Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tham gia chơi tốt trò chơi vận động môn Thể dục Lớp 4

  “ Trò chơi vận động” ở lớp 4 là hoạt động tự nhiên, trong cuộc sống, hướng vào việc đem đến cho các em chơi một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu. Trò chơi đã tạo nên cuộc sống sinh động cho các em và cũng là hoạt động tích cực nhất của các em.

  Hoạt động chơi diễn ra thông qua các trò chơi. Trò chơi là một hình thức hoạt động trong các tình huống ước lệ nhằm tái hiện và lĩnh hội kinh nghiệm. Trò chơi cùng vật gắn liền với nó, đồ chơi là một hiện tượng văn hóa “ màu nhiệm”. Trò chơi là một cách thức đầu tiên để các em không chỉ phát triển những tiềm năng mà còn tạo lập nên đời sống tinh thần của các em. Vì vậy các em càng ít tuổi thì càng cần phải chơi nhiều. Với học sinh ở lớp 4 mặc dù hoạt động chơi đã lùi về phía sau, nhường vai trò chủ đạo cho học tập, nhưng “ Trò chơi vận động” vẫn có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của các em nói chung và sự phát triển các em nói riêng .

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7454 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tham gia chơi tốt trò chơi vận động môn Thể dục Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường văn hóa nhà trường, với nội dung cơ bản là tiến hành hoạt động học, học sinh phải dồn hết tinh lực học của mình cho việc học, khiến các em nhiều lúc quên đi các nhu cầu chính đáng của mình và cuộc sống mất dần vẻ hồn nhiên, vô tư. Trong việc giúp các em tìm lại được cuộc sống tự nhiên vốn có của mình, “ Trò chơi vận động” có một ý nghĩa quan trọng. Một mặt, bởi “ Chơi” chính là cuộc sống của các em, được chơi có nghĩa là được sống, được phát triển. Trẻ chơi xuất phát từ những nhu cầu và hứng thú trực tiếp của bản thân. Do đó khi chơi, trẻ vui sướng vì được sống với chính mình, sống đúng với bản thân mình .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
 Để đạt được nội dung , yêu cầu về “ Trò chơi vận động” đem đến cho các em vui chơi một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoái mái, dễ chịu. Góp phần xây dựng sức khỏe, thể chất, tính cách của người lao động mới như : Tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, nhẫn nại, vượt khó, yêu lao động và ham mê tìm tòi. Làm cho cho học sinh có sức khỏe tốt, có phương hướng để học tập tốt, phát triển năng lực, thể chất và trí tuệ của các em.
 Muốn dạy tốt và học tốt các kiến thức “ Trò chơi vận động”, các em phải có khả năng vận động tốt, nắm bắt được các thao tác kĩ thuật và thực hiện đúng luật trò chơi. .
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : 
 Đối với học sinh khối 4 trường Tiểu học Mỹ Tú A.
 Về “Trò chơi vận động” khối 4, trường Tiểu học Mỹ Tú A .
IV. KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : 
1. Khách thể : 
 Hình thành rèn kỹ năng vận động, có tinh thần lạc quan, nghị lực kiên cường, ý trí dũng cảm cho học sinh .
 Đa số học sinh chưa tìm hiểu, cần phân tích cụ thể nội dung trò chơi, luật chơi .
2. Phạm vi nghiên cứu : 
 Học sinh khối 4 biết tham gia vào các “ Trò chơi vận động”, nắm vững kiến thức khoa học cơ bản, những kỹ năng, kỹ xảo chủ yếu .
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 
 Phương pháp phân tích 
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp thực hành 
 Phương pháp điều tra thăm dò 
 Phương pháp thống kê 
 Phương pháp tổng kết .
B. PHẦN NỘI DUNG :
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
1. Khái niệm :
 Để xác định một cách chính xác về kiến thức, những kỹ năng, kỹ xảo vận động để được hình thành của “ Trò chơi vận động”. Bậc Tiểu học (nói riêng), trường Tiểu học Mỹ Tú A (nói chung). Phải tìm hiểu những vấn đề riêng biệt trong lý luận và thực tiễn, để từ đó giúp cho các em khi tham gia trò chơi đều có thể phát huy mọi sáng kiến, năng lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động, hệ thống, có tác dụng toàn diện đối với cơ thể cả về hình thái lẫn chức năng .
2. Phương tiện tạo ra sự cân bằng, đảm bảo tính tự nhiên trong cuộc sống của các em .
Các em chơi xuất phát từ những nhu cầu và hứng thú trực tiếp của bản thân. Do đó khi chơi, các em vui sướng vì được sống với chính mình. Ở đây “ Trò chơi vận động” rất cần cho các em. Bởi, chỉ trong trò chơi, các em mới có nhiều cơ hội để tiếp xúc với bạn và nhờ vậy các em phát hiện ra rằng bạn cũng giống như mình, cũng gặp những khó khăn như mình, cũng mang những mong muốn như mình Điều đó có nghĩa là các em cảm thấy yên tâm hơn, an tâm hơn khi bên mình đã có những “đồng minh”. Mặt khác, trò chơi có nhiều dạng, nhiều thể loại. Thậm chí, một trò chơi cũng có thể được chơi bằng nhiều cách khác nhau, tùy theo khả năng của các em. Cho nên các em thỏa mãn được nhiều loại nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy, trò chơi thực sự là một phương tiện lĩnh hiệu để tạo ra sự hài hòa, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống của các em .
3. Trò chơi – hình thức nghỉ ngơi tích cực của học sinh .
Trong điều kiện lần đầu tiên, tiến hành hoạt động học, phần lớn sức lực của các em phải được huy động, tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ và các yêu cầu của môn học, của thầy cô. Điều đó dẫn đến sự ức chế trong quá trình học tập kéo dài và sự sa sút trong kết quả học tập. Trò chơi với các nét đặc trưng cơ bản là sự hòa nguyện giữa tính hiện thực và ước lệ, giữa tính tự do và tự điều khiển, giữa tính độc lập và phụ thuộc, giữa tính “có đi” và “có lại”. Mặt khác, trò chơi bao giờ cũng đòi hỏi ở các em một sự nổ lực, ở bất kì một trò chơi nào, để đảm bảo cho cuộc chơi được thành công, mỗi thành viên khi tham gia đều có trách nhiệm làm tròn công việc mà mình được phân công. Điều đó khiến cho tâm thể của các em được làm việc. Hơn nữa trò chơi thường tự gây ra những khó khăn, những cản trở theo những đặc tính của động tác chơi hoặc những luật lệ của trò chơi. Trò chơi luôn đòi hỏi ở các em vượt qua chính mình. Vì thế tham gia vào trò chơi, các em phải hoạt động tích cực và được bọc lộ sự hết mình, cho nên, trò chơi luôn gây cho các em niềm hào hứng, say mê. Rõ ràng, trong trò chơi các em tìm thấy niềm vui và sự thư giản bằng tất cả tính tích cực của mình .
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1. Nhận định chung :
 “ Trò chơi vận động” góp phần xây dựng sức khỏe, thể chất, tính cách của người lao động mới như : Tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, nhẫn nại, vượt khó, yêu lao động và ham mê tìm tòi. Làm cho học sinh có sức khỏe tốt, có phương hướng để học tập tốt, phát triển hứng thú học tập, phát triển năng lực, thể chất và trí tuệ của các em .
 Theo phương pháp dạy học môn thể dục ở Tiểu học (nói chung), trường Tiểu học Mỹ Tú A (nói riêng) thì hạt nhân của môn thể dục là sức khỏe và thể chất, sự sắp xếp nội dung “ Trò chơi vận động” trong mối quan hệ gắn bó nhau. Không làm mất đi hoặc mờ đi những nét đặc trưng của từng nội dung. Vì vậy việc dạy “ Trò chơi vận động” vừa giúp cho việc chuẩn bị các nội dung “ Trò chơi vận động” có liên quan đến các lớp học trên, vừa phục vụ cho việc dạy học. Nội dung đó bước đầu là thực hiện quan điểm thích hợp trong từng nội dung. Củng cố thường xuyên và phát triển vận động trong học tập và trong đời sống của các em .
 Việc giáo dục các “ Trò chơi vận động” nhằm hoàn thiện về mặt thể chất và chức năng của cơ thể con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống, cùng những hiểu biết có liên quan kỹ năng, kỹ xảo đó .
 Thể chất là cơ thể được phát triển một cách toàn diện, nhịp nhàng, hài hòa kể cả hình thái lẫn chức năng. Thể lực cường tráng, có khả năng thích ứng tốt nhất với điều kiện sản xuất và chiến đấu. Các phẩm chất trí tuệ và tinh thần phát triển tốt, thích nghi dễ dàng với môi trường sống .
 Ở lớp 4 ngoài việc yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động, các em còn phải biết tên gọi các trò chơi đã được giới hạn trong chương trình sách giáo khoa mới .
2. Quá trình giảng dạy và tổ chức cho học sinh chơi “ Trò chơi vận động” ở lớp 4 còn gặp vài khó khăn .
Qua nhiều năm đã được Ban giám hiệu phân công dạy chuyên môn thể dục của nhà trường. Nhiều lần dự giờ rút kinh nghiệm, kiểm tra thực hành học sinh. Bản thân tôi nhận thấy việc tiếp thu kiến thức và khả năng thực hành về “ Trò chơi vận động”. Đối với khối 4, thầy và trò còn gặp một vài khó khăn như sau : 
a/ Đối với giáo viên : 
Quan tâm đến việc rèn luyện thao tác kĩ thuật, khả năng vận động của học sinh chưa sâu sát .
 Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi chưa tiến hành theo nhiều cách khác nhau .
 Đối với những trò chơi có chủ đề, chưa hỏi những câu hỏi để dẫn dắt học sinh sao cho các em “nhập vai” vào trò chơi .
Tổ chức đội hình chơi cho học sinh có lúc chưa hợp lí .
 Có khi chỉ hướng dẫn, để học sinh tự thực hành trò chơi .
 Chưa có biện pháp cụ thể và trực quan trong giờ thực hành trò chơi .
b/ Đối với học sinh :
 Khả năng phân tích và tổng hợp của các em còn non yếu. Đặc biệt là thiếu khả năng phân tích những hiện tượng, những thay đổi trong khi thực hành trò chơi, nên các em luôn trong tình trạng bị động. Chủ yếu chỉ quan sát và làm theo. Do vậy không hình thành được thao tác kĩ thuật, trong khi chơi các em thường bị phạm vi, khả năng vận động chưa cao .
 Chưa nắm kĩ được nội dung, yêu cầu của các trò chơi, xử lí các tình huống trong khi chơi chưa đạt được hiệu quả cao .
 Các em chưa hiểu được cách chơi, luật chơi. Trên cơ sở đó rèn luyện trí thông minh, tính sáng tạo, phản ứng linh hoạt và phát triển thể lực. Chưa biết cách “ chơi mà học” và tự tổ chức vui chơi ở trường, ở nhà .
* Cụ thể qua các trò chơi sau : 
+ Trò chơi “ Trao tín gậy”
Cách chơi : Khi có lệnh, số 1 chạy qua vạch giới hạn đến cờ của bên A, sau đó chạy vòng về. Khi số 1 chạy đến cờ của bên A và bắt đầu vòng lại thì số 5 bắt đầu chạy sang bên B. Số 1 chạy sau, số 5 chạy trước. hai người vừa chạy vừa làm động tác trao tín gậy cho nhau ở khoảng giữa hai vạch giới hạn. Số 1 trao tín gậy bằng tay phải, số 5 nhận tín gậy bằng tay trái, sau đó chuyển tín gậy sang tay phải để làm động tác trao gậy cho số 2. Số 5 khi nhận được tín gậy vẫn tiếp tục chạy đến cờ B thì quay lại. Khi số 5 bắt đầu chạy quay lại, thì số 2 xuất phát để cùng chạy và trao tín gậy cho nhau ở khu giới hạn. Số 2 nhận tín gậy bằng tay trái rồi quay lại chuyển sang tay phải để trao gậy vào tay trái số 6. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, cặp đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Khi trao tín gậy xong về tập hợp ở cuối hàng của mình. Trường hợp rơi tín gậy, có thể nhặt lên để tiếp tục cuộc chơi. Các em lại thực hiện : Xuất phát trước lệnh, không chạy vòng qua cờ, không trao tín gậy cho nhau ở trong khu giới hạn đã quy định .
+ Trò chơi “Lăn bóng bằng tay” .
Cách chơi : Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng di chuyển dùng tay lăn bóng về phía cờ đích. Khi qua cờ đích thì vòng quay lại và lại tiếp tục di chuyển lăn bóng trở về. Sau khi các em số 1 thực hiện xong về đứng ở cuối hàng, em số 2 của các hàng thực hiện như em số 1. Cứ như vậy, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng. Mà các em lại thực hiện : Không dùng tay lăn bóng mà dùng chân, không vòng qua cờ đích mà quay về vạch xuất phát, em lăn bóng trước chưa về đến vạch xuất phát, em tiếp theo đã rời vạch xuất phát hoặc xuất phát trước khi có lệnh. Khi di chuyển, bóng bị lăn xa quá tầm với tay .
+ Trò chơi : “ Chạy theo hình tam giác” 
Cách chơi : Khi có lệnh xuất phát, số 1 của mỗi đội rút 1 lá cờ nhanh chóng chạy theo cạnh của tam giác sang góc kia, (chạy theo cạnh bên tay phải so với hướng đứng chuẩn bị) rồi chạy về để cắm cờ vào hộp. Sau khi em số 1 cắm cờ vào hộp xong, em số 2 mới được xuất phát. Em số 2 thực hiện tương tự như em số 1. Trò chơi cứ như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm lỗi là thắng. Mà các em lại thực hiện xuất phát trước lệnh hoặc trước khi bạn chưa cắm cờ xong, rút cờ và cắm cờ sai quy định, làm rơi cờ trong khi chạy hoặc quên không thực hiện tuần tự theo các khu vực đã quy định .
Các trò chơi mà học sinh thực hiện như vậy không đạt được kết quả cao .
3/ Thống kê qua việc tổ chức và nhận xét kết quả thực hiện “ Trò chơi vận động” để nắm được trình độ và khả năng vận động của các em .
 Khối 4 trong toàn trường có 3 lớp : 4A1, 4A2, 4A3 . Tôi phụ trách hai lớp, với tổng số học sinh : 
Lớp
Tổng số học sinh
4A1
26/12 nữ
4A2
27/9 nữ
 Qua việc tổ chức và nhận xét kết quả mà học sinh đã tham gia thực hiện các trò chơi ở học kì I đạt kết quả 70% đến 80%.
Tuy nhiên vẫn còn vài học sinh chưa quan tâm đến việc thực hiện các trò chơi, thực hiện còn lơ là, chưa nhiệt tình, chưa linh hoạt sáng tạo .
 Kỹ năng, kỹ xảo vận động của các em còn nhiều hạn chế .
 Khi chưa cải tiến các em chỉ thực hiện các trò chơi theo sự hướng dẫn của thầy, nắm thao tác kĩ thuật, luật chơi một cách máy móc dẫn đến đạt kết quả không cao .
 Cần chấn chỉnh, giúp đỡ cho các em tham gia chơi tốt, nhiệt tình trong khi thực hiện trò chơi, thông minh sáng tạo, nắm vững những kiến thức khoa học cơ bản và những kỹ năng, kỹ xảo vận động chủ yếu .
III. GIẢI PHÁP ĐỀ RA : 
 Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học Mỹ Tú A. Tôi nhận thấy nếu luyện tập dưới hình thức thi đua hoặc dưới dạng trò chơi vận động sẽ đạt hiệu quả cao trong giờ dạy và học môn thể dục. Để day tốt nội dung “ Trò chơi vận động” này, tôi cần phổ biến kĩ luật lệ của trò chơi cũng như những yêu cầu cần đạt. Tôi trực tiếp làm trọng tài và có thể quy định thêm về cách tổ chức, hình thức chơi, taọ thêm sự phong phú, vui vẻ của trò chơi. Cần cho các em hiểu được cách chơi, nắm chắc luật chơi. Trên cơ sở đó rèn luyện trí thông minh, tính sáng tạo, phản ứng linh hoạt và phát triển thể lực cho học sinh. Tôi cần hướng dẫn cho các em biết “ chơi mà học” và có tính tự tổ chức vui chơi ở trường, ở nhà .
 Thực hiện một trò chơi nào đó cần có những thao tác kĩ thuật, luật chơi thật cụ thể. Tuy có mất thời gian nhưng chắc chắn chúng ta sẽ hình thành được cho các em có thói quen cẩn thận và một con đường phát triển tư duy một cách chắc chắn, con đường đó có thể xem như một quy trình. Có bước đi một hệ thống thứ tự .
Xác định đúng thao tác kĩ thuật, luật chơi.
Biết tên gọi các trò chơi 
Trình bày các thao tác kĩ thuật theo một hệ thống .
1/ Khi dạy trò chơi mới hay ôn tập cần thực hiện một số công việc sau : 
 Chuẩn bị địa điểm và phương tiện. Tổ chức đội hình cho học sinh thực hiện trò chơi. Nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp làm mẫu cách thực hiện trò chơi. Cho học sinh thử và chơi chính thức. Điều khiển trò chơi. Đánh giá kết quả cuộc chơi, bảo đảm an toàn cho học sinh .
 Nêu tên trò chơi và giải thích cách thực hiện trò chơi, có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động hấp dẫn. Giải thích cách chơi (nhất là trò chơi mới) cần chỉ dẫn trên các phương tiện đã chuẩn bị, sau đó chính tôi hoặc cho cán sự làm mẫu (tổ chức cho học sinh chơi đội hình đã tập trước đó, để tránh mất thời gian chuyển đội hình), tiếp tục chỉ dẫn, giải thích cho đến khi các em biết cách chơi, mới cho chơi chính thức, có phân thắng thua và nên có hình thức khen thưởng cho học sinh .
 Đối với những trò chơi học sinh đã được chơi một số lần, cần nhắc lại cách chơi thật ngắn gọn sau đó cho học sinh thực hiện trò chơi .
 Đối với trò chơi có chủ đề, cần có những câu hỏi dẫn dắt học sinh sao cho các em “ nhập vai” vào trò chơi .
 Khi điều khiễn trò chơi, có thể dùng lời nói, tiếng vỗ tay, tiếng còi để điều chỉnh nhịp điệu cuộc chơi, kết hợp với thay đổi khoảng cách, thời gian, số lần tập  Để điều chỉnh khối lượng vận động cho hợp lí. Trước khi thực hiện trò chơi nên cùng học sinh thống nhất hình thức thưởng, phạt để tăng sự hấp dẫn .
 Khi tổ chức trò chơi, cần theo dõi sát diễn biến cuộc chơi để xử lí kịp thời các tình huống và để nắm vững kết quả khi đánh giá .
 Có một số trò chơi cần phân loại sức khỏe cho nam, nữ riêng và cho những học sinh có thể chất kém tập ở mức độ đặc biệt phù hợp với sức khỏe.
 Cần đặc biệt chú trọng bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tất cả học sinh tham gia trò chơi cần lường trước các trường hợp để có biện pháp phòng ngừa theo điều kiện cụ thể của mình. Nếu thấy cách tổ chức không hợp lí hoặc bản thân trò chơi không an toàn, tôi có thể chọn một số trò chơi khác để thay thế. Nhưng không nên chọn những trò chơi nguy hiểm, không vệ sinh và an toàn như : “Đánh khăng”, “Thổi nịt” hoặc những trò chơi ném hoặc đấm vào người, vào mặt bạn
2/ Một số thao tác kĩ thuật, luật chơi và cách sửa :
+ Trò chơi “ Trao tín gậy” 
* Trường hợp phạm vi 
 Xuất phát trước lệnh
 Không chạy vòng qua cờ đích 
 Không trao tín gậy cho nhau ở trong khu vực giới hạn đã quy định .
* Cách sửa : Xuất phát khi có lệnh, các em chạy vòng qua cờ, trao tín gậy cho nhau ở trong khu vực giới hạn đã qui định .
+ Trò chơi : “ Chạy theo hình tam giác” 
* Trường hợp vi phạm : 
 Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi bạn chưa cắm cờ xong .
 Rút và cắm cờ sai quy định, làm rơi cờ trong khi chạy hoặc quên không thực hiện tuần tự theo các khu vực đã quy định .
* Cách sửa : Xuất phát khi có lệnh, em số 1 cắm cờ xong, em số 2 mới được xuất phát. Rút và cắm cờ theo quy định, không làm rơi cờ trong khi chạy, thực hiện tuần tự theo các khu vực đã qui định . 
+ Trò chơi “ Lăn bóng bằng tay” .
* Trường hợp vi phạm :
 Không dùng tay lăn bóng mà dùng chân hoặc ôm bóng chạy .
 Không vòng qua cờ đích mà quay về vạch xuất phát .
 Em lăn bóng trước chưa về đến vạch xuất phát, em tiếp theo đã rời vạch xuất phát hoặc xuất phát trước khi có lệnh .
* Cách sửa : Dùng tay lăn bóng, lăn bóng phải vòng qua cờ đích mới quay về vạch xuất phát, em số 1 về đến vạch xuất phát, em số 2 mới được quyeàn xuất phát .
Tuy nhiên trong giảng dạy “ Trò chơi vận động” tôi cần phải chú trọng thêm một số biện pháp sửa sai thao tác kĩ thuật cho học sinh .
 Chỉ ra chỗ sai và làm mẫu để cho các em quan sát .
 Giúp cho học sinh xác định đúng thao tác kĩ thuật, luật chơi .
 Trình bày các thao tác kĩ thuật theo một hệ thống .
 Trực tiếp sữa chữa, uốn nắn, điều chỉnh sai sót cho các em .
3/ Hình thức và thực hiện :
 Sau khi cùng đồng nghiệp nghiên cứu thống nhất các hiện tượng trên đang là vấn đề đặt ra cần giải quyết .
 Được Ban giám hiệu, tổ trưởng và tập thể giáo viên trong khối thống nhất ý tưởng trong giả thuyết mà tôi trình bày, giải pháp đã được thực hiện trong nội dung “ Trò chơi vận động” của môn thể dục, khối 4 trường Tiểu học Mỹ Tú A. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường .
 Với nhiệm vụ và trách nhiệm được giao. Trong quá trình thực hiện giải pháp mới như đã nêu trên. Bản thân tôi đặc biệt chú trọng thêm môt số vấn đề sau : 
Phát huy vai trò trọng tâm, vai trò chủ động tích cực, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện “ Trò chơi vận động” của học sinh. Trong đó tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để thông qua đó các em giành lấy những kiến thức mới của trò chơi .
 Xây dựng các thao tác kĩ thuật, những kỹ năng, kỹ xảo đã hình thành, trong đó tôi điều khiển và chú trọng đến các yếu tố học sinh có thể quên, bằng cách gợi ý.
Quan tâm đến việc thực hiện trò chơi ở nhà của học sinh và đánh giá để tìm ra giải pháp phù hợp giúp đỡ học sinh khắc phục tốt hơn. Nếu các em không thực hiện được thao tác kĩ thuật của “Trò chơi vận động”, cần tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao không thực hiện được. Để từ đó giúp các em nắm bắt được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động tốt hơn .
 Có 100% học sinh thực hiện trò chơi, trong đó có 40% - 50% đạt được thành tích cao, số còn lại cũng đạt từ trung bình trở lên .
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT :
I. KẾT LUẬN:
 Muốn thực hiện tốt sáng kiến kinh nghiệm trên, phải luôn luôn quan tâm đến việc thực hiện đúng hệ thống, trình tự theo yêu cầu về kiến thức “ Trò chơi vận động”, kỹ năng, kỹ xảo vận động. Mức độ đầu tư làm thế nào để học sinh có ý thức kiên nhẫn trong từng bước đi, luôn luôn đòi hỏi giải pháp sao cho phù hợp. Đối với phần kết thúc “ Trò chơi vận động”. Tôi hệ thống lại những kiến thức mà các em đã thực hiện, để tìm hiểu thêm về trình độ của các em, vận dụng tốt kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo vận động tin tưởng một cách tuyệt đối. Bản thân tôi cần quan tâm một số vấn đề sau : 
 Luôn nắm vững sách giáo viên, những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động, giúp đỡ cho học sinh thấy nhẹ nhàng hơn .
 Thường xuyên tự học, tự rèn, nghiên cứu thêm về nhiều tài liệu có liên quan đến phương pháp sư phạm .
 Thường xuyên trao đổi phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ .
 Khai thác tốt nội dung, yêu cầu sách giáo viên và đối tượng học sinh trong việc sử dụng tốt các phương pháp sư phạm .
 Kiên nhẫn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm ở đồng nghiệp .
 Mạnh dạng thực hiện các giải pháp cải tiến cần thiết cho việc dạy học .
 Quan tâm đến vấn đề chuẩn bị bài trước khi lên lớp, mức độ đầu tư thể hiện rõ ràng .
 Thường xuyên vận dụng khích lệ tinh thần học tập của các em bằng nhiều hình thức có hướng dẫn thực hành dẫn dắt đi vào các “ Trò chơi vận động”, mà học sinh còn lúng túng .
 Đánh giá học sinh phải thực hiện được các giải pháp, tích cực uốn nắn, sữa chữa kịp thời .
II. ĐỀ XUẤT : 
Cần có sự hỗ trợ nhiều các phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo, cũng như nâng cấp sân trường, trồng thêm cây xanh để tạo bóng mát đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh .
 Từ những biện pháp trên mà rút ra được trong quá trình dạy học môn thể dục, nếu còn thiếu sót mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, lãnh đạo cấp trên để sáng kiến được hoàn chỉnh hơn, đồng thời giúp cho tôi học hỏi thêm một số kinh nghiệm để áp dụng vào giảng dạy góp phần đưa chất lượng môn thể dục ngày càng phát triển . 
	 Mỹ Tú A, tháng 3 năm 2009
	 Người thực hiện
	Nguyễn Thanh Vũ 

File đính kèm:

  • docSKKN_the_duc.doc
Sáng Kiến Liên Quan