Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 viết tốt văn miêu tả

Cơ sở lí luận của vấn đề

 Theo chiến lược con người mà Đảng và nhà nước vạch ra là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Với mục tiêu phát triển toàn diện cho con người, mọi người ra đời đều mạnh dạn giao tiếp, biết nói biết viết, biết cảm nhận cái hay cái đẹp.Văn miêu tả giúp các em mở rộng vốn từ, nhìn nhận thế giới xung quanh một cách đúng đắn hơn, phát triển tư duy, tâm hồn, cảm xúc trong sáng cho các em, hình thành nhân cách cho học sinh làm cho các em thấy yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước và tự ý thức được cần mang sức lực, trí tuệ của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

 Học tốt văn miêu tả giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thiên nhên từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Từ đó, các em sẽ có những cách sống cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Dạy văn miêu tả có hiệu quả là giúp học sinh hiểu được thế nào là miêu tả, biết cách miêu tả sự vật, cảm nhận được cái đẹp của sự vật cần tả từ đó viết được bài văn miêu tả giàu hình ảnh, đầy cảm xúc và mang tính nhân văn sâu sắc. Nó giúp người đọc hình dung ra sự vật, sự việc một cách sinh động, cụ thể trong cuộc sống.

- Sơ đồ tư duy chỉ đơn giản là một sơ đồ được sử dụng để thể hiện trực quan hoặc phác thảo thông tin. Đây là một kĩ thuật đồ họa mạnh mẽ mà chúng ta có thể sử dụng để dịch những gì trong tâm trí của chúng ta thành một hình ảnh trực quan. Vì sơ đồ tư duy hoạt động giống như bộ não, nó cho phép chúng ta tổ chức và hiểu thông tin nhanh hơn và tốt hơn. Đó là các biểu hiện suy ghĩ do đó nó giúp mở khóa tiềm năng của bộ não thiết kế sơ đồ tư duy cho phép bạn dễ dàng sắp xếp thông qua các chi tiết khác nhau và thiết lập mối quan hệ giữa các chi tiết này.

Trước khi thiết lập sơ đồ tư duy, chúng ta cần xác định và đặt chủ đề chính ở trung tâm của sơ đồ. Nó sẽ đóng vai trò như hình ảnh trung tâm hoặc tiêu điểm của bản đồ. Thứ hai, chủ đề chính tỏa ra các nhánh từ hình ảnh trung tâm. Đây là lí do tại sao sơ đồ tư duy được biết đến là biểu hiện của một bộ óc suy nghĩ thông tuệ. Thứ ba, các chủ đề cấp 2 sẽ hình thành như các nhánh nhỏ hơn cho sơ đồ tư duy cả chúng ta. Những nhánh này tạo thành một cấu trúc nút thắt kết nối.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 5247 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 viết tốt văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Làm thế nào để học sinh có thể viết ra được những cái mà mình đã quan sát ? Để làm được điều này, giáo viên cần cung cấp cho học sinh một vốn từ ngữ gợi hình ảnh, phong phú và đa dạng. Việc cung cấp vốn từ này không chỉ được làm trong giờ Tập làm văn mà còn được rèn luyện chủ yếu trong các tiết Luyện từ và câu. Muốn vậy, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh quan sát. 
Ví dụ : Quan sát cây Sầu riêng : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 
 + Quan sát bên ngoài : Nhìn từ xa cây như thế nào ? Lại gần, cây cao thế nào? Thân to bằng cái gì ? Vỏ cây khi em sờ vào cảm giác gì ? 
 + Quan sát bên trong là quan sát có so sánh, suy nghĩ và cảm xúc.
 + Quan sát bên trong : Bổ quả sầu riêng ra em thấy cơm nó thế nào ? Ăn vào em có cảm giác gì ? Ngửi thấy hương thơm của nó giống mùi thơm của loại hoa nào hay sự vật quen thuộc nào ? Em hãy so sánh vị ngọt, mùi thơm của nó với các sự vật khác mà em biếtTình cảm của em đối với cây sầu riêng như thế nào ?
+ Quan sát phải gắn liền với so sánh và tưởng tượng :
Giáo viên mô tả một cây hay cây hay một cảnh vât và yêu cầu học sinh nhắm mắt lại hình dung cây đó hoặc cảnh vật đó theo sự mô tả của cô giáo.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát hiện ra những nét giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Hay nói cách khác, khi quan sát, học sinh phải hình dung được trong đầu xem hình ảnh mình vừa quan sát được giống với những hình ảnh nào mà mình và mọi người đã biết.
Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh quan sát cây bàng, tôi có thể đặt ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh liên tưởng và so sánh :
Khi nhìn từ xa trông cây như thế nào ? Cây cao bằng chừng nào ? Dáng cây ra sao ? Rễ cây trên mặt đất trông như thế nào ? Nhìn rễ cây em có liên tưởng đến hình ảnh gì ? Màu sắc của lá có thay đổi theo mùa không ? Thân cây thay đổi thế nào ?...
Với hệ thống câu hỏi như trên, học sinh không những viết ra những điều mình quan sát được mà còn có thể viết ra những câu văn giàu hình ảnh.
Ngoài ra, tôi còn có thể đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, đoạn thơ có nhiều hình ảnh so sánh và liên tưởng hay để học sinh tham khảo.
Từ đoạn văn tham khảo, tôi yêu cầu học sinh chỉ ra những hình ảnh hay trong bài, các biện pháp nhân hóa, so sánh trong bài mà tác giả đã tưởng tượng. Những câu văn nào bọc lộ được tình cảm của tác giả. Để thể hiện cảm xúc người viết thường dùng những từ ngữ nào ? Em hãy nói lên tình cảm của tác giả khi ngắm cây sầu riêng.
Ví dụ : Đứng ngắm cây sầu riêng mà tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này[1, tr.34-35], 
Xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh bộc lộ tình cảm khi quan sát sự vật.
	Ví dụ : Khi quan sát chiếc cặp, giáo viên nêu câu hỏi: “Cặp có ích gì đối với em ? Em và cặp gắn kết thế nào ? (Coi cặp như bạn thân). Em đối với cặp ra sao ?
Muốn viết được những câu văn miêu tả hay, giáo viên cần chú trọng cách dùng từ và sửa lỗi ngữ pháp cũng như cách diễn đạt cho các em. Giáo viên tổ chức cho các em đánh giá đoạn văn mẫu, chỉ ra cái hay của đoạn văn mẫu rồi sau đó tổ chức đánh giá đoạn văn của các bạn.
4. Tổ chức dạy học
- Thông thường như bao môn học khác hình thức dạy học phổ biến nhất là tổ chức tại lớp. Nhưng sau những năm nghiên cứu và giảng dạy tôi đã đổi mới phương pháp dạy đó là :
Tìm hiểu vốn từ ngữ của học sinh. Phân tích đoạn văn mẫu. Tổ chức thi tìm từ miêu tả, lựa chọn từ ngữ miêu tả : Tổ chức trò chơi thi tìm từ miêu tả
Ví dụ : Tìm từ tả hình ảnh hoa sầu riêng , tìm từ tả bộ lông chú mèo,
Hình hoa sầu riêng 	 Hình ảnh con mèo
Tổ chức tại lớp thì giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như dạy học cá nhân, nhóm nhỏ.
Giáo viên trình chiếu đoạn văn mẫu lên hoặc phát cho học sinh bài văn hay và yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm chỉ ra cái hay của đoạn văn, sau đó giáo viên tổ chức học sinh viết đoạn văn và hướng dẫn các em đánh giá với nhau.
Vận dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới (hình thức Vnen) Với hình thức này giúp các em sẽ hỗ trợ giúp đỡ nhau trong học tập và không để học sinh yếu bên lề lớp học. Học sinh được giao tiếp nhiều.
Tổ chức quan sát tại sân trường (hoạt động trải nghiệm)
Để tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần chọn đối tượng quan sát, xây dựng hệ thống câu hỏi khi hướng dẫn quan sát. Giáo viên phải nắm vững đặc điểm kiến thức học sinh để phân chia nhóm cho phù hợp sao cho số học sinh trong nhóm đều quan sát được và hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng quan sát và cùng trả lời các câu hỏi sau đó cử các nhóm trưởng tới các nhóm kiểm tra quá trình quan sát.Để học sinh giàu cảm xúc, giàu hình ảnh thì tôi tổ chức cho học sinh tham quan các cảnh vật : Như ngắm cây trong sân trường, ngắm cảnh hoa ngày Tết, thăm các khu di tích lịch sử,
Hoạt động trải nghiệm quan sát – ghi chép cây ở sân trường
Mỗi khi Tết đến, trước cổng trường tôi bán rất nhiều cây cảnh, tôi tổ chức cho các em ra ngắm những cây cảnh đó và yêu cầu các em mô tả lại một số dáng cây cùng loại, rồi trình bày cảm xúc của mình về các loại cây. Sau khi ngắm hoa các em đều thấy được nét đẹp riêng, sự tài hoa của của những nghệ nhân.
5. Kinh nghiệm cụ thể qua các dạng văn miêu tả 
5.1. Tả đồ vật 
	Xác định đồ vật cần tả : Yêu cầu học sinh phải xác định được đề bài yêu cầu tả cái gì. Trọng tâm của đề bài, lựa chọn đồ vật cần tả sao cho phù hợp với đề bài và gần gũi các em trọng cuộc sống.
	 Quan sát đồ vật
Để học sinh miêu tả được đồ vật, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát đồ vật, định hướng cho học sinh quan sát.
	Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đồ vật và đưa ra để quan sát. Sau khi quan sát giáo viên yêu cầu học sinh mô tả lại những gì mình quan sát được và nói rõ mình quan sát bằng những giác quan nào ? Ví dụ bằng mắt, sờ vào cảm thấy thế nào, nghe được những âm thanh đó như thế nào ?
 	Ví dụ : Hướng dẫn học sinh quan sát đồ chơi là con gấu bông
 Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bao quát về chất liệu làm con gấu, hình dáng con gấu, màu sắc của nó, các bộ phận của con gấu, Con gấu bông thường được làm bằng gì ? Sờ vào em có cảm giác thế nào ? Tình cảm của em đối với con gấu.
	Cần thiết nhất là học sinh sau khi quan sát phải mô tả lại sự vật đó trước bạn bè và trước lớp để các em mạnh dạn giao tiếp và sau đó được bạn bè và thầy cô giáo chỉnh sửa để các em có kinh nghiệm cho lần quan sát sau.
Khi phân tích cấu tạo bài “Cái trống trường”[1, tr.145-146], để tìm ra bố cục và hướng dẫn học sinh nhận ra cái hay của bài văn, giáo viên cần cho học sinh ra quan sát kĩ cái trống của trường mình và yêu cầu học sinh mô tả cái trống theo sự quan sát của mình rồi đối chiếu với bài văn mẫu.
Hướng dẫn quan sát các sự vật :
Giao cho mỗi nhóm quan sát sự vật khác nhau, sau khi quan sát, mỗi nhóm mô tả sự vật mình quan sát và chỉ ra những đặc điểm chung và riêng của mỗi sự vật sao cho người nghe, người đọc sao cho họ hình dung rõ sự vật ấy. Các em cần phải quan sát và mô tả những sự vật khác nhau và làm nổi rõ đặc điểm riêng của đồ vật cùng loại.
Liên hệ tình cảm và cách giữ gìn của người tả với đồ vật đó. Mỗi đồ vật có những gắn bó nhất định với tác giả của nó. Khi viết học sinh cần làm rõ được tình cảm của mình, sự gắn bó thân thiết giữa người viết và ý thức giữ gìn đồ vật
Miêu tả đồ vật là dạng văn đầu tiên trong văn miêu tả lớp bốn nên học sinh chưa nắm cấu trúc dàn bài một bài văn miêu tả, giáo viên không thể rập khuôn đưa ra một dàn bài ba phần mà phải phân tích cấu trúc một bài văn để rút ra một dàn ý chung gồm ba phần.
5.2. Tả cây cối
Để có bài văn miêu tả cây cối phong phú về nội dung, sáng tạo về hình ảnh thì học sinh phải biết đặt cây đó trong mối quan hệ cùng các cây khác cùng loài hoặc khác loài. Tả cây phải gắn với thiên nhiên với sự tác động của con người, chim chóc, ong bướm. Trong quá trình miêu tả người tả phải làm rõ đặc điểm về hình dáng, thời kì phát triển của cây, phân biệt được cây này với cây khác cùng loài và cây này với các loài cây khác đó chính là điểm riêng biệt trong văn miêu tả cây cối. Chính vì thế nên đòi hỏi người miêu tả phải nhạy cảm, biết linh hoạt phối hợp những từ ngữ lột tả đặc điểm của cây với các hiện tượng xung quanh, sự thay đổi của cây theo mùa, theo từng thời kì phát triển của cây giúp người đọc dù không nhìn thấy cây nhưng vẫn biết cây đó như thế nào. Khi miêu tả giáo viên cần lưu ý học sinh chọn tả những điểm nổi bật của cây và so sánh các bộ phận của cây với những sự vật hiện tượng quen thuộc. 
Ví dụ : Nhìn từ xa cây bàng như chiếc ô xanh khổng lồ mát rượi. Cành lá mơn man đùa vui trong gió như vẫy chào chúng em.
Để học sinh có một bài văn tả cây cối hay giáo viên phải giúp học sinh có vốn từ ngữ nhất định. Đây cũng chính là yếu tố cần thiết trong dạy văn lớp bốn. Muốn vậy, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích những đoạn văn mẫu trong sách và ngoài sách qua các tiết luyện Tiếng Việt. Qua những đoạn văn mẫu trong sách giáo khoa giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn văn và chỉ ra cách miêu tả, những hình ảnh hay trong bài, những biện pháp tu từ mà tác giả dùng, cách miêu tả của tác giả và những hình ảnh em thích. 
Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn “Lá bàng” [2, tr.41], đề bài trong sách chỉ yêu cầu nêu những gì đáng chú ý nhưng với tôi, tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ và nêu những từ ngữ, những hình ảnh hay có trong bài, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Học sinh sẽ thi đua nêu những từ hay : lá bàng như ngọn lửa xanh, lá bàng đỏ như đồng vậy. Đặc biệt là tác giả đã tả sự thay đổi của lá bàng theo mùa. Sau khi tìm hiểu xong đoạn văn, tôi cho học sinh trải nghiệm bằng cách đối chiếu hình ảnh trong đoạn văn với sự vật thật có trong sân trường xem tác giả tả có giống với vật thật không.
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn “Cây sồi” của Lép Tôn [2, tr.42], tôi yêu cầu học sinh nêu được những hình ảnh hay được tác giả miêu tả trong bài “Những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Cây sồi già đã thay đổi hẳn  Đang say sưa ngây ngất trong nắng chiều không còn thấy những ngón tay co quắp và những vết sẹo ngờ vực buồn rầu trước kia.”
	Tuy nhiên để một bài văn giàu tính chân thực và sinh động giáo viên không quên hướng dẫn các em khi miêu tả cần khéo léo kết hợp và vận dụng linh hoạt biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa. Đối với học sinh năng khiếu việc này không khó song với học sinh trung bình giáo viên cần giúp các em qua hệ thông câu hỏi gợi mở để học sinh tự tin viết bài.
Với học sinh tiểu học nhiều khi các em chưa có sự chú ý cao đối với cây mình chọn tả vì vậy giáo viên cần làm rõ cách thức và trình tự miêu tả như sau :
Quan sát kĩ cây chọn tả xem cây đó là cây gì, cây đang trong thời kì nào ? Xung quanh cây còn có những sự vật gì, hay là cảnh vật gì để làm tôn lên vể đẹp của cây
- Ghi những gì quan sát được vào nháp.
- Sắp xếp những điều quan sát được theo một trình tự hợp lí.
Ngoài dàn ý chi tiết trong các tiết học văn trước bài viết giáo viên để tâm đến việc sửa chữa bố cục, cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, cách miêu tả của từng học sinh. Bài viết nào chưa đạt giáo viên có thể tiếp tục gợi mở cho học sinh quan sát cây trên sân trường hoặc cây chụp trong tranh ảnh và đặt câu hỏi để học sinh tìm được ý quan sát. 
Đối với những học sinh năng khiếu giáo viên động viên các em viết mở bài gián tiếp kết bài mở rộng để bài văn tự nhiên hơn, hấp dẫn người đọc. Đặc biệt chú ý sử dụng nghệ thuật so sánh và nhân hóa sao cho bài văn sinh động, giàu tính chân thực.
 	Ví dụ : Kiểu bài tả về cây cối : “Tả cây có bóng mát” (cây phượng).
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cây phượng trong sân trường.
- Thảo luận theo nhóm, nêu lên kết quả quan sát. (tổ chức theo phương pháp Vnen)
+Tả bao quát cây: hình dáng, cao hay thấp, màu sắc.
+Tả cụ thể : thân cây, lá cây, hoa quả, vỏ cây xù xì, rễ cây ngoằn ngoèo nổi cả trên mặt đất.
+Chim chóc, ong bướm và các sự vật xung quanh.
+Nêu ích lợi của cây phượng.
Có thể hướng dẫn chọn những từ hay ở bài văn mẫu để ứng dụng vào bài viết của mình, ví dụ như dùng từ “hốc bướu cổ quái từ bài cây sồi để tả về thân cây phượng. Hoặc là lấy hình ảnh hoa gạo xoay trong gió để tả sự rơi của lá bàng. Hướng dẫn học sinh dùng các biện pháp nhân hóa để tả : Ví dụ khi tả lá bàng rơi các em có thể tả : “Có chiếc lá còn lưu luyến thân mẹ rơi xuống còn xoay xoay trong gió rồi ôm lấy gốc mẹ, còn có những chiếc lá ham chơi đã vội theo cô gió đến nơi cỏ xanh xa xa.” Sau khi tả xong yêu cầu học sinh đối chiếu bài làm của mình với bài “Hoa học trò” của tác giả Xuân Diệu [2, tr.43-44], Hay khi học sinh học bài tập đọc “ Sầu riêng” của tác giả Mai Văn Tạo [2, tr.34-35], yêu cầu học sinh nhớ xem cây sầu riêng và quả sầu riêng tác giả tả có giống với cây trồng trong vườn nhà hoặc em đã thấy không. Nêu các biện pháp nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong các bài.
- Đến tiết trả bài viết, tôi cho học sinh tự do phát biểu ý kiến sửa sai về câu, từ, ý diễn đạt. Qua việc đọc bài hay, các em nêu lên được chỗ nào hay cần học hỏi ở bạn, ý nào còn thiếu sót được các bạn bổ sung và hoàn thiện ngay tại lớp. Từ đó, các em sẽ có vốn từ để vận dụng vào bài viết phong phú hơn.	
Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát cây trong sân trường (hoạt động trải nghiệm)
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh quan sát và điền vào.
Khi quan sát các cây em thấy :
a. Thân cây thế nào ?
b. Gốc cây to vỏ cây thế nào, em sờ vào cảm giác thế nào ?
c. Cành lá, tán cây ... em thấy có đặc điểm gì nổi bật. Hãy vẽ lại các hình ảnh em quan sát được bằng ngôn ngữ và lồng cảm xúc của người viết.
Sau khi quan sát, giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi với nhóm mình, nhóm bạn về kết quả quan sát và thi tìm những từ ngữ diễn tả kết quả quan sát được để cả lớp chon từ ngữ hay, hình ảnh độc đáo.
	5.3. Tả con vật
Các con vật nuôi trong gia đình thì gần gũi với học sinh hơn tuy nhiên việc miêu tả các con vật ấy như thế nào đề bài văn miêu tả phải rõ 2 phần : một là tả hình dáng bên ngoài của con vật, hai là tả hoạt động thói quen của con vật đó. Trong 2 phần này thì việc tả ngoại hình học sinh thường làm tốt hơn phần tả các hoạt động. Khi tả hình dạng học sinh lưu ý chọn tả những nét tiêu biểu như đầu, mình, mắt, đuôi  xem mỗi bộ phận đó có màu sắc gì nó giống cái gì ở xung quanh gần gũi với các em. 
Ví dụ : Đôi mắt chú méo sáng như hòn bi ve dưới ánh sáng mặt trời. Hoặc là khi tả con gà thì các em so sánh cái mào gà bông hoa “Gắn trên đầu chú gà trống là một chiếc mào lắc lư đỏ chót hệt như bông hoa mào gà vậy”. Đuôi công cong lên lượn xuống uốn lượn như chiếc cầu vồng đủ sắc màu.
Khi tả hoạt động của con vật các em phải biết phối hợp với nghệ thuật nhân hóa để thấy được tính cách đáng yêu của con vật.
Ví dụ : Chú mèo mướp này khôn thật, chả là biết lũ chuột hay đến bồ thóc tìm ăn nên chú ta ngồi thu mình lại nghe ngóng, bọn chuột thấy im lặng bò ra ngay lập tức chú ta dở chiêu “tóm gọn” thế là con chuột xấu số đã làm gọn trong móng vuốt của chú. [ 2, tr.13-14], 
 Để bài văn tả con vật giàu tình cảm người tả chú ý đến những chi tiết như chăm sóc con vật, thưởng cho chúng khi chúng lập “thành tích”, đôi khi đề cao vai trò của chúng trong cuộc sống 
Cái khó trong văn miêu tả con vật là các em phải đặt các hoạt động của con vật trong sự suy đoán của con người bằng cách nhân hóa con vật lên sao cho nó có những tính cách của con người mà hình ảnh lại ngộ nghĩnh.
Ví dụ : “Chú gà trống này rất hay tán tỉnh láo khoét, chú ta mời bọn gà mái ra bờ tre để chú đãi giun nhưng bắt được con giun nào chú ta lấy mỏ kẹp ra giữa đất kêu tục tục mời bọn gà mái tới xơi bọn này vừa xô tới là chú đã nuốt chửng con giun vào bụng”. (Quê Nội – tác giả Võ Quảng)
Để học sinh viết được đoạn văn giàu hình ảnh thì giáo viên cần nêu một số tình huống cụ thể để học sinh có điểm tựa viết bài. 
Với thể loại văn này, tôi dùng máy chiếu để trình chiếu hình ảnh và những hoạt động của con vật để học sinh quan sát. Sau khi quan sát tôi yêu cầu học sinh mô tả lại bằng lời và viết lại trên giấy. Tổ chức cho các em trao đổi, thảo luận theo nhóm (theo mô hình Vnen)
	IV. Kết quả của sáng kiến.
Sau gần 2 năm nghiên cứu bản thân tôi thu kết quả của môn Tiếng Việt nói chung và chất lượng viết văn của học sinh được nâng lên rõ rệt. Hầu hết các em dùng từ chính xác, cấu trúc chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, đúng dạng bài. Học sinh chủ động hơn trong các tiết học phân môn Tập làm văn. Các em diễn đạt được rõ ràng ý mình muốn nói; không còn lệ thuộc vào bài văn mẫu.
Kỹ năng làm văn được nâng cao, từ đó bài viết của các em có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, yêu quý động vật hơn.
Ngoài ra tôi còn vận dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống các mảng kiến thức đã được học theo từng môn học như: lịch sử, toán, địa lý ...để học sinh nghi nhớ rõ ràng và nhớ lâu hơn. 
* Kết quả khảo nghiệm sau khi thực hiện đề tài được khảo sát qua năm học 2018- 2019 và học kì I năm học 2019- 2020:
Năm học, 
Lớp
Tổng số học sinh
Có kĩ năng viết văn tốt, đúng thể loại, đúng bố cục cấu trúc chặt chẽ có cảm xúc, giàu hình ảnh,từ ngữ chính xác,
Đúng bố cục, từ ngữ chính xác, chưa sử dụng hình ảnh nghệ thuật
Chưa có bố cục, dùng từ ngữ chưa chính xác, lạc đề
2018 -2019
(Lớp 4E)
 27 em
10em
 37%
17 em
62,9%
0
Học kì I 2019- 2020
(Lớp 4D+ 4B)
65 em
22em
33,8%
42em
64,6%
 01em
1,5%
Phần thứ ba : KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
	I. Kết luận
	Tập làm văn là môn học thực hành, là sản phẩm tổng hợp của các phân môn Tiếng Việt. Qua luyện tập, thực hành học sinh được rèn luyện kỹ năng thực hành tập làm văn, viết đoạn, bài mạch lạc, diễn đạt ý hay và ngày một nâng cao. Vì thế, bản thân từng giáo viên phải đầu tư hơn nữa cho từng giờ dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, để các em có điều kiện tham gia vào hoạt động học tập đều đặn, có hứng thú khi vào học tiết Tập làm văn.
	Trong giờ học giáo viên phải uốn nắn, hướng dẫn các em nhận xét, chuẩn bị ứng phó với các tình huống sư phạm. Giờ tập làm văn đảm bảo theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, các em được học tập tích cực, chủ động và sáng tạo suy nghĩ độc lập, tự nhiên, không gò bó, rập khuôn máy móc. Có như thế thì chất lượng học tập Tập làm văn của học sinh được nâng cao và công việc giảng dạy của người giáo viên mới đạt hiệu quả.
Tập làm văn là phân môn quan trọng trong quá trình dạy học vì vậy giáo viên cần giúp đỡ, định hướng cho học sinh viết văn sao cho đảm bảo các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ cuộc sống.
Muốn được như vậy người giáo viên cần liên tục bồi dưỡng năng lực bản thân, cần tìm tòi và phát huy những phương pháp và hình thức dạy học mới trong đó sử dụng sơ đồ tư duy được xem như một công cụ dạy học tích cực và là phương pháp ghi nhớ hiệu quả nhất không chỉ ở phân môn làm văn mà còn ở tất cả các môn học khác đặc biệt là việc hệ thống hóa kiến thức đã học một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Tôi muốn nhân rộng cách dạy kiến thức bằng sơ đồ tư duy này vào tất cả các môn học và trên diện rộng hơn ở các khối lớp, các trường học trong huyện Hoài Nhơn.
II. Khuyến nghị
Để sáng kiến của tôi sử dụng đạt hiệu quả, tôi khuyến nghị với nhà trường và cấp trên xây dựng khuôn viên trường rộng đẹp với đầy đủ cây xanh và bóng mát. Nhà trường cùng phụ huynh tạo điều kiện sắm cho mỗi khối lớp một đèn chiếu hoặc ti vi để các em có điều kiện quan sát các sự vật trên màn hình được thuận lợi hơn. Ban chỉ huy Liên đội và các địa phương tạo điều kiện cho các em được tham quan trải nghiệm nhiều hơn.	 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tài liệu
Tác giả
1
Sách Tiếng Việt 4 (tập 1)
 Nhà xuất bản Giáo dục
2
Sách Tiếng Việt 4 (tập 2)
 Nhà xuất bản Giáo dục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Tiếng Việt 4 (tập 1 + Tâp 2) của Nhà xuất bản Giáo dục.
Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông - Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Phạm Minh Diệu
Bài tập nâng cao Từ và Câu lớp 4 - Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 4 của Nhà xuất bản Giáo dục
Tập làm văn 4 - Đặng Mạnh Thường
Hoài Tân, ngày 3 tháng 3 năm 2020
Người viết
Nguyễn Quốc Huy
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
TRƯỜNG TH SỐ 2 HOÀI TÂN
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
HUYỆN HOÀI NHƠN

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_giup_hoc_sinh_lop.doc
  • docDONYEUCAUSK.doc
  • docTÓM TẮT NỘI DUNG VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ (1).doc
Sáng Kiến Liên Quan