Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Lớp 5

Đất nước ta đang trong thời kì “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Sự phát

triển này đòi hỏi một lực lượng người lao động mới có tri thức, có năng lực,

năng động, sáng tạo, nhanh chóng tiếp thu thành tựu khoa học mới của nhân

loại, phát minh ra sáng kiến để phục vụ cho cho đời sống con người. Đào tạo

nguồn nhân lực là nhiệm vụ của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của

những người làm công tác giáo dục ở các bậc học từ thấp đến cao mà bậc Tiểu

học là bậc nền tảng.

Ở Tiểu học, tất cả các môn học đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu

như môn tiếng Việt là chìa khóa ngôn ngữ để người Việt nam khám phá các tri

thức khoa học thì các kiến thức, kĩ năng của môn toán lại có nhiều ứng dụng

trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động; hỗ trợ cho học sinh học tốt các

môn học khác ở Tiểu học và học tiêp môn Toán ở Trung học.

Môn học này không chỉ giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng

và hình dạng không gian của thế giới hiện thực mà nó còn góp phần hình thành

cho các em phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh giúp

các em hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Nó góp phần rất quan trọng trong

việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải

quyết vấn đề; phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng

tạo; hình thành các phẩm chất cần thiết của người lao động như: cần cù cẩn

thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong

khoa học.

Thông qua những hoạt động học toán, học sinh phát triển năng lực tư

duy, năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá; khả năng suy luận hợp lý và diễn

đạt đúng các suy luận đơn giản; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học

tập; góp phần hính thành phương pháp học tập và làm việc có kế hoạch khoa

học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

pdf10 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng số đo hai 
cạnh thay vì nhân 2 các em lại chia cho 2. Hoặc vận dụng lẫn lộn giữa công 
thức tính chu vi và công thức tính diện tích.
Các em chỉ vận dụng được công thức theo một chiều mà không vận dụng 
được theo chiều ngược lại.
VD: Các em chỉ biết tính chu vi hay diện tích hình chữ nhật, hình vuông 
khi biết các kích thước mà không tính được các kích thức khi biết chu vi (hoặc 
diện tích và kích thước kia)....
Học sinh chưa biết phân tích bài toán hình trên hình vẽ, chưa nhận dạng 
được hình và các kích thước trên một số hình cắt ghép...
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này?. 
2/ Nguyên nhân của thực trạng trên là:
Có rất nhiều nguyên nhân 
2.1/ Do phương tiện dạy học của chúng ta quá cũ kĩ không tạo ấn tượng 
gây sự chú ý cho học sinh nên không có tác dụng kích thích học sinh tư duy. 
2.2/ Do thiếu sự quan tâm của gia đình: Hoặc là gia đình không quan tâm 
đến việc học tập của con cái bỏ mặc các em vùi đầu vào phim ảnh, trò chơi sao 
nhãng việc học hoặc quan tâm không đúng cách. Thay vì dạy cho các em cách 
học một số phụ huynh lại làm bài tập giúp con. Điều này gây rất nhiều khó khăn 
cho chúng ta. 
 2.3/ Còn một số khác do tác động của ngoại cảnh như : Tác động của 
phim ảnh, các trò chơi không lành mạnh, bạn bè xấu lôi kéo bỏ bê việc học lâu 
ngày nên học yếu.
2.4/ Nhưng cũng có nhiều em học yếu do sức khoẻ yếu, bệnh tật hoặc do 
thiểu năng trí tuệ làm cho việc học của các em không tiến triển được.
2.5 Nhưng theo tôi nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn thuộc về giáo viên. Nội 
dung, phương pháp giáo dục của chúng ta hiện nay luôn bị đi sau so với sự phát 
triển của khoa học công nghệ cũng như của nhu cầu xã hội. Các tiết dạy toán 
Đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 5 3
Trần Thị Loan- Tiểu học Thạnh Bình A
thường diễn ra quá đơn điệu, tẻ nhạt nên chưa gây được hứng thú học tập cho 
các em. Giáo viên chỉ chú ý đến quy trình của 1 tiết dạy mà chưa chú ý đến việc 
khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng tính toán cho học sinh. Có khi chỉ chú ý đến các 
học sinh giỏi mà bỏ quên các học sinh trung bình yếu hoặc ngược lại; Chúng ta 
chỉ quen cho học sinh làm vở làm bảng con,những hoạt động này cứ lặp đi 
lặp lại lại sinh ra nhàm chán. Giáo viên chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học 
sinh chuẩn bị bài nên các em không liên thông được các mạch kiến thức đã học 
từ các bài trước, các lớp trước với kiến thức bài mới.
III/ CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1/ Đối tượng giáo dục:
Đối tượng của tôi là các em học sinh lớp 5, đang ở độ tuổi từ 10 đến 12. 
Đa số các em là con em của những gia đình lao động chất phác, cần cù nên việc 
học của các em hầu như khoán trắng cho giáo viên. Vì thế chất lượng học tập 
cũng có phần bị hạn chế. Các em lại đang ở tuổi dậy thì nên rất dễ tự ái, rất dễ 
bị kẻ xấu lôi kéo. Làm thế nào để tạo được cho các em niềm đam mê và nâng 
cao chất lượng môn toán?
2/Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
A/ NHỮNG BIỆN PHÁP CHUNG:
a/Tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái và thân thiện:
Không khí lớp học vui vẻ, thoải mái và thân thiện sẽ tạo cho các em cảm 
giác thoải mái và thích đi học dần dần xa lánh các cám dỗ khác như chơi game, 
phim ảnh không lành mạnh...
b/ Gần gũi và tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực học tập của từng học sinh:
Giáo viên không chỉ tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực học tập của học sinh 
qua sổ chủ nhiệm, qua giáo viên chủ nhiệm những lớp trước mà hằng ngày 
chúng ta cần tạo sự gần gũi với các em trong giờ chơi, trong các tiết học để có 
cách nhìn về các em khách quan và chính xác hơn.
c/Chia học sinh theo từng nhóm đối tượng và chọn giải pháp phù hợp 
với từng nhóm đối tượng:
Sau khi đã hiểu rõ hoàn cảnh sống và năng lực học tập của từng em, giáo 
viên chia các em ra thành 3 nhóm (như phần thực trạng đã nêu). Tạo điều kiện 
để các nhóm học tập đều có các đối tượng thuộc 3 trường hợp nêu trên để học 
sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu học tốt.
d/ Tổ chức các hoạt động ngoại khoá hấp dẫn:
Muốn các em học tập đạt hiệu quả cao thì điều đầu tiên là chúng ta phải 
tạo cho các em nhu cầu và hứng thú học tập. Tức là chúng ta phải làm sao để 
các em thích đi học rồi mới tính đến việc dạy các em học thế nào. Muốn vậy 
chúng ta phải tổ chức các hoạt động học tập cũng như các hoạt động ngoại khoá 
thật sinh động thu hút tất cả học sinh tham gia. Trong giờ ra chơi, giáo viên 
tranh thủ trò chuyện hoặc vui chơi với các em. Tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể 
thật sinh động vui nhộn....
e/ Tạo hứng thú và nhu cầu học tập cho học sinh:
Đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 5 4
Trần Thị Loan- Tiểu học Thạnh Bình A
Không phải học sinh nào đến trường cũng xuất phát từ nhu cầu của các 
em. Có nhiều em đi học do các em ý thức được đó là trách nhiện của mình. Còn 
một số khác đi học là do người thân bắt buộc,...Vì thế, các em cảm thấy việc 
học là vô cùng nặng nề, nhàm chán và cũng vì thế mà kết quả học tập không 
được như chúng ta mong muốn.
Để tạo hứng thú học tập cho các em, trong các môn học khác, chúng ta 
cần tạo điều kiện cho các học sinh yếu phát huy sở trường của mình.
Trong các giờ học toán, giáo viên cần giao việc vừa sức với từng nhóm 
đối tượng và tạo điều kiện để càng nhiều học sinh tham gia càng tốt.
Áp dụng giáo án điện tử vào việc dạy học để tạo hứng thú cho các em.
g/ Thường xuyên kiểm tra và nâng dần yêu cầu bài tập phù hợp với sự 
tiến bọ của học sinh.
h/ Kết hợp với tổng phụ trách Đội,BGH trường và cha mẹ các em để 
kịp thời khuyến khích động viên các em học tốt:
Hàng tuần kết hợp với tổng phụ trách, tuyên dương kịp thời những học 
sinh có dấu hiệu tiến bộ. Cuối mỗi tháng, mỗi học kì kết hợp với BGH có biên 
pháp khen thưởng kịp thời và phù hợp với những tiến bộ của học sinh.
Phối hợp với gia đình tạo diều kiện cho các em về thời gian học, không 
gian yên tĩnh,sự động viên khích lệ hay nhắc nhở, uốn nắn kịp thời để hình 
thành cho các em nếp học tập mới.
i/ Vận động những học sinh khá giỏi tham gia vào kế hoạch này để bồi 
dưỡng và xây dựng cho các em tình bạn cao đẹp, tình đoàn kết giúp đỡ lẫn 
nhau. Ngoài ra, kế hoạch này cũng rất cần sự giúp đỡ của ban đại diện cha mẹ 
học sinh, hội khuyến học để giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn nhằm tạo 
điều kiện cho các em học tập tốt hơn.
k/ Xây dựng các nhóm học tập, đôi bạn học tập nhằm bồi dưỡng cho 
các em những tình bạn đẹp và để các em giúp nhau tiến bộ.Chú ý giúp đỡ kịp 
thời các nhóm có học sinh đặc biệt yếu toán hướng dẫn các nhóm này lập kế 
hoạch giúp bạn học ở lớp cũng như ở nhà.
l/ Giáo viên tuyệt đối không gây áp lực cho các em mà chỉ động viên 
các em tham gia.
B/ NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
a/ Chú trọng việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:
Việc chuẩn bị bài đối với học sinh là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ 
hình thành cho các em thái độ học tập tốt mà còn có giúp các em ôn lại các kiến 
thức đã học và liên thông các kiến thức đã học với kiến thức mới. Từ đó giúp 
học sinh ghi nhớ kiến thức theo hệ thống. Vì thế, sau mỗi tiết học giáo viên 
không thể dặn dò một cách chung chung mà phải giao rõ nhiệm vụ cho từng 
nhóm đối tượng học sinh.
VD: Để chuẩn bị cho bài : “Tỉ số phần trăm”, tôi luôn nhắc các em về 
xem lại bài tỉ số đã học ở lớp 4 (SGK trang 146) và bài: “Ôn tập: Tính chất cơ 
bản của phân số” ở lớp 5 (SGK trang5). Sau đó, giao bài tập cụ thể cho từng 
nhóm.
Đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 5 5
Trần Thị Loan- Tiểu học Thạnh Bình A
Viết tỉ số của a và b dưới dạng phân số rồi chuyển các phân số đó thành 
phân số thập phân có mẫu là 100. Tùy theo khả năng học tập của từng nhóm 
đối tượng mà cho các giá trị của a và b khác nhau. 
Hoặc sau khi dạy xong bài: “Diện tích xung quanh và diện tích toàn 
phần của hình hộp chữ nhật”, GV giáo viên giao việc cho học sinh:
 Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật có 
chiều dài, chiều rộng và chiều cao đều bằng a (GV cho sẵn giá trị cụ thể của a. 
Mỗi nhóm một số liệu khác nhau.)” và tìm xem ngoài cách làm này có cách làm 
nào khác?
b/ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước giờ học:
Để biết rõ hiệu quả công việc chuẩn bị của học sinh, trong 15 phút sinh 
hoạt đầu giờ, giáo viên tổ chức cho các nhóm kiểm tra lại việc chuẩn bị của 
từng cá nhân. Nếu phát hiện học sinh nào chưa chuẩn bị bài thì các thành viên 
trong nhóm giúp em đó ôn lại bài và thực hiện xong phần việc của mình.
c/ Tổ chức hoạt động theo nhóm để học sinh tìm ra kiến thức mới:
Sau khi kiểm tra bài cũ xong, giáo viên tổ chức cho các nhóm thảo luận 
để tìm ra kiến thức mới. Nội dung thảo luận là những bài tập giáo viên giao 
chuẩn bị từ tiết học trước. Hình thức hoạt động này có tác dụng lôi cuốn nhiều 
đối tượng học sinh tham gia vào hoạt động học, là môi trường lý tưởng để các 
em trao đổi với nhau vốn kinh nghiệm vốn, kiến thức của từng cá nhân để bổ trợ 
cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Giáo viên cần theo sát từng nhóm đề kịp thời 
giúp đỡ, nhắc nhở các em hoàn thành công việc. Việc làm này tạo cho học sinh 
thói quen chuẩn bị bài, thói quen ôn lại kiến thức đã học, tạo điều kiện cho 
nhiều học sinh được thuyết trình, diễn giải nhiều hơn, được nghe nhiều hơn nên 
kỹ năng lập luận, kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh cũng tốt hơn. Điều 
quan trong hơn là các em sẽ hiểu bài và ghi nhớ kiến thức bền vững hơn và chắc 
chắn là kết quả học tập của các em sẽ được nâng cao. Cũng có trường hợp học 
sinh chỉ nói lại những kiến thức đã có sẵn trong sách hoặc hiểu sai vấn đề mà 
giáo viên yêu cầu. Trong trường hợp đó, việc học nhóm cũng có tác dụng giúp 
học sinh thấy được chỗ sai để tránh và tìm hiểu bài kĩ hơn. 
d/ Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả trên lớp:
Sau khi các nhóm đã hoàn thành phần việc được giao giáo viên tổ chức 
cho các nhóm báo cáo kết quả trên lớp. Nếu nhiều nhóm cùng chung nhiệm vụ 
thì chỉ một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Nếu kết quả 
của các nhóm không giống với kết quả ở sách giáo khoa thì giáo viên cần xem 
xét kĩ, nếu sai giáo viên cần phân tích kĩ nhằm giúp học sinh nhận ra chỗ sai dể 
tránh, nếu đúng, GV kết luận rồi hướng dẫn thêm phần kiên thức trong sách để 
học sinh nắm kiến thức vững hơn và đưa ra kết luận thật cô đọng dễ nhớ. Làm 
như vậy học sinh sẽ được củng cố kiến thức vững chắc hơn. Cần để học sinh 
tham gia vào việc nhận xét đánh giá kết quả học tâp của bạn để vừa tạo được 
không khí học tập sôi nổi vừa củng cố kiến thức cho các em. Sau khi kết luận 
bằng một công thức hay quy tắc ,giáo viên cần kiểm tra khả năng vận dụng của 
các em bằng một số ví dụ cụ thể. Giáo viên cần động viên khích lệ để bất kì học 
Đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 5 6
Trần Thị Loan- Tiểu học Thạnh Bình A
sinh nào cũng có thể trình bày được ý kiến của mình trước lớp. Làm như vậy ,kĩ 
năng diễn thuyết và lập luận của các em sẽ càng được nâng cao giúp các em tự 
tin hơn trong học tập.
e/Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học:
Để tạo không khí sôi nổi cho các tiết học, giáo viên cần đa dạng hóa các 
hình thức tổ chức dạy học như làm việc cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4,..Mỗi hình 
thức tổ chức cũng cần thường xuyên thay đổi cách thức học tập cho học sinh. 
VD: Hình thức hoạt động cá nhân có thể làm vở, bảng con, bảng phụ có 
thể thay đổi bằng hình thức như trò chơi rung chuông vàng, trò chơi tiếp sức, ai 
nhanh ai đúng, ô cửa bí mật,Hình thức hoạt động theo nhóm có thể áp dụng 
hình thức thi thuyết trình, tranh luận; đối đáp giỏi; ai giàu nhất,Những trò 
chơi toán học đa số do giáo viên sáng tạo ra. Tiết học có sôi động hay không là 
do người điều khiển nó. Có khi chỉ đơn thuần là làm bài tập vào vở thôi nhưng 
giáo viên lại nói:“Bây giờ chúng ta chơi trò: Ai về đích trước. Người chiến 
thắng là người đầu tiên làm xong và đúng bài tập này. Nhóm nào có nhiều bạn 
làm đúng bài tập trong thời gian quy định sẽ là nhóm về đích trước”. 
g/ Tăng cường rèn kĩ năng tính cho học sinh : 
Trong giờ học toán, để tất cả các đối tượng học sinh đều tham gia được 
vào các hoạt động học thì yêu cầu tối thiểu là các em phải có kĩ năng tính toán 
chính xác. Vì thế, chúng ta cần củng cố thường xuyên cách đặt tính, cách tính 
toán, giáo viên cần dạy cho các em cách tính phù hợp với khả năng của từng 
em. Khi dạy các kiến thức như các phép tính phân số, tính giá trị biểu thức, tính 
nhanh thì chúng ta thống nhất cách trình bày dễ hiểu và gọn gàng tránh rườm rà 
dễ lẫn lộn; rút ra quy tắc cô đọng dễ nhớ và dễ vận dung. 
Giao bài tập vừa sức cả về số lượng lẫn mức độ khó. Tức là giao từng ít 
một để các em thực hiện đúng và nâng dần yêu cầu. Dạy các em dưới nhiều 
hình thức như đố vui hoặc trò chuyện với các em. 
Đối với những em gặp khó khăn khi làm phép chia cho số có từ 2 chữ số 
trở lên tôi hướng dẫn các em đoán số lần bằng cách làm tròn số. Hoặc lập bảng 
cửu chương cho số chia rồi thực hiện phép chia. Cho các em nhắc lại quy tắc và 
hượng dẫn các em vận dụng quy tắc để thục hiện từng yêu cầu bài tập.
VD: Hướng dẫn nhóm học sinh này thực hiện phép chia:
5472 36
Đối với những học sinh nhanh trí hướng dẫn các em chia như sau 54: 36 
đoán số lần bằng cách lấy 5 : 3 được 1.
Nhưng đối với những em quá yếu thì hướng dẫn các em lập bảng cửu 
chương của số chia:
36 x 2 = 72; 36 x 3 = 108; 36 x 4 = 144.... Rồi dựa vào đó các em thực 
hiện phép chia. Theo tôi, làm cách này các em vừa củng cố được phép nhân và 
dần các em sẽ đoán được số lần.
Đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 5 7
Trần Thị Loan- Tiểu học Thạnh Bình A
Sau khi các em đã nắm được các thao tác trên tôi giao bài tập và phân 
công các học sinh khá giỏi giúp đỡ và báo cáo mỗi ngày và nâng dần yêu cầu 
bài tập lên. Việc làm này tiến hành thướng xuyên trong các buổi phụ đạo hoặc 
15 phút đầu giờ mỗi ngày.
h/ Thường xuyên cho học sinh thực hành các thao tác giải toán:
Thường xuyên củng cố cho học sinh các thao tác giải toán như nêu yêu 
cầu đề, phân tích đề, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi để tìm ra các mối liên hệ giữa 
những yếu tố đã biết và những yếu tố phải tìm. Nhận ra các dạng toán điển hình 
đã học và cách vận dụng. Đặc biệt luôn chú ý vào câu hỏi để tìm ra hướng giải 
quyết, tóm tắt bài, vẽ hình,.. cách làm này vừa làm tăng khả năng suy luận cho 
học sinh vừa tạo điều kiện để học sinh khá giỏi giúp học sinh trung bình yếu tìm 
ra cách giải các bài toán có lời văn. 
Để các em xác định đúng yêu cầu bài toán tôi luôn hướng dẫn cho các em 
phân tích bắt đầu từ yêu cầu cầu của đề bài. 
VD: Để hướng dẫn học sinh giải bài toán:
“Để đi hết quãng đường dài 180 km, ô tô phải đi mất 3 giờ, xe máy đi mất 5 
giờ. Hỏi mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy bao nhiêu ki lô mét?”
Học sinh phải biết đặt câu hỏi và biêt cách trả lời các câu hỏi:
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe 
máy bao nhiêu ki lô mét ta làm sao? Bài toán đã cho biết vận tốc của ô tô, vận 
tốc của xe máy chưa? Muốn tính vận tốccủa ô tô ta làm sao? Muốn tính vận tốc 
xe máy ta làm thế nào?
Tức là học sinh phải biết tự đặt câu hỏi và trả lời: Bài toán cho biết gì? 
Bài toán hỏi gì? Muốn tính được điều này ta làm sao? Các yếu tố cần thiết đã có 
chưa? Cách nào để tìm các yếu tố này?
VD: Để giải bài toán:
“Lúc 8 giờ 30 phút một xe máy đi từ A với vận tốc 36km/giờ. Đến 11 giờ 
7 phút một ô tô cũng đi từ A với vận tốc 54km/ giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc 
mấy giờ?”
Học sinh cần đặt và trả lời được các câu hỏi: 
........... 
-Làm sao để biết ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?( Lấy thời điểm ô tô 
bắt đầu đuổi cộng với thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy)
-Thời điểm ô tô bắt đầu đuổi theo xe máy là mấy giờ? Thời gian ô tô duổi 
kịp xe máy biết chưa? Muốn tính thời gian ô tô đuổi kịp xe máy trong bao lâu ta 
làm sao?( Lấy khoảng cách giữa hai xe chia cho hiệu hai vận tốc)
-Khoảng cách giữa hai xe khi ô tô bắt đầu đuổi theo xe máy biết chưa? 
Muốn tính khoảng cánh này ta làm sao?(Lấy vận tốc xe máy nhân với thời gian 
xe máy đi hết quãng đường đó) Thời gian xe máy đi hếtt quãng đường này biết 
chưa? Làm cách nào để tính được thời gian này?
Để học sinh trả lời được các câu hỏi này đã khó, đòi hỏi học sinh phải tự 
hỏi và tự trả lời được các câu hỏi này lại càng khó hơn. Làm được điều này phải 
trải qua một quá trình. Đầu tiên giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời. 
Đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 5 8
Trần Thị Loan- Tiểu học Thạnh Bình A
Sau đó, yêu cầu học sinh giỏi đặt câu hỏi để học sinh khác trả lời trên lớp. Từ từ 
yêu cầu các nhóm thảo luận cách đặt câu hỏi và cách trả lời. Làm việc này 
thường xuyên, chúng ta sẽ rèn cho học sinh kĩ năng giải toán tốt.
i/ Thường xuyên củng cố kiến thức các bài đã học:
Những kiến thức học sinh học sinh ghi nhớ chưa bền vững, các kiến thức 
mà học sinh thường nhớ không chính xác chúng ta cần củng cố thường xuyên 
để giúp các em ghi nhớ. Củng cố trong kiểm tra bài cũ hoặc 15 phút đầu giờ. 
Cho các em nhắc lại kiến thức trước khi thực hành để các em ghi nhớ được bền 
vững hơn. 
VD: HS hay lẫn lộn giữa cách thực hiện phép cộng trừ và phép nhân hay 
chia phân số. Cứ đầu mỗi buổi học, GV yêu cầu các em thực hiện 4 phép tính 
này và nói rõ sự khác nhau giữa cách thực hiện đến khi các em hết nhầm lẫn 
mới thôi.
k/ Làm và sử dụng thường xuyên các thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp 
để các tiết học thêm hấp dẫn.
l/ Cuối mỗi tuần, tháng, học kì chọn những học sinh học tiến bộ nhanh 
trình bày cách học toán đạt hiệu quả của mình cho các bạn khác học tập.
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi áp dụng những phương pháp trên vào việc dạy toán cho học sinh 
lớp tôi, các em học toán đã có tiến bộ rõ rệt các em đã hiểu bài và ghi nhớ kiến 
thức tốt hơn và đặc biệt là các em đã hình thành được một số kĩ năng học tập 
cần thiết vì thế kết quả học tập của các em đã được nâng cao. 
Kết quả qua các lần khảo sát như sau :
Môn 
toán
Đầu năm
(1)
Cuối học kì 
I
(2)
Cuối học 
kì II
(3)
So sánh
(3 )với (1)
So sánh
(3) với (2)
Tăng
(%)
Giảm
(%)
Tăng
(%)
Giả
m
(%)SL % SL % SL %
GIỎI 08 22,2 18 50 32 88,
9
80,9 0 38,9 0
KHÁ 07 19,4 09 25 03 8,3 0 11,1 16,7 0
T.BÌNH 17 47,2 08 22,2 01 2,8 0 44,4 0 19,4
YẾU 04 11,2 01 2,8 00 00 0 11,2 0 8,4
Ông bà ta thường nói “Trật con toán là bán con trâu” cho thấy vị trí của 
môn toán trong cuộc sống là rất quan trọng để áp dụng thành công đề tài này, 
giáo viên cần chú ý :
1/ Tạo cho học sinh môi trường học tập thoải mái, không khí học tập vui 
vẻ sôi động.
2/ Tìm hiểu và nắm vững khả năng học tập và hoàn cảnh của từng em.
3 / Nghiên cứu bài và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài chu đáo, tạo cho 
học sinh khả năng ghi nhớ kiến thức theo hệ thống. 
Đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 5 9
Trần Thị Loan- Tiểu học Thạnh Bình A
4 / Phát huy được vai trò của từng cá nhân trong các nhóm học tập. 
5/Tạo điều kiện để nhiều học sinh tham gia vào việc trình bày kết quả tìm 
hiểu nghiên cứu của mình và đánh giá kết quả học tập của bạn. 
6/ Giáo viên phải là trọng tài sáng suốt công bằng, sau mỗi vấn đề cần có 
kết luận rõ ràng và kiểm tra lại cách vận dụng của học sinh. 
7/ Sau mỗi tiết học cần nêu ra vấn đề mới để kích thích trí tò mò và khơi 
dậy ham muốn tìm hiểu tri thức, kết hợp với việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
bài sau. 
8/ Thường xuyên kiểm tra củng cố các kiến thức đã học và và khích lệ 
những học sinh có tinh thần học tập tốt 
9/ Phân bố thời gian cụ thể cho từng hoạt động 
V/ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
-Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy như phòng học, sân 
chơi, tranh ảnh, máy chiều... để tăng thêm không khí sôi động cho các tiết học.
-Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá bổ ích cho học sinh tham gia.
-Tạo điều kiện để giáo viên các trường, các huyện, các địa phương được 
học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
-Tổ chức các diễn đàn phương pháp học toán đạt hiệu quả cao cho học 
sinh tham gia.
Do khả năngcó hạn nên dề tài còn rất nhiều hạn chế. Mong các thầy cô 
giáo nhiệt tình góp ý để tôi áp dụng vào việc dạy toán đạt hiệu quả cao hơn. 
 Tân Phong, ngày 15 tháng 5 năm 2013
 Người viết 
 Trần Thị Loan
Đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 5 10

File đính kèm:

  • pdfskkn-đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 5-2013.pdf
Sáng Kiến Liên Quan