Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5

Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến

Công tác giáo dục học sinh tại trường Tiểu học xã Mường Mít trong những năm gần đây đã thực hiện đúng chủ trương của ngành Giáo dục – Đào tạo là dạy học sát đối tượng học sinh theo vùng miền, nâng cao chất lượng giáo dục bền vững. Nhà trường đã đạt được những thành công về chất lượng giáo dục các môn học. Song đối với nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 chưa đạt được hiệu quả cao. Việc áp dụng dạy học nội dung này ở các lớp còn mang tính hình thức, chưa phong phú về nội dung và phương pháp thực hiện. Chưa thật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5 vùng dân tộc. Từ đó dẫn đến học sinh chưa có các kĩ năng sống cần thiết trong trong học tập, lao động, vui chơi, đặc biệt là chưa đảm bảo sức khỏe cho bản thân, chưa biết xử lý những tình huống khẩn cấp. Trong quá trình giao tiếp, các em còn rụt rè, ngại giao tiếp hoặc ứng xử chưa chuẩn mực. Đồng thời trước sự bùng nổ về thông tin mạng đã phần nào tác động đến nhận thức lệch lạc của học sinh. Làm cho các em có những ứng xử và hành động chưa được chuẩn mực.

Với học sinh lớp 5 là lứa tuổi dậy thì, sinh sống ở vùng còn khó khăn, các em cần phải biết những kĩ năng sống cần thiết để phục vụ học tập, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bản thân và biết giao tiếp ứng xử phù hợp với mọi người.

Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở nhà trường là hết sức cần thiết. Cần phải thực hiện đồng bộ, phong phú về nội dung, hình thức và phương pháp. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện của địa phương.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần thiết để áp dụng giải pháp
Để thực hiện được giải pháp này thành công, đối với giáo viên phải có kiến thức hiểu biết về xã hội, có vốn kĩ năng sống phong phú, cách truyền đạt và phương pháp dạy học linh hoạt; thứ hai, có phương tiện, trực quan hỗ trợ.
Đối với học sinh, các em cần phải có các kĩ năng cần thiết như nghe, đọc, quan sát, phân tích, thuyết trình và kĩ năng làm việc nhóm để hỗ trợ.
Giải pháp 2: Giáo dục lồng ghép vào các tiết Hoạt động tập thể 
* Nội dung giải pháp
Giúp cho giáo viên và Tổng phụ trách Đội nắm được nội dung, hình thức, phương pháp khi giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động tập thể được tổ chức phù hợp với từng lớp, từng thời điểm.
 Giúp cho học sinh có được các kĩ năng sống cần thiết thông qua các hoạt động tập thể một cách sinh động, vui vẻ và bổ ích.
* Các bước thực hiện
Bước 1, xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng tuần, từng tháng, năm học.
+ Giáo viên dạy lớp 5 phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức giáo dục kĩ năng sống thông qua các tiết Hoạt động đầu tuần của từng tháng; thông qua các hoạt động của Đội đầu giờ, giữa giờ, sinh hoạt Sao nhi đồng của từng tuần.
Ví dụ tuần 2 chủ điểm tháng 9, triển khai tuyên truyền Luật An toàn giao thông cho học sinh ở các điểm trường tại buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần thì chúng tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn; kĩ năng xử lý tình huống, đảm nhận trách nhiệm vào cùng buổi hoạt động tuyên truyền đó.
Ví dụ tuần 3 chủ điểm tháng 10, tổ chức cho học sinh xem phim về tấm gương học sinh nghèo vượt khó. Thông qua đó, chúng tôi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh biết đặt mục tiêu vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và trong học tập, kĩ năng tự tin vào cuộc sống.
+ Đối với các tiết Hoạt động cuối tuần, nội dung kĩ năng sống cần giáo dục được giáo viên chủ nhiệm tổ chức cùng với các hoạt động tập thể của lớp theo từng tuần.
Ví dụ ở tiết Hoạt động cuối tuần tháng 10, tại lớp 5A1, giáo viên chủ nhiệm đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống cùng với sinh hoạt lớp. Giáo viên chủ nhiệm đã rèn các kĩ năng tiết kiệm điện, kĩ năng sử dụng điện an toàn, cho học sinh thông qua việc cho học sinh đóng tiểu phẩm ngắn về sử dụng điện lãng phí ở nhà.
Ví dụ ở tiết Hoạt động cuối tuần tháng 11, tại lớp 5A3, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh bình chọn những bạn có nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Thông qua đó, giáo viên đã rèn được kĩ năng làm việc nhóm, tranh luận, kĩ năng thuyết trình cho học sinh.
Bước 2, Chuẩn bị cho các hoạt động giáo dục kĩ năng sống.
Theo kế hoạch hoạt động Đội ở mỗi tuần, mỗi điểm trường, Tổng phụ trách Đội hoặc giáo viên dạy lớp 5 ở điểm trường đó bám vào nội dung đã xây dựng để chuẩn bị về nội dung kĩ năng cần giáo dục, chuẩn bị về hình thức, phương pháp, cơ sở vật chất, con người tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng.
Đối với học sinh, các em được giáo viên giao chuẩn bị về cơ sở vật chất, tham gia vào các hoạt động giáo dục đó.
 Ví dụ tuần 2, tháng 9, để triển khai tuyên truyền Luật An toàn giao thông cho học sinh có hiệu quả thì giáo viên xây dựng kịch bản, nội dung chương trình tuyên truyền giáo dục kĩ năng sống. Phân công học sinh chuẩn bị mũ bảo hiểm, xe đạp... để tham gia đóng tiểu phẩm trong hoạt động tuyên truyền đó.
Ví dụ ở hoạt động giữa giờ ra chơi, để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các trò chơi dân gian thì giáo viên phải nhắc học sinh chuẩn bị về dụng cụ để tham gia chơi đó. 
Ví dụ ở tiết Hoạt động cuối tuần, để rèn các kĩ năng sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp thì giáo viên phải chuẩn bị hình thức, phương pháp giáo dục. Đồng thời phân công học sinh chuẩn bị một số đồ điện như dây điện, ấm đun nước, bóng điện.
Bước 3, thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Sau khi chuẩn bị về nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh theo kế hoạch từng tuần, từng tháng, chúng tôi tiến hành giáo dục cho học sinh theo kế hoạch đó. Ở mỗi tuần, mỗi tháng có sự điều chỉnh bổ sung về nội dung, hình thức hoặc phương pháp để phù hợp với học sinh.
Ví dụ giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thông qua buổi tuyên truyền về Luật An toàn giao thông ở mỗi điểm trường, chúng tôi tiến hành cho học sinh lớp 5 tham gia vào quá trình tương tác, xử lý các tình huống do chúng tôi nêu ra. Sau đó để cho học sinh được tự nhận biết hành vi nào đúng, hành vi nào sai, làm thế nào để không bị tai nạn giao thông. Cuối cùng các em rút ra bài học và tự trình bày trước các bạn. Nếu học sinh chưa nêu được những việc làm cần thiết để phòng tránh tai nạn hoặc trả lời chưa chính xác, chúng tôi tiến hành trợ giúp các em.
Hình ảnh hướng dẫn học học sinh lớp 5A3 phòng tránh tai nạn đuối nước (xem phụ lục).
Ví dụ giáo dục kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, ứng xử đúng mực thông qua các trò chơi dân gian như trò kéo co ở hoạt động giờ ra chơi, bịt mắt đánh trống... ở buổi Hoạt động đầu tuần. Chúng tôi tiến hành hướng dẫn cách chơi, kĩ thuật kéo co, nhắc nhở học sinh về lời nói, cử chỉ, hành động trước, trong và sau khi kéo co xong. Quá trình học sinh tham gia chơi chúng tôi quan sát và có những nhận xét, nhắc nhở phù hợp với những bạn có hành vi chưa đúng mực (bởi các em dễ bày tỏ thái độ khi bị thua hoặc thắng cuộc).
Hình ảnh một số trò chơi tổ chức cho học sinh lớp 5 ở các điểm trường (xem phụ lục).
Ví dụ trong tiết Hoạt động cuối tuần tháng 12, giáo viên chủ nhiệm ở các lớp 5 phát động phong trào “Áo ấm tặng bạn mùa đông”. Thông qua đó, giáo dục học sinh các kĩ năng sống như biết giúp đỡ, chia sẻ với bạn khi bạn gặp khó khăn. Đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng trình bày quan điểm cá nhân trong việc giúp đỡ bạn. Hướng dẫn học sinh nhận ra được đây là việc làm tốt và cần phải tuyên truyền để làm thường xuyên thực hiện.
Ảnh học sinh lớp 5 tặng quà các em lớp 2, lớp 3 trong nhà trường (xem phụ lục).
Ví dụ trong buổi tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng, giáo viên giáo dục học sinh các kĩ năng sống như biết tổ chức hoạt động, biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh. Qua hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng đó, học sinh biết rút ra được những kĩ năng cần thiết như tổ chức hoạt động nhóm nhỏ, biết chia sẻ, biết giúp đỡ, hướng dẫn các em nhỏ trong nhà trường và người khác.
Hình ảnh học sinh lớp 5, tham gia sinh hoạt Sao nhi đồng cùng các em nhỏ (xem phụ lục).
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
Để giải pháp này áp dụng có hiệu quả, thứ nhất, chúng tôi cần phải phối hợp với Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm lớp 5, giáo viên trực tuần của các điểm trường để thống nhất về nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục ở từng tuần, từng tháng. 
Thứ hai, chuẩn bị về cơ sở vật chất, đồ dùng, tài liệu truyền thông... cho các hoạt động giáo dục ở các tiết hoạt động tập thể, các tiết hoạt động đầu giờ, giữa giờ và các buổi sinh hoạt Sao nhi đồng.
Thứ ba, cần chọn giáo viên có kĩ năng truyền thông tốt, có kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh.
Thứ tư, giáo viên và học sinh thường xuyên phải duy trì các hoạt động tập thể này để tạo sức lan tỏa cho các bạn khác, lớp khác.
Giải pháp 3: Tổ chức giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
* Nội dung giải pháp
Giúp cho giáo viên dạy lớp 5, Tổng phụ trách Đội nắm được nội dung, hình thức, phương pháp khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong và ngoài nhà trường cho học sinh lớp 5 ở các điểm trường.
 * Các bước thực hiện
Bước 1, xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5.
Ở giải pháp này, nội dung giáo dục kĩ năng sống được thực hiện thông qua 4 tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động được thực hiện trong và ngoài nhà trường.
Đối với các tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng), giáo viên dạy lựa chọn nội dung kĩ năng sống cần giáo dục có trong các nhóm kĩ năng đã thống nhất để tích hợp phù hợp với học sinh của mỗi lớp, mỗi thời điểm.
Ví dụ ở chủ điểm tháng 10- Vòng tay bạn bè, các lớp tổ chức cho học sinh học tập bài Tham gia các hoạt động nhân đạo để rèn kĩ năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Đối với các hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức trong và ngoài nhà trường (lao động, vui chơi, trải nghiệm, hội thi, câu lạc bộ, viết thư, quyên góp, hái hoa dân chủ, chiến dịch, điều tra...), chúng tôi áp dụng theo kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm kết hợp với hoạt động chuyên môn và hoạt động của Liên đội.
Ví dụ trong kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 9, chúng tôi giáo dục kĩ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, thuyết trình thông qua việc tổ chức cho học sinh lớp 5 được trải nghiệm bày cỗ trung thu. Hoặc trong kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 12, chúng tôi tổ chức giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn, kĩ năng làm việc phối hợp, kĩ năng đặt mục tiêu, hoàn thành mục tiêu đề ra thông qua việc cho học sinh lớp 5 tham gia giải bóng đá mi ni cấp trường.
Bước 2, chuẩn bị cho công tác giáo dục kĩ năng sống.
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của công tác Đội, kế hoạch thực hiện của nhóm. Chúng tôi chuẩn bị về nội dung kĩ năng sống cần giáo dục phù hợp với hình thức, phương pháp của từng hoạt động. Chuẩn bị về cơ sở vật chất, thiết bị, con người khi tham gia. Ở mỗi nội dung giáo dục kĩ năng khác nhau, hoạt động khác nhau thì sự chuẩn bị khác nhau.
Ví dụ để dạy học bài Tham gia các hoạt động nhân đạo chúng tôi cần chuẩn bị máy tính, máy chiếu, tư liệu về trận lũ lịch sử tại huyện Mù Cang Chải – Yên Bái, phân chia mỗi lớp dạy ở một buổi khác nhau.
Ví dụ để tổ chức giải bóng đá mi ni cho học sinh lớp 5, chúng tôi phải chuẩn bị về sân bãi, điều lệ thi đấu, giải thưởng, người huấn luyện, người giáo dục các kĩ năng sống cho các em. Các em chuẩn bị về trang phục, kĩ thuật chơi bóng, kĩ năng phòng tránh tai nạn...
Bước 3, tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Đối với các tiết dạy Giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định 4 tiết/tháng, chúng tôi tiến hành lồng ghép nội dung kĩ năng sống cần giáo dục vào từng bài học một cách linh hoạt.
Ví dụ khi dạy bài Tham gia các hoạt động nhân đạo để rèn kĩ năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Đầu tiên, chúng tôi cho học sinh xem vi deo, cảm nhận về trận lũ lụt ở Mù Cang Chải xảy ra đầu tháng 8 năm 2017 trên máy chiếu. Sau đó cho học sinh tự đánh giá về mức độ thiệt hại về con người, tài sản, môi trường sống ở vùng đó. Giáo viên đặt vấn đề: 
+ Nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh đó thì chúng ta sẽ làm gì? 
+ Khi hết mưa lũ chúng ta cần phải làm gì trước, làm gì sau?
+ Khi thấy các bạn ở Mù Cang Chải bị như vậy chúng ta cần làm gì?
+ Việc giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn với các bạn ở đó để làm gì?
Từ các tình huống được xem, được gợi ý, các em được bày tỏ ý kiến cá nhân về kĩ năng sinh tồn khi gặp thiên tai bất ngờ. Giáo viên gợi ý để học sinh đi đến thống nhất là cần phải làm gì khi gặp thiên tai như lũ lụt, giông lốc, cháy rừng, mưa bão...
Hình ảnh tiết học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (xem phụ lục).
Ví dụ tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường. Nhân dịp rằm Trung thu, chúng tôi tổ chức cho học sinh lớp 5 ở các điểm trường được trải nghiệm bày cỗ trung thu. Ở mỗi lớp, lại được chia thành các tổ. Mỗi tổ được thầy cô phát cho một lượng bánh kẹo, hoa quả, học sinh tự chuẩn bị các dụng cụ khác để bày mâm cỗ trung thu. Các tổ được thi với nhau về nét đẹp của mâm cỗ, cách trình bày, ý nghĩa của mâm cỗ trung thu. Qua các hoạt động đó, các thầy cô đã giáo dục cho học sinh lớp 5 kĩ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, thuyết trình, tiết kiệm chống lãng phí, bảo vệ môi trường, đoàn kết yêu quý các em nhỏ.
 	Hình ảnh học sinh vui tết Trung thu của nhà trường (xem phụ lục)
Ví dụ tổ chức giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt động lao động như chăm sóc cây xanh, vườn hoa, vệ sinh trường lớp, chúng tôi hướng dẫn các em về kĩ năng làm từng việc, kĩ năng phòng tránh tai nạn khi lao động, kĩ năng làm việc nhóm. Qua đó, các em có thêm vốn kiến thức về tự nhiên, xã hội, có thêm được nhiều các kĩ năng khi làm việc để có hiệu quả. 
Hình ảnh học sinh lớp 5 các điểm trường chăm sóc cây xanh (xem phụ lục).
Ví dụ tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ngoài phạm vi nhà trường trong tháng 12, chúng tôi tổ chức giải bóng đá mi ni cho học sinh khối 5. Qua các hoạt động chuẩn bị, huấn luyện, hướng dẫn thi đấu và cổ vũ, động viên cho các đội, chúng tôi đã giáo dục, hướng dẫn các kĩ năng phòng tránh tai nạn, kĩ năng làm việc phối hợp, kĩ năng đặt mục tiêu, hoàn thành mục tiêu đề ra cho học sinh.
Hình ảnh học sinh lớp 5 tham gia giải bóng đá mi ni năm học 2017 – 2018 (xem phụ lục)
Ví dụ tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khỏe cho học sinh được thực hiện vào tháng 1. Các thầy cô đã cho học sinh được trải nghiệm về công tác khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã. Hướng dẫn các em thực hành các kĩ năng tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân như rửa mặt, đánh răng, rửa tay bằng xà phòng đúng cách. Qua các hoạt động trải nghiệm đó, các em biết cách phòng bệnh về mắt, đường tiêu hóa, bệnh răng miệng. Biết được khi bị bệnh thì phải đến trạm y tế, bệnh viện để khám chữa bệnh chứ không được tin vào cúng bái.
Một số hình ảnh trải nghiệm của học sinh về chăm sóc sức khỏe (xem phụ lục).
Ví dụ trong tháng 9, chúng tôi tổ chức giáo dục cho học sinh lớp 5 kĩ năng biết chia sẻ khó khăn, giúp đỡ bạn bị tật nguyền thông qua hoạt động vẽ tranh tuyên truyền và có những việc làm cụ thể để giúp đỡ những bạn khuyết tật cùng lớp, cùng trường. Qua đó, các em biết cảm thông, chia sẻ những khó khăn, hằng ngày biết giúp đỡ bạn bị tật nguyền có thêm nghị lực vào cuộc sống.
Hình ảnh học sinh lớp 5 vẽ tranh cổ động “Hãy giúp đỡ bạn bị tật nguyền” (xem phụ lục)
 * Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
Đối với giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống lồng ghép trong các tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp thì cần phải lựa chọn kĩ năng cần giáo dục phù hợp với từng bài cụ thể, linh hoạt trong cách tổ chức giáo dục cho học sinh. Giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo.
Đối với các hoạt động giáo dục ngoài giờ tổ chức trong và ngoài phạm vi nhà trường, giáo viên hoặc Tổng phụ trách Đội cần lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng, hoạt động của từng tuần cho từng điểm trường. Thông qua đó, người tổ chức là các giáo viên dạy ở lớp 5 và giáo viên hỗ trợ các hoạt động sẽ chuẩn bị về nội dung kĩ năng, hình thức, đồ dùng, phương tiện... để giáo dục.
Học sinh cần phải thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh thường xuyên vận dụng các kĩ năng đã được rèn luyện vào thực tiễn.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
4.1. Hiệu quả kinh tế
Việc áp dụng các giải pháp về nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã mang lại hiệu quả về kinh tế đó là: 
Đối với giáo viên, các hoạt động giáo dục kĩ năng sống đều được lồng ghép vào các môn học, các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp nên không phải tổ chức riêng thành từng tiết, từng buổi. Từ đó nhà trường không phải trả tiền dạy thừa giờ. Các phương tiện phục vụ công tác giáo dục kĩ năng cho học sinh như máy tính, máy chiếu, những đồ dùng khác được giáo viên sử dụng từ những đồ dùng của cá nhân, của nhà trường, không phải đi thuê, tài liệu truyền thông tự giáo viên biên soạn từ các nguồn trên Internet.
Đối với học sinh, các em được học tập kiến thức, kết hợp với rèn luyện kĩ năng sống thông qua các môn học, các hoạt động tập thể một cách thoải mái, không cần phải học thêm tiết.
4.2. Hiệu quả kĩ thuật
Thông qua các hoạt động giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh mà giáo viên đã rèn được cho học sinh tính nền nếp, kỉ cương. Từ đó, giáo viên đỡ vất vả trong việc dạy học, rèn nền nếp hằng ngày. Giúp cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động, sáng tạo. Hình thành thói quen làm việc khoa học, vui chơi lành mạnh và an toàn cho học sinh.
4.3. Hiệu quả xã hội
Trong quá trình tham gia giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, các thầy cô nắm bắt được nhiều thông tin về học sinh của mình. Từ đó, các thầy cô hiểu và đồng cảm với các em, chia sẻ những khó khăn mà các em gặp phải từ đó dễ cảm thông và có biện pháp giáo dục học sinh tốt hơn.
Đối với học sinh, qua quá trình được các thầy cô hướng dẫn, rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết, các em đã tự tin, mạnh dạn, chăm ngoan, học tập tốt hơn; biết giúp đỡ bạn bè, người gặp khó khăn và có được tinh thần, thái độ tốt để chuẩn bị bước vào học ở cấp Trung học cơ sở. 
Sau quá trình nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh lớp 5 tại 4 lớp/4 điểm trường, chúng tôi thấy rằng chất lượng giáo dục kĩ năng sống đã được nâng lên rõ rệt, thể hiện qua bảng số liệu như sau:
Nội dung khảo sát
Trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng
sáng kiến
Thực hiện
đảm bảo
Thực hiện
đảm bảo
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng số
Tỉ lệ 
%
1. Kĩ năng làm chủ bản thân.
42/65
64,6
60/65
92,3
2. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
52/65
80
65/65
100
3. Kĩ năng thuyết trình, diễn đạt. 
40/65
61,5
62/65
95,4
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề.
43/65
66,2
60/65
92,3
5. Kĩ năng học, tự học.
52/65
80
65/65
100
6. Kĩ năng làm việc nhóm.
37/65
56,9
60/65
92,3
7. Kĩ năng quan sát, nhận xét.
40/65
61,5
65/65
100
8. Kĩ năng phòng chống bị xâm hại.
35/65
53,8
65/65
100
9. Kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích.
42/65
64,6
65/65
100
10. Kĩ năng vui chơi, giải trí.
47/65
72,3
65/65
100
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 đã thực hiện thành công tại trường Tiểu học xã Mường Mít trong năm học này. Các giải pháp là nền tảng trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Đồng thời sáng kiến có thể áp dụng được với tất cả các lớp ở các đơn vị trường tiểu học trong toàn huyện từ năm học 2017 – 2018 trở đi.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không có.
7. Kiến nghị, đề xuất
Đối với lãnh đạo cấp trên quan tâm, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể về công tác giáo dục kĩ năng sống cho các đơn vị trường. 
Đối với Ban giám hiệu nhà trường, đầu tư thêm hệ thống truyền thông cho các điểm trường như loa đài để tiện cho việc tổ chức các hoạt động, các buổi tuyên truyền, giáo dục cho học sinh. 
Đối với đội ngũ giáo viên, Tổng phụ trách Đội, các thầy cô cần học hỏi, tìm tòi, sáng tạo các hình thức giáo dục kĩ năng sống phù hợp với đối tượng học sinh vùng dân tộc. 
8. Tài liệu kèm 
Ảnh chụp một số hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 của nhóm tác giả (xem phụ lục). 
Trên đây là toàn bộ nội dung và hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm do chính nhóm chúng tôi thực hiện. Chúng tôi xin cam đoan không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
NHÓM TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Ngô Mạnh Hùng
Vàng Thị Huyến
Đỗ Thị Tâm
PHỤ LỤC
ẢNH MINH HỌA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG 
CHO HỌC SINH LỚP 5, TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ MƯỜNG MÍT
Học sinh tham gia phần thi Giao tiếp ứng xử
Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học sinh thông qua môn học Kĩ thuật
Hướng dẫn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông
Hình ảnh một số trò chơi tổ chức cho học sinh lớp 5 ở các điểm trường.
Ảnh học sinh lớp 5 tặng quà các em lớp 2, lớp 3 trong nhà trường.
Học sinh lớp 5 tham gia sinh hoạt Sao nhi đồng cùng các em nhỏ.
Hình ảnh tiết học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hình ảnh học sinh vui tết Trung thu của nhà trường.
Hình ảnh học sinh lớp 5 chăm sóc cây xanh.
Hình ảnh học sinh lớp 5 tham gia giải bóng đá mi ni năm học 2017 – 2018
Hình ảnh trải nghiệm của học sinh về chăm sóc sức khỏe
Hình ảnh học sinh lớp 5 vẽ tranh cổ động “Hãy giúp đỡ bạn bị tật nguyền”
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THAN UYÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ MƯỜNG MÍT
THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5
Nhóm tác giả: 
1) Ngô Mạnh Hùng
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học,
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng.
2) Vàng Thị Huyến
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm,
Chức vụ: Tổng phụ trách Đội.
3) Đỗ Thị Tâm
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học,
Chức vụ: Giáo viên.
Nơi công tác: Trường Tiểu học xã Mường Mít.
Mường Mít, ngày 20 tháng 3 năm 2018

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc
Sáng Kiến Liên Quan