Một số biện pháp giúp cho học sinh học tốt Luyện từ và câu lớp 4

Trong tư bản luận, Các Mác đã từng nói:” Cùng với lao động và ngôn ngữ, loài người là nhân tố quyết định sự phát triển của mình”. Vậy con người và xã hội loài người phát triển mạnh mẽ đạt đến trình độ văn minh hiện đại phải kể đến yếu tố quan trọng là ngôn ngữ.

Nhờ có ngôn ngữ con người có khả năng tư duy. Ngôn ngữ là công cụ hiện thực của tư duy. Vì thế tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Người có tư duy tốt sẽ giao tiếp tốt. Trong việc đào tạo con người, việc cung cấp kỹ năng và sử dụng ngôn ngữ chính là cung cấp phương tiện để tư duy chiếm lĩnh kiến thức.

Lê-Nin đã từng khẳng định: “ Ngôn ngữ còn là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Con người sống thành xã hội. Trong xã hội nhất thiết phải có sự giao tiếp để con người trao đổi thông tin, biểu đạt tâm tư, nguyện vọng và cảm xúc. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của xã hội loài người. Con người học ngôn ngữ từ tuổi còn thơ và suốt cuộc đời không ngừng trau dồi ngôn ngữ cho chính mình. Con người học ở nhà trường và chính trong cuộc sống. Nhưng ở nhà trường con người được học ngôn ngữ một cách hệ thống và chuẩn mực nhất.

Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt ,thông qua phân môn này, học sinh được rèn luyện về khả năng dùng từ chính xác, đúng chính tả. Phân môn Luyện từ và câu vận dụng các hiểu biết về kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác mang lại, rèn luyện hoăc cung cấp, đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài tập Luyện từ và câu, học sinh phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt vào quá trình viết bài. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được học sinh hoàn thiện và nâng cao dần.

 

doc24 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 31922 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giúp cho học sinh học tốt Luyện từ và câu lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần trạng ngữ cho câu là để phản ánh đầy đủ tình cảm, nhận thức chủ quan của người nói. Về cấu tạo trạng ngữ là một cụm từ có hoặc không có quan hệ từ đúng trước. Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Trạng ngữ ở đầu câu dễ gặp nhất, học sinh dễ nhận thấy còn trạng ngữ ở giữa câu và cuối câu học sinh khó nhận diện. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 chỉ nêu trường hợp trạng ngữ đứng ở đầu câu nhưng nếu học sinh đặt những câu có trạng ngữ ở vị trí khác, giáo viên vẫn chấp nhận và chỉ cho học sinh thấy vị trí linh hoạt của trạng ngữ.
- Khi dạy bài “ Luyện tập về câu hỏi” tuần 14. Ở bài này học sinh phải đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu; nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn; bước đầu biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi. 
-Ví dụ: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch dưới sau đây:
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.
b) Trước giờ học chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
- Để đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch dưới, học sinh phải hiểu bộ phận gạch dưới biểu đạt nội dung gì? Từ dùng để hỏi bộ phận đó là những từ nghi vấn nào.Tìm được các từ đó và đặt thêm dấu chấm hỏi cuối câu là chúng ta giải quyết được vấn đề.
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
b) Trước giờ học chúng em thường làm gì?
c) Bến cảng như thế nào?
2.1.7. Biện pháp giúp học sinh tích lũy vốn từ vựng.
Học tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt cũng như con người bước vào cuộc đời đều phải mang theo mình những hành trang cần thiết, đó là những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống, những hiểu biết về thế giới xung quanh. 
Muốn học tốt môn Tiếng Việt, giáo viên cần cho học sinh hiểu tầm quan trọng của việc tích luỹ kiến thức. Nguồn kiến thức về cuộc sống xung quanh, tình cảm gia đình, cộng đồng và những cảnh vật trong cuộc sống đó là: bờ tre, giếng nước, đường làng, ... Nguồn kiến thức vô cùng quan trọng để các em tích lũy đó là kiến thức sách vở trong chương trình tiểu học, sách báo, tạp chí, ... Muốn có được kiến thức ấy, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát thực tế, ghi chép váo kí ức, lập cuốn sổ tay " Từ điển tiếng Việt" ghi thành từng mục từ ngữ hay theo chủ đề từ cùng nghĩa, trái nghĩa, tục ngữ, ca dao, châm ngôn, những gương người tốt, việc tốt. Sắp xếp thành chuyên mục như vậy sẽ dể tìm, dể lấy để vận dụng đặt câu, dùng từ ngữ khi giao tiếp ...
* Ví dụ: Khi dạy bài " Mở rộng vốn từ: Dũng cảm" ( tuần 26 )
Bài tập 1: Tìm những từ ngữ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ " dũng cảm", các em có thể dùng "Từ điển tiếng Việt " của mình để thi đua tìm được nhiều từ cùng với các bạn hoặc các em sẽ ghi chép thêm những từ ngữ của các bạn tìm được mà trong sổ mình chưa có. 
- Từ cùng nghĩa : quả cảm, gan dạ, gan góc, anh dũng, ...
- Từ trái nghĩa: nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, bạc nhược, ...
2.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi chủ yếu nghiên cứu về phân môn Tiếng Việt lớp 4. Cùng với đồng nghiệp xây dựng thành chuyên đề chuyên môn ở tổ chuyên môn lớp 4+5, chúng tôi đã cùng nhau tìm hiểu xây dựng chuyên đề chuyên môn từ những năm học trước. 
Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn "Luyện từ và câu" sẽ giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Từ đó, các em tích luỹ cho mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác trong tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn,...Đồng thời học tốt các môn học khác như: Toán, Tự nhiên-xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật,...Đặc biệt là khơi dậy trong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú của tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần giúp học sinh học tập tốt hơn ở các môn học khác.
Xuất phát từ nhu cầu của bản thân, xác định tốt, đúng phương pháp giảng dạy phân môn "Luyện từ và Câu", người giáo viên sẽ tìm ra những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục.
Qua thực tế dạy học trên lớp mang lại hiệu quả cao. Sáng kiến được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, nhất trí của tổ chuyên môn cho áp dụng trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4 từ năm học 2012 – 2013; 2013 - 2014 ở trường tiểu học xã Mông Sơn - Huyện Yên Bình - Tỉnh Yên Bái. 
2.3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: 
Áp dụng trong phạm vi trường tiểu học xã Mông Sơn. Trực tiếp là khối lớp 4 của nhà trường. Tiếp tục hoàn thiện thêm sáng kiến, thực nghiệm trong dạy học nếu mang lại kết quả cao hơn nữa, có thể nâng cao áp dụng cho các trường Tiểu học trong toàn huyện Yên Bình. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Sau khi thực hiện đổi mới phương pháp vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Tôi thấy kết quả đạt được như sau:
- Học sinh nắm chắc hơn về từ, mở rộng được vốn từ.
- Học sinh có kĩ năng tốt trong việc sử dụng từ, đặt câu.
- Học sinh có khả năng vận dụng thực hành tốt hơn.
- Các em có thể kiểm tra, rà soát lại bài làm của mình và của bạn.
- Đặc biệt khả năng giao tiếp, tác phong nhanh nhẹn hơn trong học tập, trong vui chơi. Thích học phân môn này hơn.
 Tuy kết quả đó là hết sức bé nhỏ, song nó cũng động viên tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy tại nhà trường.
Qua triển khai công tác giảng dạy bộ môn và đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của các em thông qua việc kiểm tra đánh giá hàng ngày và đặc biệt là bài kiểm tra định kì giữa học kì I vừa qua đã thu được kết quả như sau: 
Năm học
Tổng số
HS
Giỏi
Tỉ lệ %
Khá
Tỉ lệ %
TB
Tỉ lệ %
Yếu
Tỉ lệ %
2012-2013
74
14
18,9
28
37,8
29
39,3
3
4,0
2013-2014
92
19
20,7
31
33,7
40
43,5
2
2,1
Kết quả cho thấy: Khi được áp dụng phương pháp giảng dạy mới vào phân môn thì kết quả thu được khả quan hơn , khả năng vận dụng kiến thức của học sinh có tiến bộ hơn , số học sinh yếu đã giảm đi rõ rệt.
- Nhờ áp dụng các biện pháp trên nên chất lượng môn tiếng Việt so với đầu năm có nhiều tiến bộ rõ nét. Trước đây các em chưa hiểu nghĩa từ, vận dụng từ còn sai, đặt câu còn khô khan, rời rạc, chưa đủ ý hoặc dài dòng. Nay các em đã hiểu nghĩa của từ theo từng chủ điểm, biết giải nghĩa từ, vận dụng từ vào trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Các em đã biết dùng từ hay, giàu hình ảnh, biết phát hiện câu chưa đúng. Đặc biệt các em đã biết vận dụng để làm các bài tập làm văn hay. 
Chương III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: 
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh trong lớp đã nắm bắt kiến thức nhanh và vận dụng vào làm bài một cách vững vàng. Vì vậy tôi đã cùng với Giáo viên trong tổ khối lớp 4+5 trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời xây dựng chuyên đề về môn học này để cùng nhau nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu trong chương trình học tập ở Tiểu học. Từ đó giúp các em có tri thức trong học tập, để các em tiến tới các bậc học cao hơn.
Với mỗi nhà trường, việc dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Góp phần tích cực trang bị cho các em ngôn ngữ - công cụ để học tập, giao tiếp. Trong môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu là mở rộng khắc sâu vốn từ, phát triển kĩ năng, kĩ xảo sử dụng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hoạt động thực hành, ứng dụng thực tiễn.
Trong giảng dạy: Người giáo viên không thể nóng vội, phải luôn xem lại phương pháp giảng dạy của mình, điều chỉnh sao cho phù hợp với nội dung bài, nhận thức của học sinh, để gây hứng thú cho các em. Phải nghiên cứu, nhận thức rõ được về vị trí, nhiệm vụ, kiến thức cần dạy. Khi dạy giáo viên phải coi trọng nguyên tắc giảng dạy: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trở về thực tiễn”. Sau mỗi phần nội dung bài tập phải có khái quát hoá, đưa ra tiểu kết luận cho bài. Rèn cho các em có thói quen, kĩ năng đọc kĩ đề bài, xác định chính xác các yêu cầu của đề trước khi làm.
 Có như vậy bài giảng mới sinh động, cuốn hút được các em vào hoạt động học tập một cách say mê, giờ học mới đạt hiệu quả cao.
2. Kiến nghị:
Qua thực tế áp dụng các PPDH trên vào hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu, bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm cần có hướng phấn đấu: 
 Dạy cho học sinh những kiến thức Tiếng Việt nâng cao, mở rộng, khắc sâu chính là cơ sở để bồi dưỡng học sinh để trở thành học sinh giỏi văn trong tương lai. muốn vậy: 
* Đối với giáo viên:
 - Cần say sưa, tâm huyết với nghề, luôn thể hiện tình thương trách nhiệm đối với học sinh.
 - Không ngừng học tập trong sách vở, bạn bè đồng nghiệp, tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao tay nghề. Sáng tạo trong giảng dạy.
 - Nhận thức đúng vai trò của môn, phân môn: Luyện từ và câu là khởi nguồn của mọi quá trình nhận thức và giao tiếp.
 - Nắm chắc nội dung, lựa chọn phương pháp giảng dạy sát đối tượng, với nội dung bài học.
 - Trong giảng dạy người giáo viên cần có dự kiến tình huống xảy ra và biện pháp tháo gỡ, khắc phục.
 * Đối với nhà trường và các cấp quản lý.
- Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có điều kiện học tập tốt nhất.
 - Bổ sung kịp thời những trang bị, sách tham khảo để phục vụ cho bộ môn.
 - Động viên khuyến khích kịp thời những học sinh, giáo viên đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
 - Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tinh thông về chuyên môn kỹ năng sư phạm.
 - Nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn, nhà trường.
* Với thời gian nghiên cứu không nhiều, kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế chắc chắn bài viết của tôi còn nhiều thiếu sót. Riêng đối với bản thân tôi, điều cần thiết và không thể coi nhẹ là phải dạy tốt lý thuyết, từ đó mới phát triển được các tư duy, suy luận cho học sinh. Để rèn luyện kĩ năng học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh, thì trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải lựa chọ các phương pháp dạy tốt. Giáo viên phải đặt ra tình huống để các em suy nghĩ, tìm tòi cách giải khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong việc dạy học phân môn Luyện từ và câu trong mon Tiếng Việt. Kính mong sự đóng góp ý kiến của Ban lãnh đạo, các đồng chí giáo viên để tôi trưởng thành hơn.
 Mông Sơn, ngày 25 tháng 11 năm 2013.
 Người viết 
 Nguyễn Thị Minh Thìn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên tiếng việt lớp 4
 - Tài liệu tập huấn đổi mới SGK lớp 4 - 2006, 2009
 - Chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng tiếng Việt lớp 4
 - Các phương pháp dạy học tiếng Việt lớp 4
 - Tạp chí giáo dục, thế giới trong ta số : 266+267; 272
 - Để học tốt môn tiếng Việt lớp 4- NXBGD 2008, 2011
MỤC LỤC
TIÊU MỤC
TÊN ĐỀ MỤC
TRANG
1
PHẦN I: THÔNG TIN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
1
2
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 2
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Đặc điểm chung của tổ chuyên môn lớp 4+5 trường tiểu học xã Mông Sơn .
2. Lý do chọn đề tài.
3. Mục đích của sáng kiến.
4. Phương pháp nghiên cứu viết sáng kiến.
5. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
5.1. Cơ sở hình thành và phát triển kĩ năng tiếng Việt:
5.2.Cơ sở chương trình SGK Tiếng Việt lớp 4:
2
2
 3
4
4
5
5
5
3
Chương II: NỘI DUNG
1. Thực trạng về việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 của giáo viên và học sinh trường tiểu học xã Mông Sơn
a. Đối với giáo viên:
b. Đối với học sinh:
2. Nội dung của sáng kiến.
2.1. Nội dung phương pháp và biện pháp dạy học chủ yếu phân môn Luyện từ và câu lớp 4:
2.1.1. Nghiên cứu nội dung dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4
2.1.2. Biện pháp tổ chức hoạt động cho các dạng bài tập.
2.1.3. Phương pháp sử dụng trò chơi học tập để dạy “ Luyện từ và câu lớp 4”
2.1.4. Biện pháp hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu:
2.1.5. Biện pháp dạy nội dung mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:
2.1.6. Biện pháp nâng cao kiến thức về từ, câu, kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu:
2.1.7. Biện pháp giúp học sinh tích lũy vốn từ vựng.
2.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
2.3. Phạm vi đối tượng áp dụng của sáng kiến: 
2.4. Hiệu quả sau khi áp dụng sáng kiến.
8
8
8
9
10
10
10
10
11
12
14
14
15
18
18
 19
 19
4
Chương III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Kiến nghị
20
20
21
Tài liệu tham khảo
23
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
 Hiệu trưởng
ĐÁNH GIÁ , XẾP LOẠI CỦA HĐTĐ NGÀNH GD&ĐT YÊN BÌNH
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ , XẾP LOẠI CỦA HĐSK HUYỆN YÊN BÌNH
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN_lop_1_ren_ky_nang_viet.doc
Sáng Kiến Liên Quan