Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nắm chắc các dạng toán về đại lượng ở Lớp 5

- Toán 5 có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình toán Tiểu học. Nếu

coi Toán 4 là sự mở đầu thì Toán 5 là sự phát triển tiếp theo và ở mức cao hơn, hoàn

thiện hơn cả giai đoạn dạy học các nội dung cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu

tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giai đoạn các lớp 1, 2, 3. Do đó, cơ

hội hình thành và phát triển các năng lực tư duy, trí tưởng tượng không gian, khả

năng diễn đạt ( bằng ngôn ngữ nói và viết ở dạng khái quát và trừu tượng) cho HS sẽ

nhiều hơn, phong phú hơn và vững chắc hơn so với các lớp trước. Như vậy, Toán 5

sẽ giúp HS đạt được những mục tiêu dạy học toán không chỉ ở Toán 5 mà toàn cấp

Tiểu học.

 Trong các tuyến kiến thức của môn Toán thì “ Đại lượng và đo đại lượng” là tuyến kiến thức khó dạy vì tri thức khoa học về đại lượng và đo đại lượng và tri thức môn học được trình bày có khoảng cách.

 Việc dạy học giải các dạng toán về đại lượng trong thực tế nhiều giáo viên còn

lúng túng, chưa nắm vững kiến thức khoa học của tuyến kiến thức này và chưa khai

thác được quan hệ giữa tri thức khoa học và tri thức môn học, học sinh còn hay nhầm lẫn trong quá trình luyên tập nên hiệu quả học tập chưa cao.

 Qua mấy năm trực tiếp dạy lớp 5, trước thực tế đó tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìm giải pháp giúp học sinh học tốt , nắm chắc các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng đồng thời khắc phục những sai lầm khi giải dạng toán này bởi đây là việc cần

thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay để nâng cao chất lượng dạy học.

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5949 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nắm chắc các dạng toán về đại lượng ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 B là: 
30 x = 20 ( km)
Vận tốc ô tô trở về hơn vận tốc của nó khi đi là :
40 - 30 = 10 (km)
Như vậy mỗi giờ khi về ô tô đi nhanh hơn khi đi 10 km. Vì khi về ô tô đi nhanh 
hơn khi đi 20 km nên thời gian ô tô đi từ B đến A là : 
20 : 10 = 2(giờ) 
Quãng đường A B là:
40 x 2 = 80 (km)
 Đáp số : 80 km 
Các bài toán về chuyển động đều có nhiều dạng, mức độ phức tạp khác nhau 
điều quan trọng là nắm vững công thức giải, nhận dạng đúng bài toán, áp dụng 
đúng công thức đã biết. Chẳng hạn: 
* Loại đơn giản: Xuất phát từ công thức trong chuyển động đều là : 
s = v x t, nếu biết 2 trong 3 đại lượng thì sẽ xác định được đại lượng còn lại. 
Ta có 3 bài toán cơ bản sau: 
Bài toán 1: Cho biết vận tốc và thời gian chuyển động, tìm quãng đường: 
Công thức giải: Quãng đường = vận tốc x thời gian ( s = v x t ) 
Ví dụ: (Bài 2 trang 141 – Toán 5): Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận 
tốc 12,6km/ giờ. Tính quãng đường người đó đi được. 
Bài toán 2: Cho biết quãng đường và thời gian chuyển động, tìm vận tốc : 
 Công thức giải: Vận tốc = quãng đường : thời gian (v= s : t ) 
Ví dụ: (Bài 1 trang 139 Toán 5 ): Một người đi xe máy trong 3 giờ được 105 
km. Tính vận tốc người đi xe máy đó. 
Bài toán 3 : Cho biết vận tốc và quãng đường chuyển động, tìm thời gian. 
Công thức giải: Thời gian = quãng đường : vận tốc ( t = s : v ) 
Ví dụ: (Bài 3 trang 143 toán 5): Vận tốc bay của một con chim đại bàng là 
96km/giờ. Tính thời gian để con đại bàng đó bay được quãng đường 72km. 
* Loại phức tạp: Từ các bài toán cơ bản trên ta có các bài toán phức tạp sau. 
Bài toán 4a: (Chuyển động ngược chiều, cùng lúc ) 
Hai động tử cách nhau quãng đường S khởi hành cùng lúc với vận tốc tương ứng 
là v1, v2, đi ngược chiều nhau để gặp nhau. Tìm thời gian để gặp nhau và vị trí gặp 
nhau. 
Công thức giải: Thời gian để gặp nhau là: t = s:(v1 + v2). 
Quãng đường đến chỗ gặp nhau là: s1 = v1 x t ; s2 = v2 x t 
Ví dụ: (Bài 1 trang 144) Quãng đường AB dài 180 km. Một ô tô đi từ A đến B 
với vận tốc 54km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ. 
Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi sau mấy giờ ô tô gặp xe máy ? Chỗ gặp cách A bao nhiêu 
km ? 
Bài toán 4b: (Chuyển động ngược chiều không cùng lúc) 
Hai động tử cách nhau quãng đường S, khởi hành không cùng lúc với vận tốc 
tương ứng là v1 và v2, đi ngược chiều nhau để gặp nhau. Tìm thời gian để gặp nhau 
và vị trí để gặp nhau. 
Các bước giải: 
Bước 1: Tìm quãng đường động tử khởi hành trước: 
 s1 = v1 
 x thời gian xuất phát trước. 
Bước 2: Tìm quãng đường mà hai động tử khởi hành cùng lúc: 
 s2 = s – s1. 
Bước 3: Tìm thời gian gặp nhau: 
 t = s2 : (v1 + v2). 
Bước 4: Tìm vị trí để gặp nhau. 
Ví dụ: Hai người ở 2 thành phố A và B cách nhau 170 km. Một người đi từ A 
đến B với v = 40km/giờ, một người đi từ B đến A với v = 30km/giờ. Người đi từ B 
xuất phát trước 1 giờ. Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau? (kể từ lúc người đi từ A 
xuất phát). 
Bài toán 5a: (Chuyển động cùng chiều, cùng lúc, đuổi nhau) 
Yêu cầu tìm thời gian đi để đuổi kịp nhau và vị trí gặp nhau. 
Công thức giải: Thời gian để gặp nhau là: 
t = s : (v1 – v2) (v1> v2) 
Quãng đường đến chỗ gặp nhau là: s1 = v1 x t ; s2 = v2 
x t. 
Ví dụ: (Bài 1 trang 145 Toán 5) 
Bài toán 5b: (Chuyển động cùng chiều, không cùng lúc, đuổi nhau) 
Yêu cầu tìm thời gian đi để đuổi kịp nhau và vị trí gặp nhau 
Các bước giải: 
Bước 1: Tìm quãng đường động tử khởi hành trước ( từ lúc xuất phát đến lúc 
động tử khởi hành sau xuất phát): s1 = v1 x t xuất phát trước. 
Các bước tiếp theo giải như bài toán 5a. 
Ví dụ: (Bài 4 trang 175 Toán 5): Lúc 6 giờ một ô tô chở hàng đi từ A với v = 
45km/giờ. Đến 8 giờ một ô tô du lịch cũng đi từ A với v = 60km/giờ và đi cùng 
chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng. 
Để nâng cao chất lượng mũi nhọn, trong dạy học tuyến kiến thức này giáo viên 
cần giới thiệu cho học sinh dạng toán sau: 
Dạng toán chia đại cương: 
Biện pháp: 
-Khi giải dạng toán này đòi hỏi học sinh phải biết suy luận đúng đắn, chặt chẽ 
trên cơ sở vận dụng những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm sống của mình. Bởi thế 
giáo viên cần luyện cho học sinh óc quan sát, cách lập luận, cách xem xét khả năng 
có thể xảy ra của một sự kiện và vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống hàng ngày. 
- Phương pháp giải bài toán dạng này thường là: 
+ Phương pháp suy ngược từ dưới lên. 
Các bước: 
 Giả sử đã chia được thành các phần thoả mãn điều kiện bài toán. 
 Cho học sinh quan sát sơ đồ mô hình đã chia xong. 
 Căn cứ vào sơ đồ, mô hình hướng dẫn học sinh tìm lời giải bằng một loạt câu hỏi gợi mở. 
Ví dụ: Cần chia 5 kg gạo thành 2 phần sao cho 1 phần có 2 kg, 1 phần có 3 kg 
mà chỉ có 1 cái cân đĩa và 1 quả cân 1 kg. Phải cân như thế nào để chỉ 1 lần cân là 
cân được. 
Hướng dẫn: 
- Giả sử đã chia xong. 
- Cho học sinh quan sát cân và nhận xét. 
- Nêu câu hỏi làm thế nào để cân thăng bằng? (cho thêm quả cân 1kg vào bên đĩa 2 kg gạo). 
- Học sinh quan sát cân thăng bằng và nêu cách giải. 
+Tách nhóm phần tử : Chia A thành các nhóm phần tử rồi quan sát. 
Ví dụ: Có 24 cái nhẫn giống hệt nhau vẻ bề ngoài nhưng có 23 cái nặng bằng nhau, còn 1 cái nhẹ hơn. Hãy nêu cách tìm ra nhẫn nhẹ hơn bằng cân hai đĩa. 
+Lập mỗi liên hệ giữa các dữ kiện đã cho với điều cần tìm. 
Ví dụ: Với 1 can 5 lít và 1 can 3 lít. 
a. Làm thế nào để đong được 2 lít nước? 
b.Làm thế nào để đong được 1 lít nước? 
c. Làm thế nào để đong được 4 lít nước? 
Hướng dẫn: 
- Cho học sinh nêu các dữ kiện đã cho: can 5 lít, can 3 lít. 
- Điều cần tìm: Đong được 2 lít, 1 lít, 4 lít. 
- Tìm mỗi liên hệ. 
Lời giải : 
a.Vì 5 - 3 = 2 nên lấy can 5 lít nước đổ vào can 3 lít, còn lại 2 lít nước trong can 5 lít. 
b.Vì 3 x 2 -5 = 1 nên đong 2 lần nước vào can 3 lít lần lượt đổ vào can 5 lít còn lại 1 lít nước trong can 3 lít. 
c. Vì 3 x 2 - 5 + 3 = 4, nên học sinh nghĩ tiếp đổ một lít nước trong can 3 lít vào can 5 lít(sau khi đã đổ hết nước trong can), rồi đong một can 3lít nước đổ tiếp vào can 5 lít nước ta được 4 lít nước trong can 5lít. 
3. Một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp khi giải toán phép đo đại lượng. 
Khi giải các bài toán về đại lượng và phép đo đại lượng học sinh thường mắc một số sai lầm. Bởi thế giáo viên cần phân tích, tìm biện pháp khắc phục những sai lầm đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc và những kiến thức liên quan về toán học. 
Học sinh thường mắc những sai lầm sau: 
a. Sai lầm khi sử dụng thuật ngữ. 
*Phân biệt khái niệm đại lượng và vật mang đại lượng. 
Ví dụ: Một số học sinh cho cái bút chì là độ dài, cái mặt bàn là diện tích, cái chai là dung tích, bao gạo lớn hơn gói đường. 
Nguyên nhân: Nguyên nhân những sai lầm trên là do học sinh chưa nắm chắc bản chất khái niệm đại lượng, nhận thức của các em còn phụ thuộc hình dạng bên ngoài của đối tượng quan sát nên chưa tách được những thuộc tính riêng lẽ của đối tượng để giữ lại thuộc tính chung. 
Biện pháp khắc phục: Biện pháp khắc phục tốt nhất là giáo viên đưa ra nhiều đối tượng khác nhau, nhưng có cùng một giá trị đại lượng để học sinh so sánh và nhận ra thuộc tính chung. Đồng thời giáo viên thường xuyên uốn nắn cách nói, cách viết hàng ngày của học sinh. 
*Phân biệt thời điểm và thời gian. 
Ví dụ: Một học sinh nói:- Thời gian em thức dậy là 6 giờ, thời gian em ăn cơm 
trưa là 10 giờ, các thời gian trong tuần là thứ 2, thứ 3. 
Các câu nói trên là không chính xác do học sinh không biệt được thời điểm và 
thời gian. Học sinh cần phải nói là: 
- Em thức dậy lúc 6 giờ, em ăn cơm trưa lúc 10 giờ. 
Biện pháp khắc phục: Để khắc phục những sai lầm trên, giáo viên nên phân 
tích nguyên nhân của những sai lầm đó là học sinh chưa hiểu thời gian là đại lượng 
vô hướng cộng lượng, còn thời điểm chỉ đơn thuần là đại lượng vô hướng. Vì vậy 
giáo viên phải biết gắn chuyển động với khoảng thời gian, gắn không gian với thời 
điểm; kết hợp khai thác vốn sống của học sinh trên cơ sở từng bước nâng cao và 
chính xác hoá khi hình thành khái niệm thời gian cho học sinh. 
Để hình thành cho học sinh khái niệm khoảng thời gian 1 ngày giáo viên cần 
chỉ cho học sinh cái mốc thời điểm của mặt trời kết hợp với các đồ dùng dạy học 
như quả địa cầu, mô hình mặt đồng hồ,...giáo viên cần phân biệt cho học sinh thấy 
các ngày trong một tuần lễ: Thứ 2, thứ 3, thứ 4, ... không phải là nói đến khoảng 
thời gian mà chỉ thứ tự sắp xếp tên gọi các ngày trong một tuần lễ. 
- Để học sinh thấy được những tính chất quan trọng nhất của thời gian là đại lượng đo được, cộng được, so sánh được, giáo viên tổ chức nhiều hình thức hoạt động được cho học sinh như cho học sinh quan sát chuyển động nào đó của vật chất, đưa ra các sơ đồ, các biểu bảng biểu diễn thời gian, các bài toán gắn với thời gian. 
- Để học sinh hiểu thời điểm là đại lượng vô hướng so sánh được, nhưng không cộng được, giáo viên cho học sinh kể các mốc thời điểm trong một ngày: Buổi sáng dậylúc nào, đi học lúc nào, ăn cơm trưa lúc nào, đi ngủ lúc nào...Hoặc cho học sinh xemlịch và đánh dấu những ngày lễ, ngày kỷ niệm trong một năm. Giáo viên cũng có thể đưa ra phản ví dụ. 
* Phân biệt chu vi và diện tích. 
Ví dụ: Hãy chỉ ra sai lầm trong lập luận sau đây của một học sinh và giải thích 
tại sao ? 
Một hình vuông có cạnh dài 4cm, một học sinh phát hiện một điều thú vị: 
Chu vi của hình vuông: 4 x 4 =16. 
Diện tích của hình vuông : 4 x4 = 16. 
Học sinh đó kết luận : Hình vuông này có chu vi bằng diện tích. 
Biện pháp khắc phục : Khi phân tích sai lầm này giáo viên cần chỉ rõ chu vi là đại lượng độ dài, còn diện tích là đại lượng diện tích, hai đại lượng này không thể so sánh được với nhau. 
Mặt khác giáo viên cũng cần chỉ rõ phép đo mỗi đại lượng. 
Để đo chu vi hình vuông này, ta lấy đơn vị đo độ dài 1 cm(đoạn thẳng có độ dài 1 cm) và đặt dọc theo một cạnh, được 4 đơn vị độ dài vì hình vuông có 4 cạnh bằng 
nhau, nên tổng độ dài của 4 cạnh xác định bằng phép tính : 4 x 4 và chu vi hình 
vuông là 16 cm. 
Để đo diện tích hình vuông này, ta lấy đơn vị đo diện tích 1 cm2 (hình vuông có cạnh 1 cm) và đặt dọc theo 1cạnh được 4 đơn vị diện tích : Vì hình vuông có 4 cạnh bằng nhau nên đặt được 4 hàng như thế, tổng diện tích của hình vuông được xác định bằng phép tính : 4 x 4 = 16 và diện tích của hình vuông là 16 cm2. 
Vì thế không thể nói hình vuông trên đây có chu vi và diện tích bằng nhau. 
b. Sai lầm khi suy luận. 
Ví dụ : Hãy chỉ ra sai lầm trong lập luận sau đây của học sinh và giải thích tại sao ? 
Học sinh A nói với học sinh B: 
- Sắt nặng hơn Bông. 
- Hai hình bằng nhau thì có diện tích bằng nhau. 
Học sinh B khẳng định: vậy thì: 
- 1kg sắt phải nặng hơn 1 kg bông. 
- Hai hình có diện tích bằng nhau thì bằng nhau. 
Cách suy luận như học sinh B không phải là cá biệt. 
Nguyên nhân: Nguyên nhân của sai lầm này là học sinh chưa hiểu bản chất khái niệm đại lượng và phép đo đại lượng, nhận thức còn cảm tính. 
Biện pháp khắc phục : Để khắc phục sai lầm trên giáo viên nên đưa ra ví dụ 
hoặc cho học sinh thực hành đo trực tiếp. Chẳng hạn để phủ định khẳng định thứ 
nhất giáo viên có thể cho học sinh cân trực tiếp bằng cân đĩa. Để phủ định khẳng 
định thứ hai giáo viên đưa ra một tam giác và 1 hình vuông có diện tích bằng nhau 
nhưng không trùng khít lên nhau. 
c. Sai lầm trong thực hành đo. 
Ví dụ: Khi đo độ dài ta thường thấy các hiện tượng: 
- Học sinh không đặt 1 đầu vật cần đo trùng với vật số 0 của thước mà vẫn đọc kết quả dựa vào đầu kia của vật ở trên thước. 
- Trường hợp phải đặt thước nhiều lần học sinh không đánh dấu điểm cuối của thước trong mỗi lần đo trên vật cần đo dẫn đến kết quả đo có sai số lớn. 
Nguyên nhân: Tất cả những sai lầm trên đều do học sinh chưa hiểu và chưa nắm chắc các thao tác kỹ thuật đo. 
Biện pháp khắc phục : Để khắc phục hiện tượng nêu trên giáo viên chú ý làm mẫu, kịp thời phát hiện những hiện tượng sai lầm, uốn nắn và giải thích lý do sai cho học sinh. 
d. Sai lầm khi thực hiện phép tính, so sánh chuyển đổi đơn vị đo trên số đo đại lượng: 
* Sai lầm do không hiểu phép tính 
Ví dụ: Từ địa A đến địa điểm B, một người đi xe đạp mất 12 giờ, một người đi 
xe máy mất 3 giờ. Hỏi thời gian của người đi xe đạp gấp mấy lần của người đi xe 
máy? 
Một học sinh làm như sau: 
Thời gian người đi xe đạp so với thời gian người đi xe máy nhiều gấp: 
12 giờ : 3 giờ = 4(lần) 
Trong cách làm trên học sinh cho rằng tỷ số là thương của 2 đại lượng thời gian. 
Cách hiểu như thế là hoàn toàn sai. 
 ở đây ta phải hiểu: Thời gian của người đi xe máy là 3 giờ, thời gian của người 
đi xe đạp là: 3 giờ x 4 = 12 giờ, do đó thời gian người đi xe đạp nhiều gấp 4 lần 
thời gian người đi xe máy. 
Vì vậy, học sinh phải trình bày như sau: 
Thời gian người đi xe đạp so với thời gian người đi xe máy nhiều gấp: 
12 : 3 = 4 (lần) 
Nguyên nhân: Do học sinh không hiểu bản chất các khái niẹm độ dài, diện 
tích, thời gian  và bản chất các phép toán trên các số đo đại lượng. 
Biện pháp khắc phục: Để khắc phục loại sai lầm này, giáo viên cần cho học sinh làm nhiều bài tập về các phép tính trên các số đo đại lượng, chỉ cho học sinh thấy rõ bản chất của các phép tính trên các số đo đại lượng. Chẳng hạn trong ví dụ trên, thực chất của phép tính là tìm tỷ số giữa 2 khoảng thời gian chứ không phải tỷ số của 2 đại lượng thời gian. 
Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh; Trên các số đo đại lượng có thể thực hiện đủ 4 
phép tính + , - , x , : còn đại lượng chỉ có tính chất cộng được, so sánh được. 
* Sai lầm khi đặt các phép tính 
 3 giờ 15 phút 12m 3dm 
 12 phút 30 giây 7 dam 
Cách đặt 2 phép tính trên là sai, vì các số đo trong mỗi cột dọc không cùng đơn vị. 
Nguyên nhân: Do học sinh không chú quan sát giáo viên làm mẫu hoặc học 
sinh có quan sát nhưng lại quên vì không hiểu nghĩa của việc đặt đúng phép tính. 
Biện pháp khắc phục: Để khắc phục loại sai lầm này, giáo viên cần giúp học 
sinh biét đặt tính đúng cột dọc, các số đo trong mỗi cột dọc phải cùng đơn vị và lưu 
y học sinh: Phép cộng, phép trừ chỉ thực hiện được đối với 2 đại lượng với số đo 
cùng một đơn vị. 
Với ví dụ trên học sinh cần đặt tính như sau: 
3 giờ 15 phút 12 m 3 dm 
 12 phút 30 giây 7dam 
Sau đó học sinh thực hiện phép tính như đã học 
* Sai lầm khi tính toán và chuyển đổi đơn vị 
Ví dụ 1: Khi thực hiện phép tính: 
5 giờ 30 phút – 4 giờ 40 phút 
Một học sinh thực hiện như sau: 
 5giờ 30 phút 
 4giờ 40 phút 
 0 giờ 90 phút 
Ví dụ 2: Khi thực hiện phép tính: 
A = 5 giờ 30 phút + 2,5 giờ – 4 giờ 15 phút – 1,2 giờ 
Một học sinh thực hiện như sau: 
5 giờ 30 phút = 5,3 giờ 
4 giờ 15 phút = 4,15 giờ 
Đưa phép tính về: 
A = 5,3 giờ + 2,5 giờ – 4,15 giờ – 1,2 giờ 
A = 7,8 giờ – 2,95 giờ 
A = 4,85 giờ 
Các kết quả trong 2 ví dụ trên đều sai. 
Nguyên nhân: Do học sinh đã coi số đo thời gian được viết trong hệ thập phân 
như các số thực và không thuộc qui tắc thực hiện dãy các phép tính. 
Biện pháp khắc phục: Để khắc phục những sai lầm trên giáo viên cần cho học 
sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian, cách chuyển dổi số đo thời 
gian về số thập phân và ngược lại, nám vững qui tắc thực hiện một dãy các phép 
tính. 
Với 2 ví dụ trên học sinh cần phải làm như sau: 
+ 
- 
- 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version  số biện pháp rèn kĩ năng giải các dạng toán về Đại l-ợng và đo đại l-ợng ở lớp 5 
Hoàng Thị Hoài Thanh - Tr-ờng Tiểu học Thanh T-ờng – Thanh Ch-ơng 25 
Ví dụ 2: 
 A = 5 giờ 30 phút + 2,5 giờ – 4 giờ 15 phút – 1,2 giờ 
Phân tích: 5 giờ 30 phút = 5,5 giờ 
4giờ 15 phút = 4,25 giờ 
Cách ghi: 
A = 5,5 giờ + 2,5 giờ – 4,25 giờ – 1,2 giờ 
A= 8 giờ – 4,25 giờ – 1,2 giờ 
A = 3,75 giờ – 1,2 giờ 
A = 2,55 giờ 
Ví dụ 1: 
 5giờ 30 phút 4giờ 90 phút 
 4giờ 40 phút 4giờ 40 phút 
 0giờ 50 phút 
. Ví dụ 3: Khi chuyển đổi các số đo: 
12579 m2
 =  km2
 .hm2
 dam2
 m2
9 m2
 4cm2
 = m2
7 m3
 5dm3
 = m3 
Một học sinh đã làm như sau: 
12579 m2
 = 12 km2
 5 hm2
 7 dam2 
9 m2
9 m2
 4cm2
 = 9,4 m2
7 m3
 5dm3
 = 7,5 m3
Các kết quả trên đều sai: 
Nguyên nhân: Do học sinh không nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo 
diện tích, thể tích. Học sinh đã coi quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích cũng như 
quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích và giống quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. 
Biện pháp khắc phục: Giáo vien cần cho học sinh nắm vững mối quan hệ giữa 
các đơn vị đo diện tích (hai đơn vị đo diện tích kề nhau gấp kém nhau 100 lần. Mỗi 
- - 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version  số biện pháp rèn kĩ năng giải các dạng toán về Đại l-ợng và đo đại l-ợng ở lớp 5 
Hoàng Thị Hoài Thanh - Tr-ờng Tiểu học Thanh T-ờng – Thanh Ch-ơng 26 
đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số). Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích (hai 
đơn vị đo thể tích kề nhau gấp kém nhau 1000 lần. Mỗi đơn vị đo thể tích ứng với 3 
chữ số). Cho học sinh so sánh mối quan hệ giữa cácđơn vị đo diện tích, đo thể tích 
với quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Ra nhiều bài tập về phần này để học sinh làm 
và ghi nhớ. 
Như vậy kết quả đúng của ví dụ 3 phải là: 
12579 m2
 = 0 km2
 1hm2
 25 dam2
 79 m2
9 m2
 4cm2
 = 9,0004m2
7 m3
 5dm3
 = 7,005m3
Nếu trong quá trình dạy học, giáo viên nắm bắt được những sai lầm, tìm hiểu 
nguyên nhân của những sai lầm đó và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời thì hiệu 
quả dạy học chắc chắn sẽ cao.
 C- bài học kinh nghiệm 
 Để nâng cao hiệu quả dạy học tuyến kiến thức Đại lượng và đo Đại lượng ở 
lớp 5 nói riêng và môn toán nói chung giáo viên cần: 
-Nắm chắc quy trình dạy học đo đại lượng để giúp học sinh hiểu được bản chất của 
phép đo. Năm chắc quy trình hình thành khái niệm Đại lượng, phương pháp dạy học 
phép đo các đại lượng hình học(đo độ dài, đo diện tích, đo thể tích), phép đo khối 
lượng, dung tích, phép đo thời gian. 
-Nắm chắc và hiểu sâu nội dung, mức độ của nội dung, PPDH của tuyến kiến thức 
đại lượng và đo đại lượng. 
- Phải đổi mới PPDH trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của 
học sinh. Đây là việc làm đòi hỏi giáo viên phải kiên trì trong nhiều năm và phải có 
quyết tâm cao. 
- Khuyến khích tăng cường các hình thức dạy học ( Cá nhân, nhóm, tập thể, trò 
chơi học tập,), tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đổi mới cách đánh 
giá, kiểm tra 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version  số biện pháp rèn kĩ năng giải các dạng toán về Đại l-ợng và đo đại l-ợng ở lớp 5 
Hoàng Thị Hoài Thanh - Tr-ờng Tiểu học Thanh T-ờng – Thanh Ch-ơng 27 
- Dành thời gian để nghiên cứu bài, lập kế hoạch bài dạy, dự kiến những sai lầm 
thường gặp. Phân tích, tìm nguyên nhân của những sai lầm đó để đề ra những biện 
pháp khắc phục kịp thời. 
- Cùng học sinh xây dựng môi trường học tập thân thiện có tính sư phạm cao, 
động viên và hướng dẫn học sinh chăm học, trung thực, khiêm tốn, vượt khó trong 
học tập. 
-Theo dõi, quan tâm, hỗ trợ mọi đối tượng học sinh để các em được hoạt động 
thực sự- tìm ra kiến thức mới, như vậy các em sẽ nhớ lâu, phát triển được tư duy, 
phát huy tính tích cực của mọi học sinh. 
D. Kết luận 
 Trên đây là một số biện pháp rèn kỹ năng giải các dạng toán về Đại lượng và đo 
đại lượng trong chương trình Toán 5 và một số biện pháp khắc phục những sai lầm 
mà học sinh thường mắc phải khi học tuyến kiến thức này. Bản thân tôi đã áp dụng 
trong quá trình dạy học môn Toán ( đặc biệt là năm học 2006 - 2007 ở lớp 5B – 
Trường Tiểu học Thanh Tường ) và đạt được những kết quả khả quan, thể hiện rõ ở 
từng tiết học và qua các bài kiểm tra chất lượng cuối kỳ. 
Các biện pháp trên đã được thảo luận ở tổ, khối, chuyên môn trường và được 
đánh giá cao. 
Tuy nhiên do trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình 
thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót và rất cần đến sự góp ý, bổ sung của 
Hội đồng khoa học Trường Tiểu học Thanh Tường, Phòng Giáo dục huyện Thanh 
Chương và bạn đọc. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Thanh Tường, ngày 20 tháng 5 năm 2007. 
 Người viết 
 Hoàng Thị Hoài Thanh 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 

File đính kèm:

  • docsangkienkinhnghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan