Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4+5 làm tốt dạng bài tập về cấu tạo từ (Từ đơn, từ ghép, từ láy)

A, Thuận lợi:

-Về phía giáo viên:

Đội ngũ giáo viên có trình dộ chuyên môn khá vững vàng, tích cực đổi mới phương pháp, tích lũy kiến thức để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Tổ chuyên môn thường xuyên trao đổi những vấn đề HS còn vướng mắc và cùng tháo gỡ.

-Về phía học sinh:

HS tích cực tự giác hoàn thành nhiệm vụ tiết học theo sự hướng dẫn của giáo viên, chủ động tiếp thu kiến thức chăm chỉ học tập.

B, Khó khăn

 - Giáo viên:

 Giáo viên đã chú ý đổi mới phương pháp dạy học, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, bám sát nội dung điều chỉnh. Song cũng chưa chú ý nhiều cho HS cách phân biệt từ ghép, từ láy; cách phân loại từ ghép(ghép tổng hợp, ghép phân loại), từ láy và chưa đưa nhiều bài tập vận dụng cho học sinh nên các em còn lúng túng khi xác định từ.

Trong giờ học còn một số em tập trung chưa cao, chưa thực hiện tốt các lệnh mà giáo viên đưa ra, những em học yếu thì không đảm bảo chuẩn, còn những em học khá giỏi mà không được giáo viên đưa yêu cầu mở thì nhàm chán dẫn đến tiết học hiệu quả không cao.

Có tình trạng như trên là do giáo viên chưa thực sự hiểu về mức độ đạt chuẩn, chưa quan tâm nhiều đến việc học sinh xác định, phân loại từ ghép, từ láy và vận dụng vào các bài tập đặt câu, viết đoạn văn, bài văn.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4+5 làm tốt dạng bài tập về cấu tạo từ (Từ đơn, từ ghép, từ láy)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Tiếng tu hú, gần xa, hoa ngô, cỏ may, lá ngô, quắt lại, rủ xuống, bắp ngô, tay người, mang về.
Với các tổ hợp từ trên các em đã dùng cách “chêm xen”.
Tiếng của tu hú ( được ) nên “tiếng” là 1 từ, “tu hú” là 1 từ, gần xa là 1 từ.
Tương tự các em dùng cách tỉnh lược để nhận ra: cỏ may , quắt lại, rủ xuống là những từ ghép vì các yếu tố: may, lại, xuống đều mở nghĩa, còn tay người chính là nói người nên tay người là 1 từ.
Hoa ngô, lá ngô, mang về có kết hợp lỏng lẻo nên chúng là những tổ hợp từ đơn, còn bắp ngô có kết cấu chặt nên là 1 từ ghép.
Đáp án: Trời / nắng/ chang chang / tiếng / tu hú / gần xa / ran ran /. Hoa / ngô/ xơ xác / như / cỏ may /. Lá / ngô / quắt lại / rủ xuống /. Những / bắp ngô / đã / mập / và / chắc / chỉ / còn / chờ / tay người / đến / bẻ / mang / về/.
4. HƯỚNG DẪN HS MỘT SỐ CÁCH PHÂN BIỆT TỪ GHÉP, TỪ LÁY.( qua các tiết thực hành, luyện tập LTVC ở cả lớp 4,5; các tiết Tiếng Việt ôn)
CÁCH PHÂN BIỆT TỪ GHÉP, TỪ LÁY.
Theo định nghĩa từ ghép, từ láy “sách Tiếng Việt 4”
– Từ ghép là do các tiếng ghép tạo thành một nghĩa chung.
– Từ láy là từ gồm các tiếng láy lại nhau ( âm đầu, vần), cả âm và vần, tiếng.
Như vậy dựa vào định nghĩa học sinh sẽ xếp được các từ mà:
– Các tiếng trong từ có quan hệ về nghĩa, không có quan hệ về âm như: học tập, anh em, gà trống, là từ ghép.
– Các tiếng trong từ có quan hệ về âm, không có quan hệ về nghĩa như: chăm chỉ, cần cù, lon ton,là từ láy.
Còn các từ mà các tiếng trong từ vừa có quan hệ về nghĩa, vừa có quan hệ về âm như: “học hành, tươi tốt, hư hỏng”
Thực chất là từ ghép nhưng dựa vào định nghĩa các em dễ nhầm là từ láy, vậy dạy như thế nào?
Tôi bổ sung cho từ ghép một dấu hiệu để phân biệt: “ các tiếng trong từ ghép có mối quan hệ về nghĩa ’’ nên khi các từ mà các tiếng vừa có quan hệ về nghĩa, vừa có quan hệ về âm thì ta ưu tiên quan hệ về nghĩa nên xếp chúng là từ ghép.
– Mặt khác còn có các từ mà các tiếng trong từ không có quan hệ về âm, cũng chẳng có quan hệ về nghĩa như: mồ hôi, bồ hóng,  theo giáo trình Trường sư phạm thì xếp chúng là từ đơn đa âm, vấn đề này rất khó đối với học sinh Tiểu học nên ta không lấy ra làm ví dụ để xem xét hoặc dùng để ra đề thi kể cả với học sinh giỏi. Nếu học sinh đưa ra yêu cầu xếp loại ta nên nói vấn đề này các em sẽ được học sau ( tránh nói đây là từ ghép).
– Về từ láy cũng có quan niệm khác nhau giữa giáo trình Trường sư phạm và sách giáo khoa Tiểu học. Theo giáo trình Trường sư phạm thì phương thức láy,chỉ ra được hình vị gốc, vì vậy các trường hợp: chôm chôm, đu đủ, thằn lằn, không được xem là từ láy, còn sách giáo khoa Tiểu học nhất loạt xét theo hình thức ngữ âm nên xếp đây là từ láy, đó cũng là quan điểm phù hợp với tâm lí học sinh Tiểu học.
– Để xếp 1 từ vào nhóm từ láy phải chỉ ra được sự lặp lại của cả tiếng hoặc 1 bộ phận âm đầu, vần, nên các trường hợp ồn ào, ầm ĩ, ọc ạchcần được xếp vào từ láy vì các tiếng trong từ có sự giống nhau về hình thức ngữ âm: Cùng vắng khuyết phụ âm đầu.
– Ngoài ra giáo viên cần nắm chắc về ngữ âm: /k/ được viết bằng 3 con chữ: c, q, k, âm /z/ viết bằng 2 con chữ: d, gi; âm /y/ viết bằng 2 con chữ: i, ynên cần giúp học sinh nắm được các từ láy phụ âm đầu được ghi bằng các con chữ khác nhau như: kệch cỡm, kính coong, cong queo, cồng kềnh, ngô nghê, gồ ghề 
Để củng cố cho học sinh phần này tôi cho học sinh làm bài tập sau:
Ví dụ: Xếp các từ sau đây thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy:
Mập mạp, lom khom, tươi tốt, ầm ĩ, học tập, học hỏi, cồng kềnh.
– Học sinh đã xác định đúng như sau:
+ Từ ghép: tươi tốt, học hỏi, học tập.
+ Từ láy: mập mạp, lom khom, ầm ĩ, cồng kềnh
– Trong thực tế học sinh còn gặp phải 1 số từ ghép Hán – Việt có bộ phận âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy. Gặp những trường hợp này giáo viên nên giải nghĩa và giảng cho các em hiểu đó là những từ ghép Hán – Việt ( các em sẽ được tìm hiểu k ỹ ở bậc THCS )
Ví dụ: Bình minh, hoan hỉ, căn cơ, ban bố,
Khi học sinh nắm được các cách phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy ngoài việc ra các bài tập để các em luyện tập kĩ năng sử dụng để tách từ, tôi đưa ra một số dạng bài tập khác giúp các em nhận diện, phân loại, phát triển vốn từ.
5, XÂY DỰNG CÁC DẠNG BÀI NHẬN DIỆN, PHÂN LOẠI, PHÁT TRIỂN TỪ ĐƠN, TỪ GHÉP, TỪ LÁY.
* Dạng 1: Tìm từ theo kiểu cấu tạo.
Ví dụ: Tìm 5 từ đơn, 5 từ ghép, 5 từ láy.
* Dạng 2: Cho sẵn các từ rồi yêu cầu xếp loại.
Ví dụ: Hãy xếp các từ: thật thà, bạn bè, học hành, chăm chỉ, đi đứng, khó khăn, tươi tốt vào 2 nhóm:
Từ ghép:
Từ láy:
* Dạng 3: Cho sẵn 1 đoạn, 1 câu, yêu cầu học sinh tìm 1 hay 1 số kiểu từ theo cấu tạo có trong đoạn, trong câu đó.
Ví dụ: Tìm các từ đơn, từ ghép có trong các câu sau:
Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên từ trong vườn mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên.
* Dạng 4: Cho sẵn các yếu tố cấu tạo từ, yêu cầu học sinh kết hợp chúng theo từng cặp để tạo thành 1 kiểu từ theo cấu tạo nào đó.
Ví dụ: Ghép các tiếng sau thành những từ ghép:
Ăn, mặc, ở, xe, nổ, máy, điện, dệt, nói.
Đầu bài cho sẵn 1 yếu tố cấu tạo từ (1 tiếng) yêu cầu học sinh tìm từ có tiếng gốc đó theo những kiểu cấu tạo khác nhau.
Ví dụ: Điền tiếng thích hợp vào chỗ chấm () để có:
Các từ ghép Các từ láy
Mềm – Mềm
Xanh – Xanh
Khỏe – Khỏe
Lạnh – Lạnh
Vui – Vui
Nhỏ – Nhỏ
* Dạng 5: Tìm từ theo kiểu cấu tạo nào đó, theo một chủ đề cho trước. Đặt câu với từ tìm được.
Ví dụ: Tìm 2 từ đơn, 2 từ ghép, 2 từ láy nói về chủ đề Tổ quốc. Đặt câu với mỗi từ tìm được.
* Dạng 6 :Tìm từ theo kiểu cấu tạo nào đó theo chủ đề cho trước. Viết thành đoạn văn.
Ví dụ: Tìm 5 từ ghép hoặc từ láy nói về đức tính của 1 học sinh giỏi. Viết đoạn văn về bạn học sinh giỏi đó.
* Dạng 7: Tìm từ theo cấu tạo giải nghĩa từ.
Ví dụ: Tìm 5 từ ghép chỉ sắc độ trắng khác nhau. Giải thích ý nghĩa của mỗi từ.
Mức độ khó của bài tập không phụ thuộc vào các dạng, kiểu bài tập mà phụ thuộc vào chính những ngữ liệu đem ra xem xét. Tùy từng đối tượng học sinh mà ta đưa ra những ngữ liệu phù hợp. Với học sinh trung bình chỉ cần đưa ra những dạng đơn giản, cơ bản. Học sinh giỏi ta có thể gài một số trường hợp dễ nhầm lẫn. Với những trường hợp có nhiều đáp số khác nhau cần hướng dẫn học sinh tìm ra đáp số của để bài và phải biết lý giải vì sao mình lại đi đến kết quả ấy.
Ví dụ ở dạng 2: Học sinh băn khoăn khi xếp từ bạn bè là từ ghép hay từ láy.
Ở đây có 2 quan điểm; nếu xét “ bè” có nghĩa như trong “bè phái”, thì “ bạn bè” là từ láy. Như vậy trong quá trình hình thành khái niệm “từ đơn, từ ghép, từ láy” cho học sinh tôi đã kết hợp các phương pháp giảng dạy để phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động tìm ra kiến thức, đưa ra những ví dụ phân tích để rút ra phương pháp phân biệt: “ từ đơn, từ ghép, từ láy” sau đó ra các bài tập tổng hợp để các em luyện tập phương pháp đã làm, rèn kĩ năng, kĩ xảo nhận diện từ.
	6, ĐỀ XUẤT, THIẾT KẾ MỘT SỐ TIẾT TIẾNG VIỆT ÔN CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ CẤU TẠO TỪ.
	A, Thiết kế tiết dạy củng cố kiến thức về từ láy :
 I/ Mục tiêu: 
 * Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học về từ láy .
 * Nhận dạng được từ láy.
 * Tìm được từ láy có cùng một tiếng gốc cho trước.
 * Biết sử dụng từ láy để viết đoạn văn có nội dung cho trước.
 II/ Chuẩn bị: 
4 lọ hoa trong đó có gắn các thẻ hoa ghi sẵn các kiểu từ láy .
Bảng phụ ghi đoạn văn, bảng phụ ghi kết quả bài làm.
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu tiết học.
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận dạng từ láy và từ ghép:
GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung sau:
Xếp những từ được in đậm trong đoạn văn sau đây vào 2 nhóm: từ láy và từ ghép:
Biển luôn thay đổi theo màu sắc của mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời âm u , mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
 GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận thông qua trò chơi: Ai nhanh hơn.
- GV treo 2 bảng phụ kẻ sẵn 2 nhóm từ . HS nối tiếp nhau ghi từ vào các cột cho đúng. Đội nào nhanh hơn và đúng sẽ là đội thắng cuộc.
GV nhận xét, chấm chữa và công bố đội thắng.
GV chốt : Từ phức được chia thành 2 loại: từ láy và từ ghép. Từ láy là những từ có bộ phận của tiếng được láy lại giống nhau . Từ ghép là từ có nhiều tiếng được ghép lại với nhau để tạo nên một nghiã chung. Từ âm u là từ láy đặc biệt. Đây là từ láy tượng hình khuyết phụ âm đầu( chỉ có vần) .
GV yêu cầu HS tìm thêm các từ láy đặc biệt.
Hoạt động 2: Ôn về các kiểu từ láy:
GV hỏi: Có mấy kiểu từ láy?
GV tổ chức trò chơi : Cắm hoa 
GV xếp lên bàn một giỏ hoa lớn trong đó có nhiều bông hoa ghi sẵn từ và 4 lọ hoa đính sẵn các kiểu từ láy trên thành lọ . Cho HS thi cắm hoa vào lọ sao cho mỗi lọ chứa đúng kiểu từ láy được ghi trên thành lọ hoa.
Cho HS tham gia trò chơi trong 2 phút.
GV chấm chọn đôị thắng cuộc và đặt những câu hỏi để học sinh ghi nhớ sự khác biệt của các kiểu từ láy.
Hoạt động 3: Ôn về các dạng từ láy
GV : Ngoài số từ láy có 2 tiếng, Tiếng Việt còn có một số lượng từ láy có 3, 4 tiếng rất phong phú.
GV yêu cầu học sinh nêu những từ láy có 3 ,4 tiếng mà học sinh đã biết.
GV ghi bảng và dưạ vào các từ này để chốt ý:
Từ láy có 3 tiếng thường được cấu tạo như sau: A ( Tiếng gốc) A’ A’’
Ví dụ: Xốp xồm xộp, tí tì ti, chút chùn chun...
Từ láy có 4 tiếng được cấu tạo như sau:
Dạng 1: AB’AB: Khập khà khập khiễng, lon ta lon ton, lủng cà lủng củng...
Dạng 2: A A BB: Cười cười nói nói, buồn buồn vui vui, chi chi chành chành, ....
Hoạt động 4: Viết đoạn văn khoảng 4,5 câu có sử dụng từ láy để tả giờ chơi.
GV cho HS làm bài và tổ chức cho học sinh trình bày bài làm , sửa chưã theo quy trình.
C/ Củng cố:
Trò chơi: Tìm từ láy có tiếng gốc cho trước.
GV phát phiếu học tập nhóm cho HS. Yêu cầu các em tìm từ láy có tiếng gốc sau: Vui,nhanh, tròn, xa , trắng.
Nhận xét và tuyên dương nhóm giỏi nhất.
Nhận xét và dặn dò cho tiết ôn tập sau: xem lại kiến thức về từ ghép.
HS nghe.
- HS đọc đề và tìm hiểu đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi.
HS tham gia trò chơi
Từ láy
từ ghép
Âm u
Xám xịt
Nặng nề
Ầm ầm
Hả hê
Lạnh lùng
Thay đổi
Màu sắc
Đục ngầu
Xanh thắm
Mây mưa 
Đăm chiêu
- HS: ồn ào, inh ỏi, ú ớ, êm ái, ủn ỉn, ì ạch...
- Có 4 kiểu từ láy: láy âm , láy vần , láy âm và vần , láy tiếng.
HS tham gia trò chơi
Lọ 1: Láy âm: hồng hào, vắng vẻ, chậm chạp, cần cù.
Lọ 2: Láy vần : lon ton, lao xao, linh tinh, lộn xộn.
Lọ 3: Láy âm và vần: cuồn cuộn, trăng trắng, im ỉm, tim tím
Lọ 4: Láy tiếng: xanh xanh, cào cào, chuồn chuồn, vui vui.
HS nêu.
HS tìm thêm các ví dụ về từ láy 3, 4 tiếng có cấu tạo như GV vừa nêu.
HS làm bài cá nhân.
HS tham gia trò chơi:
Vui vui, vui vẻ vui vầy.
Nhanh nhanh, nhanh nhẹn, nhanh nhảu.
Xa xa, xa xăm , xa xôi.
trắng trẻo, trăng trắng,
Tròn trịa, tròn trĩnh, tròn tròn.
B, Thiết kế tiết dạy minh họa củng cố kiến thức về từ ghép.
 I/ Mục tiêu: 
 * Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học về từ ghép .
 * Nhận dạng được từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.
 * Tìm được từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại có cùng một tiếng gốc cho trước.
 * Biết sử dụng từ ghép để viết đoạn văn có nội dung cho trước.
 II/ Chuẩn bị: 
Bảng phụ ghi đoạn văn, bảng phụ ghi kết quả bài làm.
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Giới thiệu : GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
B/ Bài mới: 
Hoạt động 1: Nhận diện từ ghép.
GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung sau:
Xếp những từ được in đậm trong đoạn văn sau đây vào 2 nhóm: từ láy và từ ghép:
Núi đồi , làng bản chìm trong biển mây mù. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm. Lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt. Xen lẫn vào giưã những đám lá tai mèo, những nương đỗ, nương mạch xanh um, trông như những ô bàn cờ. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo.
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận thông qua trò chơi: Tiếp sức
- GV treo 2 bảng phụ kẻ sẵn 2 nhóm từ . HS nối tiếp nhau ghi từ vào các cột cho đúng. Đội nào nhanh hơn và đúng sẽ là đội thắng cuộc.
GV nhận xét, chấm chữa và công bố đội thắng.
GV chốt ý: Từ láy là những từ có bộ phận của tiếng được láy lại giống nhau. Từ ghép là từ có nhiều tiếng được ghép lại với nhau để tạo nên nghĩa chung. Trong từ ghép lại có 2 kiểu : Từ ghép có nghiã tổng hợp và từ ghép phân loại.
Hoạt động 2: Phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại:
GV yêu cầu học sinh tìm từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp trong các từ ghép vừa tìm được ở bài tập 1.
Cho HS trình bày.
GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi sau: Tìm những tiếng có nghĩa rõ ràng trong các từ ghép.
Cho HS trình bày.
GV hỏi: Dựa vào số lượng tiếng có nghĩa rõ ràng cuả mỗi từ , em hãy nêu sự khác nhau của từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại ?
Cho HS trình bày.
GV chốt: Các từ ghép tổng hợp thường có 2 tiếng đều có nghiã rõ ràng, từ ghép phân loại thường chỉ có 1 tiếng có nghiã rõ ràng, một tiếng mờ nghĩa ( không rõ nghĩa), hoặc cả 2 tiếng đều có nghĩa nhưng tiếng thứ 2 lệ thuộc vào tiếng thứ nhất và giúp cho từ đó có nghĩa phân biệt. Ví dụ: 
Xanh um, đỏ thắm, vàng hoe: Um , hoe , thắm là những tiếng nghĩa không rõ ràng. 
Nhà sàn, đường phèn, hạt tiêu, tai mèo, điệu hát: Sàn, phèn, tiêu, mèo, hát là những tiếng giúp phân biệt nghĩa với các từ khác như :nhà lầu, đường cát, hạt mưa, tai tượng, điệu múa...
GV treo bảng phụ ghi sẵn các từ:
 Vui tính, cao cờ, đau lòng.
Mây mưa, sướng vui, cao thấp .
Yêu cầu HS xác định từ loại của mỗi tiếng trong từ và chỉ ra sự khác biệt giữa từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp.
Cho HS trình bày.
GV chốt: 
Từ ghép tổng hợp : Thường có 2 tiếng cùng từ loại và có thể đổi vị trí cho nhau mà nghĩa của từ không thay đổi : bản làng, làng bản, núiđồi, đồi núi. sướng vui, vui sướng, cao thấp, thấp cao. Hai tiếng trong từ ghép tổng hợp thường là hai từ cùng nghĩa (gần nghiã) như : vui sướng, đau khổ, xe cộ, xinh đẹp hoặc trái nghiã nhau như : xa gần, cao thấp, lớn bé, trẻ già.
Từ ghép phân loại : Thường có 2 tiếng khác từ loại.( Trừ trường hợp từ ghép phân loại là danh từ như: nhà sàn, nhà ngói, đất cát, đất đỏ, đất phèn... )
Hoạt động 3: Chơi trò chơi : Khám phá vốn từ Tiếng Việt:
GV phát phiếu học tập nhóm ghi sẵn bài tập sau:
Điền từ vào ô còn thiếu:
Tiếng gốc
Từ ghép TH
Từ ghép PL
 Nhanh
Buồn
Cao
Nhà
Xe
HS trình bày và GV chốt ý:
* Có thể dựa vào cấu tạo của từ để phân biệt từ ghép tổng hợp và phân loại.
Hoạt động 4: Viết đoạn văn:
GV yêu cầu học sinh viết 1 đoạn văn có sử dụng từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp , gạch chân dưới các từ ghép đã dùng.
GV gọi 1 số em đọc bài làm của mình và tổ chức nhận xét chấm chữa.
C/ Củng cố: 
Hỏi: Có mấy cách giúp ta phân biệt từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp?
Nhận xét tiết học và dặn dò chuẩn bị bài sau.
HS nghe
HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện.
Từ ghép
Từ láy
Làng bản
Khẳng khiu
Núi đồi
Lấm tấm
Đỏ thắm
Vi vu
Tai mèo
Trong trẻo
Xanh um
Điệu hát
HS nghe
HS tìm từ ghép TH và PL
Từ ghép PL
Từ ghép TH
Xanh um
Làng bản
Đỏ thắm
Núi đồi
Tai mèo
Điệu hát
HS gạch chân từ có tiếng có nghĩa rõ ràng trong từ ghép
Từ ghép PL
Từ ghép TH
Xanh um
Làng bản
Đỏ thắm
Núi đồi
Tai mèo
Điệu hát
HS nghe.
Vui tính : động + danh
cao cờ : Tính + danh
đau lòng: động + danh
Mây mưa: Danh + Danh
Sướng vui: Động + động
Cao thấp: Tính + tính
HS làm bài
Tiếng gốc
Từ ghép TH
Từ ghép PL
 Nhanh
Nhanh chậm
Nhanh trí
Buồn
Buồn vui
Buồn lòng
Cao
Cao thấp
Cao số
Nhà
Nhà cưả
Nhà sàn
Xe
Xe cộ
Xe tải
HS làm bài cá nhân
HS trả lời :
Có hai cách giúp phân biệt nhanh từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại là:
1/Dưạ vào nghĩa.
2/ Dựa vào cấu tạo cuả từ.
C, Thiết kế tiết dạy minh họa giúp học sinh phân biệt từ láy và từ ghép
 I/ Mục tiêu: 
 * Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học về từ ghép và từ láy .
 * Nhận dạng được từ láy, từ ghép trong trường hợp từ ghép có tiếng có bộ phận giống nhau.
 * Tìm được từ láy, từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại có cùng một tiếng gốc cho trước.
 * Biết sử dụng từ phức để viết đoạn văn có nội dung cho trước.
 II/ Chuẩn bị: 
Bảng dạ cài các thẻ từ ghi sẵn từ ghép và từ láy.
Bảng phụ.
Băng giấy chuẩn bị cho trò chơi tìm từ ở giữa.
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: Trò chơi Tìm từ cho đúng:
GV treo bảng dạ cài sẵn những từ ngữ sau và tổ chức cho HS tìm và phân ra thành 2 nhóm từ láy và từ ghép:
Mêng mông, bờ cõi, đi chơi, mong muốn, đất nước, mệt mỏi, dập dờn, âm ỉ, công kênh, lao xao, chăn chiếu, về nhà.
GV cho HS tham gia trò chơi.
Tổ chức chấm chữa, nhận xét
Hỏi : Vì sao Về nhà và đi chơi không được chọn ?
Vì sao mong muốn, mệt mỏi có bộ phận âm giống nhau mà không là từ láy?
Vì sao âm ỉ, công kênh không có bộ phận nào giống nhau mà lại là từ láy?
GV chốt :
 * Khi 2 tiếng trong từ đều có nghiã thì dù có bộ phận của tiếng giống nhau cũng là từ ghép.
 * Trong tiếng Việt có từ láy đặc biệt khuyết phụ âm đầu như : ầm ĩ, ồn ào và âm c, k, q là các hình thức viết khác nhau của âm c nên công kênh, cồng kềnh...là từ láy.
Hoạt động 2: Tìm từ láy và ghép điền vào ô trống cho đúng:
GV cho HS hoàn thành bài tập sau:
Tìm từ và điền vào ô cho đúng:
Tiếng 
Từ láy
TGTH
TGPL
Nhà
Rộng rãi
chật hẹp
Vui tính
Chậm
GV cho học sinh trình bày bài làm.
GV chấm chữa và chốt ý.
Hoạt động 3 : Trò chơi Tìm từ ở giữa:
GV lần lượt đưa ra những băng giấy, cho HS phát hiện từ ở giữa thích hợp, sao cho tạo được thành 2 từ đúng.
1/ Nhân.........................chúng
2/ Khỏe...........................bạo
3/ Học ..............................hạ
4/ Chăm............................ ý
5/ Đấu..........................giành.
GV cho HS trình bày và chốt ý đúng.
Hoạt động 4: Cho HS viết đoạn văn khoảng 4,5 câu có dùng từ láy và từ ghép để tả cảnh giờ chơi.
GV cho HS làm bài cá nhân .
Tổ chức cho HS đọc bài làm trước lớp và nhận xét, sửa chữa.
C/ Củng cố:
GV nhắc nhở các kiến thức trọng tâm cuả phần loại từ.
Nhận xét tiết học.
HS nghe
HS tham gia trò chơi
Từ láy
từ ghép
Mênh mông
bờ cõi
dập dờn
Mong muốn
Lao xao
đất nước
Âm ỉ
mệt mỏi
Công kênh
Chăn chiếu
HS trả lời:
Về nhà, đi chơi là cụm từ gồm 2 từ đơn.
Mong muốn, mệt mỏi là từ ghép vì cả 2 tiếng trong từ đều có nghiã.
Âm ỉ là từ láy đặc biệt.
Công kênh là từ láy vì âm c có 3 hình thức viết : c, k, q.
HS làm bài
Tiếng 
Từ láy
TGTH
TGPL
Nhà
Nhà nhà
Nhà cưả
Nhà rông
Rộng
Rộng rãi
Rộng hẹp
Rộng lòng
Chật
Chật chội
chật hẹp
Chật ních
Vui
Vui vẻ
Vui buồn
Vui tính
Chậm
Chậm chạp
Nhanh Chậm
Nhanh Trí
HS tham gia trò chơi:
1/ Nhân dân, dân chúng
2/ Khỏe mạnh, mạnh bạo
3/ Học hành, hành hạ
4/ Chăm chú, chú ý
5/ Đấu tranh , tranh giành.
HS làm bài cá nhân.
 Trên đây là nội dung chuyên đề: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4,5 làm tốt dạng bài tập về cấu tạo từ(Từ đơn, từ ghép, từ láy.)” mà tổ chuyên môn 4,5 chúng tôi thảo luận và thống nhất. Kính chuyển Ban giám hiệu duyệt và đưa ra những góp ý về chuyên môn để chúng tôi tiếp tục thực hiện áp dụng vào thực tế giảng dạy .
Ý kiến nhận xét của Ban giám hiệu
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_45_lam_tot_dang.doc
Sáng Kiến Liên Quan