy trì được hứng thú và sự tò mò của học sinh trong suốt giờ dạy. Lời hướng dẫn rõ ràng, rành mạch. Cách truyền đạt phải sát hợp với đối tượng học sinh trong lớp, cách đặt câu hỏi phải có hiệu quả. Trong lớp người thầy phải thể hiện rỏ vai trò là người hỗ trợ, người giúp đỡ học sinh, phải tôn trọng học sinh, đôi khi pha chút hài hước mang tính xây dựng tích cực và nhiệt tình thân thiện với các em.
 Hoạt động cặp, nhóm là học sinh có thể mắc nhiều lỗi mà giáo viên không thể kiểm soát được. Tuy nhiên giáo viên có thể khắc phục vấn đề này bằng cắch đưa ra những hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành hoạt động và thông qua hình thức kiểm tra kết quả từng nhóm sau khi cho học sinh tiến hành thảo luận. Việc này có thể giúp giáo viên phát hiện và sửa những lỗi mà học sinh gặp phải nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên việc sửa lỗi cũng cần được giáo viên cân nhắc kĩ theo từng kĩ năng. Ví dụ, nếu là giờ nói giáo viên cần hạn chế tối đa việc chữa lỗi đặc biệt là những lỗi nhỏ để khuyến khích học sinh nói tránh trường hợp học sinh không dám nói vì sợ sai. Số lượng HS ở các khối lớp cao so với yêu cầu thực tế. Một số không nhỏ HS yếu kém, thụ động trong hoạt động học tập. HS chưa quen với cách hoạt động nhóm mà chỉ ỷ lại cho HS khác làm. GV chưa khích lệ, phát huy tính tích cực của những HS có khả năng trong lớp một cách kịp thời. Việc chia nhóm, phân công nhóm chưa làm tốt, có những em không biết mình phải làm gì và làm như thế nào. Thời gian cho hoạt động nhóm quá ít.
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 Là giáo viên phụ trách bộ môn tôi luôn động viên, khuyến khích tạo không khí thoải mái và đặc biệt tôi dùng các hình ảnh, dụng cụ hoặc hình ảnh ngộ nghĩnh đưa ra cho các em thực hành nhóm, cặp. 
Hoạt động theo cặp được tổ chức ngay trong mỗi tiết học, hoạt động này thường được tổ chức nhiều nhất là phần thực hành nói theo mẫu cho sẵn ở sách giáo khoa. Hoạt động tự phát và hoạt động theo cặp có sự dẫn dắt của giáo viên.
 Hoạt động theo nhóm cũng thường được tổ chức nhiều ở tiết dạy nói.
Tôi tạo ra những tình huống phù hợp với mỗi chủ đề của bài học, làm mẫu cho toàn lớp xem, giúp cho học sinh tiếp thu nhanh nhất bài học để tiến hành làm theo cặp hoặc nhóm. Bên cạnh đó tôi luôn chú ý luân phiên giúp cho từng thành viên một thực hành nói tốt hơn.
Các em càng tham gia tích cực vào quá trình giao tiếp thì khả năng thành công càng nhiều. Điều quan trọng nhất trong việc học cách nói là phải thực hiện theo trình tự: nghe, nói, thực hiện. Tôi luôn luôn tìm cách giúp các em học sinh có một thói quen thực hành nhóm một cách tốt nhất. Việc tổ chức cho các em thực hành nhóm, cặp bao gồm ba bước:
Giới thiệu hoạt động nhóm, cặp. 
Các em thực hành hoạt động nhóm, cặp dưới lớp.
 c. Sau khi hoạt động nhóm, cặp: Vài cặp thực hiện trước lớp, GV uốn nắn các em cách phát âm.
 5.1/ Thực hành nhóm, cặp trong lớp.
 5.1.1/ Các bước thực hành nhóm:
 5.1.1a. Giới thiệu hoạt động.
 Giáo viên giới thiệu hoạt động bằng cách giải thích vắn tắt mục đích, yêu cầu của hoạt động và những gì các nhóm, cặp phải làm, giáo viên phải làm mẫu hoặc hướng dẫn cho các nhóm, cặp thực hiện mẫu, cặp làm thử để hiểu rõ nhiệm vụ.
5.1.1b.Thực hành hoạt động cặp, nhóm.
 Giáo viên chia đều các cặp hoặc nhóm để mỗi học sinh đều có bạn thể thực hành, và toàn lớp đều làm việc. Trong khi cả lớp hoạt động, giáo viên đi từ nhóm này qua nhóm khác để quan sát, giúp đỡ và nếu cần thì tham gia vào một nhóm như một thành viên. Sự tham gia của giáo viên để giải quyết những vướng mắc về từ vựng, cấu trúc hoặc cách diễn đạt khi học sinh yêu cầu, có khi giáo viên tham gia trong nhóm để điều tiết thời lượng nói của các thành viên trong các nhóm khi thảo luận tránh việc một số học sinh khá thì tranh nói còn các học viên khác thì ngồi nghe.
 5.1.1c. Sau khi hoạt động cặp, nhóm.
 Khi từng cặp, đa số các thành viên thực hành xong, giáo viên dừng hoạt động lại và tùy theo nội dung của hoạt động giáo viên yêu cầu một cặp hoặc một nhóm thực hành lại trước lớp. Sau đó giáo viên nhận xét và sửa chữa các lỗi quan trọng. Ngoài ra giáo viên có thể yêu cầu đại diện của các nhóm báo cáo lại những vấn đề toàn nhóm đã thảo luận và đi đến nhất trí.
VI/THỰC HÀNH ÁP DỤNG:
Ví dụ 1: Unit 2: lesson 1: 2. Point and say. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4 tập 1 trang 12.
Tôi giới thiệu trước lớp ở phần này chúng ta thực hành nhóm, lớp được chia thành 4 nhóm (mỗi nhóm có 6 bạn) các em nhìn vào tranh và đóng vai hỏi và trả lời bạn từ đâu đến. 
Tôi mở máy cho các em nghe câu mẫu vài lần sau đó tôi làm mẫu với một nhóm, các nhóm còn lại quan sát và nhận xét nhóm đã thực hiện.
Tôi yêu cầu các em thực hành nhóm dựa vào từ gợi ý ở SGK.
Tôi yêu cầu vài nhóm các em thực hành hội thoại trước lớp.Tôi chú ý để uốn nắn sửa lỗi cho các em.
Ví dụ 2: Unit 2: lesson 1: 2 point and say. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4 tập 1 trang 14.
- Tôi giới thiệu hôm nay chúng ta thực hành hỏi và trả lời: What nationality are you ? và trả lời : I’m + ( nationality ).
- Tôi yêu cầu các em nhắc quốc tịch của 4 bạn trong 4 hình vẽ sách giáo khoa.
- Tôi yêu cầu các em thực hành theo nhóm dựa vào 4 gợi ý trong sách giáo khoa.
- Tôi yêu cầu một vài nhóm học sinh thực hành hỏi và trả lời trước lớp, các em còn lại nhận xét cách trả lời của bạn. Tôi nhắc các em cách phát âm của những từ khó. Ví dụ: nationality,Vietnamese, Australian, Malaysian, please.
Ví dụ 3: Unit 3: lesson 1: 2 point and say. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4 tập 1 trang 18. 
- Tôi giới thiệu hôm nay chúng ta học âm / /θ/ / trong từ fourth, / tʃ / trong từ match.
- Tôi viết vần và từ lên bảng.
- Tôi mở máy cho các em nghe toàn bộ hội thoại. Sau đó tôi mở máy lại cho các em nghe và lặp lại.
- Tôi yêu cầu các em các em thực hiện lặp lại âm và câu trước lớp, sau đó tôi sửa cho cách phát âm cho các em.
Ví dụ 4: Unit 5: lesson 1: 1. Look, Listen and repeat. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4 tập 1 trang 30.
- Tôi giới thiệu trước lớp ở phần này chúng ta đọc một đoạn hội thoại giữa bạn Mai, Nam và Phong.Thực hành nói những điều mình có thể làm và những điều mình không thể làm.
- Tôi yêu cầu các em nhìn 4 bức tranh trong sách giáo khoa, nhận ra những đặc điểm Mai, Nam, Phong. Tôi dạy các từ: can dance, can sing, can’t dance. Sau đó tôi kiểm tra các em về nội dung của đoạn hội thoại.
- Tôi mở máy một lần cho các em nghe toàn bộ hội thoại. Sau đó tôi mở lại cho các em lặp lại từng câu một.
- Tôi yêu cầu các em thực hành hội thoại theo cặp, sau đó thực hiện hội thoại trước lớp.
- Những bạn khác nghe và nhận xét cách phát âm của các bạn vừa thực hiện.
Ví dụ 5: Unit 5: lesson 2: 2. Point and say. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4 tập 1 trang 32.
- Tôi giới thiệu trước lớp về mẫu câu hỏi về khả năng của một ai đó, dùng mẫu Can you? +) Yes, I can./ No, I can’t.
- Tôi giới thiệu bốn bức tranh trong sách giáo khoa và dạy 4 cụm từ play table tennis, play volleyball, play the piano, play the guitar.
- Tôi chỉ vào bức tranh a và hỏi một em Can you play table tennis ? – Học sinh trả lời Yes, I can. Tôi yêu cầu từng cặp các em trong lớp thực hành đồng thanh, cá nhân mẫu này cho thuộc lòng.
- Tôi yêu cầu các em thực hành theo cặp trên lớp, sau đó tôi yêu cầu các em dùng các cụm từ gợi ý cho sẵn thực hành hỏi và trả lời.
- Tôi chọn một vài cặp thực hành hỏi và trả lời trước lớp, các em khác nhận xét về cách phát âm và nội dung thực hiện của các bạn.
Ví dụ 6: Unit 6: lesson 2: 3 Let’s talk. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4 tập 1 trang 42.
- Tôi hỏi một vài em What’s the name of your school ?, Where is it ? và What class are you in ? Các em dưới lớp lần lượt trả lời: It’s Mac Đinh Chi Primary School. It’s in Tam Anh Nam village. I’m in class 4A. Sau đó giới thiệu phần 3 này ta hỏi về tên trường của bạn là trường gì ?, Nó ở đâu ?, Bạn ở lớp gì ?
- Tôi yêu cầu các em đọc đồng thanh sau đó cá nhân các mẫu câu trên .
- Tôi yêu cầu các em thực hành theo cặp hỏi và trả lời 3 câu này.
- Tôi đi quanh lớp và giúp các em phát âm đúng các từ .
- Tôi yêu cầu một vài cặp, các em thực hành trước lớp. Các em khác đưa ra lời nhận xét trước lớp.
Ví dụ 7: Unit 14: lesson 2: 2. Point and say. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4 tập 2 trang 26.
Tôi giới thiệu trước lớp ở phần 2 này chúng ta thực hành mẫu Who’s taller ? và trả lời My sister is taller than me.
Tôi hỏi các em từng mẫu 1 về hỏi đoán so sánh hình dáng bên ngoài của một ai đó.
Tôi giới thiệu tranh và dạy các từ vựng: bigger, shorter, younger.
Tôi chỉ vào bức tranh a và hỏi một em Who’s this ?. Học sinh trả lời My brother is. My brother is shorter than my sister.
Tôi yêu cầu các em thực hành mẫu trên đồng thanh, cá nhân.
Tôi yêu cầu các em thực hành theo cặp hỏi và trả lời dựa vào các từ gợi ý.
 - Tôi yêu cầu một vài cặp học sinh thực hành trước lớp, những cặp dưới lớp nhận xét về cách phát âm vừa rồi.
Ví dụ 8: Unit 15: lesson 2: 3 Let’s talk. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4 tập 2 trang 32.
- Tôi giới thiệu hôm nay chúng ta ôn lại các mẫu When is Teacher’s Day?, What do you do on Teacher’s Day ?, và trả lời.
- Tôi hỏi để nhắc lại các các cụm từ: Tet, Teacher’s Day, New Year, Christmas yêu cầu một vài cặp thực hiện hỏi và trả lời các mẫu trên.
- Tôi yêu cầu các em thực hiện theo cặp hỏi và trả lời.
- Chọn một vài cặp thực hiện trước lớp. Những em còn lại nhận xét phát âm, thực hiện của bạn.
Ví dụ 9: Unit 16: lesson 1: 1. Look, listen and repeat. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4 tập 2 trang 40.
- Tôi giới thiệu trước lớp ở phần 2 này chúng ta học một đoạn hội thoại giữa Mai và Phong đưa ra những lời đề nghị đi đến một nơi nào.
- Tôi giúp các em nhận ra từng bức tranh ở sách giáo khoa. Tôi hỏi các em về các cụm từ có trong phần này.
- Tôi hỏi các em và viết lên bảng Let’s = Let us
- Tôi mở máy cho các em nghe toàn bài, Sau đó cho các em nghe và lặp lại hội thoại đó.Các em lặp lại bài hội thoại đồng thanh và cá nhân.
- Tôi gọi một vài cặp các em thực hành hội thoại trước lớp.
- Các em khác nghe các bạn thực hiện trước lớp và đưa ra lời nhận xét.
Ví dụ 10: Unit 17: lesson 2 : 2 Let’s talk. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4 tập 2 trang 48.
Tôi giới thiệu hôm nay chúng ta ôn lại cách hỏi giá cả của một đồ vật hay giá cả của những đồ vật.
Tôi hỏi một học sinh How much is this ruler ? Học sinh trả lời: It’s 2,000 dong, và một em khác How much are these books ? Học sinh trả lời: They’re 90,000 dong, Tôi hỏi những em khác that skirt, those skirts Tôi nhắc các em về that, those, this, these.
Tôi yêu cầu các em thực hành theo cặp hỏi và trả lời về giá cả của những đồ vật mà mình có, bạn kia trả lời và ngược lại.
Tôi đi quanh và giúp đỡ các em thực hành về hỏi và trả lời giá cả các đồ vật.
Tôi gọi một vài cặp lên bảng, thực hành hỏi và trả lời giá cả. Các em dưới lớp nghe và đưa ra nhận xét.
VII/ KẾT QUẢ :
 Nhờ việc chuẩn bị, tổ chức phân bố thời gian đều đặn 3 phần 1, 2, 3 trong mỗi lesson của mỗi Unit. Từng bước các em có thói quen nói, thực hành Tiếng Anh. Khắc phục được cách học thụ động như trước đây. Sau thời gian tiến hành dạy thử nghiệm như vậy, kết quả kiểm tra nói Tiếng Anh được nâng lên rõ rệt với kết quả thống kê cao hơn ở năm trước. 
Trên đây là toàn bộ những điều tôi đã học hỏi, quan sát, nghiên cứu được về vấn đề 
“ Một vài phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hành cặp, nhóm trong tiết học nói (speaking) Tiếng Anh ” tôi ghi nhận kết quả kiểm tra nói cuối học kỳ 1 như sau:
Lớp
Sĩ
số
Tốt
Hoàn thành
4A
21
18
3
4B
20
18
1
4C
17
17
1
Tỉ lệ %
58
91,4
%
8,6
%
* Qua kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh đạt tốt tương đối cao .Tuy nhiên nếu không cho câu hỏi ôn tập và động viên giúp đỡ đôn đốc các em ở nhà của quý phụ huynh thì kết quả sẽ thấp hơn. Nhưng dù sao đây cũng là kết quả khích lệ của thầy và trò khối 4 trường tôi. 
Có những việc làm ta cứ ngỡ bình thường nhưng khi thực hành nó mang lại kết quả tốt hơn trước. Chính cái bình thường ấy, được thực hiện vì những ánh mắt thân yêu của các em ta gặp mỗi khi đến lớp. Niềm khích lệ ấy sẽ được nhân lên bằng tấm lòng và trí tuệ của người thầy, ắt hẳn sẽ làm đẹp thêm bông hoa chất lượng của nhà trường, sẽ có nhiều cá nhân học sinh nổi bật trong năm học.
VIII/ KẾT LUẬN:
 Những ví dụ trên đây tôi đã tìm tòi, vận dụng vào mỗi tuần, chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4 mới hiện hành. Các em dần hình thành thói quen ở mỗi tiết học nói trên lớp. Năm học lớp 4 là năm thứ 2 các em được học Tiếng Anh. Từng bước các em nắm bắt được cách học, tạo điều kiện để các em nắm vững cách thực hiện và thực hành nhóm, cặp trên lớp. Học tốt phần này giúp các em nói đúng được 
Sáng kiến này tôi thực hiện không tránh khỏi nhiều thiếu sót rất mong những ý kiến đóng góp của thầy, cô, anh, chị và bạn bè đồng nghiệp để giúp đỡ tôi rút ra một phương pháp dạy có hiệu quả hơn./.
IX/ ĐỀ NGHỊ:
 Đối với trường: Trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên ( sách mới của bộ giáo dục phát hành ), đĩa nghe và máy cassett.
 Đối với phòng giáo dục: Trang bị một phòng – phòng có trang bị loa nghe- để dạy môn Tiếng Anh riêng.
X/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Stt
Tên tài liệu
Tác giả
Nhà xuất bản
1
Kỹ thuật dạy tiếng Anh
Nguyễn Quốc Hùng
NXB Giáo dục
2
Sách giáo khoa tiếng Anh 4
Bộ giáo dục và đào tạo
( Hoàng Văn Vân tổng chủ biên)
NXB Giáo dục
3
Sách giáo viên tiếng Anh 4
Bộ giáo dục và đào tạo
( Hoàng Văn Vân tổng chủ biên)
NXB Giáo dục
4
Tài liệu Teaching language elements.
Phan Văn Hòa, Ph.D
Dean of English Department 
Collect of teacher training, University of Danang 
5
Tài liệu lesson plan
Lê Thúy Anh
Lê Thị Anh Đào
Đỗ Vinh Hà
English Teacher Training Project 
XI/ MỤC LỤC:
Stt
TIÊU ĐỀ
ĐỀ MỤC
TRANG
1
Tên đề tài, Đặt vấn đề
I,II 2.1, 2.2
1,2,3
2
Cơ sở lý luận
III
4,5
3
Cơ sở thực tiễn.
IV 4.1, 4.2, 4.3
6,7
4
Nội dung nghiên cứu
V 5.1.1
8,9
5
Thực hành áp dụng
VI
10-> 14
6
Kết quả
VII
15,16
7
Kết luận
VIII
17,18
8
Đề nghị
IX
19
9
Tài liệu tham khảo
X
20
10
Mục lục
XI
21

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan